Những thành ngữ có sử dụng phép so sánh mà từ chỉ phương diện so sánh la từ láy

Soạn bài So sánh

I - So sánh là gì ?

1.Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu sau :

a]

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

[Hồ Chí Minh]

b][...] trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

[Đoàn Giỏi]

2.Trong mỗi phép so sánh trên, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau ? Vì sao có thể so sánh như vậy ? So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì ?

3.Sự so sánh trong những câu trên có gì khác với sự so sánh trong câu sau ?

Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.

[Tạ Duy Anh]

II - Cấu tạo của phép so sánh

1.Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu đã dẫn ở phần I vào mô hình phép so sánh theo mẫu dưới đây :

Vế A
[sự vật được so sánh]
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B
[sự vật dùng để so sánh]
2.
Nêu thêm các từ so sánh mà em biết.
3.Cấu tạo của phép so sánh trong những câu dưới đây có gì đặc biệt ?
a]
Trường Sơn : chí lớn ông cha
Cửu Long : lòng mẹ bao la sóng trào.
[Lê Anh Xuân]
b]Như tre mỏng thẳng, con người không chịu khuất.
[Thép Mới]
III - Luyện tập
1.Với mỗi mãu so sánh gợi ý dưới đây, em hãy tìm thêm một ví dụ :
a]So sánh đồng loại
- So sánh người với người :
Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo
Khi đến trường, cô giáo như mẹ hiền
[Lời bài hát]
- So sánh vật với vật :
Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ [...]
[Vũ Tú Nam]
b]So sánh khác loại
- So sánh vật với người :
Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh.
[Đồng Xuân Lan]
Bà như quả đã chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.
[Võ Thanh An]
- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng :
Trường Sơn : chí lớn ông cha
Cửu Long : lòng mẹ bao la sóng trào.
[Lê Anh Xuân]
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
[Ca dao]
2.Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế B vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành phép so sánh :
- khỏe như ...
- đen như ...
- trắng như ...
- cao như ...
3.Hãy tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các bài Bài học đường đời đầu tiên và Sông nước Cà Mau.
4.Chính tả [nghe - viết] : Sông nước Cà Mau [từ Dòng sông Năm Căn mênh mông đến khói sóng ban mai].
Lời giải:

I - So sánh là gì ?

Câu 1 :Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu sau :

a]

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

[Hồ Chí Minh]

b][...] trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

[Đoàn Giỏi]

Những tập hợp từ chứa hình ánh so sánh là :

a]búp trên cành

b]hai dãy trường thành vô tận

Câu 2 :Trong mỗi phép so sánh trên, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau ? Vì sao có thể so sánh như vậy ? So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì?

- Các sự vật, sự việc được so sánh với nhau:
+Trẻ em so sánh với búp trên cành
+Rừng đước dựng lên cao ngất so sánh với hai dãy trường thành vô tận.
- Sở dĩ có thể so sánh được như vậy bởi vì giữa hai vế có những nét tương đồng.
- Mục đích so sánh là để:
+ Tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật, sự việc quen thuộc.
+ Gợi cảm giác cụ thể, thích thú, hấp dẫn khi nghe, nói, đọc, viết.
+ Khả năng diễn đạt phong phú, sinh động của tiếng Việt.

Câu 3 :Sự so sánh trong những câu trên có gì khác với sự so sánh trong câu sau ?

Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.

[Tạ Duy Anh]

Sự so sánh trong câu văn của Tạ Duy Anh là so sánh hơn kém [to hơn], không giống như sự so sánh ngang bằng [như] trong các ví dụ trên.

Ghi nhớ :

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

II - Cấu tạo của phép so sánh

Câu 1 :Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu đã dẫn ở phần I vào mô hình phép so sánh theo mẫu dưới đây :

Vế A
[sự vật được so sánh]
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B
[sự vật dùng để so sánh]
Trẻ emnon trẻnhưbúp trên cành
Rừng đướcdựng lên cao ngấtnhưhai dãy trường thành vô tận
Con mèo vằnvào tranhto hơn cảcon hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến


Câu 2 :Nêu thêm các từ so sánh mà em biết.
Một số từ so sánh khác : là, như là, giống như, tựa như là, bao nhiêu... bấy nhiêu,...
Câu 3 :Cấu tạo của phép so sánh trong những câu dưới đây có gì đặc biệt ?
a]
Trường Sơn : chí lớn ông cha
Cửu Long : lòng mẹ bao la sóng trào.
[Lê Anh Xuân]
b]Như tre mỏng thẳng, con người không chịu khuất.
[Thép Mới]
Cấu tạo của phép so sánh ở những câu dưới đặc biệt ở chỗ :
a]Dùng dấu hai chấm để thay cho từ so sánh
b]Đảo vị trị của hai vế. Đáng lẽ viết là : "Con người không chịu khuất phục như tre mọc thẳng".
Ghi nhớ :
- Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm :
+ Vế A [nêu tên sự vật, sự việc được so sánh]
+ Vế B [nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A]
+ Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
+ Từ ngữ chỉ ý so sánh [gọi tắt là từ so sánh]
- Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều :
+ Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.
+ Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
III - Luyện tập
Câu 1 :Với mỗi mãu so sánh gợi ý dưới đây, em hãy tìm thêm một ví dụ :
a]So sánh đồng loại
- So sánh người với người :
Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
[Tố Hữu]
- So sánh vật với vật :
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
[Hồ Chí Minh]
b]So sánh khác loại
- So sánh vật với người :
Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa đầu sóng trắng.
[Đoàn Giỏi]
- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng :
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
[Ca dao]
Câu 2 :Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế B vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành phép so sánh :
- khỏe như ...
- đen như ...
- trắng như ...
- cao như ...
Trả lời :
Những thành ngữ hoàn chỉnh :
- khỏe nhưvoi
- đen nhưthan
- trắng nhưtuyết
- cao nhưnúi
Câu 3 :Hãy tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các bài Bài học đường đời đầu tiên và Sông nước Cà Mau.
- Bài học đường đời đầu tiên :
+ Những ngọn cỏ ... vừa lia qua.
+ Hai cái răng đen nhánh ... máy làm vieejv.
+ Cái chàng Dế Choắt ... nghiện thuốc phiện.
+ Đã thanh niên rồi ... áo gi-lê.
+ Chú mày ... chịu được.
+ Đến khi định thần ... đánh nhau.
+ Mỏ Cốc ... xuyên cả đất.
+ Như đã hả cơn tức ... vừa gây ra.
- Sông nước Cà Mau :
+ Càng đổ dần về ... như mạng nhện.
+ [...] gọi là kênh Bọ Mắt ... như những đám mây nhỏ, [...].
+ Dòng sông Năm Căn ... những đầu sóng trắng.
+ [...] trông hai bên bờ ... tường thành vô tận.
+ [...] những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, [...]
+ [...] những ngôi nhà bè ... những khu phố nổ, [...]
+ [...] đã điểm tô ... vùng rừng Cà Mau.
Câu 4 :Chính tả [nghe - viết] : Sông nước Cà Mau [từ Dòng sông Năm Căn mênh mông đến khói sóng ban mai].
Học sinh tự thực hiện
Giải các bài tập Bài 19 SGK Ngữ văn 6 Sông nước Cà Mau So sánh Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
Bài trước Bài sau

Video liên quan

Chủ Đề