So sánh chương trình Toán 2006 và 2022 lớp 5

Chương trình môn Toán năm 2018, được xây dựng theo hướng bảo đảm tính tinh giản, thiết thực, hiện đại; bảo đảm tính thống nhất, sự nhất quán và phát triển liên tục; bảo đảm tính tích hợp và phân hóa, bảo đảm tính mở. Môn Toán ở tiểu học gồm ba mạch kiến thức: Số và Phép tính; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất. Mục tiêu của dạy học mạch kiến thức "Hình học và Đo lường" là:

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề đơn giản; lựa chọn được các phép toán và công thức số học để trình bày, diễn đạt [nói hoặc viết] được các nội dung, ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản; sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản.

- Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm... và những năng lực [NL] chung: NL tự chủ tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tính toán, NL tìm hiểu tự nhiên và xã hội, NL công nghệ, NL tin học, NL thẩm mĩ, NL thể chất.

- Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu về: Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm [ở mức độ trực quan] của một số hình phẳng và hình khối trong thực tiễn; tạo lập một số mô hình hình học đơn giản; tính toán một số đại lượng hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian, giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và đo lường. Giúp HS có những hiểu biết ban đầu một số nghề nghiệp trong xã hội.

Có thể mô tả các nội dung dạy học như bảng dưới đây:

Cụ thể, về nội dung và yêu cầu cần đạt ở từng lớp như sau:


Nhận xét chung:

- Các kiến thức về hình học được trình bày xen kẽ với các kiến thức về số và phép tính, Thống kê và Xác suất nhằm tạo ra mối liên hệ hữu cơ và sự hỗ trợ chặt chẽ giữa các mạch kiến thức với nhau. Điều này vừa phù hợp với tính thống nhất của toán học hiện đại, vừa giúp đa dạng hóa các loại hình luyện tập toán, làm cho các em ham thích học tập hơn. Làm cho việc tích hợp nội môn, liên môn dễ dàng hơn, phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS, phù hợp lí luận về vùng phát triển gần nhất của Vygotsky.

- Nội dung hình học, xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm, xoáy trôn ốc. Chẳng hạn ở lớp 1, HS đã được học về hình vuông nhưng chỉ được học nhận dạng trên tổng thể [chưa đi vào phân tích các chi tiết], chỉ được tập vẽ hình vuông có bốn đỉnh cho trước trên giấy kẻ ô vuông. Sau đó, ở lớp 3, HS lại được học về hình vuông ở mức độ cao hơn, nhận dạng hình vuông dựa trên các đặc điểm về cạnh và góc [có 4 cạnh bằng nhau và có 4 góc vuông], cách tính chu vi, diện tích hình vuông. Đến lớp 4, học sinh được thực hành vẽ hình vuông có kích thước cho trước bằng thước và êke.

Tổ chức dạy học:

Bước 1: Giáo viên [GV] giới thiệu [một số] yếu tố trực quan [ở các vị trí, kích thước, màu sắc khác nhau] và hướng dẫn HS quan sát, nhận xét để chỉ ra dấu hiệu bản chất chứa đựng trong yếu tố trực quan đó.

Bước 2: Từ dấu hiệu bản chất này, GV hướng dẫn HS trừu tượng hoá để có tri thức hình học cần học.

Bước 3: Từ hình ảnh trừu tượng, HS hoạt động tạo ra biểu tượng trên vật thật, ứng dụng vào thực tiễn.

Phan Nữ La Giang [Đức Thọ, Hà Tĩnh]

Video liên quan

Chủ Đề