Nước non có nghĩa là gì

42Mẹ hiền ru những câu xa vời…(Phạm Duy, Tình ca)Nước trong câu thơ trên không còn là một thực thể vật chất hữu hình mà làcội nguồn của một cộng đồng, là cái nôi của mỗi cá nhân. Nước trở thành ý niệmgần gũi, thân thiết, hiển hiện thành cái từ luôn đọng trên môi và trong tâm thức củangười Việt.Trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương, nước không chỉ đứng một mình mà còn kếthợp sóng đôi kiểu: non nước, non sông… với phương thức chuyển nghĩa hoán dụlấy bộ phận chỉ toàn thể: chỉ cương vực lãnh thổ của dân tộc sống và làm chủ trênđó. Bài thơ Tự tình II, Nữ sĩ Hồ Xuân Hương viết:Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,Trơ cái hồng nhan với nước non.(Tự tình II)Hai từ nước non biểu tượng cho cả thế giới tự nhiên lẫn xã hội, biểu tượngcho non sông đất nước thiêng liêng cao cả. Nước non là cái bao la, rộng lớn, là cáitồn tại vĩnh cửu. Trong không gian rộng lớn, mọi thứ dường như đều trở nên nhỏbé. Hồng nhan là sắc mặt hồng, nghĩa là chỉ người phụ nữ đẹp. Trơ nghĩa là lì ra,trơ ra, chai đi, mất hết cảm giác. Trơ còn có nghĩa là riêng lẻ một mình. Nước non:chỉ cả thế giới tự nhiên và xã hội của dân tộc sống và làm chủ trên đó. Từ cái cónghĩa chỉ từng đơn vị riêng lẻ, gắn liền với chữ hồng nhan làm cho giọng thơ trĩuxuống, để nhấn mạnh cái cái duyên phận, cái duyên số hẩm hiu của người phụ nữ.Câu thơ thấm đượm nỗi buồn của người cô phụ giữa đêm khuya không ngủ, soimình vào cái lặng im trống rỗng đã thấy cô đơn, lại văng vẳng bên tai tiếng trốngđôi canh dồn dập như thúc giục thời gian trôi nhanh, gây tâm trạng bồn chồn. Bồnchồn mà lại chỉ một mình nên nỗi cô đơn càng tăng gấp bội. Nước non thì mênhmông quá. Hồng nhan mà trơ với nước non trong lúc đêm vắng canh tàn, một mìnhnghĩ đường kia nỗi nọ, thổn thức biết bao nhiêu là nỗi lòng: tấm lòng về thế sự, chữmệnh với chữ tài; tấm lòng vì nước non. Trong cái mênh mông ấy, dường nhưchẳng thấy ai đâu, chỉ trơ cái đẹp, cái hồng nhan với nước non mà thôi. 43Ở bài thơ Dỗ người đàn bà khóc chồng, tác giả đặt thân phận người phụ nữđối diện với non sông và không để thẹn:Văng vẳng bên tai tiếng khóc chồng,Nín đi kẻo thẹn với non sông...(Dỗ người đàn bà khóc chồng)Nỗi đau mất chồng là nỗi đau rất lớn đối với bất kỳ người phụ nữ nào. Vìthế, người đàn bà trong bài thơ trên khóc thương chồng cũng là lẽ tự nhiên. Vậy thìtại sao Hồ Xuân Hương lại dỗ: Nín đi kẻo thẹn với non sông? Rõ ràng, Hồ XuânHương đã nâng cao vai trò của người phụ nữ đối với non sông. Động từ thẹn đượcdùng rất đắt, thẹn có nghĩa là cảm thấy áy náy, mất tự nhiên khi làm điều khônghay. Khóc chồng là lẽ tự nhiên, nhưng nếu khóc mãi lại là điều không hay, là thẹnvới non sông, nên nữ sĩ đã khuyên họ phải biết chấp nhận với cuộc sống thực tại.Hồ Xuân Hương lúc thì làm ra vẻ trang nghiêm, khuyên bảo, lúc thì kích thích lòngtự ái, tự trọng của họ, đem đến cho họ nghị lực và lòng tin để họ tin hơn vào phẩmgiá và lẽ phải của mình, để chống chọi lại tất cả những gì bất công, phi lí mà cuộcđời đổ lên đầu họ.Trong bài Đá Ông Chồng Bà Chồng, với cặp mắt nghệ sĩ đa tài như Hồ XuânHương, tác giả đã thổi hồn vào cái đề tài thú vị của thiên nhiên ngộ nghĩnh là haithớt đá chồng lên nhau để nói về một cặp tình nhân. Với Hồ Xuân Hương, đâykhông phải là đá nữa mà là một cảnh ân ái lạ lùng. Đây là một đôi tình nhân giànhưng rất hạnh phúc và vẫn còn hứa hẹn trường cửu với không gian và thời gian:Gan nghĩa dãi ra cùng nhật nguyệtKhối tình cọ mãi với non sông.(Đá Ông Chồng Bà Chồng)Tác giả Hồ Xuân Hương đã đặt tình yêu ngang với non sông, trường cửucùng non sông. Tình vốn là một khái niệm trừu tượng được nữ sĩ vật hóa thành khốitình để áp vào, để cọ mãi cùng non sông. Đó là cuộc tình thật hạnh phúc, thiêngliêng và có non sông như là nhân chứng của cuộc tình. Chỉ một từ cọ nhưng ta nhậnra một cuộc tình mãnh liệt và sâu sắc. Nữ sĩ nói khối tình đá mà ta nhận ra khối tình 44người, một khối tình nặng như đá.Bài thơ Hỏi trăng có cấu trúc đặc biệt, lạ lùng. Câu đầu là câu khẳng định,bảy câu còn lại là câu nghi vấn. Những câu hỏi đặt ra trong trạng thái dồn dập,nhưng thật chất Hồ Xuân Hương đâu cần câu trả lời. Nói đúng hơn đây là nhữngcâu hỏi tu từ, bộc lộ tâm trạng của tác giả. Chẵng lẽ, Hồ Xuân Hương chẳng biếttrăng khuyết rồi lại tròn, có gì phải hỏi và hỏi ai, ai trả lời. Ngọc Thỏ, Chị Hằng chỉcó trong huyền thoại, trong cổ tích, làm gì có thật mà lại hỏi. Thực ra, Hồ XuânHương muốn thoát ra ngoài thiên nhiên cao rộng, giao du với non xanh nước biếc,với gió với trăng. Tác giả muốn trải lòng mình với thiên nhiên cao rộng bằng nhữngcâu thơ trữ tình ngọt ngào, đằm thắm với trăng.Mấy vạn năm nay vẫn hãy cònCớ sao khi khuyết lại khi tròn?Hỏi con Ngọc Thỏ đà bao tuổi?Chứ chị Hằng Nga đã mấy con?Bao giờ Hồ Xuân Hương cũng quan tâm đến quyền lợi của trái tim, cảmthông đến nguyện vọng, với những khát khao của người phụ nữ. Với Chị Hằng lànhân vật tưởng tượng nhưng Hồ Xuân Hương đã biến hình thành nhân vật sống đểhướng đến cuộc sống trần tục để hòa vào trời đất êm ái xuân tình, bộc lộ nỗi khátkhao ái ân một cách chân thành qua mấy lời thơ.Đêm vắng cớ chi phô tuyết trắng?Ngày xanh sao lại thẹn vừng son?Ở hai câu kết trong bài thơ rất mềm mại, đầy chất trữ tình và thể hiện sự caocả, thiêng liêng của hình ảnh nước non đối với con người.Năm canh lơ lửng chờ ai đó?Hay có tình riêng với nước non?(Hỏi trăng)Vầng trăng lơ lửng suốt năm canh để chờ đợi ai? Lời thơ đầy tâm trạng mànhư bình thản, hồn nhiên. “Chờ ai đó?”, “với nước non?”. Có lẽ tác giả lấy lòngmình để thấu hiểu tình “trăng”, với Hồ Xuân Hương, trăng cũng rạo rực, say mê với 45tình riêng. Hai từ nước non biểu tượng cho sự cao cả thiêng liêng của con người vềhạnh phúc, về tình yêu, về cái đẹp.2.1.2. Nước – vẻ đẹp của tự nhiênĐọc thơ Nôm Hồ Xuân Hương ta không chỉ cảm nhận Bà là một nhà thơ tàiba của Văn học trung đại Việt Nam mà còn là một nghệ sĩ đa tài. Hồ Xuân Hươngnhư một họa sĩ, như một nhà điêu khắc. Bởi mỗi bài thơ của Bà như một công trìnhkiến trúc nghệ thuật. Những bức tranh tuyệt đẹp của cảnh nước non nên thơ, cảnhnước non hùng vĩ ở rất nhiều địa danh của đất nước được Bà thể hiện qua nhữngvần thơ với nhiều biểu tượng. Trong đó, Nước là biểu tượng của cảnh đẹp thiênnhiên, của tạo hóa.Trong bài Kẽm Trống, hình ảnh nước mang biểu tượng của vẻ đẹp thiênnhiên.Hai bên thì núi giữa thì sông,Có phải đây là Kẽm Trống không?Gió giật sườn non khua lắc cắc,Sóng dồn mặt nước vỗ long bong.Ở trong hang núi còn hơi hẹp,Ra khỏi đầu non đã rộng thùng.Qua cửa mình ơi! Nên ngắm lại,Nào ai có biết nỗi bưng bồng.(Kẽm Trống)Kẽm Trống thuộc huyện Kim Bảng, Phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Hai bên núisát liền nhau, chỉ vừa một lối nước ch ảy. Nó được tạc nên hình của núi của sông,tạo nên cảnh đẹp của nước non nên thơ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Nếu ở đây chỉ cónúi mà không có sông thì cảnh sắc chưa hài hòa, cảnh vật trở nên khô cứng. Chonên hình ảnh sông trong bài thơ là biểu tượng của cái đẹp nên thơ, sự hài hòa củathiên nhiên.Lớp nghĩa mà chúng tôi phân tích ở trên là nghĩa tường minh, nghĩa phô ra,nghĩa hiển hiện trong từng con chữ mà bất kì ai cũng có thể nhận ra được khi tiếp 46xúc với văn bản thơ của Hồ Xuân Hương. Nhưng thơ Hồ Xuân Hương không chỉdừng lại ở đó, các hình tượng nghệ thuật trong thơ Nôm của Bà luôn luôn đa nghĩa,bất cứ bài thơ nào cũng ẩn hiện một lớp nghĩa phồn thực tài hoa, hấp dẫn. Mỗi hìnhtượng thơ của Hồ Xuân Hương thường ngoài nghĩa tường minh còn có nghĩa hầmẩn và nghĩa nhân sinh quan sâu sắc.Lớp nghĩa phồn thực, nghĩa ngầm, nghĩa hàm ẩn của biểu tượng sông, nướctrong câu thơ “Hai bên thì núi giữa thì sông” biểu tượng cho âm vật; “Sóng dồnmặt nước vỗ long bong” chỉ hành vi tính giao. Bài thơ Kẽm Trống còn có biểutượng non, hang núi chúng tôi sẽ phân tích ở biểu tượng đá.Ở câu thơ thứ bảy trong bài, nếu ta ngắt nhịp Qua cửa, mình ơi! Thì mangnghĩa bình thường, là cách gọi tình cảm mình ơi, qua cửa hãy ngắm lại. Còn nếuQua cửa mình thì đó hiện tượng chơi chữ dựa vào sự đồng âm khác nghĩa đáng chúý khác là: “cửa mình” là âm vật của đàn bà. Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để nói nhưvậy, vì nói như Tản Đà: “Thơ Hồ Xuân Hương thời lại là “thi trung hữu quỷ”nghĩa là trong thơ có ma! Song mà nhận ra thời là tục”.Theo chúng tôi, thơ Hồ Xuân Hương tục mà không tục, bởi lẽ với bậc thầyvề ngôn từ, Hồ Xuân Hương đã dùng những biểu tượng bình thường để tạo hìnhtượng, tạo sự liên tưởng tuyệt đẹp chứ không suồng sã, bỗ bà, sỗ sàng như nhiềungười vẫn nghĩ. Vì lẽ đó, thơ Hồ Xuân Hương còn hướng người đọc tới lớp nghĩanhân sinh quan sâu sắc: đó là lời thủ thỉ tâm tình xã hội mang khát vọng, triết lýnhân sinh về thân phận con người đặc biệt là thân phận người phụ nữ với nhữngkhát vọng cháy bỏng về hạnh phúc lứa đôi mang tính phồn vinh phồn thực, nghiêngvề những khao khát bản năng rất người, rất trần tục.Trong bài thơ Động Hương Tích và bài Hang Cắc Cớ, nước là biểu tượngcủa cái đẹp thiên nhiên, cái đẹp nên thơ của các địa danh trên Đất nước ta. ĐộngHương Tích là động chính của Chùa Hương thuộc huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, naythuộc Hà Nội. Hang Cắc Cớ là tên một cái hang ở Chùa Thầy xã Thụy Khê, Hà Nội.Vào trong hang động toàn đá và đá. Nhưng lạ thay vào sâu bên trong lại cónhững giọt nước rơi lõm bõm từng giọt từng giọt từ những vú đá(thạch nhũ) trông 47rất lạ mắt nhưng tuyệt đẹp. Nhờ những giọt từ thạch nhũ này mà hang động như cóhồn hơn, có được âm thanh như một bản trường ca tuyệt vời làm xua tan phần nàosự tĩnh lặng của hang động.Giọt nước hữu tình rơi thánh thót,Con thuyền vô trạo cúi lom khom.(Đông Hương Tích)Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm,Con đường vô ngạn tối om om.(Hang Cắc Cớ)Trong hai bài thơ trên, biểu tượng nước đã được nhân hóa: từ sự vật hữu hìnhphi nhân tính được nhân cách hóa thành có nhân tính thể hiện qua cụm từ giọt nướchữu tình. Hữu tình là tính từ chỉ tình cảm của con người là có tình cảm với ai đó, cótình ý yêu đương. Theo Đỗ Lai Thúy thì động (Hương Tích) và hang (Thánh Hóa)là biểu tượng liên quan đến các bộ phận sinh sản như âm vật. Chúng tôi nghĩ rằnghai câu thơ trong hai bài thơ nêu trên còn có nghĩa hàm ẩn cho hoạt động tính giao,nếu vậy, theo thuật ngữ của y học thì nước chính là biểu tượng của “dâm thủy”. ThơNôm của Hồ Xuân Hương quả là đặc sắc đúng như Lê Dư trong Nữ lưu văn học sửđã nhận xét: thơ của Bà xưa nay ai cũng kêu là có ý thô tục, nhưng xét kỹ tục màthanh. Suy cho cùng, cái tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương là có thật nhưng cầnnhìn nhận đây là một hiện tượng xã hội, là khát vọng được yêu của người luôn luônthiếu yêu, thèm khát được yêu.Trong thơ Hồ Xuân Hương, nước còn được thể hiện qua hình thức vô hình làgiọt sương, ở tác phẩm Đèo Ba Dội cũng biểu tượng cho cái đẹp nên thơ của thiênnhiên:Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo.(Đèo Ba Dội)Bài thơ Đèo Ba Dội là một bài thơ tả cảnh đèo có tên là Đèo Ba Dội là điềukhông thể phủ nhận khi tiếp xúc với văn bản thơ. Trong toàn bài thơ đều là cảnh 48đẹp của thiên nhiên. Đó là một đèo nằm cheo leo, có rêu xanh lún phún trên đá, cóhàng thông reo bởi gió, có hình ảnh của cây liễu và đặc biệt trên những lá liễu có rấtnhiều giọt sương mai thật tinh khiết rơi xuống nhiều và nhanh.Đằng sau cái lớp nghĩa hiển hiện mà chúng tôi đã phân tích ở trên lại là mộtbiểu tượng thẩm mĩ độc đáo: Hồ Xuân Hương coi thân thể và cả bộ phận sinh dụctrên cơ thể con người như là tự nhiên, thiên tạo, nó giống như tự nhiên, thiên nhiênvậy. Đã thế quyền miêu tả nó trong văn chương cũng là một quyền năng tự nhiên(Lại Nguyên Ân – Tinh thần phục hưng trong thơ Hồ Xuân Hương). Các tính từmang ý nghĩa sắc thái hóa trong thơ như đỏ loét, xanh rì, đầm đìa, lún phún, cheoleo; các động từ chỉ hoạt động như: tạc, thốc, trèo; các danh từ: đèo, cửa, hòn đá,giọt sương, hiền nhân, quân tử; đặc biệt là sự xuất hiện của hiền nhân quân tử, củathành ngữ mỏi gối chồn chân đã gợi ra trường liên tưởng về tính dục trong bài thơ.Cái ma quái, tinh nghịch trong thơ Hồ Xuân Hương chính là ở trường liên tưởng, làtầng nghĩa thứ hai mà các nhà nghiên cứu gọi là tả cảnh ngụ tình.Trở lại biểu tượng nước vô hình tồn tại dưới dạng sương (giọt sương): Hơinước ngưng tụ thành hạt, đọng lại trên cây cỏ. Động từ gieo có nghĩa là buôngxuống, rơi xuống một cách tự do, gieo còn mang nghĩa là tạo ra giống, tạo ra sựsống mới. Tính từ đầm đìa có nghĩa là ướt đến sũng nước. Sương rơi xuống, buôngxuống thành từng giọt làm cho lá liễu ướt sũng. Hình ảnh giọt sương gieo cũnggiống như hình ảnh giọt nước hữu tình trong bài Hang cắc Cớ là biểu tượng củadâm thủy được tiết ra từ bộ phận sinh dục, đồng thời nó cũng là sản phẩm của hoạtđộng tính giao. Nếu thơ Hồ Xuân Hương chỉ dừng lại ở lớp nghĩa tả cảnh thì TảnĐà đã không nhận xét thơ bà là: “thi trung hữu quỷ”. Thiên nhiên trong thơ HồXuân Hương không bao giờ yên ắng mà nó luôn cựa quậy hết sức sinh động, chonên sẽ không ngoa khi nói rằng: mọi vật thể tự nhiên, thiên tạo và mọi hoạt độngvào thơ Hồ Xuân Hương đều trở thành một tín hiệu nghệ thuật. Cái nghệ thuật màtác giả tôn sùng chính là vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ, thậm chí là cả hoạt độngtính giao. Theo chúng tôi, tác giả khát khao được yêu nhưng do không thỏa mãnđược dục vọng nên tác giả đã tự thỏa mãn trong tư tưởng. Người ta có thể làm được 49mọi việc trong suy nghĩ, cho dù đó là việc bất khả thi trong hiện thực. Vì thế, nữ sĩcủa chúng ta dùng phép thắng lợi tinh thần để tự khỏa lấp, tự thỏa mãn với chínhmình cũng là một giải pháp tình thế.Trong bài Hang Thánh Hóa nước cũng biểu tượng cho cái đẹp của thiênnhiên.Lườn đá cỏ leo sờ rậm rạp,Lách khe nước rỉ mó lam nham.(Hang Thánh Hóa)Hang Thánh Hóa cũng là một cái hang ở Chùa Thầy, Hà Nội. Ở trong hangcó nhiều ngoàm, nhiều ngoàm trở thành một đố. Đó là cấu tạo của hang động tựnhiên. Nếu coi cả vách động là một đố, thì vòm động với hõm to, nhỏ là nhữngngoàm. Hang Thánh Hóa có nhiều lườn đá, ở những lườn đá có kẽ hở và có nướcchảy nên gọi là khe nước. Nước ở đây rất ít nên chỉ chảy rỉ rỉ lách qua khe. Nếu ởHang Thánh Hóa không có những khe nước này thì cảnh vật trở nên thật đơn điệu.Nhờ có những khe nước rỉ mà cảnh vật trở nên đẹp hơn, thơ mộng hơn, nó có sự hàihòa giữa sự cứng cỏi của đá và sự mềm dẻo của nước tạo nên một bức tranh sinhđộng hơn.Bài thơ Hang Thánh Hóa cũng rất Xuân Hương. Tất cả hiển hiện ra trướcmắt chúng ta là rất tự nhiên (khen thay con tạo khéo khéo phòm): lườn đá, cỏ leo, sờrậm rạp, khe, nước rỉ, mó lam nham,… không thể là “Vật khác” trong thơ Hồ XuânHương được. Các từ ngữ: một sư đầu trọc, hai tiểu lưng tròn, khua mõ, giữ am chođến thành ngữ chồn chân mỏi gối xuất hiện kèm theo bổ ngữ vẫn còn ham lại làmcho người đọc liên tưởng đến “Vật ấy” của phái nam. Sự kết hợp hài hòa giữa âm(lườn đá cỏ leo sờ rậm rạp/ lách khe nước rỉ mó lam nham) và dương (một sư đầutrọc ngồi khua mõ/ hai tiểu lưng tròn đứng giữ am) càng khẳng định đích thực đấychính là Hang Thánh Hóa của Xuân Hương. Hang Thánh Hóa của Xuân Hương cósức hấp dẫn kinh người, không thể chối từ khiến các nam nhân “chồn chân mỏi gốivẫn còn ham”.Rỉ có nghĩa là thấm từng tí một qua kẽ hở hoặc lỗ thủng nhỏ. Vì thế, nước rỉ 50là nước phải lách qua khe nhỏ. Danh ngữ nước rỉ trong bài thơ trên của nữ sĩ HồXuân Hương làm cho người đọc liên tưởng đó không phải là thứ nước trong ao, hồ,sông, suối, biển mà là thứ nước chỉ có ở Hang Thánh Hóa của Xuân Hương. Thơcủa bà chúa thơ Nôm luôn luôn đưa trí tưởng tượng của người đọc chệch khỏiđường ray thông thường, đi vào một liên tưởng mới.Có thể nói rằng biểu tượng nước nói riêng, thiên nhiên trong thơ Nôm HồXuân Hương nói chung chỉ là bình phong, là điểm tựa làm nền tạo nên những liêntưởng bất ngờ, thú vị. Thiên nhiên của Hồ Xuân Hương không giống với thiênnhiên đời thường, không giống với thiên nhiên trong thi ca của các thi nhân khácmà luôn luôn vận động và mang ý nghĩa ẩn dụ rất độc đáo.2.2. Nước – biểu tượng của sự sống.2.2.1. Nước – gắn chặt với đời sống con ngườiGiếng nước đầu làng là hình ảnh quen thuộc và thân thương gắn chặt với đờisống của người dân. Với dân làng không thể thiếu dòng sông, giếng nước. Giếng lànơi tập trung sinh hoạt mỗi ngày, cũng là nơi bày tỏ tình cảm, thông báo tin tức,cũng là nơi quang gánh đi về tình tự bên nhau. Cùng với gốc đa đầu làng, ngõ trúcquanh co, giếng nước còn là nơi sinh hoạt tinh thần đậm nét truyền thống của dântộc ta. Vì thế , giếng nước gắn chặt với đời sống con người nên đi xa ai cũng nhớ. Ởbài Giếng thơi, Hồ Xuân Hương đã mang đến cho người một nghĩa tường minh làmiêu tả một cái giếng nước.Ngõ ngay thăm thẳm tới nhà ông,Giếng tốt thanh thơi, giếng lạ lùng.Cầu trắng phau phau đôi ván ghép,Nước trong leo lẻo một dòng thông.Cỏ gà lún phún leo quanh mép,Cá diếc le te lách giữa dòng.Giếng ấy thanh tân ai cũng biết,Đố ai dám thả nạ dòng dòng.(Giếng thơi) 51Đó là một cái giếng đặt trước ngõ ngay và thăm thẳm trên đường đi đến nhàmột ai đó. Có thể là nhà của một cô gái, có thể là nhà của Hồ Xuân Hương. Bởi lẽ,người đương thời Hồ Xuân Hương sống đã thấy Hồ Xuân Hương có những tínhcách của đàn ông, và chính bản thân bà cũng thấy không thua kém gì đàn ông. Cáigiếng trong bài là một cái giếng trong và sâu, có cầu trắng bắt qua với đôi ván ghép.Trên mặt giếng có cỏ gà, giữa dòng có cá diếc. Nước trong là nước để dùng, để tắmmát nên:Đố ai dám thả nạ dòng dòng.Biểu tượng nước trong thơ Hồ Xuân Hương thường xuất hiện trong phạm vinhỏ, hẹp: nước trong hang, hẻm, kẽ, khe, lách, lạch, nước tát, vũng… nghĩa lànhững hình thái nước tù đọng, trong quy mô nhỏ, hẹp, ở những vị trí khuất nẻo, hóchiểm.Giếng của Hồ Xuân Hương xuất hiện trong một bối cảnh trần tục, đờithường, ở đó có: ngõ sâu, cầu trắng, nước trong, cỏ gà, cá diếc, nạ dòng dòng…Thế nhưng tác giả cũng thừa nhận đây là giếng lạ lùng (giếng tốt thanh thơi, giếnglạ lùng), điều lạ lùng nhất là giếng nước mà lại thả cá diếc nhưng không dám thả nạdòng dòng.Biểu tượng trong hai câu thơ Cầu trắng phau phau đôi ván ghép/ Nước trongleo lẻo một dòng thông là biểu tượng tuyệt đẹp có một không hai. Nếu hai câu thơcủa đại thi hào dân tộc Nguyễn Du: Rõ ràng trong ngọc trắng ngà/ Dày dày sẵn đúcmột tòa thiên nhiên ca ngợi vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ thì hai câu thơ của nữsĩ Hồ Xuân Hương lại ca ngợi vẻ đẹp của một cái giếng ở thời điểm dậy thì củangười con gái. Cái giếng ấy đẹp hơn khi là giếng thanh tân, nước thì trong leo lẻo,cỏ thì mới chỉ lún phún leo quanh mép. Tuyệt đẹp! Có lẽ là vậy, vì không thể có từngữ nào diễn tả tốt hơn. Đó là vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng cho người phụ nữ, HồXuân Hương cũng là một người phụ nữ, hơn ai hết bà hiểu vẻ đẹp của cái giếngthanh tân, cái hiện tượng nước trong leo lẻo, bà nâng niu trân trọng cái vẻ đẹp trầnthế, tự nhiên ấy cũng là điều dễ hiểu. 52Mỗi khi trời hạn hán kéo dài, công việc tát nước để tưới tiêu ruộng đồng làviệc làm rất quen thuộc, nó gắn chặt với cuộc sống của người dân làng quê chúngta. Bài thơ Tát nước, Hồ Xuân Hương miêu tả việc những cô gái tát nước để chốnghạn.Đang cơn nắng cực chửa mưa tè,Rủ chị em ra tát nước khe.Lẽo đẽo chiếc gầu ba góc chụm,Lênh đênh một ruộng bốn bờ be.Xì xòm đáy nước mình nghiêng ngửa,Nhấp nhổm bên ghềnh đít vắt ve.Ham việc làm ăn quên cả mệt,Dạng hang một lúc đã đầy phè.(Tát nước)Mở đầu bài thơ tác giả miêu tả cảnh hạn hán, thiếu mưa cho dù mưa nhỏ,chửa mưa tè thì đàn bà phụ nữ ra chống hạn. Ở đây nên chú ý từ nắng cực, làmnghề nông thì cần có mưa, nếu nắng kéo dài thành hạn thì thiếu nước tưới tiêu, dẫnđến mất mùa thì người dân sẽ cực và khổ. Nhưng nắng cực còn có lớp nghĩa là nghệthuật nói lái mang dụng ý của tác giả. Nước khe là nước không được nhiều, chỉ cókhe nước nhỏ mà thôi. Hình ảnh gầu ba góc chụm rất sinh động, giống như bài thơCái quạt II: Chành ra ba góc da còn thiếu thì hình ảnh nước khe và ba góc chụm làbộ phận sinh sản người phụ nữ, là âm vật. Đến câu thứ năm, thứ sáu thì có sự rất lạvà độc đáo.Xì xòm đáy nước mình nghiêng ngửa,Nhấp nhổm bên ghềnh đít vắt ve.Lấy gầu nước múc nước dưới khe vực lên và đổ xuống ruộng, nước kêu xìxòm, rồi thả gầu không xuống khe nước múc nước lên, nước cũng kêu xì xòm.Trong khoảng giữa hai lần vực gầu, nước tạm thời lắng lại in hình người đàn bà dốcngược dưới đáy khe, vì khi múc nước thì khum lưng xuống, còn lúc vực gầu ngửangười ra sau, rồi nước lại đổ, gàu lại vực, nước lại kêu xì xòm cho đến xong công