Standard balance sheet là gì

Các vấn đề cơ bản cần chú ý khi học Reading 22 trong chương trình CFA level 1

I. Các yếu tố cấu thành bảng cân đối kế toán. Hai hình thức trình bày bảng cân đối kế toán.

Bảng cân đối kế toán hay báo cáo tình hình tài chính (balance sheet/ statement of financial position/ statement of financial condition) phản ánh tình hình tài chính của công ty tại một thời điểm nhất định.

Bảng cân đối kế toán bao gồm:

  • Tài sản (assets) là những gì công ty sở hữu. Một cách chính xác, tài sản là những nguồn lực mà công ty kiểm soát như một hệ quả từ những sự kiện trong quá khứ và được kỳ vọng mang lại lợi ích kinh tế cho công ty trong tương lai.
  • Nợ phải trả (liabilities) là những gì công ty nợ. Một cách chính xác, nợ phải trả là những nghĩa vụ của công ty phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ và việc thanh toán nghĩa vụ đó được kỳ vọng làm giảm lợi ích kinh tế của công ty trong tương lai.
  • Vốn chủ sở hữu (equity/shareholders’ equity/ owners’ equity) là phần lợi ích còn lại của chủ sở hữu đối với tài sản công ty sau khi trừ khi nợ phải trả. Do đó, theo định nghĩa: vốn chủ sở hữu = tài sản – nợ phải trả.

Bảng cân đối kế toán có thể trình bày theo một trong hai hình thức:

  • Dựa trên phân loại ngắn hạn/ dài hạn (current/ non-current classifications):
    • Tài sản/ Nợ ngắn hạn (current assets/ liabilities) là tài sản hay nợ được dự kiến thu hồi, bán, sử dụng hoặc thanh toán trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp; hoặc được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc kinh doanh.
    • Tài sản/ Nợ ngắn dài hạn (non-current assets/ liabilities) bao gồm các trường hợp còn lại
  • Dựa trên khả năng thanh khoản (liquidity-based presentation): tài sản và nợ phải trả được sắp xếp theo thứ tự khả năng thanh khoản, thường sử dụng trong các công ty thuộc ngành ngân hàng.

II.  Tài sản

Khoản mục

Định nghĩa

Cách đo lường giá trị

Tài sản ngắn hạn (current assets)

Tiền và các khoản tương đương tiền (cash and cash equivalent)

Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn, có tính thanh khoản cao và gần đến ngày đáo hạn.

Với tiền và các khoản tương đương tiền, giá phí được phân bổ (amortised cost) và giá trị hợp lý (fair value) thường không có sự khác biệt trọng yếu (immaterially different).

Chứng khoán khả mại (marketable securities)

Chứng khoán kinh doanh bao gồm các khoản đầu tư vào chứng khoán nợ hoặc chứng khoán vốn được giao dịch trên thị trường đại chúng.

Giá trị thị trường của chứng khoán có thể xác định dựa vào thông tin về giá trên thị trường đại chúng.

Khoản phải thu khách hàng (trade receivables/ accounts receivable)

Khoản phải thu khách hàng là khoản nợ của khách hàng đối với công ty, tương ứng với những hàng hóa và dịch vụ mà công ty đã bàn giao cho khách hàng.

Khoản phải thu khách hàng gốc trừ dự phòng nợ xấu (allowance for bad debts)

Hàng tồn kho
(inventories)

Hàng tồn kho là những sản phẩm hiện vật được giữ với mục đích cuối cùng là bán cho khách hàng.

Chi phí hàng tồn kho được ghi nhận là giá trị thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được (net realizable value).

Phương pháp định giá: nhập trước xuất trước (FIFO), bình quân gia quyền (WAC), hoặc thực tế đích danh (specific identification).

Chi phí trả trước
(prepaid expenses)

Chi phí trả trước là các chi phí vận hành được trả trước thời điểm ghi nhận chi phí phát sinh.

Chi phí trả trước được ghi nhận ở giá gốc (historical cost) trên bảng cân đối kế toán, và ghi nhận giảm tại thời điểm chi phí đó thực tế phát sinh.

Các tài sản ngắn hạn khác (other non-current assets)

Các tài sản ngắn hạn khác bao gồm các mục không đủ trọng yếu để ghi nhận thành một tài khoản riêng biệt.

Tài sản dài hạn (non-current assets)

Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị (property, plant and equipment – PPE)

Các tài sản được sử dụng trong quá trình vận hành của công ty và có thời gian sử dụng ước tính trên một chu kỳ tài khóa.

Mô hình giá gốc - cost model (IFRS và GAAP):

Giá trị ghi sổ = Giá gốc – Khấu hao/Lỗ lũy kế

Mô hình đánh giá lại (IFRS)

Giá trị ghi sổ = Giá trị hợp lý – Khấu hao/Lỗ lũy kế phát sinh sau đó

Bất động sản đầu tư
(investment property)

Bất động sản sử dụng cho mục đích thu lời từ việc cho thuê, tăng giá hoặc cả hai.

GAAP không có định nghĩa cụ thể về bất động sản đầu tư.

Mô hình phân bổ giá gốc:

Giá trị ghi sổ = Giá gốc – Khấu hao/Lỗ lũy kế

Mô hình đánh giá lại:

Giá trị hợp lý

Tài sản vô hình
(intangible assets)

Tài sản vô hình là tài sản phi tiền tệ không có hình thái vật chất.

Mô hình giá gốc (IFRS và GAAP)

Mô hình đánh giá lại (IFRS): ghi nhận giá trị hợp lý, chỉ áp dụng khi có một thị trường hoạt động để giao dịch tài sản vô hình đó.

Lợi thế thương mại
(goodwill)

Lợi thế thương mại là một loại tài sản vô hình đặc biệt, phát sinh trong giao dịch hợp nhất kinh doanh khi giá mua lớn hơn giá trị ròng theo sổ sách của tài sản.

Lợi thế thương mại = Chi phí mua lại – Giá trị hợp lý ròng của tài sản có thể xác định được (tài sản có thể xác định được – nợ phải trả) của công ty được mua

Lợi thế thương mại không được khấu hao nhưng được đánh giá sự giảm giá trị tài sản hàng năm.

Tài sản tài chính
(financial assets)

Các hợp đồng làm phát sinh một tài sản tài chính của một đơn vị và một khoản nợ tài chính hoặc công cụ vốn của một đơn vị khác.

Tài sản tài chính được ghi nhận lần đầu theo công thức sau:

Chi phí = Giá mua + Phí mua

Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
(deferred tax assets)

Số thuế thu nhập doanh nghiệp có thể thu hồi được trong các kỳ tương lai liên quan đến các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng hoặc các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng.

III. Nợ phải trả

Khoản mục

Định nghĩa

Cách đo lường giá trị

Nợ phải trả ngắn hạn (current liabilities)

Khoản phải trả nhà cung cấp (trade payables)

Khoản mà công ty nợ nhà cung cấp cho hàng hóa và dịch vụ đã mua.

Ghi nhận toàn bộ giá trị net của hợp đồng vào nợ phải trả.

Thương phiếu phải trả
(note payables)

Khoản nợ tài chính của công ty với chủ nợ, bao gồm chủ nợ thương mại và ngân hàng, thông qua giấy nhận nợ.

Chi phí dồn tích
(accrued expenses)

Chi phí đã được ghi nhận trên báo cáo thu nhập của công ty nhưng chưa được thanh toán tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán.

Chi phí dồn tích chưa được thanh toán được ghi nhận là nợ ngắn hạn. Khoản nợ này được ghi nhận giảm khi chi phí đó được thanh toán.

Thu nhập hoãn lại/doanh thu chưa thực hiện
(deferred income/unearned revenue)

Thu nhập hoãn lại phát sinh khi công ty được thanh toán số tiền tương ứng trước khi bàn giao hàng hóa và dịch vụ.

Thu nhập hoãn lại được ghi nhận là nợ cho tới khi hàng hóa/dịch vụ được bàn giao. Sau khi bàn giao, công ty ghi nhận giảm thu nhập hoãn lại và tăng doanh thu ứng với giá trị của hàng hóa/dịch vụ đó.

Nợ phải trả dài hạn (non-current liabilities)

Nợ tài chính dài hạn
(long-term financial liabilities)

Nợ tài chính dài hạn bao gồm các khoản vay (vay ngân hàng) và trái phiếu hay thương phiếu phải trả (trái phiếu phát hành cho nhà đầu tư)

Khoản vay và thương phiếu phải trả thường được ghi nhận ở giá phí phân bổ trên bảng cân đối kế toán.

Khi đáo hạn, giá phí phân bổ của trái phiếu (giá trị sổ sách) sẽ bằng mệnh giá của trái phiếu đó.

Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả
(deferred tax liabilities)

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong các kỳ tương lai liên quan đến chênh lệch tạm thời giữa thời gian công ty ghi nhận thu nhập cho mục đích khai thuế (thu nhập chịu thuế) và ghi nhận thu nhập cho mục đích báo cáo tài chính (thu nhập được báo cáo).

IV. Vốn chủ sở hữu

Khoản mục

Định nghĩa

Vốn góp của chủ sở hữu
(capital contributed by owners/common stock/issued capital)

Vốn góp vào công ty bởi chủ sở hữu

Cổ phiếu ưu đãi
(preferred shares)

Cổ phiếu có một số quyền và đặc quyền mà cổ phiếu phổ thông không có; có thể được coi là nợ hay vốn chủ sở hữu, tùy thuộc vào điều khoản của từng loại cổ phiếu.

Cổ phiếu quỹ
(treasury shares/treasury stock/own shares repurchased)

Cổ phiếu được chính công ty phát hành mua lại và nắm giữ nhưng không bị hủy bỏ.

Lợi nhuận giữ lại
(retained earnings)

Phần lợi nhuận tích lũy được ghi nhận trong báo cáo thu nhập của công ty mà chưa được chuyển thành cổ tức trả cho cổ đông

Thu nhập toàn diện tích lũy khác
(accumulated other comprehensive income/reserves)

Bao gồm tất cả giao dịch làm thay đổi vốn chủ sở hữu, ngoại trừ các giao dịch đã được ghi nhận trong báo cáo thu nhập (thu nhập ròng) và giao dịch với cổ đông như phát hành cổ phiếu, mua lại cổ phiếu và trả cổ tức.

Lợi ích cổ đông không kiểm soát
(noncontrolling interest/minority interest)

Vốn chủ sở hữu tại công ty con không do công ty mẹ sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp

V. Phân tích bảng cân đối kế toán

1. Phân tích bảng cân đối kế toán theo tỷ trọng

Bảng cân đối kế toán theo tỷ trọng/theo chiều dọc (common size/vertical balance sheet) báo cáo số liệu mỗi khoản mục theo phần trăm của tổng tài sản. Điều này cho phép nhà phân tích có thể so sánh số liệu của bảng cân đối kế toán giữa các năm hoặc giữa các công ty trong cùng một ngành.

Hình 1: Bảng cân đối kế toán theo tỷ trọng của ba công ty A, B và C

Standard balance sheet là gì

2.         Các tỷ số của bảng cân đối kế toán

Standard balance sheet là gì

Author: Thanh Thủy

Reviewer: Ngọc Hoàng