So sánh cấp phối đá dăm loại 1 và loại 2


So sánh cấp phối đá dăm loại 1 và loại 2

Đá dăm tiêu chuẩn là gì? Đây là loại đá dăm có kích thước 4×6, còn gọi là đá Macadam. Đá dăm tiêu chuẩn chịu lực tốt ứng dụng nhiều trong cốt nền, kè móng.

Đá dăm tiêu chuẩn nói là một trong những loại vật liệu được sử dụng rất nhiều trong ngành xây dựng. Từ các công trình có quy mô nhỏ và vừa đến những công trình lớn, cấp quốc gia đều không thể thiếu loại đá này. Vậy đá dăm tiêu chuẩn là gì? Có các loại đá nào trong xây dựng?

Nhà Đất Mới sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

I. Khái niệm

1. Đá dăm là gì?

So sánh cấp phối đá dăm loại 1 và loại 2
Đá dăm

Đá dăm, hay còn được gọi là đá 0x4, là loại vật liệu được tổng hợp từ đá có kích thước khoảng 40mm với đá mi bụi.

Đá dăm được chia thành 2 loại:

  • Đá dăm 0x4 xanh
  • Đá dăm 0x4 xám được sử dụng để thi công nền đường, lớp móng trên bởi loại đá dăm này có số lượng lớn và nhiều ưu điểm hơn so với đá dăm 0x4 xanh

2. Đá dăm tiêu chuẩn là gì?

2.1. Khái niệm

Đá dăm tiêu chuẩn là loại đá dăm “tiêu chuẩn” có kích cỡ hạt khá đồng đều nhau, từ 40 – 60mm. Do đó, chúng còn được gọi là đá dăm 4×6, đá dăm Macadam.

2.2. Thông số kỹ thuật

So sánh cấp phối đá dăm loại 1 và loại 2
Đá dăm tiêu chuẩn

Đá dăm tiêu chuẩn có một số thông số kỹ thuật như sau:

  • Là loại đá có kích thước khá đồng đều, từ 40 – 60mm
  • Cường độ đáp ứng các tiêu chuẩn như cốt liệu cho bê tông, kết cấu mặt đường (áo đường),…
  • Độ mài mòn, hàm lượng hạt thoi dẹt nằm trong giới hạn cho phép
  • Độ bền hóa học tốt và độ bám dính nhựa đường tốt

2.3. Ưu điểm

So với đá dăm thông thường, đá dăm tiêu chuẩn có những ưu điểm vượt trội như:

  • Sức bền tốt, khả năng chống lực cao giúp công trình tăng tuổi thọ
  • Cường độ cao, từ 3,000 – 3,500 daN/cm2
  • Đây là loại đá dùng để đổ trực tiếp cho công trình giao thông, chịu tải thay cho việc đổ đá bây giờ
  • Dễ kiểm tra kích cỡ và chất lượng đá
  • Giá thành rẻ do sử dụng vật liệu địa phương
  • Công nghệ thi công đơn giản, không quá phức tạp
  • Thích hợp với nhiều hạng mục công trình

Xem thêm các kiến thức về xây dựng tại: https://nhadatmoi.net/tin-tuc/xay-dung-kien-truc

2.4. Ứng dụng

Đá dăm tiêu chuẩn là một vật liệu xây dựng rất phổ biến và được sử dụng tại nhiều hạng mục khác nhau như:

  • Đường giao thông
  • Cốt nền móng lót nền, kè móng, cốt nền
  • Phụ gia các loại vật liệu xây dựng khác

II. Các loại đá trong xây dựng

1. Đá 1×2

So sánh cấp phối đá dăm loại 1 và loại 2
Đá 1×2

Đá 1×2 là loại đá có nhiều kích thước khác nhau như 10x16mm, 10x22mm, 10x28mm,… và được sử dụng vào các hạng mục như:

  • Đổ sàn bê tông nhà tầng
  • Nền mặt đường giao thông như quốc lộ, sân bay, khu vực cầu cảng
  • Trong các nhà máy trộn bê tông nhựa nóng hoặc bê tông tươi…

2. Đá 5×7

Đây là loại đá có kích thước khá lớn từ 50 – 70mm. Đá 5×7 được ứng dụng để xây dựng các công trình như:

  • Làm nền móng cho các công trình giao thông và cầu đường
  • Làm chất phụ gia cho bê tông cốt thép đúc ống cống
  • Dùng để sản xuất gạch bông lát sàn hay gạch lót cho sàn, đảm bảo độ phẳng và chắc chắn

3. Đá mi sàng

So sánh cấp phối đá dăm loại 1 và loại 2
Đá mi sàng

Đá mi sàng là loại đá có kích thước từ 5 – 10mm và được sinh ra từ quá trình tách, sàng các loại đá xây dựng.

Đá mi sàng được ứng dụng trong việc sản xuất:

  • Làm chất phụ gia cho công nghệ bê tông cốt thép đúc ống cống và các loại vật liệu xây dựng
  • Sản xuất các loại gạch bông, gạch lát sàn

4. Đá mi bụi

Đá mi bụi là sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất, khai thác, tách, sàng các loại đá khác nhau như đá 1×2, 5×7, 4×6. Và được ứng dụng để:

  • Làm chất phụ gia chế biến của bê tông nhựa nóng và nguội
  • Làm tấm đan bê tông cốt thép
  • San nền và san lấp mặt bằng các hạng mục công trình
  • Rải nền mặt đường công trình giao thông

5. Đá hộc

Đây là loại đá rất đặc biệt bởi chúng không có độ đồng nhất về kích thước, độ dày mỏng. Vì vậy, tùy từng mục đích sử dụng mà chúng sẽ có những kích thước khác nhau. Và chủ yếu được sử dụng để xây móng nhà, tường rào,…

Nhà Đất Mới vừa chia sẻ với bạn khái niệm đá dăm tiêu chuẩn là gì cũng như giới thiệu các loại đá trong xây dựng. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin để lựa chọn loại đá phù hợp với công trình thi công của mình.

 Ann Tran – Ban biên tập Nhà Đất Mới
Nguồn: nhadatmoi.net

So sánh cấp phối đá dăm loại 1 và loại 2



Đá dăm là một loại đá được sử dụng rất nhiều trong ngành xây dựng, từ công trình quy mô nhỏ đến công trình quy mô lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được cấp phối đá dăm loại 1 là gì cùng những quy định cấp phối đá dăm theo tiêu chuẩn.

Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này, đây sẽ là bài viết bạn không thể bỏ qua.

1. Cấp phối đá dăm loại 1 là gì?

So sánh cấp phối đá dăm loại 1 và loại 2
Cấp phối đá dăm loại 1 là loại đá có các thành phần hạt liên tục được nghiền từ đá nguyên khai

Cấp phối đá dăm loại 1 là loại đá có các thành phần hạt liên tục được nghiền từ đá nguyên khai. Theo đó, hạt nhỏ nhất có kích thước là 0,01cm và lớn nhất theo tiêu chuẩn thi công đường ô tô ở Việt Nam là 2,5cm.

Thông thường, đá dăm loại 1 sẽ được dùng để thi công nền đường và làm lớp móng trên.

2. Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của cấp phối đá dăm loại 1

So sánh cấp phối đá dăm loại 1 và loại 2
Đá dăm loại 1 được dùng để thi công nền đường và làm lớp móng trên

Bảng chi tiết kỹ thuật về cấp phối đá dăm:

STTChỉ tiêu kỹ thuậtCấp phối đá dăm
1Độ kháng nén đá gốc Trên 80 Mpa
2Độ hao mòn Los-Angeles của cốt liệu (LA)Lớn hơn hoặc bằng 35%
3Chỉ số CBR tại độ chặt K98 và ngâm nước trong 96 giờLớn hơn hoặc bằng 100%
4Giới hạn chảy (WL)Nhỏ hơn hoặc bằng 25%
5Chỉ số dẻo (IP)Nhỏ hơn hoặc bằng 6%
6Tích số dẻo (PP)Nhỏ hơn hoặc bằng 45%
7Hàm lượng hạt thoi dẹtNhỏ hơn hoặc bằng 15%
8Độ chặt đầm nénLớn  hơn hoặc bằng 98 %

3. Tiêu chuẩn cấp phối đá dăm theo quy định

3.1. Yêu cầu về nguyên liệu đầu vào

So sánh cấp phối đá dăm loại 1 và loại 2
Không dùng diệp thạch (đá sít, đá sét kết) và đá sa thạch (bột kết, đá cát kết) để xay đá dăm

Trường hợp cấp phối đá dăm dùng cho nền móng trên, loại đá đầu vào để chuẩn bị cho quá trình nghiền, sàng lọc, cấp phối đá dăm cần phải cường độ nén ít nhất là 60Mpa. Trường hợp dùng cho nền móng dưới, loại đá đầu vào cần có cường độ nén ít nhất là 40Mpa.

*Lưu ý: Không dùng diệp thạch (đá sít, đá sét kết) và đá sa thạch (bột kết, đá cát kết) để xay đá dăm.

3.2. Yêu cầu về thành phần hạt của các vật liệu cấp phối đá dăm

Cấp phối đá dăm (CPĐD) đạt tiêu chuẩn cần đáp ứng được những quy định về thành phần hạt theo bảng sau:

So sánh cấp phối đá dăm loại 1 và loại 2
Quy định về thành phẩm hạt đá dăm

3.3. Yêu cầu về kích thước hạt lớn nhất trong cấp phối đá dăm

So sánh cấp phối đá dăm loại 1 và loại 2
Tiêu chuẩn cấp phối đá dăm theo quy định

Căn cứ vào chỉ dẫn kỹ thuật công trình và độ dày của thiết kế lớp móng, các sản phẩm cấp phối đá dăm cần tuân thủ theo tiêu chuẩn kích thước hạt lớn nhất như sau:

  • Lớp móng dưới: Kích thước hạt lớn nhất là 37,5mm.
  • Lớp móng trên: Kích thước hạt lớn nhất là 25mm.
  • Tăng cường kết cấu mặt đường cũ trong cải tạo, nâng cấp và bù vênh: Kích thước hạt lớn nhất là 19mm.

Ngoài các tiêu chuẩn cơ bản nêu trên, các sản phẩm cấp phối đá dăm trước khi được đưa vào sử dụng còn phải trải qua nhiều bước thử nghiệm thực tế. Bao gồm: Phương pháp thử theo tiêu chuẩn, lấy mẫu, triển khai thí điểm,…

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp đủ thông tin giúp bạn nắm được cấp phối đá dăm loại 1 là gì cùng những tiêu chuẩn cấp phối đá dăm kèm theo. Nếu bạn đang quan tâm đến những chủ đề tương tự, hãy tiếp tục theo dõi Nhà Đất Mới để có thêm nhiều kiến thức xây dựng hữu ích.

Ngoài biết thêm những kiến thức hữu ích về xây dựng, giờ đây, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm bất động sản thụ động nhờ tính năng “Đăng ký nhận tin” của Nhà Đất Mới, một giải pháp thông minh giúp bạn sớm tìm được ngôi nhà trong mơ.

Phương Nguyễn