Quy trình chế biến món ăn Công nghệ 6

Giải bài tập Công nghệ 6 Bài 7: Chế biến thực phẩm sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 6 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 33→38.

Giải bài tập SGK Công nghệ 6 bài 7 giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức về nguyên tắc, vai trò, ý nghĩa của chế biến thực phẩm. Đồng thời có thêm tài liệu tham khảo so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Công nghệ 6, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Công nghệ 6 Bài 7: Chế biến thực phẩm

Em hãy cho biết hình 7.1 thể hiện vai trò, ý nghĩa nào của chế biến thực phẩm?

Trả lời:

Hình 7.1 thể hiện vai trò, ý nghĩa của chế biến thực phẩm là:

- Tăng khả năng hấp thu, tiêu hoá chất dinh dưỡng cho người sử dụng.

- Đa dạng hoá các sản phẩm.

Luyện tập trang 33

Em hãy kể tên các món ăn chế biến từ hạt đậu nành.

Trả lời:

Các món ăn chế biến từ hạt đậu nành là: nước đậu, sữa đậu nành lá dứa, thạch đậu nành, giá đậu nành, đậu tương, đậu nành xào nấm...

II. Một số phương pháp chế biến thực phẩm nổi tiếng

Luyện tập trang 35 

Em hãy nêu ưu nhược điểm của phương pháp phơi sấy?

Trả lời

Ưu nhược điểm của phương pháp phơi sấy là:

- Sấy khô thực phẩm bằng cách phơi khô tự nhiên

  • Ưu điểm là tiết kiệm chi phí và hầu như nơi nào cũng có thể sấy được.
  • Nhược điểm: phụ thuộc nhiều vào thời tiết và một số loại thực phẩm cần sấy chín không sử dụng được phương pháp này.

- Sấy khô thực phẩm bằng cách sấy nhiệt thủ công

  • Ưu điểm: phương pháp này có ưu điểm là thời gian sấy khô nhanh hơn so với phơi nắng và có thể chủ động thực hiện được bất kể ngày đêm.
  • Nhược điểm: tốn chi phí nhiều hơn phương pháp phơi nắng và khó sấy khô được với số lượng lớn vì cần nhiều nhân công trong quá trình sấy.

- Sấy khô thực phẩm bằng máy sấy

  • Ưu điểm: thời gian sấy nhanh, sấy được mọi lúc và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, sử dụng máy sấy chuyên dụng mọi quy trình sấy được tự động hóa nên cần ít nhân công trong quá trình vận hành.
  • Nhược điểm: tốn chi phí đầu tư máy sấy và điện năng trong quá trình sấy. Một nhược điểm khá đáng nói của phương pháp sấy bằng máy sấy đó là khi mất điện thì sẽ không thể sấy được. Cho dù chạy máy phát điện thường cũng không được vì công suất tiêu thụ của máy sấy tương đối lớn.

Khi chế biến món thịt luộc em phải làm gì để đảm bảo nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm?

Trả lời:

Khi chế biến món thịt luộc để đảm bảo nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm, em sẽ làm:

  • Giữ vệ sinh, dụng cụ chế biến thịt luôn sạch sẽ
  • Chọn thịt tươi
  • Cần bảo quản thực sống tươi sống đúng cách, đúng nơi quy định, hoặc sử dụng các biện pháp để vi khuẩn, sau bọ không xâm nhập vào dể gây hư hỏng.
  • Chế biến thịt ở nhiệt độ phù hợp
  • Kiểm tra kỹ hạn sử dụng của những loại thực phẩm đóng gói
  • Sử dụng các giác quan của mình để kiểm tra chất lượng thịt

III. Các nguyên tắc chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh

Vận dụng trang 35

Khi chế biến món thịt luộc em phải làm gì để đảm bảo nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm?

Trả lời:

Khi chế biến món thịt luộc để đảm bảo nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm, em sẽ làm:

  • Giữ vệ sinh, dụng cụ chế biến thịt luôn sạch sẽ
  • Chọn thịt tươi
  • Cần bảo quản thực sống tươi sống đúng cách, đúng nơi quy định, hoặc sử dụng các biện pháp để vi khuẩn, sâu bọ không xâm nhập vào dễ gây hư hỏng.
  • Chế biến thịt ở nhiệt độ phù hợp
  • Kiểm tra kỹ hạn sử dụng của những loại thực phẩm đóng gói
  • Sử dụng các giác quan của mình để kiểm tra chất lượng thịt

IV. Thực hành chế biến thực phẩm - món rau trộn

Câu hỏi 1 trang 38 

Khi chế biến món rau trộn, em cần phải đeo bao tay nilon khi thực hiện những công việc nào? Vì sao?

Trả lời 

Khi chế biến món rau trộn, em cần phải đeo bao tay nilon khi thực hiện những công việc trộn rau để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh vi khuẩn.

Trong các bước của quy trình chế biến món rau trộn, bước nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời:

Trong các bước của quy trình chế biến món rau trộn, bước sơ chế nguyên liệu và tạo hình là quan trọng nhất. Đây là bước giúp cho đảm bảo thực phẩm được rửa sạch hoàn toàn các bụi, đất, cát, chất bám. Giảm bớt các yếu tố vi khuẩn, các loại thuốc kích thích [nếu có] bám trên rau củ quả. Giúp cắt, thái thực phẩm rau củ quả đúng kích thước, tiêu chuẩn, hình dáng bắt mắt trước khi đưa vào quy trình chế biến.

Giáo án Công nghệ 6 bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn [Tiết 3]

Giáo án điện tử môn Công nghệ lớp 6

7 990

Tải về Bài viết đã được lưu

Giáo án Công nghệ 6 bài 22

Để giúp thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và công sức cho việc soạn giáo án điện tử lớp 6, Thư viện Giáo án - Bài giảng VnDoc.com xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn [Tiết 3] để làm tài liệu tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Công nghệ 6 hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

Giáo án Công nghệ 6 bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn [Tiết 2]

Giáo án Công nghệ 6 bài 23: Thực hành: Xây dựng thực đơn [Tiết 1]

BÀI 22: QUY TRÌNH TỔ CHỨC BỮA ĂN [Tiết 3]

I. MỤC TIÊU: Thông qua tiết học này HS phải

1. Kiến thức: Nêu được cách chế biến món ăn, cách bày bàn và thu dọn sau khi ăn.

2. Kĩ năng: Vận dụng vào thực hiện chế biến và phục vụ bữa ăn tại gia đình.

3. Thái độ: Yêu thích các công việc chế biến và trình bày món ăn lịch sự đẹp mắt góp phần làm đẹp môi trường nơi ăn uống

4. Tích hợp bảo vệ môi trường: Giữ vệ sinh bảo vệ môi trường nơi ăn uống

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: [1 phút]

- Kiểm tra sĩ số lớp học

Lớp 6A1………………………………………………............

Lớp 6A2 ………………………………………………………

Lớp 6A3……………………………………………….............

2. Kiểm tra bài cũ: [4 phút]

- Khi lựa chọn thực phẩm cho thực đơn thường ngày cần chú ý gì?

3. Bài mới: [35 phút]

a. Giới thiệu bài: [1 phút] Có thực phẩm tươi ngon, nhưng phải biết chế biến đúng kĩ thuật mới tạo ra những món ăn đặc sắc, hấp dẫn và đảm bảo đủ chất bổ dưỡng

b. Các hoạt động dạy và học: [34 phút]

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách chế biến các món ăn. [20 phút]

? Muốn chế biến món ăn phải qua các khâu nào?

? Sơ chế thực phẩm là gì? Gồm những công việc gì?

- Nhưng tuỳ loại thực phẩm, cách sơ chế khác nhau.

? Mục đích của việc chế biến là gì?

? Thực phẩm qua chế biến sẽ thay đổi trạng thái, hương vị, màu sắc?

? Có mấy phương pháp chế biến món ăn?

? Tại sao phải trình bày món ăn?

? Món ăn cần phải trình bày như thế nào?

- Gồm 3 khâu chính:

+ sơ chế thực phẩm

+ chế biến món ăn

+ trình bày món ăn

- Loại bỏ phần không ăn được, cắt thái, tẩm ướp gia vị.

- HS chú ý nghe giảng

- Làm cho thực phẩm chín dễ hấp thu, dễ tiêu hoá.

- Hs lắng nghe

- Phương pháp chế biến món ăn có sử dụng nhiệt; không sử dụng nhiệt

- Để tạo vẻ đẹp cho món ăn, tăng giá trị mĩ thuật của bữa ăn: hấp dẫn, kích thích ăn ngon miệng.

- Có tính thẩm mĩ, sáng tạo, kết hợp các mẫu rau, củ, quả tỉa hoa để trang trí.

III. Chế biến món ăn:

1. Sơ chế thực phẩm

- Là khâu chuẩn bị thực phẩm trước khi chế biến

2. Chế biến món ăn

- Là làm cho thực phẩm chín, dễ hấp thụ vì qua chế biến thực phẩm đã thay đổi về trạng thái, hương vị.

- Tùy theo yêu cầu của thực đơn mà chọn phương pháp chế biến phù hợp.

3. Trình bày món ăn:

- Để tạo ra vẻ đẹp cho món ăn, tăng sức hấp dẫn, kích thích ngon miệng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách trình bày bàn và thu dọn sau khi ăn [15 phút]

Để có bữa ăn tươm tất ngoài chuẩn bị thực đơn chế biến, người tổ chức cần lưu ý vấn đề gì để hoàn chỉnh thực hiện tổ chức bữa ăn?

? Hình thức trình bày bàn ăn phụ thuộc yếu tố nào?

? Người phục vụ cần có thái độ như thế nào?

? Thu dọn như thế nào?

- Cần phải quan tâm bày dọn thức ăn lên bàn và thu dọn sau khi ăn.

- Bày bàn phụ thuộc vào dụng cụ ăn uống và cách trang trí bàn ăn.

- Ân cần niềm nở vui tươi tỏ lòng quí khách.

- Không dọn khi còn người đang ăn, sắp xếp dụng cụ theo từng loại.

IV. Bày bàn và thu dọn sau khi ăn:

1. Chuẩn bị dụng cụ:

Căn cứ vào thực đơn, số lượng người bày bát đĩa, thìa cốc….

2. Bày bàn ăn: lịch sự đẹp mắt.

3. Cách phục vụ và thu dọn sau khi ăn:

- Phục vụ chu đáo

- Dọn bàn lịch sự, vệ sinh sạch sẽ.

4. Củng cố – đánh giá: [3 phút]

  • Chế biến món ăn phải qua các khâu nào?
  • Trình bày cách sắp xếp bàn ăn, cách phục vụ trong các bữa liên hoan như thế nào?

5. Nhận xét – Dặn dò: [2 phút]

  • HS học bài ghi- phần ghi nhớ sgk
  • Chuẩn bị tiết sau kiểm tra thực hành

IV. RÚT KINH NGHIỆM

Video liên quan

Chủ Đề