Quyết định về chế độ với nhân viên nấu ăn trong trường mầm non công lập số 07/2015/qđ-ubnd

Số văn bản 07
Kí hiệu văn bản 2015/QĐ-UBND
Ngày ban hành 09/04/2015
Ngày có hiệu lực Từ ngày:  19/04/2015      
Người kí NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
Trích yếu Quyết định số 07/2015/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội về việc quy định chế độ đối với lao động hợp đồng làm nhân viên nấu ăn trong các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cơ quan UBND Thành phố Hà Nội
Thể loại Quyết định
Lĩnh vực văn bản Văn hoá-Giáo dục
Tình trạng văn bản Còn hiệu lực
Tệp tin đính kèm

QDPQ_07_2015.pdf

Văn bản mới đăng
Văn bản đã đăng

  • File đính kèm

Ngày ban hành:

12/03/2021

Trạng thái:

Đã có hiệu lực

  • File đính kèm

Ngày ban hành:

09/02/2021

Trạng thái:

Đã có hiệu lực

  • File đính kèm

Ngày ban hành:

02/12/2020

Trạng thái:

Đã có hiệu lực

  • File đính kèm

Ngày ban hành:

26/09/2020

Trạng thái:

Đã có hiệu lực

  • File đính kèm

Ngày ban hành:

05/11/2019

Trạng thái:

Đã có hiệu lực

  • File đính kèm

Ngày ban hành:

16/03/2015

Trạng thái:

Đã có hiệu lực

  • File đính kèm

Ngày ban hành:

25/10/2011

Trạng thái:

Đã có hiệu lực

  • File đính kèm

Ngày ban hành:

23/03/2021

Trạng thái:

Đã có hiệu lực

  • File đính kèm

Ngày ban hành:

14/12/2020

Trạng thái:

Đã có hiệu lực

Ngày ban hành:

25/09/2020

Trạng thái:

Đã có hiệu lực

  • File đính kèm

Ngày ban hành:

18/09/2020

Trạng thái:

Đã có hiệu lực

  • File đính kèm

Ngày ban hành:

10/09/2020

Trạng thái:

Đã có hiệu lực

Văn hóa - Giáo dục

Chế độ BHXH cho lao động nấu ăn tại trường mầm non công lập

Người lao động mong mỏi chờ quyền lợi

TIN LIÊN QUAN
  • Hơn 300 em học sinh được tặng mũ bảo hiểm mới trong ngày khai giảng
  • Hướng dẫn bảo hiểm y tế với thân nhân chiến sĩ CAND

(Congannghean.vn)-Đội ngũ lao động làm nhiệm vụ nấu ăn (hay thường gọi là nhân viên cấp dưỡng) - một trong những nhiệm vụ quan trọng ở bậc học Mầm non. Thế nhưng, các chế độ đảm bảo quyền lợi cho những người trực tiếp làm công tác này lại chưa được quan tâm đúng mức. Đơn cử, hiện lao động làm nhiệm vụ nấu ăn tại các trường mầm non công lập trên địa bản tỉnh vẫn chưa được hỗ trợ đóng BHXH theo quy định.

Nguyện vọng được hỗ trợ tham gia BHXH của các lao động nấu ăn

Luật BHXH số 58/2014/QH13, trong đó Khoản 1: Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, thuộc Điều 2 quy định: Người lao động có hợp đồng lao động từ 1 - 3 tháng được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 1/1/2018). Theo đó, lao động nấu ăn tại các cơ sở mầm non là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, hiện nay, tại Nghệ An, đội ngũ làm nhiệm vụ nấu ăn chưa được quan tâm đúng mức, chưa được đảm bảo các chế độ như hỗ trợ tham gia BHXH, dẫn tới tình trạng những người làm việc này không yên tâm, gắn bó với nghề. Thực tế cho thấy, với mức lương thấp nên nhiều trường mầm non công lập không thu hút, giữ chân được những lao động nấu ăn có chuyên môn gắn bó với nghề. Một số lao động nấu ăn có bằng cấp vào làm thời gian ngắn thấy thu nhập thấp đã xin nghỉ. Từ đó, làm ảnh hưởng đến các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường.

Đảm bảo các chế độ theo quy định cho các lao động làm nhiệm vụ nấu ăn, để những người làm công việc này yên tâm, gắn bó với nghề

Được biết, mức lương hiện các trường đang trả cho nhân viên hợp đồng vị trí nấu ăn trong các trường mầm non công lập hiện từ 1.900.000 đồng - 3.000.000 đồng. Người nấu ăn chủ yếu là lao động hợp đồng, thuê khoán thường là hợp đồng thời vụ trong 9 tháng của năm học, trừ 3 tháng nghỉ hè nên ngoài khoản tiền lương được trả thì không có chế độ gì khác và hầu hết không được tham gia đóng BHXH, BHYT. Một số người tham gia đóng bảo hiểm tự nguyện thì không được hưởng các chế độ nghỉ thai sản, ốm đau như người được đóng bảo hiểm bắt buộc.

Chị Nguyễn Thị Mai Phương, lao động nấu ăn tại một trường mầm non trên địa bàn TP Vinh chia sẻ: Chị được ký hợp đồng với vị trí nấu ăn tại trường từ năm 2014 đến nay. Năm học 2019 - 2020, chị Phương được tăng lương lên 2.700.000 đồng/tháng, 3 tháng hè không được hưởng lương, không được nộp BHXH. Mỗi ngày, chị Phương cùng đồng nghiệp phải đến trường từ 6 giờ sáng để nhận thực phẩm. Sau đó, tiến hành sơ chế, nấu nướng để khoảng 10 giờ có bữa trưa cho trẻ và dọn dẹp, rửa ráy. Tranh thủ nghỉ ngơi buổi trưa rồi lại tất bật chuẩn bị bữa phụ buổi chiều. Trong chế biến thức ăn, chị Phương cùng đồng nghiệp phải luôn ý thức cao về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để trẻ ăn ngon miệng, đảm bảo sức khỏe.

Nguyên nhân khiến các trường mầm non công lập chưa thực hiện được việc hỗ trợ tham gia BHXH cho lao động nấu ăn là do đối tượng trên không được bố trí chỉ tiêu, biên chế. Theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ ngày 16/3/2015 Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thì không có vị trí việc làm đối với lao động nấu ăn. Vì thế, chưa có quy định đặc thù đối với vị trí này.

Trên thực tế hiện nay, các trường không được ký hợp đồng lao động mà chỉ thực hiện thoả thuận khoán việc rồi thu tiền của phụ huynh (tiền này được tính trong tiền ăn hàng tháng của trẻ) để trả tiền lương hàng tháng cho đội ngũ lao động nấu ăn. Nói cách khác, việc ký kết hợp đồng là thỏa thuận giữa lao động nấu ăn và phụ huynh, số tiền chi trả do cha mẹ học sinh đóng góp, ngân sách không có khoản nào quy định cho vị trí lao động nấu ăn.

Bên cạnh đó, Chỉ thị số 293/CT-UBND ngày 30/11/2017 của UBND tỉnh về công tác tổ chức bộ máy, biên chế, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị nêu rõ: BHXH không thu các loại bảo hiểm đối với lao động hợp đồng do thủ trưởng đơn vị hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp ký trong các đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công do ngân sách Nhà nước đảm bảo chi (trừ đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên và đối tượng quy định tại tiết b, tiết c, Điểm 5 văn vản này).

Theo số liệu thống kê số hợp đồng lao động nấu ăn, bảo vệ tại các trường mầm non công lập từ BHXH Nghệ An, trên địa bàn toàn tỉnh có 3.201 người, trong đó 2.627 người chưa đăng ký tham gia BHXH.

Tháo gỡ khó khăn

Trước tình hình đó, UBND tỉnhđã có Công văn 4618/UBND-VX về việc xử lý vướng mắc trong thực hiện chính sách BHXH cho người lao động, giao BHXH tỉnh chủ trì và phối hợp với Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ xử lý vấn đề vướng mắc trong việc thực hiện chính sách BHXH đối với lao động hợp đồng nấu ăn, bảo vệ tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh.

Trao đổi với phóng viên, ông Ngô Tất Tiềm, Phó Trưởng phòng Tổ chức biên chế và Tổ chức phi chính phủ, Sở Nội vụ cho biết: UBND tỉnh đã có Công văn số 1216/UBND-VX ngày 9/3/2015 giao Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh xem xét và giải quyết các nội dung liên quan đến thuê khoán người nấu ăn trong các trường mầm non công lập như: Định mức thu tiền nấu ăn, tiêu chuẩn, đối tượng hợp đồng lao động nấu ăn, chế độ chính sách cho người nấu ăn Sau khi Sở GD&ĐT tham mưu UBND tỉnh ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các nội dung liên quan đến thuê khoán người nấu ăn nêu trên, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, BHXH tỉnh và UBND cấp huyện sẽ cùng phối hợp với Sở GD&ĐT triển khai các văn bản của UBND tỉnh về thực hiện chính sách BHXH cho người lao động.

Hy vọng rằng, trong thời gian tới, với sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của các cơ quan chức năng liên quan, những lao động nấu ăn trong các trường mầm non công lập sẽ được đảm bảo đầy đủ các chế độ theo quy định. Như vậy, sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tốt nhất.

THU THỦY