Quả trình hoạt động của Đảng Quốc đại

Đảng Quốc Đại và phong trào dân tộc từ năm 1885 – 1908 có diễn biến như nào? Vai trò của Đảng Quốc Đại trong phong trào đấu tranh của Ấn Độ?… Nếu bạn đang tìm hiểu thông tin về Đảng Quốc đại, vậy thì hãy tham khảo bài viết sau đây của DINHNGHIA.VN về Đảng Quốc Đại nhé!

Đôi nét về Đảng Quốc Đại

Tình hình Ấn Độ giữa thế kỉ XIX

Từ giữa thế kỉ thứ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức đã đóng một vai trò quan trọng đời sống xã hội tại Ấn Độ. Họ đã mở nhiều xí nghiệp dệt tại các thành phố lớn hoặc làm đại lý cho các nhãn hàng buôn bán của Anh. Tư sản Ấn Độ luôn muốn được tự do phát triển kinh tế và được tham gia vào chính quyền. Nhưng điều này lại bị thực dân Anh kìm hãm bằng mọi cách.

Vào cuối năm 1885, Đảng Quốc dân Đại hội gọi tắt là Đảng Quốc Đại, chính là đảng đầu tiên của của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập. Việc này đã đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài của chính trị.

Tình hình Ấn Độ từ năm 1885 – 1905

Trong 20 năm đầu từ 1885 đến 1905, Đảng Quốc Đại chủ trương sử dụng phương pháp ôn hoà. Để nhằm đòi hỏi chính phủ tiến hành cải cách và phản đối phương pháp đấu tranh bằng bạo lực. Giai cấp tư sản Ấn Độ yêu cầu thực dân Anh nới rộng điều kiện để họ tham gia vào hội đồng tự trị. Điều này sẽ giúp đỡ họ phát triển kỹ nghệ, thực hiện những cải cách về giáo dục, xã hội. Tuy nhiên, thực dân Anh vẫn tìm mọi cách để hạn chế hoạt động của Đảng Quốc Đại.

Thất vọng trước thái độ thỏa hiệp của những người lãnh đạo Đảng Quốc Đại và chính quyền Anh. Trong nội bộ Đảng đã hình thành nên một phái dân chủ cấp tiến do Ti-lắc đứng đầu. Phái này thường được gọi là phái cực đoan. Phái này đã phản đối thái độ thỏa hiệp của phái ôn hòa và đòi hỏi phải có thái độ kiên quyết hơn trong việc chống Anh.

Ban Gan-đa-kha-Ti lắc là nhà sử học, nhà ngôn ngữ đã tập hợp những trí thức tiến bộ có tinh thần chống thực dân Anh. Nhằm tuyên truyền ý thức dân tộc, khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, và đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Ông phát động nhân dân nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, từ đó xây dựng một quốc gia độc lập dân chủ.

Nhằm hạn chế phong trào đấu tranh của Ấn Độ, thực dân Anh đã tăng cường thực hiện chính sách chia để trị. Vào tháng 7/1905, chúng ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan: miền Đông của tín đồ theo đạo Hồi và miền Tây của những người theo đạo Hindu.

Điều này đã làm bùng lên phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đặc biệt là ở Bom-bay và Can-cút-ta. Ngày 16/10/1905, đạo luật chia cắt Ben-gan bắt đầu có hiệu lực, nhân dân coi đây là ngày quốc tang.

Có hơn 10 vạn người kéo đến bờ sông Hằng – dòng sông linh thiêng của người Ấn Độ. Tại đây người dân làm lễ tuyên thệ và hát vang bài Kính chào người – Mẹ hiền Tổ quốc để tỏ ý chí đoàn kết, thống nhất. Khắp nơi trên đất nước vang lên khẩu hiệu: “Ấn Độ của người Ấn Độ”.

Tình hình Ấn Độ vào đầu thế kỉ XX

Tháng 6-1908, thực dân Anh đã bắt Ti-lắc và kết án 6 năm tù cho ông. Vụ án Ti-lắc đã thổi bùng lên một cuộc đấu tranh mới. Hàng vạn, hàng ngàn công nhân ở Bombay đã tiến hành bãi công trong vòng 6 ngày để phản đối bản án 6 năm tù của Ti-lắc. Họ xây dựng chiến lũy, thành lập các đơn vị chiến đấu chống lại quân đội Anh. Nhân dân từ các thành phố khác cũng vô cùng hưởng ứng. Cuộc đấu tranh lên đến đỉnh điểm,nên thực dân Anh buộc phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.

Cao trào năm 1905-1908, đã thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân Anh. Cao trào này do một bộ phận giai cấp tư sản phát động và lãnh đạo. Phong trào mang đậm ý thức dân tộc, thực hiện mục tiêu đấu tranh vì một đất nước Ấn Độ độc lập và dân chủ.

Đây là điểm khác biệt so với những phong trào trước đó, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ. Hòa chung vào trào lưu dân tộc dân chủ của nhiều nước châu Á trong những năm đầu thế kỉ XX. Lần đầu tiên, công nhân của Ấn Độ tham gia vào phong trào giải phóng dân tộc. Tuy là vậy, nhưng chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong Đảng Quốc Đại đã khiến cho phong trào phải tạm ngừng.

Quả trình hoạt động của Đảng Quốc đại
Đảng Quốc Đại là đảng đầu tiên của của giai cấp tư sản Ấn Độ

Vai trò của Đảng Quốc Đại

Trong phong trào đấu tranh của người dân Ấn Độ, Đảng Quốc Đại đã thể hiện được vai trò của mình thông qua việc:

  • Đảng Quốc Đại đã đánh dấu được một giai đoạn mới – giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.
  • Là một đòn giáng mạnh vào thực dân Anh, buộc Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.
  • Đảng Quốc Đại đã thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân, đánh dấu một bước phát triển mới của giai cấp tư sản
  • Lần đầu tiên trong lịch sử, công nhân Ấn Độ tham gia phong trào bảo vệ dân tộc.

Bài viết trên đây của DINHNGHIA.VN đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin về Đảng Quốc Đại trong phong trào dân tộc của nhân dân Ấn Độ. Mong rằng qua nội dung của bài viết bạn đọc đã có cái nhìn tổng quát về Đảng Quốc Đại để phục vụ cho quá trình tìm hiểu của bản thân. Chúc bạn luôn học tốt!

Please follow and like us:

Quả trình hoạt động của Đảng Quốc đại

Quả trình hoạt động của Đảng Quốc đại

Câu hỏi: Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Quốc đại ở Ấn Độ là

A. đánh dấu sự thắng lợi của giai cấp tư sản Ấn Độ trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

B. đánh dấu một giai đoạn mới - giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

C. đánh dấu bước ngoặt phong trào đấu tranh chống thực dân Anh đòi độc lập dân tộc ở Ấn Độ.

D. đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ.

Trả lời:

Đáp án đúng B. đánh dấu một giai đoạn mới - giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

=>Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Quốc đại ở Ấn Độ là đánh dấu một giai đoạn mới - giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích khác nhé!

1. Thế nào là giai cấp tư sản?

      Trong triết học Marx, giai cấp tư sản (tiếng Pháp: bourgeoisie) là giai cấp xã hội sở hữu phương thức sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại và mối quan tâm trong xã hội của họ là giá trị và sự giữ gìn tài sản, đảm bảo cho việc duy trì vị trí kinh tế độc tôn của họ trong xã hội. Giai cấp tư sản luôn chống lại giai cấp quý tộc và giáo hội Ki-tô.

2. Sự hình thành gia cấp tư sản

- Giai cấp tư sản: được hình thành từ các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có.

- Giai cấp vô sản: Được hình thành từ những người nô lệ, nông nô.

3. Sự thành lập Đảng Quốc đại

- Từ giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ đã dần dần đóng vai trò quan trọng.

- Tư sản Ấn Độ muốn được tự do phát triển kinh tế và đòi hỏi được tham gia chính quyền, nhưng bị thực dân Anh kìm hãm.

- Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại) thành lập. Đó là chính Đảng đầu tiên của của giai cấp tư sản Ấn Độ. Nó đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên đài chính trị.

4. Hoạt động và sự phân hóa Đảng Quốc đại

- Phương pháp đấu tranh: phương pháp ôn hòa.

- Mục tiêu đấu tranh: yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị; giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về mặt giáo dục - xã hội.

- Sự phân hóa:

+ Phái ôn hòa - chủ trương sử dụng phương pháp đấu tranh hòa bình.

+ Phái cấp tiến (do B.Ti-lắc đứng đầu) - chủ trương sử dụng phương pháp đấu tranh bằng bạo lực.

Đảng Quốc đại Ấn Độ (tên đầy đủ là Quốc dân Đại hội Ấn Độ tiếng Hindi: भारतीय राष्ट्रीय कांग्रेस, viết tắt INC) là một trong hai đảng phái chính trị lớn của Ấn Độ, đảng kia là Đảng Bharatiya Janata. Đây là một trong những chính đảng dân chủ lâu đời nhất thế giới.[1][2][3] Đường lối tự do xã hội được nhiều người xem là trung tả trong nền chính trị Ấn Độ. Được thành lập năm 1885 bởi các thành viên của phong trào occultist Theosophical Society—Allan Octavian Hume, Dadabhai Naoroji, Dinshaw Wacha, Womesh Chandra Bonnerjee, Surendranath Banerjee, Monomohun Ghose, Mahadev Govind Ranade[4] và William Wedderburn—Đảng Quốc đại đã trở thành lãnh đạo của phong trào độc lập Ấn Độ, với hơn 15 triệu đảng viên và 70 triệu người tham gia vào cuộc đấu tranh chống lại sự cai trị của Anh ở Ấn Độ. Sau khi độc lập năm 1947, đảng này trở thành chính đảng chủ yếu của Ấn Độ, lãnh đạo bởi gia đình Nehru-Gandhi trong phần lớn thời gian.

Quốc dân Đại hội Ấn Độ
भारतीय राष्ट्रीय कांग्रेस

Lãnh tụSonia Gandhi
Thành lập1885
Ý thức hệChủ nghĩa dân túy
chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ
(chủ nghĩa dân tộc tự do)
chủ nghĩa tự do xã hội
chủ nghĩa xã hội dân chủ
dân chủ xã hội
chủ nghĩa thế tục
Third Way
dân túy xã hội
Trang webhttp://www.congress.org.in/

Các Chủ tịch Đảng Quốc đại Ấn Độ từ 1885 đến nay:

Womesh Chunder Bonnerjee ngày 29 tháng 12 năm 1844 – 1906 1885 Bombay
Dadabhai Naoroji ngày 4 tháng 9 năm 1825 – 1917 1886 Calcutta
Badruddin Tyabji ngày 10 tháng 10 năm 1844 – 1906 1887 Madras
George Yule 1829–1892 1888 Allahabad
William Wedderburn 1838–1918 1889 Bombay
Pherozeshah Mehta 4/8/1845 – 1915 1890 Calcutta
Anandacharlu 8/1843– 1908 1891 Nagpur
Womesh Chunder Bonnerjee 29/12/1844 – 1906 1892 Allahabad
Dadabhai Naoroji 4/9/1848 – 1925 1893 Lahore
Alfred Webb 1834–1908 1894 Madras
Surendranath Banerjee ngày 10 tháng 11 năm 1848 – 1925 1895 Poona
Rahimtulla M. Sayani ngày 5 tháng 4 năm 1847 – 1902 1896 Calcutta
C. Sankaran Nair ngày 11 tháng 7 năm 1857 – 1934 1897 Amraoti
Anandamohan Bose ngày 23 tháng 9 năm 1847 – 1906 1898 Madras
Romesh Chunder Dutt ngày 13 tháng 8 năm 1848 – 1909 1899 Lucknow
N. G. Chandavarkar ngày 2 tháng 12 năm 1855 – 1923 1900 Lahore
Dinshaw Edulji Wacha ngày 2 tháng 8 năm 1844 – 1936 1901 Calcutta
Surendranath Banerjee ngày 10 tháng 11 năm 1825 – 1917 1902 Ahmedabad
Lalmohan Ghosh 1848–1909 1903 Madras
Henry Cotton 1845–1915 1904 Bombay
Gopal Krishna Gokhale ngày 9 tháng 5 năm 1866 – 1915 1905 Benares
Dadabhai Naoroji ngày 4 tháng 9 năm 1825 – 1917 1906 Calcutta
Rashbihari Ghosh ngày 23 tháng 12 năm 1845 – 1921 1907 Surat
Rashbihari Ghosh ngày 23 tháng 12 năm 1845 – 1921 1908 Madras
Madan Mohan Malaviya ngày 25 tháng 12 năm 1861 – 1946 1909 Lahore
William Wedderburn 1838–1918 1910 Allahabad
Bishan Narayan Dar 1864–1916 1911 Calcutta
Raghunath Narasinha Mudholkar 1857–1921 1912 Bankipur
Nawab Syed Muhammad Bahadur ?- 1919 1913 Karachi
Bhupendra Nath Bose 1859–1924 1914 Madras
Lord Satyendra Prasanna Sinha March 1863– 1928 1915 Bombay
Ambica Charan Mazumdar 1850–1922 1916 Lucknow
Annie Besant ngày 1 tháng 10 năm 1847 – 1933 1917 Calcutta
Madan Mohan Malaviya ngày 25 tháng 12 năm 1861 – 1946 1918 Delhi
Syed Hasan Imam ngày 31 tháng 8 năm 1871 – 1933 1918 Bombay(Special Session)
Motilal Nehru ngày 6 tháng 5 năm 1861– ngày 6 tháng 2 năm 1931 1919 Amritsar
Lala Lajpat Rai ngày 28 tháng 1 năm 1865– ngày 17 tháng 11 năm 1928 1920 Calcutta(Special Session)
C. Vijayaraghavachariar 1852– ngày 19 tháng 4 năm 1944 1920 Nagpur
Hakim Ajmal Khan 1863– ngày 29 tháng 12 năm 1927 1921 Ahmedabad
Deshbandhu Chittaranjan Das ngày 5 tháng 11 năm 1870– ngày 16 tháng 6 năm 1925 1922 Gaya
Mohammad Ali Jouhar ngày 10 tháng 12 năm 1878– ngày 4 tháng 1 năm 1931 1923 Kakinada
Abul Kalam Azad 1888– ngày 22 tháng 2 năm 1958 1923 Delhi(Special Session)
Mohandas Gandhi ngày 2 tháng 10 năm 1869– ngày 30 tháng 1 năm 1948 1924 Belgaum
Sarojini Naidu ngày 13 tháng 2 năm 1879– ngày 2 tháng 3 năm 1949 1925 Kanpur
S. Srinivasa Iyengar ngày 11 tháng 9 năm 1874– ngày 19 tháng 5 năm 1941 1926 Gauhati
Mukhtar Ahmed Ansari ngày 25 tháng 12 năm 1880– ngày 10 tháng 5 năm 1936 1927 Madras
Motilal Nehru ngày 6 tháng 5 năm 1861– ngày 6 tháng 2 năm 1931 1928 Calcutta
Jawaharlal Nehru ngày 14 tháng 11 năm 1889– ngày 27 tháng 5 năm 1964 1929 & 30 Lahore
Vallabhbhai Patel ngày 31 tháng 10 năm 1875– ngày 15 tháng 12 năm 1950 1931 Karachi
Madan Mohan Malaviya ngày 25 tháng 12 năm 1861 – 1946 1932 Delhi
Madan Mohan Malaviya ngày 25 tháng 12 năm 1861 – 1946 1933 Calcutta
Nellie Sengupta 1886–1973 1933 Calcutta
Rajendra Prasad ngày 3 tháng 12 năm 1884– ngày 28 tháng 2 năm 1963 1934 & 35 Bombay
Jawaharlal Nehru ngày 14 tháng 11 năm 1889– ngày 27 tháng 5 năm 1964 1936 Lucknow
Jawaharlal Nehru ngày 14 tháng 11 năm 1889– ngày 27 tháng 5 năm 1964 1936& 37 Faizpur
Subhas Chandra Bose ngày 23 tháng 1 năm 1897 – Unknown 1938 Haripura
Subhas Chandra Bose ngày 23 tháng 1 năm 1897 – Unknown 1939 Tripuri
Abul Kalam Azad 1888– ngày 22 tháng 2 năm 1958 1940–46 Ramgarh
J. B. Kripalani 1888– ngày 19 tháng 3 năm 1982 1947 Meerut
Pattabhi Sitaraimayya ngày 24 tháng 12 năm 1880– ngày 17 tháng 12 năm 1959 1948 & 49 Jaipur
Purushottam Das Tandon ngày 1 tháng 8 năm 1882– ngày 1 tháng 7 năm 1961 1950 Nasik
Jawaharlal Nehru ngày 14 tháng 11 năm 1889– ngày 27 tháng 5 năm 1964 1951 & 52 Delhi
Jawaharlal Nehru ngày 14 tháng 11 năm 1889– ngày 27 tháng 5 năm 1964 1953 Hyderabad
Jawaharlal Nehru ngày 14 tháng 11 năm 1889– ngày 27 tháng 5 năm 1964 1954 Calcutta
U. N. Dhebar ngày 21 tháng 9 năm 1905 – 1977 1955 Avadi
U. N. Dhebar ngày 21 tháng 9 năm 1905 – 1977 1956 Amritsar
U. N. Dhebar ngày 21 tháng 9 năm 1905 – 1977 1957 Indore
U. N. Dhebar ngày 21 tháng 9 năm 1905 – 1977 1958 Gauhati
U. N. Dhebar ngày 21 tháng 9 năm 1905 – 1977 1959 Nagpur
Indira Gandhi ngày 19 tháng 11 năm 1917– ngày 31 tháng 10 năm 1984 1959 Delhi
Neelam Sanjiva Reddy ngày 19 tháng 5 năm 1913– ngày 1 tháng 6 năm 1996 1960 Bangalore
Neelam Sanjiva Reddy ngày 19 tháng 5 năm 1913– ngày 1 tháng 6 năm 1996 1961 Bhavnagar
Neelam Sanjiva Reddy ngày 19 tháng 5 năm 1913– ngày 1 tháng 6 năm 1996 1962 & 63 Patna
K. Kamaraj ngày 15 tháng 7 năm 1903– ngày 2 tháng 10 năm 1975 1964 Bhubaneswar
K. Kamaraj ngày 15 tháng 7 năm 1903– ngày 2 tháng 10 năm 1975 1965 Durgapur
K. Kamaraj ngày 15 tháng 7 năm 1903– ngày 2 tháng 10 năm 1975 1966 & 67 Jaipur
S. Nijalingappa ngày 10 tháng 12 năm 1902– ngày 9 tháng 8 năm 2000 1968 Hyderabad
S. Nijalingappa ngày 15 tháng 12 năm 1992– ngày 9 tháng 8 năm 2000 1968 gujarat
P. Mehul ngày 10 tháng 12 năm 1902– ngày 9 tháng 8 năm 2000 1969 Faridabad
Jagjivan Ram ngày 5 tháng 4 năm 1908– ngày 6 tháng 7 năm 1986 1970 & 71 Bombay
Shankar Dayal Sharma ngày 19 tháng 8 năm 1918– ngày 26 tháng 12 năm 1999 1972– 74 Calcutta
Devakanta Barua ngày 22 tháng 2 năm 1914 – 1996 1975– 77 Chandigarh
Indira Gandhi ngày 19 tháng 11 năm 1917 – ngày 31 tháng 10 năm 1984 1978 – 83 Delhi
Indira Gandhi ngày 19 tháng 11 năm 1917 – ngày 31 tháng 10 năm 1984 1983-84 Calcutta
Rajiv Gandhi ngày 20 tháng 8 năm 1944 – ngày 21 tháng 5 năm 1991 1985-91 Bombay
P. V. Narasimha Rao ngày 28 tháng 6 năm 1921 – ngày 23 tháng 12 năm 2004 1992-96 Tirupati
Sitaram Kesri November 1919 – ngày 24 tháng 10 năm 2000 1997-98 Calcutta
Sonia Gandhi ngày 9 tháng 12 năm 1946– 1998–nay Ca

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ The nature and dynamics of factional conflict(p.69)By P. N. Rastogi
  2. ^ Parliamentary debates, Volume 98, Issues 1-9(p.111) Published by Parliament of India-Rajya Sabha
  3. ^ Indian National Congress: a select bibliography By Manikrao Hodlya Gavit, Attar Chand
  4. ^ “Mahadev Govind Ranade”.