Nội dung chủ yếu trong học thuyết Tam dân

Sự kiện nào đánh dấu cách mạng Tân Hợi trên thực tế đã kết thúc?

Nội dung cơ bản của học thuyết Tam dân là

Sự kiện nào đã châm ngòi cho cuộc cách mạng Tân Hợi [1911] bùng nổ?

Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập không nhằm mục tiêu nào sau đây?

Đâu không phải là hạn chế của cách mạng Tân Hợi [1911]?

Vì sao cách mạng Tân Hợi [1911] được đánh giá là một cuộc cách mạng tư sản?

Cuối thế kỉ XIX, tình hình chính trị- xã hội Trung Quốc có điểm gì nổi bật?

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

Nội dung của học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn là


A.

Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

B.

Dân tộc bình đẳng, dân quyền công bằng, dân sinh hạnh phúc.

C.

Dân tộc tự do, dân quyền bình đẳng, dân sinh hạnh phúc.

D.

Dân tộc độc lập, dân sinh tự do, dân quyền hạnh phúc.

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Nội dung cơ bản của học thuyết Tam Dân là?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Lịch sử 8 hay và hữu ích.

Trắc nghiệm:Nội dung cơ bản của học thuyết Tam Dân là?

A. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc

B. Dân tộc độc lập, dân chủ, tự do, dân sinh hạnh phúc

C. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do

D. Dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc

Trả lời:

Đáp án đúng:A. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc

Giải thích:

Chủ nghĩa Tam DânhayTam Dân Chủ nghĩalà một cương lĩnh chính trị doTôn Dật Tiênđề xuất, với tinh thần biếnTrung Quốc thành mộtquốc giatự do, phồn vinh và hùng mạnh. Việc kế thừa và hiện thực ngày nay thể hiện rõ nhất trong tổ chức chính quyền củaTrung Hoa Dân Quốc[Đài Loan]. Triết lý này cũng xuất hiện trong dòng đầu tiên củaQuốc ca Trung Hoa Dân Quốc. Cương lĩnh [hay học thuyết] chính trị này bao gồm:Dân tộc độc lập,dân quyền tự dovàdân sinh hạnh phúc.

→ Nội dung của học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn là dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

Hãy cùng Top lời giải trang bị thêm kiến thức của bạn với phần mở rộng về Trung Quốc cuối thế kỉ 19 nhé!

Kiếm thức tham khảo về Trung Quốc cuối thế kỉ 19

I. Trung Quốc bị các nước đế quốc chia sẻ

Trung Quốc là một nước lớn, giàu tài nguyên, có nền văn hóa rực rỡ, nhưng từ nửa sau thế kỉ XIX đã suy yếu vì chế độ phong kiến mục nát. Trong những năm 1840 – 1842, thực dân Anh tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc. Tiếp theo đó, các nước đế quốc Âu Mĩ và Nhật Bản tranh nhau xâu xé nước này. Trung Quốc ngày càng bị phụ thuộc vào các nước đế quốc.

Sau cuộc chiến tranh Trung – Nhật [1894 – 1895] với sự thất bại của nhà Mãn Thanh, các nước đế quốc tăng cường xâm lược Trung Quốc:

– Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông.

– Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử.

– Pháp thôn tính vùng Vân Nam.

– Nga, Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc.

II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Trước nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc và sự hèn yếu của nhà Mãn Thanh, từ giữa thế kỉ XIX, nhân dân Trung Quốc đã tiến hành đấu tranh mạnh mẽ chống đế quốc, phong kiến. Tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống Anh xâm lược [1840 - 1842] và phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc [1851 - 1864].

Cuối thế kỉ XIX, trong hoàn cảnh các nước đế quốc tăng cường xâu xé Trung Quốc, một số người tiến bộ trong giai cấp thống trị Trung Quốc chủ trương tiến hành cải cách chính trị để hòng cứu vãn tình hình. Đó là cuộc vận động Duy tân [1898], do hai nhà nho yêu nước - Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu chủ trương, vua Quang Tự đứng đầu. Cuộc cải cách bị thất bại vì lực lượng của phái Duy tân quá yếu. Từ Hi Thái hậu làm chính biến, ra lệnh trấn áp những người lãnh đạo phái Duy tân.

Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. một phong trào nông dân chống đế quốc bùng nổ ờ miền Bắc Trung Quốc: phong trào Nghĩa Hòa đoàn.

Bùng nổ ở Sơn Đông, phong trào nhanh chóng lan rộng ra cả vùng Sơn Tây và Đông Bắc Trung Quốc, đồng thời tiến công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.

Liên quân tám nước đế quốc : Anh, Nhật, Mĩ, Đức, Nga, Pháp, Áo-Hung, I-ta-li-a tiến vào Bắc Kinh đàn áp phong trào. Nghĩa Hòa đoàn đã anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược, nhưng cuối cùng bị đánh bại vì thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí và do sự câu kết của triều đình Mãn Thanh với các nước đế quốc.

III. Cách mạng Tân Hợi

1. Về Tôn Trung Sơn và học thuyết Tam dân

- Giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời vào cuối thế kỉ XIX và đã lớn mạnh rất nhiều vào đầu thế kỉ XX. Do bị tư bản nước ngoài chèn ép, giai cấp tư sản Trung Quốc đã bước lên vũ đài chính trị và thành lập các tổ chức riêng của mình. Tôn Trung Sơn là đại biểu ưu tú và là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.

- Tháng 8 - 1905, Tôn Trung Sơn cùng với các đồng chí của ông đã thành lậpTrung Quốc Đồng minh hội- chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc, đề ra học thuyết Tam dân [Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc] nhằm “đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc”.

2. Nguyên nhân bùng nổ cách mạng

- Ngày 9 - 5 - 1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”, thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Sự kiện này đã châm ngòi cho cách mạng Tân Hợi bùng nổ.

3. Diễn biến

4.Ý nghĩa

- Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc, tạo điều kiện cho nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc phát triển.

- Cách mạng Tân Hợi có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trong đó có Việt Nam.

- Tuy nhiên, cách mạng còn nhiều hạn chế, đó là:

+ Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc.

+ Không tích cực chống phong kiến đến cùng.

+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Học thuyết Tam dân là một trong những học thuyết quan trọng và có giá trị lịch sử lớn. Nhưng đây lại là một trong những nội dung khó dễ gây nhầm lẫn cho học sinh trong các bài thi.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan nhằm trả lời cho câu hỏi: Nội dung cơ bản của học thuyết tam dân là gì?

Hoàn cảnh ra đời học thuyết Tam dân

– Năm 1894, khi tổ chức Hưng Trung Hội được thành lập, Tôn Dật Tiên mới chỉ hình thành 02 nguyên tắc đại cương là dân tộc và dân quyền. Ý tưởng thứ ba dân sinh được chọn trong chuyến đi ba năm đến châu Âu từ năm 1896 – 1898.

– Ông đã trình bày bài phát biểu đầu tiên của “chủ nghĩa tam dân” ở Bỉ. Ông tổ chức Hưng Trung hội ở nhiều thành phố châu Âu, có khoảng 30 thành viên trong chi nhánh vào tời điểm đó, còn 20 thành viên ở Berlin và 10 thành viên ở Paris.

– Sau này, trong ấn bản kỷ niệm của Dân báo, bài phát biểu dài của ông về Tam Dân đã được in và các biên tập viên của tờ báo đã thảo luận vấn đề sinh kế của người dân.

Thứ nhất: Dân tộc độc lập

– “Chủ nghĩa dân túy” hoặc “sự cai trị” hay “dân tộc” mô tả rõ ràng một quốc gia hơn là một nhóm người được thống nhất bởi một mục đích. Do đó, cách dịch thường được sử dụng và khá chính xác là “chủ nghĩa dân tộc”.

– Theo Tôn Trung Sơn có nghĩa là dân tộc độc lập khỏi sự thống trị hoặc áp bức của đế quốc. Để đạt được điều này, ông tin rằng Trung Quốc phải phát triển một “Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc”, Dân tộc Trung Hoa, trái ngược với một chủ nghĩa dân tộc sắc tộc. Để đoàn kết tất cả các sắc tộc khác nhau của Trung Quốc.

– Ý thức về chủ nghĩa dân tộc này khác với ý tưởng về “chủ nghĩa sắc tộc”, “tương tự như ý nghĩa của chủ nghĩa dân tộc trong ngôn ngữ Trung Quốc. Để đạt được điều này, ông tin rằng Trung Quốc phải phát triển một”ý thức dân tộc” để đoàn kết người Hán trước sự xâm lược của đế quốc.

– Ông cho rằng, Minzu có thể được dịch là “con người” , “quốc tịch” hoặc “chủng tộc” được định nghĩa bằng cách chia sẻ chung huyết thống, sinh kế, tôn giáo, ngôn ngữ và phong tục.

Thứ hai: Dân quyền tự do

Có thể hiểu là quyền lực của nhân dân hoặc chính phủ do nhân dân. Đối với Tôn Trung Sơn, nó đại diện cho một chính phủ hợp hiến của phương Tây. Ông chia chính trị theo lý tưởng của mình đối với Trung Quốc thành hai tập hợp đó là quyền lực chính trị và quyền lực quản trị.

– Quyền lực chính trị:

+ Là quyền của người dân để bày tỏ mong muốn chính trị của họ, tương tự như quyền của công dân hoặc nghị viện ở các quốc gia khác và được đại diện bởi Quốc hội.

+ Có bốn quyền bao gồm bầu cử, bãi miễn – triệu hồi, sáng kiến và trưng cầu dân ý.

– Quyền lực quản trị: Là quyền lực quản lý. Ông đã mở rộng lý thuyết Hiến pháp Âu – Mỹ về một chính phủ ba nhánh và một hệ thống kiểm tra và cân bằng bằng cách kết hợp các hệ thống hành chính truyền thống của Trung Quốc để tạo ra một chính phủ gồm 05 nhánh bao gồm:

+ Lập pháp viên.

+ Hành chính viên.

+ Tư pháp Viên.

+ Giám sát viên.

+ Khảo thí viên.

Thứ ba: Dân sinh hạnh phúc

– Khái niệm này có thể được hiểu là phúc lợi xã hội và là sự chỉ trích trực tiếp những bất cập của chủ nghĩa tư bản. Ông chịu ảnh hưởng của nhà tư tưởng người Mỹ Henry George. Tôn Trung Sơn dự định đưa ra một cuộc cải cách thuế theo nghĩa Georgist.

– Ông chia sinh kế thành bố lĩnh vực: Quần áo, thực phẩm, nhà ở và di chuyển và hoạch định cách một chính phủ lý tưởng có thể chăm sóc những điều này cho người dân của mình.

– Tôn Trung Sơn chết trước khi ông có thể giải thích đầy đủ tầm nhìn của mình về nguyên tắc này và nó đã là chủ thể của nhiều cuộc tranh luận trong cả Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau đó, cho rằng ông ủng hộ chủ nghĩa xã hội. Tưởng Giới Thạch nêu rõ thêm nguyên tắc Dân sinh về tầm quan trọng của phúc lợi xã hội và các hoạt động giải trí đối với một Trung Quốc hiện đại hóa vào năm 1953 tại Đài Loan.

Đây là ba nội dung chủ đạo có trong học thuyết tam dân.

Như vậy, trong bài viết hôm nay chúng tôi đã phân tích và làm rõ câu hỏi Nội dung cơ bản của học thuyết tam dân là gì? Bên cạnh đó, trong bài viết chúng tôi cũng đã trình bày sơ qua về hoàn cảnh ra đời của học thuyết để quý bạn đọc có cái nhìn cơ bản nhất liên quan đến học thuyết trên.

Video liên quan

Chủ Đề