So sánh văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ

Văn hóa xã hội Việt và Mỹ nói chung là khác nhau 180 độ, có những nét khác nhau lớn đến nỗi chúng ta khó chấp nhận, nhưng cũng có những nét chúng ta nên hiểu, nên biết để mở rộng tầm nhìn và hoà đồng dễ hơn vào môi trường sống mới. Do đó cách nhanh nhất để hòa nhập và vượt qua cú shock văn hóa trong môi trường học tập mới chính là trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về văn hóa, xã hội và con người nước bạn.

Mỹ là quốc gia đông dân và đa dạng về chủng tộc. Thật khó để có thể miêu tả về một người Mỹ điển hình. Bởi xã hội Mỹ được tạo nên từ những con người đến từ nhiều quốc gia với những đa dạng về chủng tộc văn hóa, xã hội, hoàn cảnh kinh tế và cả vấn đề nhân sinh quan.

Tại Mỹ, sự độc lập và tự chủ luôn được ưu tiên. Trước hết, họ tự hào về tính cá nhân và sự khác biệt của mình. Mặc dù có quan hệ chặt chẽ với gia đình và cộng đồng, song tính cá nhân và nhân quyền là điều quan trọng nhất với họ. Điều này nghe có vẻ giống thái độ ích kỷ nhưng chính nó lại khiến người Mỹ thành thật, biết tôn trọng các cá nhân khác và biết đòi hỏi quyền bình đẳng con người. Ngoài ra, ở người Mỹ, độc lập là một phần của sự đề cao con người trong văn hóa. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được dạy để tự đứng lên trên đôi chân của mình – một sự khởi đầu cho tính độc lập. Đa phần học sinh Mỹ tự chọn lớp học, ngành học cho mình, tự chi trả một phần hay toàn bộ học phí, tự tìm việc, tự lên kế hoạch hôn nhân cho bản thân thay vì ỷ lại vào gia đình.

So sánh văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ

Đặc biệt, người Mỹ đánh giá rất cao các thành quả mà họ đạt được, vì vậy họ rất hay ganh đua với nhau. Chúng ta có thể tìm thấy những cuộc thi có tính chất giao hữu đồng thời cũng đầy ganh đua ở khắp mọi nơi. Từ cách đùa vui cho đến việc thêm từ vào câu và cách trả lời nhanh, thông minh hóm hỉnh cũng là hình thức ẩn dụ của sự cạnh tranh. Tuy vậy, nhưng người Mỹ cũng luôn thể hiện tính tập thể và sự hợp tác với mọi người trong quá trình làm việc để đạt được mục đích chung. Và một điều quan trọng hơn cả trong xã hội Mỹ, đó là việc đúng giờ. Họ sắp xếp các cuộc hẹn và cuộc sống bản thân theo một thời gian biểu. Họ luôn đến đúng giờ. Đối với sinh viên quốc tế, sinh viên Mỹ dường như luôn vội vàng và lỗ mãng. Nhưng người Mỹ lại luôn đạt hiệu quả cao trong công việc nhờ sự vội vàng này.

So sánh văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ

Do vậy có thể thấy, văn hoá và phong tục Mỹ có khá nhiều nét khác biệt so với Việt Nam. Có thể điểm qua một số nét khác biệt tiêu biểu sau:

Người Việt chấp nhận việc bi quan hay lạc quan như là chuyện thường tình. Còn người Mỹ lạc quan và xem thường bi quan. Những người có cách nói chuyện bi quan thường bị người khác xa lánh. Trong cách nói chuyện, người Việt thường phải hạ mình xuống như một hình thức khiêm nhường. Còn người Mỹ thì luôn nâng mình lên như là một sự tự tin. Người Việt đặt trọng tâm vào việc hiểu nhau một cách âm thầm tế nhị. Nhưng người Mỹ lại cho rằng nếu anh không nói ra thì tôi không biết được. Vì vậy, trong các cuộc đàm phán hay trong cuộc sống hàng ngày, trong sở làm, người Việt hay nhẫn nhịn chịu đựng một số điều mà họ cho là bất công, hay sai quấy trong khi người Mỹ thì cứ tươi cười hạnh phúc một cách vô tâm. Đặc biệt, người Mỹ có tinh thần trọng luật rất cao, đôi khi trở thành máy móc, cứ đúng luật là được, còn có công bằng hay có tình nghĩa không thì không cần. Ngược lại, người Việt rất chú tâm vào các khuôn mẫu đạo đức chung chung hơn là luật.

Trong việc phát triển tài năng thì ở hai nước cũng có sự khác biệt rõ rệt. Người Mỹ vô cùng chú trọng nên rất thích giao việc cho cấp dưới càng nhiều càng tốt. Nhưng việc thông tin giữa cấp trên và cấp dưới lại rất chặt chẽ để công việc chung của cả nhóm mạnh lên. Đối với các cuộc họp hàng ngày, cấp dưới hay sao gửi cho cấp trên các thư từ, thư điện tử để cấp trên luôn biết mọi chuyện cấp dưới làm. Hơn thế nữa, người Mỹ rất thích đặt câu hỏi, và nếu người đối thoại không đặt câu hỏi thì cho là không quan tâm đến vấn đề hay đến họ. Còn người Việt lại khá ngại hỏi.

Đối với mỗi quan hệ giữa vợ và chồng hay bình đằng giới thì cũng vô cùng khác nhau. Tại Mỹ sự bình đẳng thể hiện khá rõ nét, người chồng và người vợ cũng có trách nhiệm đối với gia đình như nhau. Nhiều khi đàn ông làm các công việc gia đình thậm chí còn nhiều hơn cả phụ nữ, kể cả chăm sóc con cái. Quan niệm về cuộc sống gia đình là cả hai vợ chồng đều cũng phải chia sẻ gánh vác và cùng nhau làm các công việc, nó sẽ giúp cho vợ chồng gắn bó với nhau hơn. Còn ở Việt Nam lại trái ngược lại, người chồng đi làm kiếm tiền là chủ yếu, người vợ đi làm với số lương ít hơn thì hầu như công việc gia đình được giao nghiễm nhiên cho phụ nữ. Anh chồng đi làm về gần như không động tay vào công việc gia đình. Các bữa nhậu vui vẻ với bạn bè, đối tác được cho là làm việc. Nhiều phụ nữ Việt Nam khá vất vả vì vừa phải đi làm, vừa phải chăm sóc con cái, vừa phải lo toan hầu hết các việc gia đình.

Còn trong mối quan hệ giữa con cái và bố mẹ thì ở Mỹ cũng có sự bình đẳng, tôn trọng tương đối rõ nét. Trẻ con Mỹ khá ngoan và biết cái gì được phép và cái gì không được phép. Thông thường bố mẹ thường quy định khá rõ ràng những gì được làm và những gì không được làm ngay từ đầu, trẻ con tuân thủ khá tốt những quy định này. Có một số thứ phát sinh chúng thường hỏi bố mẹ trước có được phép không, nếu bố mẹ đồng ý thì nó làm và nếu không đồng ý thì thôi. Ít thấy trường hợp trẻ con khóc và giận dỗi đòi bố mẹ dai dẳng để bố mẹ phải đồng ý. Tuy nhiên, trẻ con tại đây lại rất hay hỏi tại sao bố mẹ lại không cho phép làm điều đó và chúng cần những lời giải thích hợp lý từ phía bố mẹ. Điều này rất tốt và khoa học. Ngược lại, bố mẹ cũng khá tôn trọng và lắng nghe ý kiến của con cái, không ngại ngần mất thời gian trả lời, giải thích và hướng dẫn con cái, không có tư tưởng áp đặt quan điểm và thậm chí áp đặt sở thích của mình cho con cái một cách phí lý và không giải thích.

So sánh văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ

Trên đây là một số những nét khác biệt tiêu biểu trong văn hóa cũng như đời sống xã hội giữa Mỹ và Việt Nam. Có thể thấy, Việt Nam chịu khá nhiều ảnh hưởng và bị chi phối bởi các đặc trưng văn hóa của các quốc gia phương Đông nói chung. Vì vậy, Việt Nam cần phải mở rộng và học hỏi để chủ động trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đầu tiên, Việt Nam cần phải tạo lập một môi trường đa văn hóa trong phát triển văn hóa ở mỗi quốc gia. Điều này cần được hiểu ở cả hai chiều cạnh: Một là, tạo ra sự giao lưu và tính tiếp biến giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại; và hai là, tạo lập môi trường giao lưu giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Tiếp theo là phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế của văn hóa Đông – Tây trong việc tạo lập một nền văn hóa mới. Và hơn cả là cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trước xu thế hội nhập thế giới khiến mỗi nền văn hóa ngày càng mở rộng.

Nguyễn Chí Hoàng Anh

Văn hóa Mỹ và Việt Nam nói riêng cũng như văn hóa giữa Phương Tây và Phương Đông nói chung có rất nhiều sự khác biệt thú vị mà không phải ai cũng biết nhưng cũng ẩn chứa không ít điểm giống nhau giữa văn hóa Việt Nam và Mỹ. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những nét nổi bật trong văn hóa Mỹ và văn hóa Việt Nam.

So sánh văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ

Sự khác biệt trong văn hóa Mỹ và Việt Nam?

Một số nét đặc trưng trong văn hóa của người Mỹ

Mỹ là một quốc gia đông dân, đa dạng về chủng tộc, văn hóa, xã hội,… chính vì thế tạo nên những nét đặc trưng mà không phải quốc gia nào cũng có.

  • Tính cá nhân: Người Mỹ luôn tôn trọng tự do cá nhân, điều này không có nghĩa là cô lập với cộng động xung quanh mà người Mỹ coi trọng tính cá nhân và độc lập của mỗi người, đảm bảo quyền bình đẳng con người. Đây là một nét đặc trưng trong văn hóa Mỹ.
  • Tính tự lập: Bên cạnh sự tôn trọng tự do cá nhân thì tính độc lập, tự lập cũng là một nét tiêu biểu của người Mỹ. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được dạy để tự đứng trên đôi chân của mình. Đến khi đi học, phần lớn sinh viên Mỹ sẽ tự chọn ngành học, lớp học thậm chí là tự chi trả một phần hoặc toàn bộ học phí,… Khi ra trường sẽ tự tìm việc, chủ động cho cuộc sống,…
  • Tình bạn: Bởi tính độc lập của người Mỹ mà tình bạn của họ so với những nền văn hóa khác thường mang tính ngẫu nhiên nhiều hơn. Người Mỹ khá rõ ràng trong phân loại tình bạn như: bạn ở trường học, bạn nơi làm việc, bạn trong độ bóng,… hay bạn trong những mối quan hệ gia đình. Người Mỹ sẽ là một người bạn tốt và chân thành khi họ thấy được thiện ý từ đối phương.
  • Sự thẳng thắn: Thật thà, thẳng thắn là một nét đặc trưng trong văn hóa của người Mỹ. Người Mỹ luôn đi thẳng vào vấn đề, đôi khi dẫn đến mâu thuẫn. Nhưng cũng chính sự thẳng thắn này cũng thúc đẩy sự thảo luận, trao đổi với nhau mang đến những hiệu quả tốt trong công việc.
  • Sự thoải mái: Trong văn hóa người Mỹ thì sự thoải mái luôn được coi trọng. Họ ăn mặc, giải trí và giao tiếp với nhau một cách thoải mái kể cả khi có sự khác biệt về tuổi tác, địa vị xã hội. Sinh viên và thầy cô có thể gọi nhau bằng tên khi giao tiếp (điều này có thể gây bất ngờ cho phần lớn sinh viên quốc tế khi đến đây, nhưng đây lại là một phần của văn hóa Mỹ).
  • Sự nhiệt tình: Bên cạnh việc thích đặt câu hỏi thì người Mỹ cũng rất nhiệt tình giải đáp những thắc mắc mà người đối diện đưa ra. Vì vậy khi đến Mỹ mà không hiểu vấn đề gì thì bạn cũng đừng ngần ngại khi đặt câu hỏi. Đó chính là một nét trong văn hóa nước Mỹ
  • Sự năng động: Mỹ là một đất nước năng động, luôn vận chuyển và biến đổi. Nếu là một người có lối sống bình thản và chậm rãi thì bạn sẽ thấy chóng mặt với nhịp sống của người Mỹ, và bạn sẽ phải mất một thời gian để làm quen với nhịp độ này. Nếu là một người có lối sống năng động thì bạn sẽ rất hứng thú với nhịp sống ở nơi đây.

So sánh văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ

Thoải mái, tự tin trong giao tiếp là tính cách nổi bật của người Mỹ

  • Không thích sự yên lặng: Ở một đất nước năng động như nước Mỹ tất nhiên người Mỹ cũng không thích sự yên lặng, họ thà nói về thời tiết (nói chuyện về thời tiết được coi là một việc nhàm chán) còn hơn là ngồi im lặng khi giao tiếp.
  • Coi trọng thành tích: Thành tích được coi là một cách để người Mỹ thể hiện bản thân, họ không ngần ngại khi chia sẻ và được người khác đánh giá những thành tích của mình, đây như là một sự tôn trọng lẫn nhau của người Mỹ. Một ví dụ tiêu biểu đó là sách báo, một bộ phim hay một tác phẩm âm nhạc thường ít được đánh giá dựa vào chất lượng mà dựa trên số lượng được bán ra và lợi nhuận thu được.
  • Sự cạnh tranh và hợp tác: Người Mỹ thường cạnh tranh với nhau một cách công khai. Khi người nước ngoài đến Mỹ sẽ thấy ngạc nhiên khi thấy sự cạnh tranh xuất hiện ở mọi nơi, mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Bên cạnh đó người Mỹ cũng có tinh thần làm việc nhóm rất cao, sự hợp tác của các thành viên trong nhóm thường mang đến kết quả cao hơn của một cá nhân.
  • Coi trọng thời gian: Đối với văn hóa nước Mỹ thì đúng giờ là điều cực kỳ được coi trọng. Người Mỹ thích sắp xếp cuộc sống theo một thời gian biểu, họ luôn đúng giờ trong mỗi cuộc hẹn hay trong công việc. Đối với các quốc gia khác thì người mỹ có vẻ luôn vội vã, nhưng việc coi trọng thời gian lại giúp họ đạt được những thành quả cao trong công việc cũng như trong cuộc sống.

So sánh văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ

Bạn thất được những điều gì khi so sánh văn hóa Việt Nam và Mỹ

  • Đặt câu hỏi: Khi gặp những người lạ hay sự lạ lẫm thì người Mỹ thường đặt ra nhiều câu hỏi để hòa nhập với nhau. Những câu hỏi có thể vu vơ hoặc cũng có thể là câu hỏi riêng tư, sẽ không cần phải trả lời tất cả những câu hỏi mà bạn cảm thấy khó chịu. Những câu hỏi ở đây chỉ giúp mang lại sự thoải mái hơn trong giao tiếp.
  • Bị coi là thực dụng: Ở Mỹ, thành công của một người thường được đo đếm bằng số tiền mà người đó kiếm được, hay lượng tài sản mà người đó đang sở hữu. Nhưng khi đã đạt được sự thành công nhất định về mặt vật chất, người Mỹ thường dành thời gian để tìm hiểu những giá trị văn hóa, tinh thần trong cuộc sống.
  • Tips – phí dịch vụ: Tips là một trong những điểm đặc trưng trong văn hóa của người Mỹ, tiền dịch vụ sẽ không tính cùng hóa đơn do đó khách hàng thường phải trả thêm 10 – 15% tổng số tiền trong hóa đơn cho người phục vụ. Trong nhiều trường hợp thì tiền tips cũng là một khoản thu nhập của người phục vụ.

Như các bạn đã thấy thì vẫn có rất nhiều sự giống nhau giữa văn hóa Việt Nam và Mỹ

Xem thêm:

Sự khác biệt giữa văn hóa Mỹ và Việt Nam

Một số điểm nói nên sự khác biệt giữa văn hóa Mỹ và Việt Nam có thể kể đến như: Trong mắt người Mỹ, Việt Nam đặc trưng là nón lá, người dân thích ăn cơm, uống trà, đặc biệt là rất hiếu khách. Trong khi đó, người Việt nghĩ đến nước Mỹ với tượng Nữ Thần Tự Do hoành tráng, Las Vegas hoa lệ,… và con người năng động. Vậy văn hóa Mỹ và Việt Nam còn có những điểm khác biệt gì nữa? Hãy cùng so sánh văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ nhé

Sự khác biệt giữa văn hóa Mỹ và Việt Nam được thể hiện ở chỗ Người Mỹ rất coi trọng cái tôi và tính cá nhân trong nhiều mặt của cuộc sống. Họ lạc quan, không ngần ngại ca ngợi bản thân để thể hiện sự tự tin. Người Mỹ không ngại thể hiện quan điểm cá nhân cũng như cạnh tranh trong công việc.

Người Việt khi nói chuyện thường hạ mình xuống như một sự khiêm nhường. Người Việt chấp nhận sự lạc quan hay bi quan như một chuyện thường tình. Người Việt coi trọng sự nhường nhịn vì vậy trong một tập thể dễ bị người Mỹ lấn át. Nhưng cũng chính sự nhường nhịn và lối sống hòa nhập này giúp cộng đồng người Việt sống tình cảm hơn.

Người Mỹ thích đặt câu hỏi và coi đây như một phương thức giao tiếp, họ cũng tôn trọng và trả lời câu hỏi của người đối diện. Còn người Việt thì ngại hỏi, đặc biệt là với người lạ.

Người Mỹ rất hay khen nhau, họ có thể khen nhau về mọi phương diện từ kiểu tóc mới, chiếc áo đẹp, đôi giày thời trang,… Đặc biệt với người lạ thì họ coi lời khen như một cách bắt chuyện và càng được sử dụng nhiều hơn.

Trái lại, người Việt chỉ sử dụng lời khen khi thực sự cần thiết, lời khen nếu được sử dụng quá nhiều sẽ bị cho là khác sáo thậm chí là nịnh nọt hay giả dối.

So sánh văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ

So sánh văn hóa Mỹ và Việt Nam

  • Đặt vấn đề và giải quyết sự việc

Người Mỹ với tính cách thẳng thắn thường sẽ đi thẳng vào vấn đề. Họ coi trọng kết quả sau cùng, sẵn sàng đối đầu với mọi cản trở để đạt được kết quả nhanh và hiệu quả nhất.

Người Việt thì đề cao sự mềm mỏng, khéo léo nên khi đặt vấn đề thường vòng vo mà không đi thẳng vào vấn đề. Họ không thích xung đột nên có thể chấp nhận đi vòng một chút (có thể tốn thời gian hơn) để đạt được kết quả mà không mất quá nhiều sức lực.

Trong công việc, người Mỹ rất coi trọng sự phát triển năng lực của nhân viên, cấp trên thích giao việc cho nhân viên càng nhiều càng tốt. Đồng thời cũng rất khuyến khích sự trao đổi công việc giữa cấp trên và cấp dưới (có thể thông qua các cuộc họp, thảo luận hoặc trao đổi qua các công cụ điện tử). Vì vậy sẽ không có gì kinh ngạc khi ở Mỹ bạn thấy việc nhân viên phản đối những ý kiến mà sếp mình đưa ra.

Đối với người Việt Nam, cũng có sự trao đổi giữa sếp và nhân viên, nhưng thường sẽ dừng lại ở việc nhân viên đưa ra ý kiến để cấp trên xem xét, rất ít thấy trường hợp cấp trên và nhân viên tranh luận gay gắt trong công việc. Chính vì vậy hiệu quả công việc sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi năng lực cá nhân của người lãnh đạo.

So sánh văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ

Sự chú trọng vào hiệu quả công việc và chế độ nhân tài đã thúc đẩy phát triển nền kinh tế Mỹ

Sự khác biệt giữa văn hóa Mỹ và Việt Nam được thể hiện khá rõ trong vấn đề này. Người Mỹ rất coi trọng sự đúng giờ (đặc biệt là trong công việc và các cuộc hẹn). Trong một cuộc hẹn, họ không cần đến sớm để thể hiện sự tôn trọng đối phương, nhưng họ sẽ không đến muộn. Trong quan niệm của người Mỹ thì đến muộn là một hành động bất lịch sự.

Còn đối với người Việt thì việc xê dịch giờ hẹn một chút không phải là vấn đề gì quá lớn. Người Việt sẽ đến sớm hơn khi đó là một cuộc hẹn quan trọng.

Người Mỹ có tinh thần trọng luật rất cao, thậm chí trở lên máy móc. Đối với họ cứ đúng luật là được, còn có tình có nghĩa hay không thì không quan trọng.

Đối với người Việt, bên cạnh pháp luật thì còn rất chú trọng vào khuôn mẫu đạo đức. Chính vì vậy người Việt thường muốn giải quyết vấn đề theo hướng “hợp tình hợp lý”.

Xếp hàng là một nét nổi bật trong văn hóa của người Mỹ. Vào cơ quan hành chính, vào rạp chiếu phim, chờ thanh toán ở siêu thị, đi mua hàng, lấy đồ ăn,… họ luôn xếp hàng, không chen lấn xô đẩy. Đặc biệt là trong mùa bán hàng hạ giá, để mua được món hàng ưng ý người Mỹ có thể đến từ sáng sớm, xếp hàng rất dài trước cửa các siêu thị, shop bán hàng.

Ở Việt Nam, văn hóa xếp hàng đang dần hình thành và trở nên phổ biến hơn (được thể hiện rõ ở những thành phố lớn) nhưng nó vẫn chưa thực sự ăn sâu vào nếp sống của mỗi người. Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh có người chen ngang hàng, chen lấn, xô đẩy và gây ồn ào nơi công cộng.

So sánh văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ

Văn hóa xếp hàng đây là một trong những sự khác biệt giữa văn hóa Mỹ và Việt Nam

Ngày nghỉ cuối tuần người Mỹ sẽ ở nhà nghỉ ngơi hoặc về các vùng quê để vui chơi hoặc hít thở không khí trong lành. Vì vậy đường phố thường vắng vẻ hơn vào mỗi dịp cuối tuần.

Ở Việt Nam (nhất là những thành phố lớn), người dân thường đổ ra đường, đến các trung tâm mua sắm và khu vui chơi để giải trí. Đặc biệt, chính quyền còn tổ chức các khu phố đi bộ vào dịp cuối tuần.

Trước đây, người Mỹ coi ô tô là phương tiện di chuyển hiệu quả nhất. Ngày nay, họ coi xe đạp là phương tiện di chuyển “lành mạnh” nhất, vừa bảo vệ môi trường, vừa rèn luyện sức khỏe.

Ở Việt Nam, trước đây phương tiện di chuyển chủ yếu là xe đạp. Ngày nay, phương tiện di chuyển chủ yếu của người Việt là xe máy, nếu có điều kiện hơn thì là ô tô.

– Nuôi dạy trẻ em

Trẻ em ở Mỹ được dạy đi từ khi còn rất nhỏ, và được khuyến khích đi làm thêm ngay khi còn đi học để có tiền tiêu xài riêng. Khi đến 16 tuổi (tuổi trưởng thành) gia đình sẽ cho ra ở riêng với một khoản tiền nhất định, tự bươn trải cuộc sống chứ không dựa dẫm vào gia đình.

Ở Việt Nam, trẻ em được quan tâm, che chở bởi mọi thành viên trong gia đình. Nhưng cũng chính sự quan tâm quá mức này làm cản trở lối sống độc lập của trẻ từ nhỏ và trẻ thường có xu hướng dựa dẫm vào gia đình.

So sánh văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ

Sự khác nhau giữa gia đình Mỹ và Việt Nam thể hiện ở sự nuôi dạy con cái

– Chăm sóc người cao tuổi

Ở Mỹ, người cao tuổi thường được đưa đến những viện dưỡng lão, ở đây người cao tuổi sẽ làm bạn với những người cao tuổi khác và được chăm sóc y tế đầy đủ. Người Mỹ cũng không có nghi thức cúng giỗ ông bà, cha mẹ. Với họ, người mất là hết, làm gì cũng không có ý nghĩa nữa.

Người Việt Nam rất coi trọng truyền thống uống nước nhớ nguồn, ông bà được gia đình chăm sóc đầy đủ và sống quây quần bên con cháu. Khi cha mẹ, ông bà mất sẽ cúng giỗ để tưởng nhớ người đã mất và cũng là dịp để anh, chị, em và người thân trong gia đình quây quần. Đối với người Việt, không thể cúng giỗ ông bà, tổ tiên là nỗi bất hạnh lớn. Đây là truyền thống văn hóa rất đáng trân trọng của người Việt.

Nếu các bạn để ý kỹ thì sẽ thấy được một chút sự ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đến Việt Nam

Nói về văn hóa Mỹ và Việt Nam sẽ là một chủ đề không có hồi kết. Hy vọng một số nét đặc trưng trong văn hóa Mỹ và Việt Nam được nêu ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu văn hóa Mỹ cũng như con người của đất nước năng động này để tránh bỡ ngỡ nếu có dịp sang đất nước này du lịch, học tập hay làm việc. Ngoài ra nếu các bạn có nhu cầu sang Mỹ du học hoặc định cư thì hãy tìm hiểu về nước Mỹ trước để có thêm nhiều kiến thức về đất nước này nhé.

Liên hệ ngay Công ty ANB Việt Nam khi có nhu cầu làm visa sang Mỹ để được tư vấn nhanh nhất, chính xác nhất bạn nhé!

Please follow and like us:

So sánh văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ
502

So sánh văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ
1902