Phương pháp ăn để chữa lành

Show

Tài liệu "Ăn để chữa lành - Chế độ để đẩy lùi bệnh tật, hồi phục và trẻ hóa": Phần 1 trình bày các nội dung chính sau: Bệnh tiềm ẩn, cấp tính và mạn tính; Không còn điều huyền bí; Tại sao cần chẩn đoán; Tấm gương ma thuật; Công thức của sự sống; Sinh lý học mới; Sinh lý học; Sự phê bình thẳng thắn và khách quan về các phương pháp chữa lành khác; . Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết. | ĂN ĐỂ CHỮA LÀNH MỘT PHƯƠNG PHÁP ĂN UỐNG KHOA HỌC HƯỚNG TỚI SỨC KHỎE DÀNH TẶNG CỘNG ĐỒNG NHỮNG NGƯỜI TÌM KIẾM SỨC KHỎE VÀ CÓ MỤC TIÊU ĐẠT TỚI SỨC KHỎE TOÀN DIỆN VỀ THỂ CHẤT TÂM TRÍ VÀ TINH THẦN ĂN ĐỂ CHỮA LÀNH Viết bởi giáo sư Arnold Ehret 1866-1922 Bản quyền tiếng Việt thuộc về dịch giả Cuốn sách này chỉ dành cho mục đích cá nhân. Nội dung viết bởi Arnold Ehret và Fred Hirsch hiện nay nằm trong thư viện công. Lời giới thiệu và phần chú giải được viết bởi giáo sư Spira. Dịch giả Bùi Trần Trung đồng thời là người thực hành nghiên cứu chuyên sâu về sức khỏe chuyển ngữ dành tặng cộng đồng làm tài liệu nghiên cứu và thực hành. Tuyên bố chung Nội dung trong tài liệu này và các trang web liên quan dựa trên ý kiến và nghiên cứu của tác giả và chỉ có mục đích cung cấp thông tin và giáo dục. Nếu bạn lựa chọn dùng thông tin trong cuốn sách này tác giả và nhà xuất bản không chịu trách nhiệm cho quyết định của bạn. Nội dung trong đây không nhằm thay thế mối quan hệ trực tiếp với bác sỹ chuyên khoa và không phải là lời khuyên y khoa. Nó là sự chia sẻ kiến thức thông tin về sức khỏe và ý kiến dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của tác giả và đồng nghiệp. 1 MỤC LỤC Mục lục Tiểu sử trích dẫn của Giáo sư Arnold Ehret do Pro. Spira viết Lời dịch giả Bùi Trần Trung Lời giới thiệu cho ấn bản chú giải bởi Pro. Spira Lời tựa bởi Fred Hirsch Bài học 1. Các nguyên tắc giới thiệu chung Bài học 2. Bệnh tiềm ẩn cấp tính và mạn tính Bài học 3. Không còn điều huyền bí Bài học 4. Tại sao cần chẩn đoán Bài học 5. Tấm gương ma thuật Bài học 6. Công thức của sự sống Bài học 7. Sinh lý học mới Bài học 8. Sinh lý học mới phần I Bài học 9. Sinh lý học mới phần II Bài học 10. Sinh lý học mới phần III Bài học 11. Sự phê bình thẳng thắn và khách quan về các phương pháp chữa lành khác Bài học 12. Sự nhầm lẫn về chế độ ăn phần I Bài học 13. Sự nhầm lẫn về chế độ ăn phần II Bài học 14. Sự nhầm lẫn về chế độ ăn phần III Bài học 15. Bảng thực phẩm của Ragnar Berg nhìn lại Danh sách các thực phẩm hình thành .

Một chế độ ăn thực phẩm thô, đôi khi còn được gọi là chủ nghĩa thực phẩm thô, là về việc ăn chủ yếu hoặc tất cả các thực phẩm chưa qua chế biến và chưa nấu chín để bạn có được tất cả các chất dinh dưỡng mà không cần các chất phụ gia nguy hiểm. Hãy cùng vietclass xem chế độ ăn uống thực phẩm thô là gì, ai có thể hưởng lợi từ một và cách thực hiện nhé!

  • Ăn thô (Raw foods diet) là gì?
  • Lợi ích của ăn thô
  • Một số hiểu nhầm về ăn thô
  • Phân biệt giữa Raw vegan và Fruitarian
      • RAW VEGAN
      • FRUITARIAN

Ăn thô (Raw foods diet) là gì?

Ăn thô còn được hiểu là ăn sống, ăn nguyên trạng hoặc chế biến thực phẩm (rau, củ, quả, hạt, thảo mộc) mà không dùng nhiệt độ cao để đun nấu thực phẩm trước khi chúng được tiêu hóa trong cơ thể.

Phương pháp ăn để chữa lành

Ảnh: Bữa Ăn Hoàn Hảo

Chủ nghĩa thực phẩm thô đã có từ những năm 1800, và cả các nghiên cứu và bằng chứng giai thoại cho thấy lợi ích của chế độ ăn thực phẩm thô bao gồm:

  • giảm viêm
  • cải thiện tiêu hóa
  • cung cấp thêm chất xơ
  • cải thiện sức khỏe tim mạch
  • Giúp chức năng gan tối ưu
  • ngăn ngừa ung thư
  • ngăn chặn hoặc điều trị táo bón
  • cho bạn thêm năng lượng
  • làm sạch làn da của bạn
  • ngăn ngừa sự thiếu hụt chất dinh dưỡng
  • giảm số lượng thuốc chống độc và chất gây ung thư trong chế độ ăn uống của bạn
  • giúp bạn duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh

Phương pháp ăn để chữa lành

Ảnh: Bé Yêu

Một số hiểu nhầm về ăn thô

Nhiều người cho rằng ăn thô chỉ với trái cây rau củ sẽ khiến chúng ta thiếu hụt dinh dưỡng là không đúng

Khoa học ngày nay đã có thể khẳng định các vấn đề cơ bản như sau:

– Trái cây, rau củ quả hay thực vật nói chung là nguồn dinh dưỡng rất phong phú dồi dào, đầy đủ cho con người để có thể sinh sống khỏe mạnh. Trên thực tế, trong lịch sử con người từ thời cổ đại cho tới ngày nay, có rất nhiều người ăn chay, không sử dụng các sản phẩm từ động vật, nhưng hoàn toàn khỏe mạnh. Có rất nhiều vận động viên thể thao thi đấu đỉnh cao cũng là những người ăn chay lâu dài. Với những người có vấn đề về sức khỏe, việc ăn chay nói chung hỗ trợ rất lớn trong việc giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Nếu những người ăn chay chọn chế độ ăn thô, tránh đun nấu rau củ quả ở nhiệt độ cao hoặc đun nấu chúng quá kĩ, chắc chắn những lợi ích về sức khỏe đạt được còn lớn hơn nữa.

– Việc ăn uống không hợp lý, tiêu thụ quá nhiều thịt, cá hay các sản phẩm từ động vật, hoặc thực phẩm chất lượng kém, ô nhiễm không khí, lạm dụng các sản phẩm sử dụng hóa chất, những căng thẳng và áp lực trong cuộc sống hiện đại,… là nguyên nhân khiến chúng ta đối mặt với rất nhiều loại bệnh của thời kì hiện đại ngày nay như: viêm họng, ho hắng, viêm khớp, viêm gan, béo phì, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư, vân vân. Chế độ ăn uống và lối sống ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

– Việc đun nấu ở nhiệt độ cao khiến cho trái cây, rau củ quả mất đi một lượng rất lớn vitamin, các chất dinh dưỡng cần thiết

Phương pháp ăn để chữa lành

Ảnh: Internet

Phân biệt giữa Raw vegan và Fruitarian

RAW VEGAN

Nói đến chế độ ăn thô, ăn thuần thực vật, cũng ăn trái cây rau củ quả tươi sống, hạn chế nấu nướng nhưng rất nhiều người trong cộng đồng RAW VEGAN lại phủ nhận vai trò của trái cây, hoặc là ăn trái cây rất ít hoặc thậm chí đổ lỗi cho trái cây.

FRUITARIAN

Nói đến những người ăn thô nhưng đề cao vai trò của trái cây và tôn trọng quy luật tự nhiên, tôn trọng đặc điểm sinh học tự nhiên của loài người, là những người ăn trái cây làm chính. Phần thức ăn còn lại có thể là rau củ, các loại hạt tươi sống hoặc thậm chí nhiều người Fruitarian vẫn có thể ăn cơm thịt nhưng đương nhiên ăn rất ít và hạn chế.

Cùng tìm hiểu thêm về phương pháp ăn thô tại đây!

Tổng hợp và bổ sung: Lê Phạm Thục Oanh