Phát biểu nào sau đây là sai về chính sách của nhà nước trong việc phòng chống tệ nạn xã hội

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm
  • 2. Bản chất của các tệ nạn xã hội
  • 3. Một số chính sách phòng chống tệ nạn xã hội
  • 4. Thực trạng thực hiện chính sách phòng chống tệ nạn xã hội
  • 5. Định hướng hoàn thiện chỉnh sách phòng chống tệ nạn xã hội

1. Khái niệm

Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội mang tính phổ biến bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội gây ảnh hưởng xấu về đạo đức và gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội.

Theo một nghĩa khác, tệ nạn xã hội là những hành vi trái với chuẩn mực xã hội, có tính chất xã hội ở mức phổ biến, lây lan; nó thường xảy ra trong một phạm vi nhất định và nó gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, đặc biệt tệ nạn xã hội thường gắn liền là sân sau của tội phạm.

2. Bản chất của các tệ nạn xã hội

Các tệ nạn xâ hội trước hết là các hiện tượng xã hội, vì nó có nguồn gốc trong xã hội và cả sự tồn tại, phát triển của nó cũng mang tính chất xã hội. Nó có cơ sở, môi trường và điều kiện về kinh tế - xã hội, văn hóa, chính trị, tâm lý, đạo đức và tập quán để tồn tại và phát triển trong xã hội. Đây là đặc điểm thể hiện bản chất của các tệ nạn xã hội.

Chính sách xã hội đối với việc phòng chống các tệ nạn xã hội là hệ thống các chính sách của Đảng và Nhà nước về việc phòng chống, ngăn ngừa, giải quyết các tệ nạn xã hội nhằm đảm bảo an ninh trật tự xã hội, hướng tới xã hội văn minh, phát triển.

3. Một số chính sách phòng chống tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội đã và đang gây tác hại nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, ảnh hưởng tiêu cực tới nét đẹp văn hoá, sức khỏe của nhân dân, gây mất an ninh, trật tự xã hội. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã và đang có nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp ngăn chặn nhằm xóa bỏ các tệ nạn xã hội, bảo đảm cho mỗi người dân, mỗi gia đình có cuộc sống ấm no hạnh phúc cho tương lai dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Phòng ngừa, bài trừ các tệ nạn xã hội và chống tội phạm là vấn đề quan trọng, luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm giải quyết. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, công tác phòng chống tệ nạn xã hội của nước ta đặt ra nhiệm vụ ngày càng phức tạp hơn. Do đó, Đảng và Nhà nước đã tích cực ban hành, áp dụng các chỉ thị và nghị quyết về phòng chống tệ nạn xã hội, cụ thể như sau:

- Luật số 23/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung 2008 về phòng chống ma túy [ Sắp tới là Luật Phòng, chống ma túy 2021 có hiệu lục kể từ ngày 1/1/2022]. Trong luật này có một số nội dung chính như:

+ Nghiêm cấm các hành vi liên quan đến tệ nạn ma túy, bao gồm các hành vi: trồng cây có chứa chất ma túy; sản xuất, vận chuyển, tàng trừ, bảo quản, mua bán...

+ Quy định về trách nhiệm của cá nhân và gia đình trong việc phòng, chống ma túy...

+ Quy định vai trò của cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan chuyên trách phòng chống tội phạm về ma túy.

+ Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tự nguyện cai nghiện ma túy.

+ Nhà nước áp dụng phương pháp cai nghiện thích hợp đối với người nghiện ma túy là người bị tạm giam, phạm nhân, học sinh trường giáo dưỡng.

- Luật số 66/ 2011/QH12 về phòng chống mua bán người năm 2011

- Nghị định số 09/2013/NĐ- CP ngày 11/01/2013 của chính phủ về Quy định chi tiết một số điều Luật Phòng, chống mua bán người.

- Luật số 15/2012/QH13 về Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

- Nghị quyết 09/1998/NQ-CP về xây dựng Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm.

- Nghị định số 94/2010/NĐ- CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng.

- Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 về Phê duyệt đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020.

- Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Nghị định số 73/2018/NĐ-CP quy định về danh mục chất ma túy và tiền chất

- Thông tư số 44/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chính sách đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù

- Pháp lệnh của ủy ban thường vụ Quốc hội số 10/2003/PL- UBTVQH11 ngày 17/3/2003 về phòng, chống mại dâm.

4. Thực trạng thực hiện chính sách phòng chống tệ nạn xã hội

Theo số liệu báo cáo của Bộ Công an, tính đến cuối năm 2014, tổng số người nghiện ma túy và sử dụng trái phép các chất ma túy trên toàn quốc có hồ sơ quản lý là 204.377 [tỷ lệ khoảng 227 người/100.000 người] tăng 12,7% so với cuối năm 2013 [181.366 người]. Người nghiện ma túy đã có ở 100% các tỉnh, thành phố, gần 90% quận, huyện và khoảng 70% số xã, phường, thị trấn trong cả nước.Cả nước có 10 tỉnh, thành phố trọng điểm về tệ nạn ma túy và nhiễm HIV/AIDS, trong đó có 3 tỉnh, thành phố có số người nghiện, người nhiễm HIV/AIDS cao nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và tỉnh Sơn La.

Đa số người nghiện sử dụng Heroine [72%], nhưng trong thời gian gần đây tỷ lệ người nghiện sử dụng Heroine có xu hướng giảm dần và tỷ lệ người sử dụng ma túy tổng họp, chất kích thích dạng Amphetamine [ATS] và các chất như Ketamine, Cocaine, cần sa... có xu hướng tăng mạnh.

Cả nước hiện có 9/63 tỉnh thành triển khai cai nghiện tại gia đình, cộng đồng cho 4.757 người.

Các địa phương trên cả nước đang quản lý sau cai với 23.370 người. 50/63 tỉnh, thành triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone với 187 cơ sở, tăng 54 cơ sở so với cuối năm 2014.

Theo báo cáo của Cục phòng, chống tệ nạn xã hội [Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội], trong 10 năm trở lại đây, ở Việt Nam đã có khoảng 10 vạn người nghiện ma tuý, trong đó có tới 70% số người nghiện dưới 30 tuổi, đặc biệt có tới 50% tổng số người nghiện là trẻ em [dưới 16 tuổi].

Theo số liệu của Bộ Y tế, cả nước có hơn 197.000 người nhiễm HIV, trong đó năm 2011 có hơn 14.000 người xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV và hầu hết ở lứa tuổi khá trẻ, từ 20 - 39 tuổi chiếm 82% và lây truyền qua đường máu [46,7%] và tình dục [41,4%] là chủ yếu.

5. Định hướng hoàn thiện chỉnh sách phòng chống tệ nạn xã hội

Từ thực tiễn cho thấy, tình hình tội phạm và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của chúng ta tuy đã đạt được nhiều kết quả nhưng còn nhiều khó khăn, bất cập, nhất là trong điều kiện chúng ta mở cửa, hội nhập tình hình tội phạm sẽ diễn biến theo chiều hướng phức tạp hơn, vì vậy, Đảng và Nhà nước ta cần thiết ban hành Nghị quyết, chương trình để đấu tranh phòng, chống tội phạm là đòi hỏi khách quan của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể nội dung cơ bản của Nghị quyết 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm:

Nghị quyết 09/1998/NQ- CP về tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới

- Xây dựng và thực hiện cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, đẩy mạnh phong trào cách mạng của toàn dân, nâng cao trách nhiệm vai trò chủ động của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Tập trung phòng, chống các tội tham nhũng, buôn lậu, tội phạm hoạt động có tổ chức, lưu manh chuyên nghiệp, côn đồ hung hãn, bọn buôn bán lôi kéo thanh niên, học sinh vào con đường sử dụng và nghiện hút ma túy, các loại tội phạm xâm hại trẻ em, mua bán phụ nữ, trẻ em.

- Đổi mới và thực hiện nghiêm chỉnh cơ chế phối họp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật; nâng cao trách nhiệm, phát huy chức năng của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội. Từng ngành xây dựng chương trình hành động, gắn việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với phòng và đấu tranh chống các tội phạm, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát hiện, điều tra và xử lý nghiêm đối với các loại tội phạm.

Xây dựng lực lượng công an nhân dân và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác thật sự trong sạch, vững mạnh để thực hiện tốt vai trò nòng cốt, xung kích trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.

- Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật để phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trước mắt và lâu dài. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục, cải tạo người phạm tội bằng nhiều hình thức, giúp họ cải tạo tiến bộ, hoàn lương, tái hòa nhập gia đình và cộng đồng xã hội.

- Tăng cường sự họp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm theo nguyên tắc phù hợp với pháp luật hiện hành của nước ta và pháp luật quốc tế, phù hợp với các chương trình chống tội phạm của Liên hợp quốc và của Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế Interpol.

- Các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các địa phương phải sơ kết và có kế hoạch tiếp tục chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống tội phạm; đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu và gian lận thương mại, tăng cường quản lý trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, quản lý các hoạt động văn hóa, bài trừ các tệ nạn xã hội, triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Đảng, Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về trật tự an toàn xã hội và phòng, chống tội phạm.

- Đặt nhiệm vụ phòng, chống tội phạm thành Chương trình quốc gia có mục tiêu và nội dung các đề án cụ thể nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào công tác phòng, chống tội phạm, từng bước làm giảm tội phạm. Xây dựng môi trường sống lành mạnh trong xã hội, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật và hiệu lực quản lý của Nhà nước. Trước mắt phải chặn đứng được một số loại tội phạm nguy hiểm, đẩy lùi một bước các loại tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, mại dâm tạo sự chuyển biến rõ rệt về trật tự an toàn xã hội ở các thành phố lớn và khu kinh tế trọng điểm.

- Tiếp tục phát động quần chúng xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác và đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Xây dựng và thực hiện quy chế phối họp ngăn ngừa tội phạm trong gia đình, nhà trường và xã hội. Củng cố các tổ dân phố, lực lượng bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách, các tổ chức đoàn thể quần chúng ở cơ sở phường, xã tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tổ chức quản lý, giáo dục, cảm hóa những người phạm tội tại cộng đồng dân cư. Tăng cường công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản tại các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang.

- Sử dụng đồng bộ các biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn, trấn áp kịp thời và kiên quyết đối với các loại tội phạm nguy hiểm như: tội phạm có tổ chức, tội phạm tham nhũng, buôn lậu, tội phạm giết người, cướp tài sản, tội phạm xâm hại trẻ em [hiếp dâm trẻ em, bắt cóc và buôn bán trẻ em, lôi kéo trẻ em vào con đường sử dụng và nghiện hút ma túy]. Tiếp tục chấn chỉnh công tác giam giữ; nâng cao hiệu quả công tác giáo dục cải tạo phạm nhân.

Chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm

1. Nội dung Chương trình:

a] Phát động quần chúng nhân dân tham gia phát hiện tố giác tội phạm; cảm hóa, giáo dục người phạm tội tại cộng đồng dân cư; vận động người phạm tội ra tự thú và truy bắt bọn tội phạm có lệnh truy nã.

b] Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm nhằm nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của công dân về bảo vệ an ninh, trật tự xã hội.

c] Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tội phạm ở các cộng đồng dân cư, trong từng hộ gia đình, trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang.

d] Đấu tranh chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm có tính quốc tế, tội cướp, cướp giật và các hành vi côn đồ hung hãn, các tội hiếp dâm trẻ em, bắt cóc và mua bán phụ nữ, trẻ em, tội phạm người chưa thành niên, tội chống người thi hành công vụ.

đ] Nâng cao chất lượng công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội và tạo điều kiện để họ tái hòa nhập vào cộng đồng xã hội.

e] Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.

g] Tổ chức thực hiện họp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, nhất là chống các tội phạm có tính quốc tế và tội phạm là người Việt Nam ở nước ngoài.

2. Các đề án chủ yếu của Chương trình.

a] Đề án thứ nhất: Phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư.

Tập trung vào việc phát động toàn dân xây dựng thôn xóm, đường phố, cơ quan, đơn vị an toàn; xây dựng gia đình văn hóa mới, hòa giải các mâu thuẫn, phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi, vi phạm pháp luật, gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới, quan tâm giáo dục phòng ngừa tội phạm trong thanh, thiếu niên, tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội.

Tăng cường quản lý xã hội ở cơ sở như quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, quản lý tạm trú, tạm vắng, phát động phong trào toàn dân tham gia phát hiện, tố giác tội phạm ở cơ sở xã, phường. Xây dựng hệ thống tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm ở cơ sở. Tổ chức vận động người phạm tội ra tự thú, tự báo.

Tổ chức vận động toàn dân tham gia quản lý giáo dục người vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư; tổ chức hướng nghiệp, giúp đỡ tạo việc làm, lôi cuốn họ cải tạo họ thành người lương thiện, tái hòa nhập cộng đồng xã hội; phát động các tổ chức đoàn thể xã hội như thanh niên, phụ nữ, mặt trận, gia đình bảo lãnh, cam kết giáo dục thanh niên hư, chậm tiến. Tổ chức quản lý số đối tượng bị quản chế, cẩm cư trú, cải tạo không giam giữ, bị kết án tù nhưng cho hưởng án treo... không để họ tái phạm tội.

Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, Bộ Công an, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các Bộ, ngành khác tham gia.

b] Đề án thứ hai: Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tội phạm; tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật và trách nhiệm công dân về bảo vệ an ninh trật tự.

Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm trong đó chú trọng việc nghiên cứu để đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ Luật hình sự, Bộ Luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cho phù hợp với thực tiễn phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về trách nhiệm công dân trong bảo vệ an ninh, trật tự trên truyền thanh, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Đưa nội dung bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chóng tội phạm vào chương trình giáo dục bắt buộc trong hệ thống nhà trường các cấp.

Bộ Tư pháp chủ trì, Bộ Công an, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tham gia.

c] Đề án thứ ba: Đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm và tội phạm có tính quốc tế.

Tập trung đấu tranh ngăn chặn, phòng, chống các tội phạm có tổ chức hoạt động thành băng, 0, nhóm, bọn tội phạm chuyên nghiệp, bảo kê nhà hàng, xiết nợ thuê; các tội phạm giết người cướp tài sản, cướp giật, hiếp dâm, tội phạm chống người thi hành công vụ; các tội phạm có tính quốc tế như: lừa đảo quốc tế, buôn lậu, rửa tiền, cướp biển, khủng bố, tội phạm của người Việt Nam ở nước ngoài... Tổ chức truy bắt những tên tội phạm có lệnh truy nã.

Bộ Công an chủ trì, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vả các Bộ, ngành khác tham gia.

d] Đề án thứ tư: Đấu tranh phòng, chống các loại tội xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên.

Tập trung vào việc ngăn chặn, phòng, chống các tội phạm xâm hại trẻ em như giết trẻ em, hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm trẻ em, tổ chức mại dâm trẻ em, tổ chức cho trẻ em dùng chất ma túy... ngăn chặn, phòng chống tình trạng người chưa thành niên phạm tội trong nhà trường và ngoài xã hội.

Bộ Công an chủ trì, ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các Bộ, ngành khác tham gia.

Video liên quan

Chủ Đề