On tập thơ cả cách mạng lớp 8

Hay nhất
1. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác:

Nội dung: Bài thơ toát lên một tinh thần bất khuất, một tư thế vững vàng của bậc trượng phu trong cơn sóng gió. Truyền thống yêu nước, chí khí anh dũng của dân tộc đang tiếp tục mạch chảy bất tận trong tâm huyết chí sĩ Phan Bội Châu. Hình ảnh người anh hùng đã tạc vào lịch sử như một minh chứng cho tinh thần yêu nước, xảthân vì lí tưởng chính nghĩa.

2. Đập đá ở Côn Lôn:

Nội dung: Đập đá ở Côn Lôn là bài thơ rất đặc sắc và độc đáo. Ngôn ngữ hàm súc. Kết hợp tả thực với tưởng tượng, sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, khoa tương, tác giả đã sáng tạo nên những vần thơ đẹp bằng một tư thế hiên ngang. Bài thơ làm người đọc xúc động vì một khí phách hiên ngang, một tấm lòng thủy chng với nước với dân, với sự nghiệp cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại Phan Châu Trinh.

3. Muốn làm thằng Cuội:

Nội dung: Trước hết, trong bài thơ, cái ngông của Tản Đà được thể hiện trên nhiều phương diện, từ đề bài [muốn làm thằng Cuội] đến thể loại [lấy thể thơ trang trọng để thể hiện tư tưởng ngỗ ngược] và những từ ngữ, hình tượng cụ thể trong bài thơ.Thứ hai, tác phẩm là lời tâm sự kín đáo của một người bất hoà sâu sắc với xã hội đương thời, muốn tránh xa, muốn vượt hẳn lên trên để cất lên tiếng cười ngạo nghễ.

4. Hai chữ nước nhà:

Nội dung:Đoạn thơ là lời trăng trối của người cha đối với con trước giờ vĩnh biệt, trong cảnh nước mất nhà tan. Lời người cha sâu nặng ân tình và tràn đầy nỗi xót xa, đau đớn. Giọng thơ thống thiết, lâm li rất phù hợp với nội dung đoạn trích. Cách ngắt nhịp, những thanh trắc nằm giữa hai câu 7, âm điệu câu lục bát của thể thơ song thất lục bát đã làm phong phú hơn chất nhạc của từng khổ thơ và rất thích hợp khi diễn tả tiếng lòng sầu thảm, nỗi căm hờn của nhân vật người cha.

5. Nhớ rừng:

Nội dung: Thể hiện niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, tầm thường, giả dối ;khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.

6. Ông đồ:

Nội dung: Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ và niềm cảm thương, nuối tiếc của tác giả đối với một lớp người, một nét sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

7. Quê hương:

Nội dung: Quê hương đã khắc hoạ được bức tranh tươi sáng, khoẻ khoắn, đầy sức sống về cuộc sống lao động của một làng quê miền biển, qua đó thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, đằm thắm của tác giả.

8. Khi con tu hú:

Nội dung: Lòng yêu sự sống mãnh liệt và niềm khát khao cháy bỏng muốn thoát khỏi tù ngục của người chiến sĩ cộng sản.

9. Tức cảnh Pác Bó:

Nội dung: Bằng giọng thơ đùa vui hóm hỉnh, bài thơ đã cho chúng ta thấy niềm vui, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó.

10. Ngắm trăng:

Nội dung: Lòng yêu trăng, yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù tối tăm cực khổ.

11. Đi đường:

Nội dung: Bài thơ có hai lớp nghĩa: nghĩa hiển ngôn nói về việc đi đường núi, nghĩa hàm ngôn ngụ ý về con đường cách mạng, con đường đời. Bài thơ đã gợi ra một chân lí: đường đời, đường cách mạng nhiều chông gai, thử thách, nhưng nếu quyết tâm vượt qua, con người nhất định sẽ đạt được những thắng lợi rực rỡ.

Nếu thấy hay thì tick nha

Video liên quan

Chủ Đề