Quyết định mức lương cho giám đốc công ty cổ phần

QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY ………….

V/v: Bổ nhiệm Giám đốc Công ty

Căn cứ vào Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần ……………;

Căn cứ vào Biên bản họp Hội đồng Quản trị Công ty …………………..;

Và căn cứ vào yêu cầu hoạt động kinh doanh.

Xét năng lực và phẩm chất Ông………;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay bổ nhiệm:

Họ và tên: ………………………….………..Giới tính:………………………..

Sinh ngày:………………..Dân tộc: Kinh         Quốc tịch: Việt Nam

CMND/Hộ chiếu số: ………do công an…….. cấp ngày:…………….

Địa chỉ thường trú:.………………………………………………………………..

Địa chỉ hiện tại:.………………………………………………………

Giữ chức vụ: Giám đốc

Điều 2. Quyền và nghĩa vụ:

Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty.

Và là người tổ chức điều hành hoạt động của Công ty theo quyết định của Hội đồng quản trị Công ty và theo luật hiện hành.

Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

  1. Giám đốc Công ty có các quyền sau:
  • Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
  • Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
  • Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
  • Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị
  • Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc
  • Tuyển dụng lao động
  • Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh
  • Ban hành quy chế quản lý nội bộ Công ty.
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty. Trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
  • Ký kết hợp đồng nhân danh Công ty.
  • Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức Công ty.
  • Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng thành viên.
  • Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh.
  1. Giám đốc có các nghĩa vụ sau đây:
  • Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán. Vì lợi ích chung hợp pháp của Công ty.
  • Không được lạm dụng địa vị và quyền hạn, sử dụng tài sản của Công ty để thu lợi riêng cho bản thân, cho người khác. Không được tiết lộ bí mật của Công ty, trừ trường hợp được Hội đồng quản trị chấp thuận.
  • Khi Công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả. Thì phải thông báo tình hình tài chính của Công ty cho tất cả Hội đồng quản trị Công ty và chủ nợ biết.
  • Không được tăng tiền lương, không được trả tiền thưởng cho công nhân viên của Công ty. Kể cả cho người quản lý.
  • Phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ do không thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm này. Kiến nghị biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính của Công ty.

Điều 3: Ông ……………… và những người liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 4: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chi tiết & Tải văn bản

Quyết định mức lương cho giám đốc công ty cổ phần
Loading...

Tải văn bản

Mẫu quyết định về việc tăng lương cho giám đốc là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc tăng lương cho giám đốc. Mẫu quyết định nêu rõ thông tin người được tăng lương... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu quyết định tại đây.

Nội dung cơ bản của mẫu quyết định về việc tăng lương cho giám đốc như sau:

CÔNG TY .............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ................

....................., ngày...... tháng...... năm........

QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC

TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY .............

- Căn cứ vào quyết định .............................................................................

- Theo đề nghị của Ông (Bà) Chủ tịch Hội đồng Lao động Tiền lương

QUYẾT ĐỊNH

Điều I: Nay nâng bậc lương đối với Ông (Bà) ..................., giữ chức vụ Giám Đốc công ty .............

Điều II: Mức lương mới là ................ đồng/tháng, kể từ ngày .... tháng .... năm.....

Điều III: Quyết định này có hệu lực kể từ ngày ký. Phòng tổ chức hành chính, Ông (Bà) có tên tại điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận:

- Như điều 3

- Lưu HC

TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY

Mẫu quyết định về việc tăng lương cho giám đốc

Quyết định mức lương cho giám đốc công ty cổ phần

Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định về trả cổ tức
  • 2. Quy định về tính tiền lương
  • 2.1 Khái niệm về tiền lương
  • 2.2Về nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương
  • 2.3 Tiền lương bao gồm những khoản nào?

Cậu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn Luật doanh nghiệp của công ty Luật Minh Khuê

Quyết định mức lương cho giám đốc công ty cổ phần

Luật sư tư vấn Luật doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Luật Minh Khuê, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật doanh nghiệp năm 2020

Bộ luật lao động năm 2019

Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật về điều kiện lao động và quan hệ lao động

Nội dung tư vấn:

1. Quy định về trả cổ tức

Việc trả cổ tức cho cổ đông công ty sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 135 Luật doanh nghiệp năm 2020, cụ thể như sau:

- Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi.

- Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
  • Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
  • Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

- Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật.

- Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng kýtrongsổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải bao gồm các nội dung sau đây:

  • Tên công ty và địa chỉ trụ sở chính của công ty;
  • Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân;
  • Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
  • Số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận;
  • Thời điểm và phương thức trả cổ tức;
  • Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty.

- Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty.

- Trường hợp chi trả cổ tức bằng cổ phần, công ty không phải làm thủ tục chào bán cổ phần theo quy định tại các điều 123, 124 và 125 của Luật này. Công ty phải đăng ký tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phần dùng để chi trả cổ tức trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức.

2. Quy định về tính tiền lương

2.1 Khái niệm về tiền lương

Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật lao động năm 2019 quy định cụ thể về tiền lương như sau:

"Điều 90. Tiền lương

1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau".

2.2Về nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương

Theo quy định tại Điều 93 Bộ luật lao động năm 2019 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lươngvà định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động. Trước đây Bộ luật lao động cũ quy định người sử dụng lao động phải làm thủ tục đăng ký thang lương, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xất kinh doanh của người sử dụng lao động đồng thời phải có trách nhiệm công khai tại nơi làm việc. Tuy nhiên kể từ thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2021 khi Bộ luật lao động năm 2019 bắt đầu có hiệu lực thi hành thì đã không còn yêu cầu người sử dụng lao động phải đăng ký thang lương, bẳng lương với cơ quan nhà nước nữa

* Về nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương

- Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổchức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.

- Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, pháttriểntài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

- Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:

  • Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mứclương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
  • Mứclương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
  • Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơnít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mứclương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

- Khi xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương phải bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đối với người lao động, đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương.

- Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.

- Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sởhữu khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện; đối với công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dõi, giám sát.

2.3 Tiền lương bao gồm những khoản nào?

Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Theo đó, tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:

- Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

- Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;
- Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

Như vậy, dựa vào những quy định pháp luật trên thì việc trả lương cho những chức vụ mà bạn nêu ra sẽdựa vào thang lương, bảng lương của công ty bạn và tuân thủ quy định của pháp luật lao động về tiền lương mà không dựa vao số cổ phần họ sở hữu.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật lao động.