So sánh các loại vi điều khiển

Bằng chứng cụ thể, giá cổ phiếu của MCHP thì tăng vù vù, trong khi ATML thì giảm vù vù. Kết quả của việc này, đó là giá cổ phiếu tại thời điểm khó khăn của ATML giảm xuống chỉ khoảng 3-3.5$, bây giờ tăng lên mức khoảng 4.5$ nhưng cũng rất thấp. Trong khi đó giá cổ phiếu của MCHP đã tăng lên tới gần 30$.

Việc MCHP đề nghị mua lại ATML là có thật, và vì ATML không phải là công ty nhỏ, cho nên việc mua lại không phải là dễ dàng. Nhưng khi quyết định bỏ tiền mặt ra mua, MCHP đã mua lại bằng tiền mặt lên tới 4% của ATML. Ngay sau khi giữ 4% của ATML, MCHP đã đưa ra một bản đề xuất thay đổi ekip lãnh đạo của ATML [với tư cách là một cổ đông], tất nhiên là không thành công, vì cho rằng những người dẫn dắt ATML đang đi một chiến lược sai.

ON Semi, khi kết hợp với MCHP để mua lại ATML cũng là một trong những đại gia của làng Semicon, nói chung có thể so sánh với TI, ST [ST mạnh các mảng linh kiện Semicon cấp thấp, giá rẻ, xếp hạng Semicon vào khoảng thứ 5 hoặc thứ 6 trên thế giới]. Tuy nhiên, trong nội bộ ON Semi, thực chất cũng không tạo ra lợi nhuận. Hiện On Semi cũng gặp khó khăn tài chính sau đợt khủng hoảng. Khi ATML tung thông tin thực chất ON Semi không làm ra lợi nhuận mà đòi mua lại ATML, ON Semi đã rút khỏi cuộc chơi. Tiếp theo, MCHP vẫn kiên trì đặt vấn đề mua lại ATML. ATML nói MCHP là "đồ trẻ con", chỉ tung tin để làm hạ giá trị thương hiệu của ATML.

Tuy nhiên, nhìn lại thì không phải là MCHP "nói chơi", việc chiếm giữ 4% của ATML hiện nay [do không thể mua thêm được, vì các cổ đông của ATML vẫn kiên trì bảo vệ ATML, thực chất dù mua cao hơn giá giao dịch, thì họ vẫn bị lỗ]. Là những đại gia, chuyện này là ngoài khả năng phán đoán của F. F không đủ tư cách phân tích về vấn đề này. Nhưng đó là những sự việc khách quan đã xảy ra.

Năm 2007, khi F làm disti của MCHP, thì ATML rơi từ hạng 6 xuống hạng 9 [trong mảng MCU]. Mấy năm gần đây lại tiếp tục rơi tiếp.

Một điều rất rõ ràng rằng, trước đây chiến lược của ATML là Availability, thì thực tế mà nói, từ khi R&P làm disti cho MCHP, tính chất Availability của ATML tại VN cũng nên xem lại. Rất nhiều nhà sản xuất cũng đang gặp vấn đề ở chỗ, đối với những con chip thông dụng, ATML có cái giá rất rẻ, rẻ tới mức không ngờ. Nhưng với một số dòng đặc biệt, giá cả và sự hiện diện của nó là rất ít. Nếu với MCHP, có thể sẽ mất một tuần để mua bất kỳ con PIC nào, thì không phải dễ dàng cho các bạn để mua được tất cả các dòng chip của ATML, và chủng loại cũng hạn chế hơn. Cho nên chưa chắc nó phù hợp và giá rẻ như MCHP khi đưa vào sản xuất thực sự.

Hãy lên Yahoo Finance thử, các bạn sẽ thấy ATML không công bố miễn phí báo cáo năm của mình, bởi thực chất ATML có nhiều khoản bị mất thị trường, bị thua lỗ. Trong khi đó MCHP rất vui vẻ công bố báo cáo tài chính năm, vì họ làm ra tiền.

Vấn đề chính của việc làm ra tiền, không phải ở chỗ họ bán cho khách hàng giá cao, bóp chẹt khách hàng... Nếu vậy thì không ai dùng MCHP cả. Cái chính nằm ở chỗ, những hiden cost phía sau. Một con chip nào đó của MCHP, có thể đắt hơn ATML 0.05$, nhưng nó hỗ trợ Self Programming, tiết kiệm cho khách hàng 0.1$ tiền EEPROM hoặc hơn... Hoặc thậm chí khi giảm bớt con điện trở kéo lên, nó cũng lại là vấn đề. Hoặc như Leadtime chính thức của ATML rất dài, như TI là standard 18 tuần, ST cũng tầm đó, thì MCHP leadtime chỉ có 8 tuần. Cái này là cái lợi nhuận của khách hàng, vì đơn giản thôi, leadtime dài, có nghĩa là nhà sản xuất đang chiếm dụng vốn của khách hàng.

Khi load order, thực chất khách hàng phải thanh toán sau 30 ngày - 45 ngày kể từ ngày load order, nhưng hàng thì về chậm 60 ngày. Nghĩa là họ chiếm dụng vốn 15 ngày. Còn nếu dài hơn 60 ngày thì còn khủng hoảng nữa. Một số người nghĩ rằng cái này thì nhà phân phối phải lo? Ừ đúng, phải lo, nhà phân phối đã trả tiền trước cho bạn rồi, nhưng bạn có nghĩ là nhà phân phối sẽ không charge lại bạn khoản tiền đó hay không? Với con số quá nhỏ, bạn có thể không biết, nhưng với con số lớn xem, nó tính cả vào giá bán rồi đấy!!??

Nói tóm lại, những điểm quan tâm có thể tổng kết như sau: - Xem giá của thị trường chứng khoán >> nó cho thấy khả năng vay vốn, khả năng phát triển của hãng đó. - Báo cáo tài chính năm >> cho thấy nó làm việc hiệu quả hay không, nó có lợi nhuận, nghĩa là mình là khách hàng của nó sẽ có lợi nhuận. Bởi phải đi theo mô hình win-win. Lưu ý rằng bạn không chỉ mua một con MCU cho giải pháp của bạn, bạn mua hàng chục hàng trăm linh kiện khác nữa, cho nên việc bạn thắng thiết kế, là một giải pháp tổng thể của bạn. Còn thằng nhà sản xuất, nó phải đi theo mục tiêu của bạn [bạn là người chủ mua hàng, nó là người phục vụ cho bạn]. Khi nó vừa đạt mục tiêu của bạn, bạn có lời, nó có lời. Như vậy, nếu bạn mới bắt đầu, thì hãy chọn thằng nào giàu mà làm với bọn nó, vì bọn nó đã làm ra tiền cho người khác, nó sẽ làm ra tiền cho bạn. Hiện nay TI đang "làm ra tiền", MCHP đang "làm ra tiền", còn ATML thì "không làm ra tiền". Bạn có sẵn sàng chọn đối tác kinh doanh làm ăn của mình "không làm ra tiền" không? Bạn sẽ hy vọng đối tác "không làm ra tiền" sẽ phục vụ tốt cho bạn hơn là các đối tác "làm ra tiền"?

Nói chung, còn nhiều vấn đề phức tạp mà F không thể trao đổi hết được, vì thực ra F cũng là thằng trẻ con đang mò mẫm. Những phân tích trên của F chỉ có tính chất tham khảo, về những gì sâu xa hơn ngoài tầm hiểu biết, các bạn có thể trao đổi thêm.

Chủ Đề