Quy định pháp luật về cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Quy định pháp luật về cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Ảnh minh họa

Nghị định này quy định đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người giữ chức danh, chức vụ và Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; đánh giá, cử, cử lại, cho thôi đại diện phần vốn nhà nước, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Trong đó, người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm theo 4 mức độ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ.

Việc đánh giá người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được thực hiện hàng năm sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; việc đánh giá người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện sau khi công bố báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp.

Điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước

Nghị định quy định cụ thể điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước gồm:

1- Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

2- Được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch vào chức danh tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3- Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.

4- Tuổi bổ nhiệm:

Phải đủ tuổi (tính theo tháng) để công tác trọn một nhiệm kỳ của chức danh quản lý, tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trường hợp do nhu cầu công tác mà được giao giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định nêu trên.

5- Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

6- Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.

7- Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm trước khi quyết định.

Về thời hạn giữ chức vụ, thời hạn giữ chức vụ cho mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực. Trường hợp thời hạn giữ chức vụ dưới 05 năm thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương chức vụ cũ trở lên thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới có hiệu lực thi hành.

Trường hợp thay đổi chức danh quản lý do thay đổi tên gọi doanh nghiệp thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm theo chức vụ cũ theo tên gọi cũ của doanh nghiệp.

Chí Kiên


26/04/2022

Cơ quan đại diện chủ sở hữu là gì?

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Theo Nghị định 23/2022/NĐ-CP mới được Chính phủ ban hành có quy định chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp vốn nhà nước. Tôi muốn hỏi quy định về hình thức chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu này áp dụng theo chuyển giao có thanh toán hay không? Nguyên tắc chuyển giao là gì? Và trình tự thủ tục như thế nào?

Theo Điều 48 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định các trường hợp chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:

"Điều 48. Các trường hợp chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
1. Các hình thức chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp quy định tại Nghị định này chỉ áp dụng đối với việc chuyển giao không thanh toán. Việc chuyển giao có thanh toán thực hiện theo các quy định pháp luật về bán toàn bộ doanh nghiệp và chuyển nhượng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
2. Các hình thức chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp:
a) Chuyển giao giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu là việc chuyển quyền đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Chuyển giao một phần vốn, tài sản giữa các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là việc chuyển quyền đại diện chủ sở hữu đối với một phần vốn, tài sản giữa các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Hình thức này chỉ áp dụng đối với phần vốn hoặc tài sản giữa các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và những trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
c) Việc chuyển giao dự án, công trình đầu tư công từ cơ quan, tổ chức quản lý dự án, công trình đầu tư công về doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về điều chuyển tài sản nhà nước;
d) Việc chuyển giao vốn nhà nước tại doanh nghiệp giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và tổ chức, doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ."

Vậy, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tại Nghị định 23/2022/NĐ-CP được thực hiện theo hình thức chuyển giao không thanh toán. Đối với hình thức chuyển giao có thanh toán thì Nghị định 23/2022/NĐ-CP không quy định vì thế sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật về bán, chuyển nhượng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

Quy định pháp luật về cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là chuyển giao không thanh toán

Nguyên tắc tổ chức chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?

Theo Điều 50 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định nguyên tắc tổ chức thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp như sau:

"Điều 50. Nguyên tắc tổ chức thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp
1. Việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc chuyển giao nguyên trạng doanh nghiệp.
2. Trường hợp sau khi chuyển giao, nếu số liệu có thay đổi, các bên liên quan phối hợp làm rõ nguyên nhân, đưa ra biện pháp xử lý và điều chỉnh lại số liệu chuyển giao chính thức.
3. Số liệu chuyển giao được xác định là số liệu trên báo cáo tài chính năm hoặc quý đã được kiểm toán tại thời điểm gần nhất với thời điểm chuyển giao được lập theo đúng chế độ quy định.
Trường hợp doanh nghiệp chưa có báo cáo tài chính năm hoặc quý đã kiểm toán thì số liệu chuyển giao được xác định là số liệu trên báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất của doanh nghiệp. Cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp khi nhận chuyển giao có trách nhiệm thuê dịch vụ kiểm toán độc lập để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp và điều chỉnh số liệu chuyển giao (nếu có) theo quy định tại Khoản 2 Điều này."

Trình tự thủ tục chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là như thế nào?

Theo Điều 51 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định trình tự thủ tục chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm:

"Điều 51. Trình tự, thủ tục chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ pháp lý, hợp đồng chưa thanh lý, các giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản và đất đai của doanh nghiệp hoặc phần vốn và tài sản thực hiện chuyển giao và báo cáo tài chính năm hoặc quý đã được kiểm toán tại thời điểm gần nhất; báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu.
2. Đối với trường hợp chuyển giao giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu, các cơ quan này phối hợp thẩm định, thống nhất về hồ sơ, số liệu; thỏa thuận về phương thức chuyển giao; các điều kiện, cam kết giao nhận doanh nghiệp, cam kết thanh toán nợ; thông báo bằng văn bản cho chủ nợ, người mắc nợ và các bên liên quan.
Đối với trường hợp chuyển giao một phần vốn, tài sản giữa các doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo các doanh nghiệp có liên quan phối hợp thẩm định, thống nhất về hồ sơ, số liệu; thỏa thuận về phương thức chuyển giao; các điều kiện, cam kết giao nhận phần vốn, tài sản; cam kết thanh toán nợ; thông báo bằng văn bản cho chủ nợ, người mắc nợ và các bên liên quan.
3. Tổ chức ký Biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, bao gồm các nội dung chính sau:
a) Tên, địa chỉ cơ quan đại diện chủ sở hữu
b) Tên, địa chỉ doanh nghiệp chuyển giao hoặc thông tin về phần vốn, tài sản thực hiện chuyển giao;
c) Giá trị doanh nghiệp hoặc giá trị phần vốn, tài sản thực hiện chuyển giao; phương thức giao nhận;
d) Các cam kết, quyền và nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp có liên quan.
Biên bản này được thông báo tại trụ sở doanh nghiệp, trên ít nhất một báo viết hoặc báo điện tử 03 số liên tiếp.
4. Sau khi chuyển giao giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp chuyển giao thực hiện đăng ký thay đổi cơ quan đại diện chủ sở hữu tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ phải có biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chuyển giao thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật về việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thay đổi tên (nếu có) và chủ sở hữu của doanh nghiệp trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp."

Theo Điều 54 Nghị định 23/2022/NĐ-CP thì Nghị định 23/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01 tháng 06 năm 2022, thay thế Nghị định 172/2013/NĐ-CP, Nghị định 128/2014/NĐ-CP và bãi bỏ Nghị định 69/2014/NĐ-CP.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Quy định pháp luật về cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Căn cứ pháp lý

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể đặt câu hỏi tại đây.