Phần luyện tập của bài tiếng nói của văn nghệ năm 2024
Một sản phẩm của công ty TNHH Giáo dục Edmicro CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC EDMICRO MST: 0108115077 Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà Tây Hà, số 19 Đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Lớp học
Tài khoản
Thông tin liên hệ(+84) 096.960.2660
Follow us
1. Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1924-2003) là một nghệ sĩ có tài năng về nhiều mặt. Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm thơ, văn, nhạc, kịch, ông còn là một cây bút lý luận phê bình sắc sảo. Ông tham gia vào các hoạt động văn nghệ từ khá sớm, trên mỗi lĩnh vực đều để lại những tác phẩm nổi tiếng: Đất nước (thơ), Người Hà Nội (nhạc)… 2. Tác phẩm: 3. Phân tích văn bản
* Vấn đề cần bàn luận: Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại xung quanh mà còn thể hiện tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ, thể hiện đời sống tinh thần của cá nhân người sáng tác.-> Người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp, làm người đọc rung động với cái đẹp… Hệ thống luận cứ:
Dẫn chứng chứng minh: Tác giả chọn 2 dẫn chứng tiêu biểu dẫn từ 2 tác giả vĩ đại của văn học dân tộc và thế giới.
\=> Nội dung của tác phẩm văn nghệ:
* Văn nghệ là tiếng nói của tâm hồn đồng cảm:
* Văn nghệ là tiếng nói của tư tưởng
-> Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh; Dẫn chứng phong phú, thuyết phục, phân tích chi tiết từng biểu hiện đặc trưng.
* Sức mạnh kì diệu của văn nghệ: Lay động cảm xúc, tâm hồn và làm thay đổi nhận thức của con người... -> Giúp con người sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình.
1. Nội dung của văn nghệ Luận điểm mà tác giả đưa ra chính là tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu ở thực tại đời sống khách quan nhưng không phải là sự sao chép giản đơn “sao chụp” nguyên xi thực tại ấy. Khi sáng tạo một tác phẩm , nghệ sĩ gửi vào đó một cách nhìn,một lời nhắn nhủ của riêng mình. Nội dung tác phẩm văn nghệ không chỉ là câu chuyện, là con người như ở ngoài đời mà còn mang tư tưởng tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm trong đó: “Tác phẩm nghệ thuật …góp vào đời sống xung quanh” Tác giả khẳng định rằng tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà diễn tả tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ thông qua nghệ thuật ngôn từ. Tác phẩm văn nghệ mang đến cho người đọc bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng quen thuộc. Nguyễn Đình Thi đã lấy hai tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Du và Tôn-xtôi để chứng minh điều ấy:
\=> Như vậy: từ tiếng chim, bông hoa, ngọn cỏ…tất cả ở xung quanh ta mà ta “chưa biết nhìn”, chưa thấy hết, nay bỗng làm ta ngạc nhiên, tìm ra ngay trong tâm hồn chúng ta -> mỗi tác phẩm văn nghệ rọi vào ta 1 ánh sáng kì diệu: làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ…, một cách sống về tâm hồn .
Nội dung của văn nghệ còn là những dung cảm và nhận thức của người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem....”Mỗi tác phẩm lớn hư rọi vào ta một ánh sáng riêng,không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bây giờ biến thành của ta...”. Thêm đó văn nghệ còn tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận, thế giới nội tâm của con người, làm hiện thực cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ. 2. Tiếng nói văn nghệ đối với cuộc sống con người: Văn nghệ với đời sống quần chúng nhân dân-những con người Việt Nam đang chiến đấu,sản xuất trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp: “ những người rất đông …bị tù trung thân trong cuộc đời u tối, vất vả không mở được mắt” Để lí giải vai trò của văn nghệ với cuộc sống của con người tác giả đã đưa ra:
⇒ Như vậy, văn nghệ giúp cho con người có được cuộc sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng…làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ ”. Nghệ thuật còn là tiếng nói tâm hồn, tình cảm, chứa đựng yêu, ghét, vui buồn của con người trong cuộc sống thường ngày. Đến với tác phẩm văn nghệ, ta cùng với cuộc sống đó mà vui, buồn, yêu ghét, chờ đợi 3. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ: Văn nghệ là tiếng nói của tư tưởng:
Sức mạnh kì diệu của văn nghệ: Lay động cảm xúc, tâm hồn và làm thay đổi nhận thức của con người
4. Tổng kết
|