Sự khác nhau giữa ngân hàng và bảo hiểm

I. Điểm giống nhau

Thành thật mà nói, trên quan điểm của người làm việc lâu năm trong ngành tài chính, thì NH và BHNT chỉ giống nhau ở mỗi việc…đưa tiền cho 1 người khác giữ giùm [!!].

Gửi tiết kiệm ở NH, là bạn đem tiền đưa cho NH giữ [đương nhiên]. Thì đóng phí BHNT cũng vậy, bạn cũng đưa tiền cho công ty BHNT giữ giùm.

Còn 1 điểm chung nữa là cả NH và BHNT đều có lãi suất sinh lời. Đây gọi là chức năng huy động vốn.

Điểm giống thì chỉ có vậy, còn điểm khác thì rất nhiều.

II. Điểm khác nhau

Như đã chia sẻ, NH và BHNT chỉ giống nhau mỗi việc huy động vốn. Còn mục đích, vai trò, lợi ích, ý nghĩa của 2 tổ chức tài chính này là khác nhau hoàn toàn. Để hiểu rõ, chúng ta cùng đi sâu vào sự khác nhau ở từng khía cạnh.

1. Khác về quyền lợi

NH có rất nhiều chức năng khác nhau như huy động vốn, cho vay, sản phẩm thẻ…Tuy nhiên, để đơn giản hóa vấn đề, trong nội dung bài viết này chúng ta chỉ xét đến chức năng huy động vốn của NH.

NH là kênh đầu tư sinh lời an toàn và tạo ra thu nhập thụ động cho người gửi tiền. Bạn gửi tiền ở NH thì mục tiêu là mỗi tháng sẽ nhận được 1 khoản tiền lời. Bạn sử dụng tiền lời này để mua sắm, chi tiêu…

BHNT, dù cũng là huy động vốn, nhưng mục đích hàng đầu là để bảo vệ tài chính, còn lãi suất sinh lời của BHNT chỉ là phụ. BHNT vẫn có lãi suất, nhưng tiền lãi và gốc chỉ có thể lấy được vào lúc đáo hạn hợp đồng, gọi là lấy Giá trị hoàn lại.

Để hiểu bảo vệ tài chính là gì, BHNT có lợi ích cụ thể là gì, bạn xem thêm tại đây.

BHNT không phải là kênh đầu tư. Người ta đầu tư vào vàng, bất động sản, chứng khoán, ngoại hối…nhưng chưa bao giờ có thuật ngữ nào gọi là đầu tư vào bảo hiểm.

BHNT & NH không phải là 2 tổ chức đối nghịch với nhau. Không phải là có bao nhiêu tiền tiết kiệm thì dồn hết để mua bảo hiểm, cũng không nên đem hết tiền gửi vào NH. Kế hoạch tài chính trọn vẹn nhất là nên chia tiền ra theo tỷ lệ hợp lý, 1 phần tham gia BHNT, 1 phần khác gửi NH.

Bảng sau đây so sánh quyền lợi của việc gửi tiết kiệm và tham gia hợp đồng BHNT: giả sử với 1,5 triệu/tháng thì đem gửi NH và đem đóng phí BHNT sẽ khác nhau về lợi ích như thế nào.

Bảo hiểm Nhân thọNgân hàng
Rủi ro tử vong xảy ra1 tỷ đồng0 đồng
Rủi ro tai nạn xảy raHỗ trợ theo tỷ lệ thương tật, tối đa 200 triệu đồng0 đồng
Rủi ro bệnh hiểm nghèo200 triệu đồng0 đồng
Chi phí nhập việnThanh toán 100% viện phí, tối đa 500 triệu đồng0 đồng
Đáo hạn [15 năm]350 triệu đồng350 triệu đồng
Tính linh hoạtPhải tham gia đến khi đáo hạn [15 năm]Có thể rút bất kì lúc nào

Để xem thêm về việc có nên mua BHNT hay không, đọc thêm bài viết này.

2. Khác về hình thức gửi tiền

Khi chọn gửi tiền ở NH, bạn có quyền quyết định thời hạn tiền gửi, ví dụ như chọn gửi với lãi suất có kỳ hạn thì tiền lãi sẽ nhiều hơn so với gửi tiền lãi suất không kỳ hạn [muốn rút lúc nào thì rút]. Vậy gửi tiết kiệm NH cho phép bạn linh động thời hạn tiền gửi.

Nhưng đối với BHNT, thời hạn hợp đồng ngắn nhất là 10 năm. Nghĩa là một khi bạn đã ký hợp đồng thì bắt buộc phải tham gia cho đến lúc đáo hạn thì mới được rút Giá trị hoàn lại.

Đọc thêm: Tại Sao Rút Tiền Từ BHNT Không Dễ Như Ngân Hàng?

Chính vì vậy nên người ta thường chia tỷ lệ tiền tham gia BHNT là từ 20% đến 30% so với tổng số tiền nhàn rỗi mỗi tháng, mục tiêu là để phí đóng trở nên nhẹ nhàng hơn.

Ví dụ: thu nhập của bạn là 15 triệu/tháng, sau khi trừ đi mọi chi phí sinh hoạt, ăn uống,…bạn còn dư 10 triệu/tháng; vậy nghĩa là bạn có thể tham gia BHNT với hợp đồng có mức phí vào khoảng từ 2 đến 4 triệu mỗi tháng, tiền dư ra bạn có thể đem gửi NH. Như vậy, bạn không phải cảm thấy nặng nề mỗi khi đến hạn đóng phí.

Bên cạnh đó, dù thời hạn hợp đồng BHNT là dài, nhưng công ty vẫn có các chính sách hỗ trợ khi tài chính của bạn bị giảm sút. Ví dụ như cho phép tăng/giảm phí đóng, cho phép đóng trễ, cho bảo lưu…

Đọc thêm: Kinh Nghiệm Chọn Hợp Đồng BHNT

Gửi tiết kiệm ngân hàng hay mua bảo hiểm có lợi hơn?

Bạn có một khoản tiền nhàn rỗi và muốn tích lũy cho tương lai nhưng đang phân vân không biết nên gửi tiết kiệm ngân hàng hay mua bảo hiểm để hưởng lợi cao hơn, hãy tham khảo những thông tin dưới đây.

Bản chất của bảo hiểm và tiết kiệm ngân hàng

Gửi tiền tiết kiệm là một hình thức đầu tư sinh lời. Trong khi đó, mua bảo hiểm là hình thức để phòng rủi ro.

Cả hai loại hình nào đều có bản chất là nhờ ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm "giữ hộ" tiền và bạn đưởng hưởng lãi suất. Đến một thời điểm nhất định, bạn sẽ được rút tiền ra.

Với gửi tiền tiết kiệm ngân hàng, bạn có thể dễ dàng rút tiền ra bất cứ lúc nào, chỉ là không được hưởng lãi suất như ban đầu.

Còn đối với mua bảo hiểm, các quy định về rút tiền thường phức tạp hơn. Người mua có thể sẽ không được rút tiền trong 2 năm đầu tiên [tùy quy định của hãng bảo hiểm]. Sau đó, khách hàng chỉ được nhận số tiền hoàn lại khi đã trừ các chi phí liên quan. Khi rút tiền trước thời hạn, người mua bảo hiểm thường bị thiệt hơn.

Lãi suất

Tiết kiệm ngân hàng được coi là một hình thức đầu tư tài chính. Mua bảo hiểm là cách dự phòng rủi ro. Do đó, mức lãi suất của hai hình thức này có sự chênh lệch đáng kể.

Nhìn chung, hiện nay lãi suất ngân hàng dao động trong khoảng 6-7% [tùy ngân hàng, tùy kỳ hạn].

Trong khi đó, lãi suất của bảo hiểm nhân thọ thường thấp hơn, khoảng 3-5%/năm [tùy hợp đồng]. Tuy nhiên, khách hàng được hưởng nhiều dịch vụ đi kèm.

Độ an toàn

Độ an toàn là tiêu chí mà khách hàng cần cân nhắc trước khi sử dụng bất cứ dịch vụ nào.

Hiện nay, các công ty bảo hiểm được thành lập và hoạt động dựa theo quy định của pháp luật. Vì vậy, tính an toàn của bảo hiểm và gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng được đánh giá là tương đương nhau.

Tất nhiên, độ an toàn của việc gửi tiền ngân hàng hay mua bảo hiểm còn phụ thuộc vào ngân hàng và công ty bảo hiểm mà bạn lựa chọn. Trên thực tế, vẫn có những công ty bảo hiểm lừa đảo và những ngân hàng bị phá sản khiến khách hàng lo lắng, hoang mang. Do đó, bạn cần lựa chọn những đơn vị có uy tín trong ngành, tìm hiểu kỹ sản phẩm trước khi quyết định gửi tiền.

Tính bảo vệ

Đây là mặt mạnh của bảo hiểm. Khi mua bảo hiểm, bạn được bảo vệ về sức khỏe, tính mạng với các khoản thanh toán lên tới hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng khi gặp tai nạn, rủi ro. Số tiền nhận về tùy thuộc vào mức đóng và số năm bạn tham gia bảo hiểm.

Trong khi đó, với việc gửi tiền ngân hàng, bạn chỉ nhận được tiền gốc và một số lãi nhất định.

Nên mua bảo hiểm hay gửi tiết kiệm?

Mỗi hình thức đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Trước khi quyết định sử dụng loại dịch vụ nào, bạn cần cân nhắc xem mục đích của mình là gì.

Nếu đơn thuần chỉ muốn đầu tư sinh lời và có một khoản tiết kiệm phòng thân, bạn hãy chọn gửi tiết kiệm ngân hàng. Nếu muốn đề phòng rủi ro, bất trắc trong tương lai, có thể sử dụng bảo hiểm.

Ngoài ra, cân nhắc vấn đề tài chính là điều vô cùng quan trọng. Nếu nguồn thu nhập không ổn định, gửi tiền tiết kiệm ngân hàng sẽ phù hợp hơn so với mua bảo hiểm. Như vậy, bạn sẽ có một khoản tiền phòng thân và có thể rút ra bất cứ lúc nào. Nếu thu nhập ở mức cao và ổn định, mua bảo hiểm sẽ giúp bạn an tâm trước rủi ro.

Kết hợp cả gửi tiền tiết kiệm và mua bảo hiểm

Nếu bạn thấy khó khăn trong việc quyết định gửi tiết kiệm hay mua bảo hiểm, hãy nghĩ đến phương án đầu tư cho cả hai. Chia số tiền tiết kiệm của bạn làm 2 phần, một phần gửi ngân hàng, một phần chọn mua gói bảo hiểm phù hợp.

Với cách này, bạn có thể khắc phục nhược điểm, hưởng trọn ưu điểm của cả hai hình thức.

Lưu ý, dù chọn hình thức nào, bạn cũng cần cân nhắc kỹ tình hình tài chính của bản thân, các chương trình tiết kiệm, các gói dịch vụ bảo hiểm. Chọn đơn vị có uy tín, đọc kỹ hướng dẫn và điều khoản trong hợp đồng trước khí thực hiện giao dịch.

[Theo Khỏe và Đẹp]

Đầu tư gì với 14 tỷ đồng để thu lãi cao nhất trong 6 tháng qua?

Dùng 14 tỷ đồng gửi tiết kiệm từ tháng 11/2020 đến nay chỉ thu được 300-400 triệu tiền lãi. Nhưng nếu chọn tài sản rủi ro hơn, mức lợi nhuận có thể lên tới hàng chục tỷ đồng.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề