Quy hoạch đất dkv là gì

Hiện nay, tùy vào tính chất đặc thù cũng như nhu cầu thị trường, hay mục đích sử dụng,… Đất được phân hóa thành nhiều loại hình với những đặc tính riêng. Trong đó DKV là một trong những loại đất đang được khá nhiều khách hàng, nhà đầu tư quan tâm về tính chất; cũng như vấn đề quy hoạch. Vậy đất DKV là gì? quy hoạch DKV là gì ?Đất DKV có lên thổ cư được không? Nhật Nam sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này ngay trong bài viết sau đây!

1. Quy hoạch DKV là gì? 

Trước khi tìm hiểu quy hoạch DKV là gì, hãy cùng chúng tôi nghiên cứu một số kiến thức căn bản về đất DKV 

Quy hoạch đất dkv là gì
Quy hoạch DKV là gì?

1.1 Khái niệm đất DKV là gì?

Đất DKV là gì? Đất DKV được định nghĩa là đất dành cho khu vui chơi và giải trí công cộng. Tức là chỉ ra những khu đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình (hoặc không xây dựng công trình) phục vụ cho các hoạt động vui chơi hay giải trí công cộng. Bao gồm: công viên, vườn hoa, bãi tắm, cơ sở vui chơi giải trí khác (không bao gồm rạp phim, rạp xiếc, nhà hát, các cơ sở dịch vụ trò chơi,…).

Theo quy định của Luật đất đai 2013, DKV thuộc về nhóm đất phi nông nghiệp. Vậy quy hoạch DKV là gì?

1.2 Quy định sử dụng đất DKV là gì?

Khoản 1 điều 6 trong Luật Đất đai 2013 đã quy định rõ các nguyên tắc sử dụng đất phải đúng với mục đích. Chính vì vậy những khu vực đất DKV nói chung và DKV đã được quy hoạch nói riêng đều không được phép xây dựng nhà ở. Trong trường hợp cần thiết, người dân chỉ dừng lại ở mức xin phép xây dựng nhà ở tạm thời có thời hạn. Và chỉ tính khi quy hoạch chưa có thông báo sẽ thu hồi. Hay nói cách khác, người sở hữu cũng phải tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nếu có nhu cầu xây nhà trên đất DKV.

Quy hoạch đất dkv là gì
Quy định sử dụng đất DKV là gì

Theo đó, là loại đất phục vụ cho mục đích công cộng, đất DKV sẽ bị Nhà nước thu hồi trong các trường hợp sau đây (Chiếu theo khoản 1 điều 16 Luật Đất đai 2013):

  • Thứ nhất, đất DKV sẽ bị thu hồi vì các mục đích quốc phòng, an ninh, hay các chính sách phát triển kinh tế  – xã hội; hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. 
  • Thứ hai, đất DKV sẽ bị thu hồi ngay lập tức nếu vướng phải các quy phạm về luật đất đai.
  • Thứ ba, thu hồi đất DKV trong trường hợp chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật; tự nguyện trả lại; hay có nguy cơ đe dọa tính mạng con người. 

1.3 Vậy quy hoạch DKV là gì?

Theo như quy định tại khoản 2 và khoản 3, điều 3 trong Luật Đất đai năm 2013. Quy hoạch sử dụng đất là quá trình lên kế hoạch, phân bổ một khu vực đất đai nào đó nhằm cho các mục đích nhất định. Bao gồm các mục tiêu bảo vệ an ninh quốc phòng, môi trường, phát triển kinh tế – xã hội. Đồng thời tùy vào những định hướng, nhu cầu, lĩnh vực, mà quy hoạch đất sẽ được phân chia theo từng thời kỳ khác nhau. Một số quy hoạch đất đai phổ biến chính là quy hoạch khu dân cư, quy hoạch DKV, quy hoạch đường sắt, quy hoạch làm đường giao thông,… 

Vậy quy hoạch dkv là gì? Quy hoạch DKV diễn tả quá trình lên kế hoạch sử dụng đất thuộc về mục đích hoặc không xây dựng công trình phục vụ cho các hoạt động vui chơi hay giải trí công cộng. Thêm vào đó, quy hoạch DKV cũng có thể thay đổi theo hiện trạng, định hướng phát triển của khu vực đó. 

>>>> Xem thêm: Kiểm tra đất quy hoạch online nhanh và chính xác nhất 2022

2. Đất DKV có lên thổ cư được không?

Trước khi đến câu trả lời có hay không việc đất DKV lên thổ cư. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về đất thổ cư.

2.1 Đất thổ cư là gì? Phân biệt đất đã lên thổ cư và chưa lên thổ cư

Đất thổ cư là khái niệm đơn giản chỉ ra phần đất dùng để ở, hay xây dựng nhà cửa. Tuy nhiên, theo pháp luật trong lĩnh vực đất đai, không có loại đất nào mang tên đất thổ cư. Song đây chỉ là cách gọi mà người dân dùng để nói về đất ở, chẳng hạn như đất ở nông thôn, hay đất ở tại đô thị. Đồng thời dựa vào mục đích sử dụng; đất thổ cư được phân chia cụ thể thành 3 nhóm chính: Đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp và cuối cùng là nhóm đất chưa qua sử dụng.

Quy hoạch đất dkv là gì
Đất thổ cư là gì? Phân biệt đất đã lên thổ cư và chưa lên thổ cư

Khi đưa ra quyết định mua đất, người dân hay chủ đầu tư cần tìm hiểu rõ xem mảnh đất đó đã lên thổ cư hay chưa. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư tránh khỏi nhiều rắc rối trong tương lai. Bởi lẽ nếu như đất chưa lược lên thổ cư; cũng đồng nghĩa với việc người dân sẽ không được cấp phép xây nhà hay bất kì một công trình phục vụ nhu cầu ở nào khác. Và những khu vực đất chưa được lên thổ cư sẽ có tên gọi là đất vườn, hay đất thổ vườn. Tại đây chủ sở hữu chỉ được tiến hành các hoạt động nuôi trồng, cải tạo,… Chẳng hạn cải tạo ao, các khu vực chăn nuôi gia súc. 

Đồng thời chủ sở hữu có thể chuyển đổi các loại đất thành đất thổ cư khi tiến hành một số thủ tục và quy định nhất định của pháp luật. Và sau khi đã chính thức mang tên gọi đất thổ cư; chủ sở hữu đã có thể tiến hành xây nhà, hay các mô hình phát triển nông nghiệp tùy vào mục đích sử dụng. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Giá đất ở nông thôn hiện nay bao nhiêu tiền 1m2?

2.2 Vậy đất DKV có lên thổ cư được không?

Quy hoạch đất dkv là gì
Đất DKV có lên thổ cư được không?

Chiếu theo nguyên tắc sử dụng đất trong khoản 1 điều 6 thuộc Luật Đất đai năm 2013, tất cả các loại đất không phải là đất ở, nếu muốn chuyển lên đất thổ cư (hay xây dựng nhà ở), bắt buộc phải tiến hành xin chuyển mục đích sử dụng. Ngoại trừ một số loại đất như ODT, OTN. Điều này có nghĩa là đất DKV là loại đất không thể lên đất thổ cư được. Nếu cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định Khoản 2, 3 Điều 7 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP.

  • Phạt từ 10 – 20 triệu đồng đối với đất dưới 5ha
  • Phạt sẽ từ 20 đến 30 triệu đồng đối với đất từ 5 đến 10ha
  • Phạt là từ 30 – 50 triệu đồng đối với đất >10ha

Dưới đây là dữ liệu mà chúng tôi đã thống kê, về những loại đất có khả năng chuyển thành thổ cư:

STTLoại đất

NHÓM THỨ NHẤT: NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP

1Đất chuyên về trồng lúa nướcLUC
2Đất canh tác lúa nước còn lạiLUK
3Đất lúa nươngLUN
4Đất bằng dùng trồng cây hàng năm khácBHK
5Đất nương rẫy chuyên dùng trồng cây hàng năm khácNHK
6Đất dùng trồng cây lâu nămCLN
7Đất rừng sản xuấtRSX
8Đất rừng phòng hộRPH
9Đất rừng đặc dụngRDD
10Đất trong nuôi trồng thủy sảnNTS
11Đất làm muốiLMU
12Các đất nông nghiệp khácNKH

NHÓM THỨ HAI: NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

1Đất dùng trong xây dựng trụ sở cơ quanTSC
2Đất để xây dựng trụ sở của đơn vị tổ chức sự nghiệpDTS
3Đất dùng xây dựng các cơ sở văn hóaDVH
4Đất để xây dựng các cơ sở y tếDYT
5Đất dành riêng cho xây dựng cơ sở giáo dục – đào tạoDGD
6Đất chuyên dùng trong xây dựng các cơ sở thể dục thể thaoDTT
7Đất dành riêng xây dựng cơ sở khoa học – công nghệDKH
8Đất dùng trong xây dựng cơ sở dịch vụ – xã hộiDXH
9Đất sử dụng cho xây dựng cơ sở ngoại giaoDNG
10Đất dùng trong xây dựng các công trình sự nghiệp khácDSK
11Đất quốc phòngCQP
12Đất an ninhCAN
13Đất xây dựng khu công nghiệpSKK
14Đất dành cho các khu chế xuấtSKT
15Đất cụm công nghiệpSKN
16Đất cơ sở dành cho các hoạt động sản xuất phi nông nghiệpSKC
17Đất thương mại, dịch vụTMD
18Đất có mục đích sử dụng cho các hoạt động khoáng sảnSKS
19Đất dùng trong sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốmSKX
20Đất giao thôngDGT
21Đất thủy lợiDTL
22Đất trong các công trình năng lượngDNL
23Đất dành riêng cho các công trình bưu chính – viễn thôngDBV
24Đất dùng trong sinh hoạt cộng đồngDSH
25Đất dùng trong xây dựng các khu vui chơi, giải trí công cộngDKV
26Đất chợDCH
27Đất dành cho bãi thải, khu xử lý chất thảiDRA
28Đất dành cho xây dựng các công trình công cộng khácDCK
29Đất xây dựng cơ sở tôn giáoTON
30Đất dành cho các cơ sở tín ngưỡngTIN
31Đất dùng làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa tángNTD
32Đất có sông, ngòi, kênh, rạch và suốiSON
33Đất có mặt nước chuyên dùngMNC
34Các thể loại đất phi nông nghiệp còn lạiPNK

NHÓM THỨ BA: NHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

1Đất bằng chưa được sử dụngBCS
2Đất đồi núi chưa được sử dụngDCS
3Núi đá không có rừng và câyNCS

3. Kết luận 

Trên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi về ” Đất DKV là gì? Quy hoạch DKV là gì? Đất DKV có lên thổ cư được không?”. Nếu có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất DKV. Người dân có thể hoàn toàn tiến hành biên soạn hồ sơ, cũng như tuân thủ theo các quy trình tương tự như quy định chuyển đổi đất phi nông nghiệp sang đất thổ cư. Mong rằng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn những thông tin cần thiết; đồng thời giúp bạn tránh khỏi những rủi ro trong quá trình quản lý và sử dụng đất. 

Xem thêm nhiều tin tức Bất Động Sản mới nhất tại Đầu Tư Nhật Nam.