So sánh làm quen chữ viết và làm quen chữ cái

Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Thị LanMột số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn làm quen chữ viếtI. ĐẶT VẤN ĐỀ1. Lý do chọn đề tài.Dạy trẻ làm quen với chữ viết là một trong những nội dung quan trọng cho trẻmẫu giáo lớn. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, làm quen với chữ viết giúp trẻ bước đầu nhậnbiết được các chữ cái và phát âm chuẩn các chữ cái trong các từ trọn vẹn, phát triển ởtrẻ khả năng quan sát, so sánh và phát triển ngôn ngữ khi trẻ đã thuộc và phát âmchuẩn các chữ cái thì trẻ sẽ dễ dàng làm quen với cách tô và viết chữ để chuẩn bị vàolớp 1. Ngoài ra việc cho trẻ làm quen với chữ viết còn phát triển tư duy trực quanhành động, tư duy trực quan hình tượng và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ mạch lạccho trẻ. Khi trẻ làm quen với chữ viết, các cơ ngón tay, cơ bàn tay của trẻ phải hoạtđộng nhiều hơn, qua đó cũng phát triển cơ thể trẻ. Trên thực tế, việc dạy trẻ làm quen với chữ viết ở trường tôi còn bị hạn chế do thiếuđồ dùng sáng tạo, do khả năng của giáo viên còn hạn chế nên chưa kích thích được trẻthích thú khi học. Chuyên đề Làm quen văn học - chữ viết đã được Sở giáo dục vàĐào tạo chỉ đạo thực hiện trong nhiều năm qua đã chỉ rõ được tầm quan trọng của chữviết với trẻ. Trên cơ sở thực tiễn của lớp và qua những kinh nghiệm đã tích luỹ đượctrong các măm dạy trẻ mẫu giáo lớn, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện phápnhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ viết” với mụcđích đem đến cho trẻ những giờ làm quen với chữ viết thật hấp dẫn và phong phú. Tôimong rằng, những kinh nghiệm của tôi sẽ đạt được kết quả cao trên trẻ và góp phầngóp giáo viên thực hiện tốt chuyên đề cho trẻ làm quen chữ viết.II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.1. Đặc điểm tình hìnhTrường Mẫu giáo bán công Bình Hòa. Trường có 5 lớp trong đó có 3 lớp Mẫugiáo lớn với số cháu 90 trẻ, Nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng chăm sóc giáoTrường Mẫu giáo bán công Bình Hòa1Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Thị Landục trẻ. Bản thân tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn với 27 trẻ. Trong quá trìnhthực hiện đề tài nàylớp, tôi đã gặp những thuận lợi, khó khăn sau: 1.1Thuận lợi: - Ban Giám hiệu luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, cơ sở vật chất,đồ dùng trang thiết bị dạy học, động viên sự sáng tạo của giáo viên, khích lệ chị emứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.- Giáo viên nắm vững phương pháp, có trình độ đạt chuẩn, sớm được tiếp cận với cáchoạt động giáo dục mầm non mới, được tham gia vào các lớp học bồi dưỡng chuyênmôn của Huyện, của nhà trường, sáng tạo trong cách dạy và làm đồ dùng, đồ chơi. - Trẻ ngoan, đa số cháu đều học qua lớp mẫu giáo nhỡ. Qua khảo sát trẻ, tôi thấy trẻđã nghe, nói, hiểu thông thường, biết trả lời một số câu hỏi của cô đưa ra.- Lớp có góc chuyên đề chữ viết đẹp, phù hợp, sáng tạo, kích thích được tính tò mò vàkhám phá của trẻ. Có đủ diện tích cho trẻ hoạt động, là lớp điểm toàn diện của nhàtrường.- Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ khi giáo viên tuyên truyền vận động, sưu tập đồ dùng,đồ chơi phục vụ chuyên đề. 1.2Khó khăn.- Chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ diễn ra thường xuyên, liên tục, để bám sát vào cáchoạt động trên thì giáo viên có ít thời gian làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo. - Một số trẻ còn nói ngọng, phát âm không chuẩn nên có ảnh hưởng đến sự tiếp thukiến thức của trẻ.- Để thực hiện tốt chuyên đề làm quen chữ viết, đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, sángtạo trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, tổ chức các hình thức giúp trẻ tích cựchoạt động.2. Các biện phápTrường Mẫu giáo bán công Bình Hòa2Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Thị LanDựa vào đặc điểm tình hình lớp, đặc điểm tâm lý nhận thức của lứa tuổi, tôimạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo lớnlàm quen chữ viết2.1 Khảo sát kỹ năng nghe – nói - đọc - viết của trẻ- Đây là bước đầu tiên nhằm xác định tình trạng của trẻ để giáo viên nắm được kỹnăng nghe, nói, đọc viết của trẻ để từ đó có biện pháp thay đổi phù hợp- Ngay từ đầu năm học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trẻ và thông qua các bài tập đểtừ đó giáo viên đánh giá và có sự tác động đúng với từng trẻ.- Công việc khảo sát trẻ, chúng tôi thường thực hiện vào tháng 10. Quá trình khảo sátqua các hoạt động chung (kể chuyện, đọc thơ, hát, múa,…) và qua các hoạt động hàngngày (hoạt động góc, hoạt động chiều, …) để từ đó đánh giá từng trẻ theo các kỹnăng.+ Kĩ năng nghe: Trẻ nghe được các âm thanh, ngữ điệu, giọng nói khác nhau. Độ to,nhỏ, nhanh, chậm của giọng nói, giọng đọc, các từ khái quát, từ trái nghĩa. Nghe hiểunội dung các câu đơn, câu ghép. Nghe hiểu thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ phù hợp vớitrẻ. Nghe và làm theo từ 2 lời chỉ dẫn liên tiếp nhau trở lên…+ Kỹ năng nói: Trẻ có nói lắp, nói ngọng không? Trẻ có nói đủ câu, nói có mạch lạckhông? Trẻ biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu và kinh nghiệm của bản thẩn rõ ràng, dễ hiểubằng các câu đơn, câu ghép khác nhau. Biết trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, sosánh: Tại sao? Có gì giống nhau? Có gì khác nhau? Do đâu mà có? Đặt các câu hỏi:Tại sao? Như thế nào? Làm gì? Sử dụng các từ biểu cảm, có hình ảnh. Tự tin khi giaotiếp. Nói và thể hiện, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giaotiếp. Đọc thơ, ca dao, đồng dao. Kể lại sự việc một cách mạch lạc, rõ ràng, diễn cảm.Kể lại truyện đã được nghe một cách rõ ràng, diễn cảm. Kể chuyện sáng tạo theo đồvật, theo tranh, theo chủ đề, theo kinh nghiệm bản thân.Trường Mẫu giáo bán công Bình Hòa3Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Thị Lan+ Kỹ năng đọc: trẻ có biết cách giở sách, có biết đọc từ trái sang phải, từ trênxuống dưới? Có biết kể lại chuyện không? Có biết đọc thuộc bài thơ không? Tư thếngồi đọc ngay ngắn, đọc ngắt nghỉ sau các dấu; phân biệt phần mở đầu, kết thúc củasách; đọc truyện qua các tranh vẽ; giữ gìn, bảo quản sách cẩn thận.+ Kỹ năng viết: Trẻ có biết cầm bút đúng cách không? Có biết tô trùng khớp lên cácnét không? Tư thế ngồi viết ngay ngắn. Làm quen với cách viết tiếng Việt: hướng viếttừ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới, hướng viết của các nét chữ.2.2 Tạo môi trường học chữ viết phong phúMôi trường giáo dục trong lớp có tác dụng tốt đến quá trình giáo dục trẻ. Để trẻ đượclàm quen với chữ ở mọi góc trong và ngoài lớp, tôi luôn cố gắng tạo môi trường chữviết thật đẹp để cuốn hút ở trẻ. Ở lớp tôi, trang trí các góc chơi bằng chính các sảnphẩm của cô và trẻ. Riêng góc học tập – sách tôi luôn dành các mảng tường mở vớicác bài tập sáng tạo, tái tạo để cho trẻ được tự do làm các bài tập theo khả năng, sởthích của mình, tự in, tô vẽ các chữ trẻ đã học, được tự ghi tên mình, tự vẽ các câuchuyện theo trí tưởng tượng sáng tạo và kể cho các bạn nghe. Việc trang trí được tôithực hiện theo chủ đề: Ví dụ: Ở chủ điểm thế giới động vật, tôi thường trang trí ở các góc chơi như sau: -Góc xây dựng: cho trẻ làm các con vật và ghi tên các con vật để khi trẻ xây dựng,trẻ sẽ xếp được các nhóm con vật theo nhóm và giới thiệu các sản phẩm domình làm ra.-Góc học tập:+ Cho trẻ vẽ tranh dán theo các câu chuyện.+ Cho trẻ in chữ và tô màu xếp theo chữ mẫu, tên các con vật v.v + Trang trí tranh to và cho trẻ kể chuyện theo tranh.+ Làm lịch hàng ngàyTrường Mẫu giáo bán công Bình Hòa4Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Thị LanVí dụ: Ở chủ điểm Thế giới thực vật: + Tôi cho trẻ viết chữ, xếp chữ hoặc gài chữ theo mẫu dưới các hình ảnh và chữmẫu của cô về các loại quả, cây, rau, hoa…+ Cho trẻ tô chữ còn thiếu trong từ, sau đó nối với với từ dưới các hình ảnh cósẵn hoặc nối chữ cái theo yêu cầu có trong từ dưới hình ảnh có sẵn với các chữcái in đậm- Góc thiên nhiên: Các loại cây, tôi đều gắn tên để cho trẻ có thể ghép chữ xem đâylà cây gì.-Trên các mảng tường, tôi có thể trang trí nhiều hình ảnh phù hợp với chủ điểm vàmỗi hình ảnh đều gắn tên gọi.2.3Dạy trẻ làm quen với chữ viết ở mọi lúc, mọi nơi.Với mong muốn nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen chữ viết, tôi luôncố gắng tranh thủ các hoạt động trong ngày để cho trẻ làm quen chữ viết một cáchhợp lí:+ Giờ đón, trả trẻ: có thể gắn ảnh có tên của trẻ, cho trẻ gắn thứ ngày tháng…xem tranh ảnh, đọc đồng dao.+ Giờ hoạt động chung: Với tất cả các môn học khác, nếu có thể tôi đều lồng ghépthêm các chữ cái.+ Giờ hoạt động góc: các góc chơi đều có môi trường chữ cho trẻ tự tìm hiểu nhưlàm các bài tập gắn, đính , viết và gài chữ theo mẫu v.v…+ Giờ hoạt động ngoài trời: cho trẻ xếp sỏi, hột, hạt thành các chữ.+ Giờ hoạt động chiều: in, tô chữ rỗng, tìm cắt chữ trong báo, sách, lầm bộ sưu tập.2.4 Chú ý đến giáo dục cá nhânTrường Mẫu giáo bán công Bình Hòa5Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Thị Lan- Việc giáo dục cá nhân có tác dụng tốt đến trẻ. Đặc biệt trong lĩnh vực cho trẻlàm quen chữ viết, giáo dục cá nhân sẽ giúp cô giáo củng cố, bổ sung các kiến thức, kĩnăng, cách phát âm, nhận mặt chữ, cách tô chữ đúng theo quy trình cho trẻ. Trong quátrình dạy trẻ làm quen chữ viết, tôi luôn tìm hiểu khả năng, đặc điểm tâm lý của từngtrẻ. Từ đó xây dựng các biện pháp giáo dục phù hợp.- Ở lớp có khoảng 10% trẻ còn chưa tự tin vào bản thân, ít giơ tay phát biểu, côcó khuyến khích thì cũng không giơ tay, nói nhỏ. Do các cô thường sợ mất thời gianthường thích gọi trẻ mạnh dạn trả lời lưu loát chứ ít quan tâm đếntrẻ nhút nhát. Vì lẽđó mà cháu lại càng ít có cơ hội trả lời.+ Biện pháp giải quyết: Tôi thường xuyên gần gũi, tâm sự và quan tâm đến trẻ nhútnhát. Đặc biệt, tôi hay khen các cháu trước lớp khi cháu làm được việc tốt dù rất nhỏ,động viên, khuyến khích cháu để giúp cháu đó mạnh dạn tham gia vào các hoạt độngvà học tập, mạnh dạn phát âm các chữ cái khi cô hỏi. Tôi còn thường xuyên nêugương bạn tốt cho cháu noi theo. Thời gian này, tôi động viên các cháu trả lời nhữngcâu hỏi dễ, khi trẻ đã mạnh dạn hơn, tôi cho trẻ trả lời những câu hỏi ở mức độ khóhơn. Bên cạnh đó kết hợp với gia đình động viên cháu tham gia nhiều hoạt động tậpthể khác. Tranh thủ các cơ hội cho các cháu được nói, phát hiện chữ cái đã học khi đichơi…để trẻ mạnh dạn hon.+ Kết quả thu được: Trẻ mạnh dạn hơn khi tham gia các hoạt động làm quenvới chữ viết cũng như các hoạt động khác.- Trẻ hiếu động: Trẻ hiếu động thường rất hay nghịch ngợm và đùa nghịchtrong các giờ học không để ý khi cô giáo giảng bài. Điều đó dẫn đến trẻ không nhớđược chữ cái, cấu tạo chữ, cách tô chữ… + Biện pháp giải quyết: Với những trẻ hiếu động, tôi thường hay cho trẻ thamgia vào các hoạt động tĩnh nhưng có giới hạn thời gian, giờ học chú ý đến trẻ hơn, haygọi trẻ phát biểu, dùng nhiều hình thức hấp dẫn thu hút sự chú ý của trẻ.Trường Mẫu giáo bán công Bình Hòa6Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Thị Lan+ Kết quả thu được: Sau một thời gian tôi thấy trẻ ít nghịch đi và ham học hơn,thích giúp đỡ bạn, thích tham gia vào các trò chơi học tập, nhớ được các chữ cái, tôchữ đúng quy trình 2.5 Dạy trẻ làm quen với chữ viết bằng các trò chơiNhư chúng ta đã biết, trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi mà học”. Muốn trẻ hiểu bàinhanh và nhớ lâu, nếu chúng được trực tiếp tham gia vào các hoạt động. Tôi đã sưutầm, sáng tác được một số trò chơi khi cho trẻ làm quen với chữ viết để trẻ tăng hứngthú, cung cấp, củng cố kiến thức kĩ năng.Ví dụ: Trò chơi giúp trẻ ghi nhớ các chữ đã học như: + Trò chơi: Đoán chữ: Cách chơi: Trẻ nhắm mắt, cô lấy tay viết chữ lên tay trẻ. Cho trẻ đoán chữ gì.+ Trò chơi: Cho trẻ dùng các bộ phận trên cơ thể mình tạo chữ vừa học+ Trò chơi: Xếp chữ (gài chữ, viết chữ) thành các từ theo mẫu: Chuẩn bị: Cô có các bức tranh, dưới tranh có từ chỉ hình ảnh đóCách chơi: Trẻ xếp các chữ cái rời thành từ giống mẫu có sẵn.Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc, trẻ nào xếp (gài, viết) nhanh nhất là người chiến thắng.+ Trò chơi: Gạch chân chữ cái đã học.Chuẩn bị: Các hình ảnh và từ dưới tranh.Cách chơi: Có 2 – 3 đội chơi, mỗi đỗi sẽ gạch chân dưới các chữ cái đã học theo yêucầu của cô trong từ dưới tranh.Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc, đội nào gạch được nhiễu chữ cái đúng theo yêucầu của cô là đội chiến thắng. + Vẽhình ảnh có chữ đã họcTrường Mẫu giáo bán công Bình Hòa7Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Thị LanCách chơi: Cho trẻ tìm các chữ cái đã học có trong từ chỉ tên các loại rau, quả, hoa,con vật…trẻ biêt sau đó phải vẽ lại hình ảnh đó.Luật chơi: Trong thời gian quy định, trẻ phải vẽ được hình ảnh và nói được chữ cái cótrong từ chỉ hình ảnh đó.- Thông qua các môn học khác lồng ghép các trò chơi.Ví dụ: Trẻ học chữ qua giờ “làm quen văn học”: Cách chơi: Khi cho trẻ chơi trò chơi ghép tranh để đoán xem đó là bức tranh vẽ vềnhân vật hoặc cảnh vật trong câu truyện nào, sau mỗi mảnh ghép có các chữ cái khácnhau đã học, trẻ phải lấy mảnh ghép có chữ cái nào ghép vào đúng khoảng trống trênbảng có chữ cái đó. Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc, đội nào gắn nhanh và đúng tạo thành bức tranhlà đội chiến thắng. Trò chơi chơi theo luật tiếp sức.Theo tôi, mỗi giáo viên cần chịu khó sưu tầm, sáng tác các trò chơi, biết vậndụng các trò chơi ấy vào các giờ học ở mọi lúc, mọi nơi một cách phù hợp sẽ kíchthích trẻ ham học hỏi, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo tìm tòi, trẻ sẽ hứng thú khiđến lớp cũng như hứng thú tham gia trong các hoạt động.2.6 Công tác tuyên truyền với phụ huynhTrẻ đến trường được cô giáo dạy dỗ với nhiều nội dung làm quen chữ viết thông quacác hoạt động với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên các kiến thức, kĩ năng về chữcái mà giáo viên cung cấp cho trẻ phải được ôn luyện tại nhà.Vì vậy, để giúp trẻ họctốt thì cần có sự cộng tác giữa giáo viên và phụ huynh học sinh. Vậy làm thế nào đểtuyên truyền với phụ huynh một cách thuyết phục, đạt kết quả, phối hợp với phụhuynh thật tốt? Đó là một công việc không đơn giản. Trong công tác tuyên truyền,phối hợp với phụ huynh, tôi đã thực hiện các biện pháp sau: Trường Mẫu giáo bán công Bình Hòa8Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Thị Lan- Hàng ngày, giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập củatrẻ để về nhà phụ huynh kết hợp dạy thêm, cho trẻ ôn luyện.- Lên kế hoạch, thông báo chương trình dạy trẻ ghi rõ nội dung dạy vào bảng treongoài cửa lớp để phụ huynh theo dõi, ôn luyện thêm cho con ở nhà.- Đánh vi tính với các nội dung trẻ đã được học ở lớp đưa cho phụ huynh về nhà cùngtham khảo và dạy trẻ.- Giới thiệu các loại sách vở có tính giáo dục tới phụ huynh.- Trao đổi một số nhược điểm của trẻ về cách phát âm, nhận mặt chữ, cách tô, cầmbút, để vở…để phụ huynh nắm được. Sau khi sử dụng các biện pháp tuyên truyền tớiphụ huynh, phụ huynh đã hiểu bản chất, tác dụng của vấn đề dạy trẻ, nắm bắt đượcphương pháp dạy trẻ. Từ đó phụ huynh luôn luôn kết hợp chặt chẽ với giáo viên đểdạy trẻ.III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ1. Nguyên nhân thành côngĐể giúp trẻ thuộc mặt chữ, nhận biết và phát âm đúng các chữ cái giáo viên cần:- Tìm hiểu đặc điểm riêng của từng trẻ bằng cách khảo sát trẻ đầu năm, theo dõi trẻ ởcác hoạt động trong ngày để tìm ra nguyên nhân, để có biện pháp giúp đỡ trẻ.- Giáo viên nhiệt tình, chịu khó học hỏi kinh nghiệm để không ngừng nâng cao nghệthuật lên lớp và sáng tạo về đồ dùng, trò chơi để gây hứng thú cho trẻ tham gia vàohoạt động.2. Bài học kinh nghiệmTừ kết quả trên, tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau:- Nắm vững phương pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ viết, từ đó xây dựngkế hoạch thực hiện chương trình.Trường Mẫu giáo bán công Bình Hòa9Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Thị Lan- Giáo viên luôn học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, tìm ra những hình thức,những trò chơi mới, đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn để cuốn hút trẻ vào giờ học.- Tạo môi trường học chữ viết phong phú, cuốn hút trẻ và vận dụng môi trường đó đểdạy trẻ trong các hoạt động.- Học hỏi thêm kinh nghiệm, kiến thức từ chị em đồng nghiệp, từ sách báo, tài liệu,các phương tiện thông tin đại chúng.Với một số kinh nghiệm trên, tôi đã phổ biến cho các giáo viên trong khối Mẫu giáolớn của trường mình để chị em vận dụng vàolớp mình và đều đạt kết quả cao. Nhìn những trẻ đang dần lớn lên trong vòng tay của mình, sự hồn nhiên, ngâythơ, đáng yêu của chúng luôn là nguồn động viên để tìm tòi, sáng tạo trong quá trìnhdạy học để cho trẻ hứng thú, thích học và một phần tích luỹ kiến thức bước đầu vềmột cách đọc - viết chuẩn bị tâm thế vững chắc cho trẻ vào lớp 1. NGƯỜI VIẾT Phạm Thị Lan Trường Mẫu giáo bán công Bình Hòa10Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Thị Lan OOO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMét sè biÖn ph¸p d¹y trÎ MÉu gi¸o lín lµm quen ch÷ viÕt.N¨m häc: 2010 - 2011Người viết: Lê Thị Kim DungChức vụ: Giáo viênĐơn vị: Trường mầm non Mai Dịch. CÇu GiÊy, th¸ng 4 n¨m 2009 Trường Mẫu giáo bán công Bình Hòa11Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Thị Lan Trường Mẫu giáo bán công Bình Hòa12