Quy trình hướng dẫn xử lý sự cố tràn đổ

Quy trình xử lý sự cố tràn đổ hóa chất nguy hại

Quy trình xử lý sự cố tràn đổ hóa chất nguy hại

1. Bảo vệ sự cố tràn

Trước tiên, tạo một hàng rào xung quanh bên ngoài khu vực đổ tràn với phao quây hoặc gối. Điều này sẽ giữ cho sự cố giảm tràn lan và làm giảm tác động đối với môi trường và đồng nghiệp của bạn. Đặt phao quây hoặc gối một vài cm bên ngoài khu vực đổ tràn để ngăn ngừa sự cố tràn từ rào cản vượt qua..

Đối với sự đổ tràn trên mặt nước, sử dụng phao quây dầu để tạo hàng rào tránh sự cố tràn lan tràn rộng ảnh hưởng tới môi trường. Có thể sự dụng nhiều lớp để tạo thành hàng rào tùy thuộc vào địa hình, mức độ sự cố để tạo thành hàng rào hiệu quả

2. Ngăn chặn nguồn phát sinh

Sau khi sự đổ tràn bị hạn chế, tắt nguồn. Điều này có nghĩa là khi xảy ra sự cố tràn đổ hóa chất trên mặt sàn, trước hết phải ngăn chặn nguồn phát sinh [đóng van hay vòi, lật bình đổ lên…]. Ngừng nguồn sẽ làm giảm tác động tổng thể của vụ đổ tràn, cung cấp môi trường làm việc an toàn hơn cho người phản ứng và cho phép đáp ứng nhanh hơn, hiệu quả hơn.

3. Làm sạch hóa chất

Sử dụng chất thấm thích hợp để hấp thụ [ tấm thấm hóa chất, tấm thấm dầu, bột trung hòa…], gối hoặc vật liệu thấm lỏng trong bộ dụng cụ để làm sạch, làm việc từ bên ngoài vào bên trong vụ đổ tràn. Sử dụng tấm thấm hóa chất/dầu để thấm nhanh, che phủ tràn tối đa và để quét bất kỳ dư lượng nào có thể để lại trên bề mặt. Sử dụng gối để hút nhiều lượng chất lỏng.Bột thấm hút cung cấp khả năng hấp thụ số lượng lớn và rất tốt cho việc loại bỏ chất tràn đổ vào các vết nứt và các khe hở trên bề mặt gồ ghề.

Đôi với việc sử dụng bột hấp thu :

  • Rắc bột thấm hút trong bao lên trên bề mặt của vùng dung dịch loang. Cần rắc thấp để tránh sinh bụi và hao phí.
  • Sau một vài phút, bột sẽ thấm hút và kết bao dung dịch tràn hay trung hoà đối với axit.
  • Dùng chổi cứng đảo qua đảo lại cho đến khi mặt sàn khô và sạch. Thông thường 1 kg chất thấm hút được 2-4 kg dầu. Nếu mặt sàn vẫn còn dấu vết của dầu thì có nghĩa là chất thấm hút dầu quá mức bão hòa. Cần bổ sung thêm chất thấm hút.

4. Xử lí chất hấp thu được sử dụng

Thu gom chất thải rắn [bột thấm hút ngấm dung dịch tràn] bằng xẻng và tiêu hủy theo qui định của Cơ quan bảo vệ môi trường địa phương. Tùy theo loại hóa chất được thấm hút mà áp dụng cách xử lý chất thải phù hợp. Chú ý dán nhãn vào thùng chứa chất thải nguy hại sau khi  thu gom.

Trên đây là một số giải pháp xử lý giải quyết sự cố liên quan đến tràn đổ hóa chất . Hi vọng với những thông tin trên phần nào giúp quý vị hình dung , định hình ra các công đoạn xử lý sự cố đầy nguy hiểm này.

TRUNG TÂM ỨNG PHÓ SỰ CỐ AN TOÀN MÔI TRƯỜNG

Số 05B Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

0903 01 01 40 [Ms.Trâm] – 0938 040 020 [Ms.Chi]

Sự cố liên quan đến hóa chất như tràn, đổ, rò rỉ có thể gây cháy, nổ, phát tán chất độc… luôn thường trực và có nguy cơ xảy ra bất cứ lúc nào gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân, nền kinh tế, tài sản và môi trường xung quanh. Do đó, cần tổ chức công tác xử lý kịp thời, đúng quy trình mới đem lại hiệu quả cao.

Theo thống kê của Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, tính đến năm 2020 tại Việt Nam có 2750 cơ sở hóa chất thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong có có 2139 cơ sở có nguy cơ về cháy nổ, sự cố. Hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất phân bố chủ yếu ở 12 ngành hóa chất khác nhau; có khoảng 100.000 chất đang được sử dụng phổ biến trong quá trình sản xuất ở các doanh nghiệp; có khoảng 8.000 hóa chất thương phẩm thuộc loại độc hại và mỗi năm có thêm khoảng 1.000 hóa chất mới được ra đời.

Đặc tính của hóa chất chủ yếu mang tính cháy nổ, kích ứng, độc và ăn mòn. Do đó, hoạt động của các cơ sở liên quan tới hóa chất luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, sự cố hóa chất có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào và khi xảy ra, sự cố hóa chất luôn tiềm ẩn khả năng phát triển thành sự cố ở quy mô lớn, có tác động trên phạm vi rộng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân, nền kinh tế, tài sản và môi trường xung quanh ở cấp cục bộ hoặc lâu dài, thậm chí nghiêm trọng hơn có thể trở thành sự cố môi trường hoặc thảm họa môi trường.

Đối với các hóa chất có khả năng bay hơi, khi xảy ra các sự cố tràn, đổ, rò rỉ hóa chất sẽ bay hơi hoặc tràn, chảy các chất này ra môi trường, gây ô nhiễm và tác động đến hệ sinh thái, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của con người. Sự lan truyền các hóa chất gây nguy hại nhanh nhất qua môi trường không khí, do bản chất ở dạng khí hoặc dễ bay hơi ngay nhiệt độ thường như Clo, brom, thủy ngân, digoxin, axit nitric, phosgen, amoniac… đặc biệt là các các chất dùng trong ngành bảo vệ thực vật. Chúng sẽ gây tác hại nhanh và rộng đến cả người và sinh vật, có tính sát thương cao.

Đối với các hóa chất lỏng, khi đổ, tràn, rò rỉ quá trình phát tán vào môi trường chậm hơn chất khí. Tuy nhiên theo dòng chảy các chất độc hại có thể xâm nhập vào các cơ sở khác gây cháy lan hoặc gây độc cho thủy hải sản hoặc tồn lưu vào trầm tích đáy sông, hồ và xâm nhập vào các chuỗi thức ăn cung cấp cho con người, gia súc, gia cầm.

Đối với các sự cố hóa chất, tính nguy hiểm tăng cao khi xảy ra cháy, bởi nhiệt độ tăng sẽ làm cho nhiều chất độc từ thể lỏng dễ bay hơi gây cháy lan, gây nổ như axeton, xianhidric, nicotin … Mặt khác một số chất có thể phân hủy tạo ra oxy như H2O2, NH4NO3, KMnO4 làm đám cháy trầm trọng hơn…

Từ thực tế công tác cứu nạn, cứu hộ và qua báo cáo rút kinh nghiệm cứu chữa các vụ cháy hóa chất cho thấy công tác cứu nạn, cứu hộ trong các vụ cháy này gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp: thời gian chữa cháy dài; phải huy động nhiều lực lượng, phương tiện; chính vì đó để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sự cố tràn, đổ, rò rỉ hóa chất gây ra…thì lực lượng Phòng cháy, chữa cháy cơ sở các cơ sở có sử dụng hóa chất phải biết được cách xử lý ngay giai đoạn ban đầu.

Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Phòng cháy, chữa cháy cơ sở trong phạm vị quản lý của mình, khi xử lý sự cố tràn, đổ, rò rỉ hóa chất, tác giả xây dựng quy trình xử lý tràn, đổ, rò rỉ hóa chất [hình 1] như sau:

Tiếp nhận và xử lý thông tin báo sự cố: Người phát hiện ra sự cố tràn, đổ, rò rỉ hóa chất ngay lập tức thông báo với Trưởng Bộ phận, Đội PCCC&CNCH cơ sở, người đứng đầu cơ sở, nhân viên đang làm việc xung quanh khu vực hóa chất tràn đổ, rò rỉ. Khi tiếp nhận thông tin báo sự cố tràn, đổ, rò rỉ hóa chất Đội PCCC&CNCH cơ sở tập trung lực lượng, đến ngay hiện trường sự cố.

Đánh giá tình hình: Ngay thời điểm tới hiện trường nơi xảy ra sự cố, lực lượng cơ sở đánh giá khả năng có thể khống chế được tình huống trong nội bộ cơ sở hay không. Nếu sự cố vượt quá khả năng của lực lượng cơ sở thì báo ngay cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp hỗ trợ; Nếu có, lực lượng cơ sở triển khai phương án ứng phó sự cố xử lý sự cố, sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân thích hợp và xử lý theo quy trình dưới đây ngay tại hiện trường sự cố;

Chọn thiết bị bảo hộ cá nhân: Chọn thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp để xử lý với sự cố hoá chất. Nếu không chắc chắn về những mối nguy hiểm và vật liệu chưa được biết, hãy giả sử điều tồi tệ nhất và sử dụng mức độ bảo vệ cao nhất [hình 2].

Triển khai xử lý sự cố tại hiện trường: Sau khi nhận được thông tin báo sự cố tràn, đổ, rò rỉ hóa chất lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở phải đánh giá nhanh tình huống sự cố và triển khai ngay lực lượng, phương tiện tiến hành xử lý tình huống một cách nhanh chóng, kịp thời với hai nhiệm vụ đồng thời: trinh sát và khoanh vùng sự cố.

Trinh sát sự cố: Đồng thời với thực hiện nhiệm trinh sát đủ số lượng, thành phần: mỗi nhóm phải có từ 03 người trở lên, trong đó có một thành viên là cán bộ kỹ thuật; Quá trình trinh sát sử dụng các phương pháp: quan sát, phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu, trinh sát trực tiếp tại hiện trường… Từ đó làm rõ: có hay không người bị nạn bị mắc kẹt trong cơ sở, loại và số lượng hóa chất tràn, đổ, rò rỉ, sự ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh.

Khoanh vùng sự cố: Tùy thuộc vào tình hình, diễn biến của sự cố mà mà tổ chức phân chia thành 2 hoặc 3 vùng hoạt động nhằm phân chia rõ ràng ranh giới của khu vực rò rỉ và bị nhiễm độc với các khu vực khác, hạn chế hóa chất độc hại hại lan tỏa và ảnh hưởng tới khu vực xung quanh, ảnh hưởng tới môi trường.

Cứu người bị nạn: Đối với sự cố hóa chất cần xác định rõ người bị nạn là 2 đối tượng: người dân xung quanh khu vực xảy ra cháy, nổ và người làm việc còn mắc kẹt trong cơ sở xảy ra cháy, nổ đó. Do vậy, lực lượng Phòng cháy chữa cháy cơ sở cần thực hiện: Sơ tán đối với cán bộ công nhân viên làm việc tại cơ sở có thể tự mình thoát ra ngoài và thông báo dân cư sống xung quanh cơ sơ xảy ra sự cố tràn, đổ, rò rỉ hóa chất; tổ chức tìm kiếm và cứu người bị nạn còn mắc kẹt trong cơ sở; sơ cứu cho người bị nạn bị nhiễm độc, bị hoá chất bám, dính trên người; bàn giao người bị nạn cho lực lượng y tế.

Bảo vệ sự cố tràn, đổ tiếp diễn: Song song với hoạt động cứu người bị nạn, lực lượng Phòng cháy chữa cháy cơ sở phải tiến hành ngăn ngừa sự cố tràn, đổ, rò rỉ tiếp diễn. Trước tiên, tạo một hàng rào xung quanh bên ngoài khu vực đổ tràn với phao quây hoặc gối. Điều này sẽ giữ cho sự cố giảm tràn lan và làm giảm tác động đối với môi trường và lực lượng cứu nạn, cứu hộ. Đối với sự đổ tràn trên mặt nước, sử dụng phao quây dầu để tạo hàng rào tránh sự cố tràn lan, tràn rộng ảnh hưởng tới môi trường. Sau đó, hạn chế hóa chất lan tràn rộng hơn bằng cách kiểm soát nó ngay tại nguồn phát sinh. Điều này có thể làm bằng cách đóng các van, đóng kín xi-téc, sử dụng phượng tiện bịt- vá chuyên dụng…

Nếu hóa chất có tính ăn mòn thì cần thiết sử dụng hóa chất để trung hòa làm mất tính độc của nó;

Nếu hóa chất dễ cháy cần thiết ngắt hoặc hạn chế nguồn nhiệt ra khỏi khu vực sự cố, khu trú hoặc thu hồi hóa chất vào thùng chứa.

Làm sạch khu vực tràn, đổ, rò rỉ: Khi hóa chất đã được bảo quản an toàn hoặc trung hòa, vùng bị hóa chất tràn, đổ, rò, rỉ ra phải được lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở khử độc và làm sạch. Sử dụng chất thấm thích hợp để hấp thụ [tấm thấm hóa chất, tấm thấm dầu, bột trung hòa…], gối hoặc vật liệu thấm lỏng trong bộ dụng cụ để làm sạch, làm việc từ bên ngoài vào bên trong khu vực sự cố. Sử dụng tấm thấm hóa chất/dầu để thấm nhanh, che phủ tràn tối đa và để quét bất kỳ dư lượng nào có thể để lại trên bề mặt. Sử dụng gối để hút nhiều lượng chất lỏng. Bột thấm hút cung cấp khả năng hấp thụ số lượng lớn và rất tốt cho việc loại bỏ chất tràn đổ vào các vết nứt và các khe hở trên bề mặt gồ ghề [hình 3].

Dán nhãn niêm phong lên thùng chứa: Khi hóa chất đã được bảo quản an toàn trong các thùng chứa, lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở cần kết hợp với các lực lượng chức năng để dán nhãn niêm phong lên thùng chứa để bàn giao cho cơ quan quản lý môi trường tiếp nhận.

Khử nhiễm cho lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở: Khi hoàn thành xong nhiệm vụ, lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở phải được tẩy rửa, làm sạch theo đúng quy trình bằng dung dịch trung hòa hay bằng nước sạch [hình 4].

Kết thúc hoạt động xử lý sự cố hóa chất khi tràn, đổ, rò rỉ: Tiến hành kiếm tra lại hiện trường thu hồi phương tiện thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Phân công thành viên tham gia phối hợp bảo vệ, khám nghiệm hiện trường và điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố; Lập biên bản toàn bộ sự việc, tố chức họp rút kinh nghiệm sự cố; Báo cáo kết quả tố cứu nạn, cứu hộ cho chỉ huy cấp trên trực tiếp quản lý và lưu hồ sơ biên bản sự việc.

Xử lý sự cố tràn đổ, rò rỉ hóa chất là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng con người, tài sản và môi trường. Ngoài việc phải luôn rèn luyện sức khỏe, tâm lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thì lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở phải nắm rõ quy trình xử lý sự cố khi tràn đổ, rò rỉ hóa chất. Do đó, ngay từ khi nhận tin báo về sự cố đến khi khắc phục, xử lý xong sự cố, bàn giao cho các cơ quan quản lý lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở cần thực hiện đúng quy trình nêu trên./.

Văn Anh – Thanh Tùng [Khoa Chữa cháy]

Chủ Đề