Nhân vật giao tiếp trong bài ca dao Cày đồng

Đề thi học kì 1, Ngữ văn 10 có đáp án. Nghị luận ý kiến về bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du

ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SÔ 4 LỚP 10
[Thời gian:90 phút]

A. ĐỀ Câu 1: Thế nào là ngôn ngữ nói? Nêu đặc điểm của ngôn ngữ nói?

Câu 2: Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong bài  cao dao dưới đây:

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót, như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần

Câu 3: Có ý kiến cho rằng, bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du là tiếng khóc người đồng thời cũng là tiếng khóc mình, ý kiến của anh[chị]? B. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM 1. Biểu điểm – Điểm 9-10: Bài viết đủ 3 phần, đầy đủ sinh động các ý trên, có cảm xúc, lời văn trong sáng, lôi cuốn – Điểm 7- 8: Đảm bảo nội dung chính, trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy lôi cuốn, có cảm xúc. – Điểm 5 – 6: Bài viết thiếu vài ý nhỏ, diễn đạt tương đối tốt, mắc vài lỗi nhỏ về chính tả. – Điểm 3 – 4 : + Hiểu đúng đề bài, viết đầy đủ 3 phần nhưng chưa sâu sắc. + Văn chưa trôi chảy nhưng diễn đạt được ý. Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. – Điểm 2: Bài viết sơ sài, thiếu nhiều ý, mắc nhiều lỗi chính tả. – Điểm 1: Bài viết lan man, diễn đạt lủng củng, không đúng trọng tâm yêu cầu của đề, mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. – Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài. 2.Thang điểm Câu Ý Nội dung Điểm 1 .Khái niệm:Ngôn ngừ nói là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hằng ngày, ở đó người nói và người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, có thể luân phiên nhau trong vai nói và vai nghe. 0.5 – Ngữ điệu: Giọng nói có thể cao hay thấp, nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, liên tục hay ngắt quãng.. Đồng thời có sự phối hợp với âm thanh, giọng điệu, với các phương tiện hỗ trợ như nét mặt, ánh mắt cử chỉ, điệu bộ ..của người nói – Từ ngữ sử dụng khá đa dạng: Mang tính khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, trợ từ, thán từ… – Câu: Thường dùng các hình thức tỉnh lược 2 – Nhân vật giao tiếp: Lời của tác giả dân gian nói với mọi người, trước hết là những người nông dân hiện trong bài ca dao – Hoàn cảnh giao tiếp: Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp[ Bức tranh con người đang lao động hăng say miệt mài giữa trưa nắng] – Nội dung giao tiếp: + Nhắc nhở mọi người biết nâng niu quý trọng thành quả lao động + Ca ngợi đức tính cần cù, chịu khó của người nông dân – Mục đích giao tiếp: Khuyên nhủ, nhắc nhở mọi người biết quý trọng sức lao động – Cách nói: Chân tình, khuyên nhủ, động viên[ Sử dụng hô gọi ai, khẳng định qua từ mồ hôi thánh thót, dẻo thơm, đắng cay muôn phần]. 3 Có ý kiến cho rằng, bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du là tiếng khóc người đồng thời cũng là tiếng khóc mình, ý kiến của anh[chị]? 7.0 Mở bài – Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du – Giới thiệu bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí 0.5 Thân bài – Bốn câu thơ đầu: Nguyền Du khóc người ,thương người, lệ dành cho Tiểu Thanh [Phân tích thơ]: + Gò hoang: Xót xa, thương cảm trước nghịch cảnh giữa quá khứ và hiện tại + Nguyễn Du thấu hiểu Tiểu Thanh qua mảnh giấy tàn để lại + Tiểu Thanh là điển hình hai nỗi oan lớn: Hồng nhan bạc mệnh, tài mệnh tương đố =>Nguyễn Du bày tỏ niềm thương cảm trước những người tài hoa và trân trọng những giá trị văn hóa tinh thần => Chủ nghĩa nhân đạo. – Bốn câu thơ cuối: Từ khó người, thương người. Nguyễn Du trở về với niềm tự thương [Phân tích thơ]. + Cái hận muôn đời: Khó mà hỏi trời được + Nguyễn Du tự coi mình là người cùng hội, với người mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã + Ý thơ chuyển sang tự thương dưới dạng câu hỏi: Hỏi người đời ở tương lai => Sự tự ý thức=> Nét mới mang tinh thần nhân bản => Một tâm hồn cô đơn mong muốn sự chia sẻ, cảm thông – Nghệ thuật: Bài thơ Đường mẫu mực: Cô đọng, chặt chẽ trong sự kết nối ý tưởng, bố cục 1.0 Kết bài Khái quát: Bài thơ thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của những người tài hoa, đồng thời là niềm xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp. 0.5

MA TRẬN


 
    Mức độ  

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Vận dụng thấp
 
Vận dụng cao
Tiếng Việt Như thế  nào là ngôn ngữ nói [0.5] – Nêu được đặc điểm của ngôn ngữ nói.[1.0]
– Phân tích được các nhân tố giao tiếp trong bài ca dao[1.5].
3đ [30%]
Làm văn
Văn nghị luận
Tích hợp các liến thức, kĩ năng để làm bài văn nghị luận
[ 70%]
Tổng số câu Tổng điểm

Tỷ lệ %

3 10 đ

100%

Xem thêm : Tuyển tập đề thi khối 10
Tổng hợp đề thi về Đọc Tiểu Thanh Kí- Nguyễn Du : Đọc Tiểu Thanh kí

đọc tiểu thanh kí

Onthionline.netSỞ GD - ĐT THÁI NGUYÊNTRƯỜNG THPT GANG THÉPĐỀ KIỂM TRANĂM HỌC 2010-2011Môn: Ngữ văn 10Thời gian: 45 phútCâu 1 [4 điểm]Từ những đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian, hãy nêu rõ sự khác nhau giữaVăn học dân gian và Văn học viết.Câu 2 [6 điểm]a. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là gì? Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữđược diễn ra bởi những quá trình nào?b. Thông qua bài ca dao dưới đây, con người cũng đã thực hiện một hoạt độnggiao tiếp. Hãy phân tích các nhân tố giao tiếp:- Người nói là ai và nói với ai?- Cuộc giao tiếp diễn ra trong hoàn cảnh cụ thể nào?- Người nói nói về vấn đề gì?- Câu nói nhằm mục đích gì?- Cách nói có hấp dẫn và có thuyết phục người nghe không?Cày đồng đang buổi ban trưaMồ hôi thánh thót như mưa ruộng càyAi ơi bưng bát cơm đầyDẻo thơm một hạt đắng cay muôn phầnOnthionline.netĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRAMÔN: NGỮ VĂN 10Câu 1: [4 điểm]Sự khác nhau giữa văn học dân gian và Văn học viết:- Về thời điểm ra đời: VHDG ra đời sớm từ khi chưa có chữ viết; VHV ra đờimuộn hơn khi đã có chữ viết.- Về tác giả: VHDG là kết quả của qua trình sáng tác tập thể vì thế các tác phẩmkhông mang dấu ấn cá nhân; VHV do cá nhân sáng tác nên mang đậm dấu ấncá nhân.- Về phương thức lưu truyền: VHDG lưu truyền theo phương thức truyềnmiệng; VHV lưu truyền bằng chữ viết.- Về hình thức tồn tại: VHDG gắn bó với những sinh hoạt khác nhau trong đờisống cộng đồng; VHV cố định thành những văn bản viết mang tính độc lậpcủa một tác phẩm văn học.[Mỗi ý 1 điểm]Câu 2: [6điểm]a. - Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hộiđược tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ [dạng nói hoặc dạng viết] nhằmthực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động...- Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai qua trình: tạo lập văn bản [do người nói hoặcngười viết thực hiện] và lĩnh hội văn bản [do người đọc hoặc người nghe thực hiện].Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.[Mỗi ý 0.5 điểm]b. Bài ca dao là một hoạt động giao tiếp- người nói là người nông dân đang cày ruộng, nói với những người khác [đạitừ ai chỉ tất cả mọi người]- Hoàn cảnh cụ thể: Lúc người nông dân đang cày ruộng vất vả, vào buổi trưanóng bức.- Nội dung vấn đề: Nói về mối quan hệ giữa bát cơm đầy, dẻo thơm và sự làmviệc vất vả, đắng cay.- Mục đích: Nhắc nhở mọi người phải có ý thức trân trọng, nâng niu thành quảlao động mà mình đã đổ ra biết bao công sức mới có được thành quả đó.- Cách nói rất cụ thể, có hình ảnh nên hấp dẫn và có sức thuyết phục.[Mỗi ý 1 điểm]

Ca dao vốn là thể thơ của tầng lớp bình dân. Mặc dầu vậy, những hạt ngọc của ca dao, dù mang tính đại chúng: sử dụng các thủ pháp nghệ thuật dân gian, nhưng vẫn đạt tới trình độ thơ hiện đại. Ý tứ thâm sâu mà âm điệu thơ vẫn bay bổng, chất thơ vẫn giàu sức tinh tế. Người viết muốn nói đến bài ca dao: “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.” Có ý kiến cho rằng, bài ca dao được dịch từ bài “Bừa lúa” của tác giả Lí Thân đời Đường, Trung Quốc. Người viết không nghĩ thế. Có lẽ do sự tương đồng về văn hóa - cả hai nước đều là nền nông nghiệp lúa nước - nên tứ thơ của hai bài có sự tương đồng. Ở đây, nếu có chăng thì đó chỉ là sự kế thừa, nhưng đã có sự tiếp biến lớn lao. Hai bài, tứ thơ dù tương đồng, nhưng rõ ràng, bài ca dao này mang âm điệu Việt hoàn toàn [bài thơ của Lí Thân viết theo thể ngũ ngôn]. Cả ngôn ngữ thơ, chất thơ, cũng như những thủ pháp nghệ thuật của bài ca này hoàn toàn đậm chất Việt. Người viết không nhằm tranh luận, bài ca dao là của Trung Quốc hay của ta. Chỉ muốn nói một điều rằng, từ hàng trăm năm nay, bài ca dao đã trở nên vô cùng gần gũi với đời sống của nhân dân lao động Việt Nam, nó mang “hơi thở” và “tâm tư” của người Việt, thì hẳn nó đã là ca dao của Việt Nam rồi. Bài ca dao mở đầu bằng hai câu: “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” Công việc đồng áng vào ngày mùa phải bận rộn lắm, thế nên mới cày giữa trưa. Và cày giữa trưa, trời nắng hẳn phải cực nhọc lắm. Vì vậy “mồ hôi thánh thót” cũng là điều hiển nhiên thôi. Nhưng mà “thánh thót như mưa ruộng cày” thì đích thị là nói phóng đại rồi. Cái tài của phép phóng đại là người nghe biết mà vẫn nghe, vẫn tin, vẫn đồng cảm vì nó có cơ sở thực tế. Bởi giữa trưa, trời nắng nóng, hẳn phải là thời gian nghỉ ngơi, nhưng đây lại phải cày cho kịp việc. Thế thì đem sự cực nhọc ấy mà nói “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” là điều dễ dàng đồng cảm. Chỉ nói như thế may ra mới nói hết được sự vất vả, cực nhọc, lao lực của người nông dân lúc này. Và ngay cái lúc cày đồng giữa trưa này đây, một giá trị về cuộc sống, giá trị về lao động được vỡ lẽ. Người nông dân thấm thía và nhận ra chân giá trị lớn lao của lao động. Để có được bát cơm, có được cái ăn thì phải lao động cực nhọc như thế này đây. Cái giá trị lớn lao của bài ca là ở đây. Một bài học về giá trị lao động có lẽ không chỉ dành riêng cho dân cày, mà dành cho tất cả mọi ngành nghề lao động. Cần phải biết nâng niu, quí trọng thành quả của lao động. Thế mới biết, vì sao người ta lại giáo dục con em bằng giáo dục lao động. Điều cần nói thêm ở đây là: để làm nên lập luận vững chắc cho phép so sánh -phóng đại ở câu thứ hai, tác giả dân gian đã sử dụng rất tài tình từ láy “thánh thót”. Từ láy giàu tính gợi hình và đậm chất Việt này được đặt thật đúng chỗ, khiến cho sự cực nhọc, vất vả được phóng đại hóa một cách sinh động. Vì vậy khi so sánh “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” thì phép so sánh - phóng đại trở nên hợp lý về nghĩa, và cấu trúc của câu thơ cũng trở nên uyển chuyển. Bởi thế, câu thơ vừa đậm chất dân gian lại vừa tinh tế, giàu chất thơ hiện đại. Thấm thía bài học về giá trị lao động người nông dân thốt lên: “Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.” Hai câu kết chính là lời tự khuyên mình, đồng thời cũng chính là lời khuyên dành cho mọi người, cần phải nhớ lấy và cần phải biết quí trọng thành quả của lao động. Rõ ràng, đây là lời khuyên mang sức lay động rất mạnh mẽ. Nó lay động bởi sự có sự kết hợp cả lí và tình. Người nghe không chỉ bị thuyết phục về mặt ý thức mà còn bị thuyết phục cả về tình cảm. Nói nó có lí bởi có hai câu đầu làm cơ sở lí luận, minh chứng cho lời khuyên. Nói nó có tình bởi sự chân thành về tình cảm trong cách diễn đạt, sử dụng ngôn từ và âm điệu. Lí và tình quyện chặt nhau tạo nên sức lay động, sức lang tỏa mạnh mẽ cho bài ca dao. Hai câu kết đồng thời khẳng định chân giá trị của lao động đã nêu ở hai câu đầu. Sự đặc sắc làm nên giá trị cho bài ca dao còn nằm ở câu kết. Câu kết của bài ca rất độc đáo, gồm hai vế đối nhau: “dẻo thơm một hạt” đối với “đắng cay muôn phần” tạo nên hai vế đối rất chỉnh [chỉnh về ý và cả từ loại]. Ở câu kết, chúng ta còn gặp lại lối nói phóng đại. “Dẻo thơm một hạt” mà lại “đắng cay muôn phần”! Như vậy, câu kết vừa đối vừa phóng đại, lối nói phóng đại được lồng vào trong phép đối mà sao câu ca không hề gợn chút gì trúc trắc, ngược lại nó tạo nên sức nặng, sự âm vang trong lòng người. Phải khẳng định rằng, bài ca dao là một viên ngọc lấp lánh trong kho tàng ca dao - dân ca Việt Nam. Kết cấu vô cùng chặt chẽ, đồng thời lại mang trong mình những giá trị nghệ thuật tiêu biểu của dân gian. Ngôn ngữ cứ tự nhiên, bình dị mà lại tinh tế và giàu sức sáng tạo của thơ hiện đại. Âm điệu mượt mà nhưng lời thơ vẫn giàu chất trí tuệ. Nó cứ tự nhiên mà ngấm vào lòng người. Nó như lời tâm tình của ông dành cho cháu, của cha dành cho con về bài học giá trị lao động. Một bài ca không cần đọc nhiều mà vẫn thuộc lòng. Một bài ca mang trên mình sự lấp lánh của văn hóa Việt, hẳn nó sẽ mãi đồng hành với dân ta trong suốt quá trình phát triển của lịch sử. Nguyễn Văn Phước

phân tích nhân tố giao tiếp trong đoạn thơ sau: cày đồng đang buổi ban trưa mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày ai ơi bưng bát cơm đầy dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

____ai biết giúp mình với nha ,mình học hơi dở văn tí!


- Nhân vật giao tiếp: tác giả - Hoàn cảnh giao tiếp: buổi trưa - Nội dung giao tiếp: sự biết đến những người dân làm ra hạt gạo - Mục đích giao tiếp: lòng biết ơn - Phương tiện giao tiếp: ngôn ngữ [thể hiện qua các từ: ai ơi, đắng cay]

- địa điểm: ngoài đồng ruộng

Để học tốt ngữ văn Chị tham khảo nhé! Gợi ý: Bài ca dao là một hoạt động giao tiếp: - Nhân vật giao tiếp: Người nông dân đang cày ruộng nói với những người khác [Đại từ “Ai”: chỉ tất cả mọi người] - Hoàn cảnh giao tiếp: Người nông dân cày ruộng vất vả giữa buổi trưa nóng nực. - Nội dung giao tiếp: Nói về mối quan hệ giữa bát cơm đầy, dẻo thơm và sự làm việc vất vả, đắng cay. - Mục đích: Nhắc nhở mọi người phải có ý thức trân trọng, nâng niu thành quả lao động mà mình đã đổ ra biết bao nhiêu công sức để có được thành quả đó.

=> Cách nói cụ thể, có hình ảnh nên hấp dẫn và có sức thuyết phục.

Video liên quan

Chủ Đề