Sau sinh bao lâu thì ăn được măng

Măng tươi là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, ngoài 91% là nước, măng chứa protein, các loại vitamin và khoáng chất khác như canxi, sắt, kali, phốt pho cùng những khoáng chất rất có ích cho sức khỏe.

Show

Trong măng tươi có hàm lượng chất xơ rất cao lên tới tận 2,56%, lượng chất xơ này giúp làm giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là các bệnh ung thư liên quan đến hệ tiêu hóa.

Trong măng tươi có chứa chất Phytosterol chống sự oxy hóa, có tác dụng giảm viêm và cải thiện sức khỏe của các tế bào trong cơ thể.

Măng còn có chứa ít chất béo và đường, do đó ăn măng sẽ không phải lo lắng vấn đề cân nặng hoặc nguy cơ tiểu đường.

Không chỉ vậy, hàm lượng kali trong măng khá cao. Cứ 100g măng chứa khoảng 533 mg kali. Trong khi đó, theo nghiên cứu, những thực phẩm chứa tối thiểu 400 mg kali đã có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Sau sinh bà đẻ ăn măng được không? Dù trong măng có nhiều chất dinh dưỡng tuy nhiên không phải ai cũng ăn được măng. Phụ nữ sau sinh ăn măng được không là băn khoăn của rất nhiều chị em. Sau khi sinh, bà đẻ phải có chế độ ăn phù hợp, đủ dưỡng chất để hồi phục sức khỏe và đủ sữa cho bé bú, do đó, dù mẹ là một "tín đồ" của măng thì cũng nên nghiên cứu kĩ trước khi quyết định ăn. Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao. Cyanide dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa sẽ ngay lập tức biến thành acid cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể và gây ngộ độc. Mặc dù độc tố HCN có thể dễ dàng hòa tan trong nước và bay hơi khi nước sôi, nhưng các bà mẹ đang cho con bú không nên ăn măng vì chất độc này không bay hết. Các chuyên gia cũng cho hay, phụ nữ sau sinh không nên ăn măng, dù là măng khô hay măng tươi, cũng sẽ có cảm giác đau nhức vú, hoặc làm sữa có mùi khó chịu mà trẻ không muốn bú nữa thậm chí còn có thể gây mất sữa.

Theo các chuyên gia, phụ nữ sau sinh không nên ăn măng

Những lưu ý khi chế biến măng

Rửa sạch và cho măng vào nồi nước rồi đun sôi. Khi nước sôi, tiếp tục đun trong khoảng 1 giờ, trong quá trình đun, nếu nước trong nồi bị cạn thì bạn cần cho thêm nước để măng luôn ngập trong nước, sau đó vớt ra ngoài, rửa sạch với nước rồi tiếp tục cho măng vào luộc thêm 1-2 lần nữa. Lưu ý khi luộc măng nhớ mở vung để chất độc bay ra ngoài.

Sau khi luộc xong, bạn cho măng ra rổ, rửa sạch lại với nước sạch rồi cắt bỏ phần măng già và tước nhỏ hoặc thái miếng để phục vụ chế biến các món ăn.

Những thực phẩm lợi sữa cho bà đẻ

Trong thuốc nam có vị thuốc từ cây vằng rất lợi sữa cho bà đẻ. Các mẹ có thể mua lá vằng khô hoặc cao chè vằng rồi hãm thành chè vằng uống rất có lợi cho sữa mẹ. Hơn nữa trong chè vằng chứa rất ít năng lượng và hoạt chất hỗ trợ giảm cân, sẽ rất phù hợp cho chị em sau sinh bị tăng cân quá đà.

Hoa chuối

Hoa chuối làm nộm, nấu canh, luộc có tác dụng chống tắc tia sữa, giúp bà đẻ sau sinh sữa về nhanh và dồi dào hơn cho bé bú.

Các loại hạt ngũ cốc

Bột ngũ cốc làm từ các loại hạt như gạo lứt, đỗ đen, đậu đỏ, mè đen, hạt sen….cũng là một trong các thực phẩm lợi sữa rất tốt cho mẹ. 

Chân giò hầm đu đủ non

Món cháo móng giò hầm đu đủ có chứa rất nhiều protein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E…giúp lợi sữa, sữa đặc và nhiều hơn.

Xem thêm

Có bạn nào biết đang cho con bú có được ăn canh măng không ? Mình nghe nói là ăn măng hại máu, nhưng mình tìm trên mạng thì không thấy nói gì về việc kiêng ăn măng khi cho con bú. Mình đang thèm ăn bún măng vịt quá, nhưng mẹ mình thì bảo không được ăn. Nói thât là mình không mấy tin vào vào "kinh nghiệm nhiều đời" của các cụ, nhưng nếu quả thật có hại thì mình sẽ nhịn vì con, còn nếu ăn ít không sao cả thì mình phải ăn một bữa cho đã thèm.

Măng là một trong những thực phẩm được các mẹ truyền tai nhau rằng sẽ gây mất sữa. Vậy thực chất bà đẻ có được ăn măng không? Ăn măng có mất sữa không? MarryBaby sẽ giải đáp cho mẹ ngay sau đây nhé.

Bà đẻ có được ăn măng không?

Sau sinh bao lâu thì ăn được măng

Trước khi tìm hiểu ăn măng có mất sữa không và bà đẻ có được ăn măng không, bạn hãy cùng tìm hiểu măng có tác dụng gì nhé.

Măng (hay còn gọi là măng ta – cách gọi để phân biệt với măng tây) là món ăn dân dã, quen thuộc trong mâm cơm của nhiều gia đình. Măng có thể chế biến thành nhiều món ngon như măng xào tỏi, măng hầm cùng chân giò, măng om vịt, măng kho thịt ba rọi. Ăn măng có tốt không? Măng có các loại như măng tươi, măng khô, măng ngâm chua, với nhiều thành phần dinh dưỡng như:

– Măng tươi có đến 91% là nước, phần còn lại là các chất thiết yếu cho sức khỏe như vitamin, canxi, protein, sắt, kali. Đặc biệt các dưỡng chất selen, kali, carbohydrate có trong măng giúp hạn chế các bệnh về tim mạch.

– Măng có hàm lượng chất xơ cao (2,56%) và lượng đường rất thấp nên tốt cho đường ruột, hệ tiêu hóa, giúp đào thải cholesterol xấu ra ngoài cơ thể và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

– Măng được biết đến là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng viêm, giảm đau, loại bỏ các tế bào gốc tự do, từ đó có tác dụng trong việc phòng tránh ung thư.

Với nhiều tác dụng như vậy, bạn nghĩ ăn măng có mất sữa không? Đừng vội đưa ra kết luận, bạn cứ bình tĩnh đọc phần tiếp theo nhé.

Dù ăn măng đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể nhưng không phải ai cũng có thể ăn được món này. Bà đẻ có được ăn măng không? Câu trả lời là không, mẹ nhé. Nguyên nhân là do trong măng chứa hàm lượng chất cyanide rất cao. Chất này khi hấp thụ vào cơ thể, kết hợp với các enzyme sẽ biến đổi thành acid cyanhydric – là một chất độc tố, có nguy cơ gây ngộ độc nếu ăn nhiều.

Theo nghiên cứu, chất độc tố phát sinh khi ăn 1kg măng đủ để gây tử vong cho 2 trẻ nhỏ. Mặc dù độc tố này dễ hòa tan vào nước và bay hơi lúc được đun sôi, nhưng vẫn sẽ còn phần nào đó sót lại. Cơ thể mẹ sau sinh rất yếu ớt và nhạy cảm. Vì vậy, để không xảy ra trường hợp nào đáng tiếc, mẹ nên kiêng ăn măng (bao gồm măng tươi, măng khô, măng ngâm chua) trong thời gian sau khi sinh nhé.

Cho con bú ăn măng được không? Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bỉm không nên ăn măng dù tươi hay khô. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Giá trị dinh dưỡng của măng
  • Cho con bú ăn măng được không? Ăn măng có mất sữa không?
  • Lỡ ăn măng bị mất sữa thì phải làm sao?
  • Những món ăn giúp mẹ gọi sữa trở lại

Giá trị dinh dưỡng của măng

Măng là thức ăn rất sẵn ở miền núi nhất là ở những nơi có rừng tre, nứa, bương, trúc… Giá trị dinh dưỡng của măng tươi cũng tương tự như rau tươi. Trong măng ngoài 91% là nước có đủ các chất protid, glucid, vitamin và khoáng chất.

Đặc biệt là hàm lượng kali trong măng khá cao. Theo ước tính, cứ 100g măng chứa khoảng 533mg kali. Những thực phẩm chứa tối thiểu 400mg kali/100g đã có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ. Vì thế măng cũng rất tốt trong việc giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.

Sau sinh bao lâu thì ăn được măng

Măng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và khả năng chống oxy hóa tốt (Ảnh: istockphoto)

Măng tươi có nhiều chất xơ hơn rau. Hàm lượng chất xơ trong măng lên đến 2,56%, giúp giảm nguy cơ ung thư. Nhất là các bệnh ung thư liên quan đến hệ tiêu hóa. Măng càng già tỉ lệ chất xơ càng cao tuy nhiên cứng và khó tiêu hơn.

Trong măng tươi còn chứa chất phytosterol chống sự oxy hóa, có tác dụng giảm viêm. Măng còn có chứa ít chất béo và đường. Do đó ăn măng sẽ không phải lo lắng vấn đề cân nặng hoặc nguy cơ tiểu đường. Trong măng khô, tỷ lệ các chất dinh dưỡng cao hơn hẳn măng tươi.

Bạn có thể chưa biết:

Bà đẻ ăn măng có mất sữa không và cách khắc phục để sữa về ào ào cho con

Mẹ cho con bú ăn măng được không?

Măng là một món ăn tương đối dễ sử dụng có chứa nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ sau sinh nên hạn chế ăn măng nhất có thể và tốt nhất là không nên ăn măng dù là măng khô hay măng tươi. Vì măng sẽ gây ra những cơn đau nhức vùng ngực và có thể làm cho sữa có mùi khó chịu khiến trẻ bỏ bú. Nếu mẹ tiết nhiều sữa nhưng trẻ không bú sẽ khiến vùng ngực bị căng tức và ảnh hưởng lớn đến các nang vận chuyển sữa bên trong ngực.

Sau sinh bao lâu thì ăn được măng

Măng là loại thực phẩm không được dành cho mẹ sau sinh (Ảnh: istockphoto)

Ngoài ra, mùi hăng của măng cũng làm sữa mẹ có mùi khó chịu khiến trẻ không muốn bú. Khi sữa tiết ra nhiều mà trẻ không bú, vú của người mẹ sẽ bị căng tức. Điều này có ảnh hưởng bất lợi đến các nang sữa. Khi quy trình tiết sữa, bé bú bị rối loạn, mẹ sữa dễ bị tắc sữa hoặc mất sữa.

Lỡ ăn măng bị mất sữa thì phải làm sao?

Ăn măng có làm mất sữa không? Trong quá trình cho con bú, mẹ có thể rơi vào tình trạng mất sữa. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mất sữa, trong đó có cả việc ăn măng. Nếu mẹ xác định được nguyên nhân mất sữa do măng thì cần dừng lại ngay.

Tiếp đó, bạn hãy đưa vào thực đơn những món lợi sữa như rau ngót, đậu xanh, thịt nạc… Bên cạnh đó, mẹ cũng nên uống các loại nước lợi sữa như lá đinh lăng, lá vối, lá mít… Những thực phẩm trên sẽ giúp mẹ tiết tạo sữa trở lại.

Song song việc thay đổi chế độ ăn, mẹ nên kết hợp massage ngực. Đồng thời thường xuyên cho con bú để kích thích tuyến sữa hoạt động. Nếu vẫn không cải thiện được tình hình, mẹ sữa nên đi khám để tránh bị tắc sữa vĩnh viễn.

Bạn có thể chưa biết:

Cách gọi sữa về nhiều cực đơn giản, mẹ không nên bỏ qua!

Những món ăn giúp mẹ gọi sữa trở lại

Mẹ đã biết cho con bú ăn măng chua được không, thay vì măng, bạn có thể sử dụng các thực phẩm tốt thay thế sau. Chúng không chỉ bổ dưỡng mà còn có tác dụng gọi sữa về rất tốt.

Cháo đậu xanh nấu thịt nạc

Thịt lợn nạc chứa nhiều protein cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Đậu xanh giúp tuyến vú phát triển và lợi sữa sau sinh. Vì thế cháo đậu xanh nấu thịt nạc là món ăn lợi sữa rất tốt cho mẹ và bé.

Cách nấu: Đậu xanh để cả vỏ, rửa sạch, ngâm với nước khoảng 4 giờ cho đậu mềm. 50 gr gạo tẻ và 50gr gạo nếp vo sạch cùng với đậu xanh. Sau đó mẹ cho vào nồi ninh lửa nhỏ cho tới khi chín mềm.

Thịt nạc mẹ cần rửa với nước muối, bằm nhỏ. Sau đó mẹ ướp thịt với chút hạt nêm, bột canh, hành khô trong 15 phút. Bắc chảo với ít dầu lên bếp, phi hành khô băm nhỏ rồi cho thịt băm vào xào săn lại. Khi cháo đã chín mềm, cho thịt băm vào nồi đun thêm khoảng 3 phút. Mẹ sữa có thể rắc chút hành lá thái nhỏ lên trên.

Sau sinh bao lâu thì ăn được măng

Cháo đậu xanh nấu thịt nạc (Ảnh: istockphoto)

Canh rau ngót nấu thịt bò

Rau ngót rất giàu sắt giúp tốt cho máu của người mẹ. Rau ngót cũng là loại rau lợi sữa.

Cách nấu: Sau khi rửa và cắt thịt bò thành miếng vừa ăn, mẹ ướp với ít hạt tiêu, gừng tỏi. Sau đó, mẹ xào thịt bò trên chảo dầu nóng với thật ít bột nêm cho đến khi thịt chín.

Rau ngót đã lặt cũng được xào sơ với ít dầu ăn, nêm thêm bột canh, bột nêm. Sau đó, đổ vào một lượng nước vừa phải, đun lửa vừa. Khi rau ngót sôi được 5 phút thì mẹ hãy cho thịt bò vào. Canh sôi lại thì mẹ nhắc xuống và có thể nêm nếm một lần nữa cho vừa miệng.

Tạm kết

Măng là một thực phẩm được người dân Việt Nam rất ưa thích. Nhất là khi có cỗ và dịp lễ Tết, măng thường xuất hiện trên mâm cơm gia đình. Nhưng có ưa thích đến mấy thì các mẹ sữa cũng không nên ăn măng nhé vì những tác hại có thể gây nên của nó là không hề nhỏ. Dù là măng tươi, măng khô hay măng chua (trừ măng tây) thì phụ nữ sau sinh cũng nên hạn chế vì loại thực phẩm này dù không trực tiếp làm mất sữa nhưng cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. 

Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, các mẹ nên kiêng cữ cẩn thận và tìm hiểu về các món mình sắp ăn để đảm bảo không đem lại nguy cơ nào cho sức khỏe cả 2 mẹ con. Nếu là tín đồ của các món măng thì mẹ cũng nên hạn chế để không ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ và sức khỏe của bé.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!