Ở Việt Nam đã ứng dụng thành công công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong sản xuất nông nghiệp chưa

Ở Việt Nam đã ứng dụng thành công công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong sản xuất nông nghiệp chưa

Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào (ảnh minh họa)

Tại hội thảo, đại diện Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN giới thiệu cụ thể về công nghệ nuôi cấy mô. Theo đó, nuôi cấy mô tế bào thực vật là công nghệ nuôi cấy mô, tế bào và các cơ quan hoàn toàn sạch các vi sinh vật trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo trong điều kiện vô trùng; Tạo ra những giống cây trồng được trẻ hóa, khỏe, sạch bệnh, đặc biệt là bệnh về virus; Giống cây được tạo ra có độ đồng đều cao và giữ nguyên vẹn đặc tính sinh học, đặc tính kinh tế của cây bố mẹ.

Hội thảo cũng được nghe tham luận về ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô trong nhân giống một số cây dược liệu có giá trị, ứng dụng nuôi cấy mô tế bào trong hệ thống sản xuất giống khoai tây sạch bệnh tại Hải Phòng (Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN); hiệu quả ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô trong sản xuất khoai tây tại xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng (Hợp tác xã Nông nghiệp Cấp Tiến); ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô trong sản xuất một số cây hoa có giá trị kinh tế tại Hải Phòng (Viện đào tạo và phát triển nghiên cứu sinh nông)…
Phát biểu tại hội thảo, nhiều đơn vị kiến nghị các cơ quan chức năng của thành phố tiếp tục hỗ trợ, quan tâm để mô hình nuôi cấy mô tế bào thực vật tiếp tục được đầu tư, nhân rộng, đảm bảo ổn định nguồn cung cấp thực phẩm trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài trong tương lai./.

An Giang đã và đang phát triển các mô hình NN ứng dụng CNC trong sản xuất. Tỉnh sẽ tập trung vào một số giống cây trồng có chất lượng, năng suất cao và dễ tiêu thụ trên thị trường, phù hợp với điều kiện sản xuất ở địa phương.

Theo đó, các loại cây dược liệu, hoa kiểng, cây ăn trái sẽ là nhóm sản phẩm được lựa chọn áp dụng mô hình sản xuất theo CN hiện đại. Từ đầu năm 2013, Trung tâm Công nghệ sinh học (CNSH) An Giang đã bắt tay vào nghiên cứu về phương pháp nhân giống in vitro trên các đối tượng cây trồng.

Với mục tiêu sưu tầm, đa dạng hóa và chủ động nhân nhanh, phát triển giống cây trồng nuôi cấy mô, vườn ươm tạo giống cây để phục vụ sản xuất đại trà phù hợp với điều kiện của từng đối tượng. Đồng thời, phục tráng, thuần hóa và nhập nội giống cây, tạo ra các loại giống có năng suất, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sản xuất.

Theo ThS Nguyễn Hoài Vững, Phó Giám đốc Trung tâm CNSH An Giang, CN trồng cây ăn trái với việc ghép cành, chiết cành nhằm giữ được đặc tính của giống tốt, thời gian cho thu hoạch sớm. Tuy nhiên, phương pháp này không đảm bảo được cây sạch bệnh.

“Trong khi đó, nhân giống vô tính bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật rất có hiệu quả với hệ số nhân giống cao, cây giống tạo ra hoàn toàn sạch bệnh. Đặc biệt, đồng nhất về kiểu hình, ổn định về tính di truyền và có thể sản xuất ở quy mô lớn” - ThS Vững cho hay.

Ở Việt Nam đã ứng dụng thành công công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong sản xuất nông nghiệp chưa

Nhiều giống cây trồng được lưu giữ bằng hình thức nuôi cấy mô.

Nuôi cấy mô tế bào là phương pháp nhân giống không còn mới nhưng mang lại hiệu quả rất cao trong việc tạo ra cây giống chất lượng. Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn sản xuất, chọn, nhân và tạo giống mới.

Năm 2017, Phòng nghiên cứu CNSH NN (Trung tâm CNSH An Giang) được tăng cường 10 bộ hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời Plantima (TIS) với hệ thống trang thiết bị hiện đại, là tiền đề để trung tâm thực hiện công tác bảo tồn và phát triển giống ngày càng hiệu quả hơn.

“Hiện nay, Trung tâm CNSH An Giang không ngừng cải tiến phương pháp lưu giữ và nhân các giống cây trồng, nghiên cứu thành phần nuôi dưỡng mẫu cây cấy mô trên hệ thống hiện đại để tăng hệ số nhân, rút ngắn giai đoạn nhân giống, giúp cây đâm chồi nhanh, khỏe mạnh, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường” - ThS Vững thông tin.

Ở Việt Nam đã ứng dụng thành công công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong sản xuất nông nghiệp chưa

Giống cúc pha lê nuôi cấy mô được người dân lựa chọn sản xuất vì hiệu quả kinh tế cao.

Sau thời gian nghiên cứu, hiện tại Trung tâm CNSH An Giang đã thu thập trên 60 giống cây các loại với quy trình nghiên cứu giống cải tiến. Trong đó, nổi bật nhất là hoàn thiện và làm chủ quy trình sản xuất cúc (pha lê, đại đó) in vitro. Hàng năm, khi cúc bắt đầu trổ hoa cũng là thời điểm lý tưởng để cán bộ chuyên môn bắt tay vào công tác tạo vật liệu khởi đầu cho một năm kế tiếp.

“Mẫu mô được tuyển chọn từ những cây cúc to khỏe, sạch bệnh và đem khử trùng cho vào ống nghiệm chứa môi trường nuôi cấy. Trong môi trường này chứa chất kích thích sinh trưởng để tái sinh chồi, sau đó sẽ tạo cây hoàn chỉnh để nuôi cấy và bắt đầu nhân giống”- ThS Vững giải thích.

Theo đó, cây giống được sản xuất bằng CN giống in vitro, có thể nhân giống được với số lượng cây lớn trong một diện tích nhỏ, đảm bảo các cây giống sạch bệnh, cây con được trẻ hóa cao. Ngoài ra, việc vận chuyển cây giống số lượng lớn cũng như bảo quản cây giống cũng dễ dàng. 

Bên cạnh thành tựu về giống hoa cúc cấy mô, Trung tâm CNSH An Giang đang tăng cường sưu tập, nhân giống nhằm đa dạng các loại cây trồng. Trong đó, nhóm dược liệu có: các loại nghệ xà cừ, nghệ đen, ngải đen, ngải trắng, ngải xanh, ngải tiên, lan kim tuyến, hà thủ ô đỏ...

Nhóm hoa kiểng có các loại hoa cúc, hoa lan, hoa đồng tiền, hoa dạ yến thảo, hoa chuông. Bên cạnh đó, còn có các giống chuối: hột, laba, chuối già Nam Mỹ và các giống khoai lang, khoai cao....

Năm 2017, Trung tâm CNSH An Giang đã cung cấp trên 100.000 hom giống cúc cho các nông dân trong tỉnh từ các vườn cúc cấy mô đầu dòng. Cây giống phù hợp với điều kiện sinh thái tại địa phương, sạch bệnh, năng suất cao, hoa to, đẹp, bền màu...

ÁNH NGUYÊN

13:11, 09/06/2012

Nghiên cứu nuôi cấy mô Invitro là một thành tựu khoa học lớn của loài người. Ứng dụng công nghệ này trong việc nuôi cấy mô một số loại cây trồng đặc sản đã và đang đem lại nhiều hứa hẹn để Bắc Kạn phát triển kinh tế nông- lâm nghiệp.

Mô hình trồng chuối tây từ cây giống nuôi cấy mô tại địa bàn xã Nông Thượng (thị xã Bắc Kạn) là một trong những mô hình đầu tiên thử nghiệm ứng dụng nuôi cấy mô của tỉnh Bắc Kạn. Mô hình này được thực hiện trên diện tích 5 ha, cây sinh trưởng và phát triển mạnh. Sau 3 năm triển khai những cây chuối giống bằng phương pháp nuôi cấy mô đã chứng minh sự phát triển nhanh, chống chịu sâu bệnh tốt so với việc trồng bằng các phương pháp khác. 

Tiếp nối thành công từ mô hình này, tỉnh Bắc Kạn lại có thành công mới với việc triển khai đề tài Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô Invitro để nhân giống khoai môn phục vụ sản xuất. Đề tài do Sở Khoa học Công nghệ phối hợp cùng Viện Di truyền nông nghiệp chủ trì. Sau hai năm triển khai thực hiện, đề tài đã nghiên cứu, nuôi cấy, nhân giống thành công giống khoai môn Bắc Kạn bằng phương pháp In vitro và đưa ra trồng tại 2 địa phương là thị trấn Bằng Lũng (Chợ Đồn) và xã Dương Phong (Bạch Thông). 

Theo Tiến sĩ Đỗ Tuấn Khiêm, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ, nuôi cấy mô là một trong những chiến lược công nghệ của thế kỷ 21. Bắc Kạn mặc dù tiếp cận sau nhưng đã có những thành công to lớn- là tỉnh đầu tiên trong cả nước nghiên cứu, nuôi cấy mô và đưa ra sản xuất đại trà được giống khoai môn. Trước đây, đã có những đơn vị nghiên cứu nuôi cấy mô khoai môn nhưng chưa ai đưa ra sản xuất được đại trà. Từ thành công của Bắc Kạn, một số tỉnh khác như Phú Thọ, Yên Bái cũng đã học tập nuôi cấy mô trên giống khoai môn bản địa của họ. 

Kết quả cho thấy, giống khoai môn nuôi cấy bằng phương pháp Invitro cây sinh trưởng phát triển mạnh, có chiều cao đồng đều, ít bị sâu bệnh, đặc biệt củ con đạt tiêu chuẩn làm giống trên khóm của cây khoai nuôi cấy bằng phương pháp này cao hơn (2,05 lần) so với khoai trồng bằng củ bi của địa phương. Về năng suất, cây khoai môn được trồng bằng giống nuôi cấy mô thấp hơn so với cây khoai môn trồng bằng củ bi giống thuần, nhưng giống khoai nuôi cấy bằng phương pháp Invitro lại cho năng suất củ giống đạt tiêu chuẩn đạt cao (54,15 tạ/ha). Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp giống cho việc mở rộng diện trồng khoai môn của bà con nông dân.

Ở Việt Nam đã ứng dụng thành công công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong sản xuất nông nghiệp chưa
Cán bộ Phòng Nuôi cấy mô tế bào thực vật (Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn) kiểm tra sự phát triển của cây giống khoai môn nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô.

Bước sang năm 2012, ngành khoa học Bắc Kạn chính thức bước vào sản xuất đại trà giống khoai môn nuôi cấy mô. Theo chị Nguyễn Thị Huyền Trang, cán bộ Phòng Nuôi cấy mô tế bào thực vật (Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn), nguyên tắc của phương pháp này là tận dụng tế bào tiềm năng, từ một mầm chồi ban đầu nhân thành nhiều chồi khác nhau. Năm 2011, Trung tâm đã thử nghiệm 300 cây giống khoai môn nuôi cấy mô trồng tại huyện Chợ Đồn và đạt kết quả rất tốt. Năm 2012, Trung tâm sẽ sản xuất 20.000 cây giống khoai môn nuôi cấy mô để cung ứng cho nhu cầu giống trên địa bàn. 

Để phát triển công nghệ nuôi cấy mô nhằm hướng tới tăng năng lực khoa học công nghệ cũng như phục vụ cho nông nghiệp bền vững, tỉnh đã có những bước đầu tư lớn cho lĩnh vực này. Song song với cấp kinh phí triển khai các đề tài nghiên cứu, tỉnh đã đầu tư dây chuyền công nghệ nuôi cấy mô cho Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn. Dây chuyền có trị giá khoảng 01 tỷ đồng bao gồm nồi hấp vô trùng; tủ sấy; máy cất nước; các loại cân kỹ thuật- phân tích… Các trang thiết bị này bảo đảm có thể ứng dụng và phát triển công nghệ nuôi cấy mô trên thực vật. 

Tiến sĩ Đỗ Tuấn Khiêm cho biết thêm, được sự quan tâm của Bộ và trực tiếp là UBND tỉnh, ngành đã đầu tư được một Phòng Nuôi cấy mô. Với con người như hiện nay thì cơ sở vật chất như vậy là bảo đảm. Tuy nhiên, về lâu dài ngành sẽ hướng tới đào tạo thêm nhân lực, tăng cường trang bị để mở rộng nuôi cấy mô trên thực vật nhất là những loài cây quý bản địa mang lại giá trị kinh tế cao. 

Hiện tại, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn đang triển khai đề tài nghiên cứu cây Kim tuyến (Lan gấm). Trong đó, nội dung quan trọng là ứng dụng nuôi cấy mô để nhân giống loại cây quý này. Mục tiêu là trồng cây nuôi cấy mô tại nhà lưới với quy mô 2.000 cây; trồng cây nuôi cấy mô từ nhà lưới ra tự nhiên với 2.000 cây. Được biết, giá bán loại cây này trên thị trường lên tới hàng triệu đồng/kg vì vậy nếu thành công sẽ hứa hẹn đem lại giá trị kinh tế cao. 

Trong thời gian tới, tiếp bước những thành công đã có, ngành khoa học công nghệ sẽ hướng tới nuôi cấy mô giống gừng đá; phục tráng một số giống cây bản địa; các loại hoa lan. Việc thử nghiệm đối với cây gừng đá và cây dong riềng đã có kết quả tốt. Riêng đối với nuôi cấy mô khoai môn đang tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất từ ống nghiệm tới nhà lưới và đưa ra đại trà để đơn giản hóa hơn việc trồng đại trà thuận tiện cho người dân canh tác./.

Tuấn Sơn