Nhà thơ Bình Nguyên sinh năm bao nhiều

I. Vài nét về tác giả

Nhà thơ Bình Nguyên sinh năm bao nhiều
Nhà thơ Bình Nguyên tên thật là Nguyễn Đăng Hào sinh năm 1959 tại Ninh Bình.

Hội viên Hội nhà văn Việt Nam.

Tác phẩm văn học

- Hoa thảo mộc (2001)

- Trăng đợi (2004)

- Đi về nơi không chữ (2006)

Giải thưởng văn học

- Giải A cuộc thi thơ Lục bát năm 2002-2003 của báo Văn nghệ.

- Giải chính thức của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam cho tập thơ Trăng đợi - năm 2004.

- Giải chính thức cuộc thi thơ “Bác Hồ của chúng ta” năm 2003-2004 của báo Văn nghệ.

- Giải thưởng loại C của UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2006 cho tập thơ Đi về nơi không chữ.

II. Thi phẩm lục bát

Lãng đãng thơ

Con đường ta đã dấn thân

Thì xin đi tận bước chân cuối cùng

Thì xin đi tận bão bùng

Thì xin đi tận chập trùng khói mây

Ngổn ngang trăm nỗi đời này

Câu thơ trả nợ biết ngày nào vơi

Con đường của bước chân ơi

Muôn sau bước đến con người là đâu

Bước nào gọi bước mai sau

Bước nào nhấn bước cho nhau nhói lòng

Ngỡ bầu bạn của ta đông

Tan sương mới thấy trống không con đường.

11/2005

(Trích tập thơ Đi về nơi không chữ)

Chợ Cát

Vẫn là sương gió ngày xưa

Vẫn là tiếng của nắng mưa đồng làng

Nhà thơ Bình Nguyên sinh năm bao nhiều

Bao nhiêu cái phận mỏng tang

Bấy nhiêu cái vội cái vàng trao nhau

Sơn hào hải vị gì đâu

Mà sao kẻ trước người sau ngọt lời

Bầy ra những thứ vàng mười

Răng đen ngồi cạnh bên người tóc mun

Cầm đồng xu lấm vị bùn

Như cầm lên cái run run phận người.

(1/2006)

Khúc ru xa

(Gửi Hàn )

Cái hôm tiễn bạn lên tầu

Ngùi trông đôi ngả một mầu gió mây

Bọt bèo chìm nổi bấy nay

Ta như trôi giữa lòng tay đất trời

Cứ thăm thẳm mãi đường đời

Càng đi càng thấy cõi người xa xôi

Chốc mà như đá lạc đôi

Như sông lạc bể mây trôi lạc đàn

Sinh sôi tự những úa tàn

Mấy ai như cỏ xanh tràn đến sau

Biết là xa có xa đâu

Mà sao như cắt ngang nhau tháng ngày.

(1/2006)

Một thoáng trở về

Tôi về với sóng đồng chiêm

Chiều chưa xuống cái trăng liềm đã lên

Bãi Giang mấy độ thau phèn

Sông Giang mấy khúc lửa đèn chênh chao

Tôi về bông súng cầu ao

Nở như chưa biết chiêm bao chị buồn

Bước chân lại gặp lối mòn

Sân rêu cây cỏ che tròn bóng nhau

Tôi về năm cũ em đâu

Mùa xưa chẳng hẹn lá dâu đợi tằm

Đi trong nắng lửa mưa dầm

Mà thương vạt áo ướt đầm hôm qua

Tôi về bến Cát phù sa

Ngược xuôi con nước chảy qua mùa màng

Bóng tre phủ kín ngõ làng

Bao năm tay mẹ dần sàng khổ đau.

Nhà thơ Bình Nguyên sinh năm bao nhiều

Với sông

Tôi tìm về bến thời gian

Đêm con sóng gọi hồn tan vào bờ

Bể dâu có tự bao giờ?

Phù sa như giọt mắt chờ cuối sông

Chìm thì đục nổi thì trong

Biết đâu sóng lặng lại không triều cường

Bến bờ khuất mấy mùa thương

Một đời sông tự làm gương soi mình

Qua bao chìm nổi bóng hình

Muốn trong thì gạn lấy mình mà trong...

Tôi về lở một bên sông

Dõi theo em cả ngày không còn mình.

(9/2005)

Bình Nguyên

Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới (1932-1945). Những sáng tác của ông gây ấn tượng với công chúng bằng ngôn ngữ mộc mạc,giản dị. Với hình ảnh dân dã mang đậm tinh thần dân tộc.

Trong khi những nghệ sĩ đương thời đều chọn hướng sáng tác thơ tự do,phóng khoáng, ảnh hưởng của phương Tây thì Nguyễn Bính lại chọn cho mình một con đường riêng khác biệt. Thơ của ông như tiếng đàn bầu du dương,da diết cất lên những giai điệu dân tộc giữa một giàn nhạc giao hưởng hiện đại trên thi đàn thời bấy giờ. Cũng chính bởi tính gần gũi và trung thành với những những chất liệu truyền thống của dân tộc nên thơ Nguyễn Bính có sức sống vô cùng bền lâu trong lòng công chúng.

Nhà thơ Bình Nguyên sinh năm bao nhiều
Nguyễn Bính

Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Bính

Nguyễn Bính (1918-1966) tên thật là Nguyễn Trọng Bính,sinh ra tại Vụ Bản,tỉnh Nam Định. Một vùng quê Bắc Bộ vốn nổi tiếng với truyền thống văn chương,khoa bảng. Nơi ấy mang những đặc trưng của làng quê Bắc bộ xưa với những đêm hát giao duyên giữa các liền anh liền chị ,những gánh hát chèo giữa các thôn. Những sinh  hoạt văn hóa đó đã ảnh hưởng rất nhiều tới những sáng tác của Nguyễn Bính sau này.

Ông sáng tác từ rất sớm,với tập thơ “ Tâm hồn tôi” ông đã giành được giải thưởng của “Tự lực văn đoàn”.  Nguyễn Bính được nhận xét là người rất đào hoa và lãng mạn. Ông trải qua nhiều mối tình và nhiều cuộc hôn nhân. Thế nhưng,trong sự nghiệp văn chương thì ông lại vô cùng chỉn chu,cần mẫn ,đều đặn sáng tác.

Người có ảnh hưởng nhiều nhất trong cuộc đời thơ ca của ông chính là Đại thi hào Nguyễn Du. Ông luôn coi Đại thi hào Nguyễn Du là thần tượng số một của mình. Chính bởi sự ngưỡng mộ đó,nên những vần thơ của Nguyễn Bính có đôi lúc phảng phất âm hưởng của truyện Kiều. Ông yêu văn hóa dân tộc ,yêu ngôn ngữ dân tộc và yêu tất cả những chất liệu thơ ca truyền thống.

Các tác phẩm nổi bật của Nguyễn Bính

+ Lỡ bước sang ngang(1940)

+ Tâm hồn tôi(1940 )

+ Hương cố  nhân (1941)

+ Mây  Tần(1942)

+ Bóng giai nhân(1942)

+ Tình nghĩa đôi ta (1960)

Nét chân quê trong thơ Nguyễn Bính

Thơ Nguyễn Bính đặc trưng cho sự mượt mà ,giản dị. Ông vận dụng khéo léo thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc kết hợp với những hình ảnh gần gũi ,mộc mạc của làng quê. Bởi thế cho nên những vần thơ của ông cất lên nhẹ nhàng và duyên dáng như những bài ca dao ngọt ngào ,đằm thắm như những làn điệu chèo. Một bức tranh làng quê Bắc Bộ hiện lên thật đẹp và bình yên với hình ảnh cây đa,bến nước,sân đình ,bờ đê …và cả những người quê như cô thôn nữ,cô lái đò,anh hàng xóm,bà mẹ già…

-“Chân quê” lời tuyên ngôn cho tình yêu với văn hóa truyền thống ,với những phong tục đẹp của nhà thơ Nguyễn Bính:

“Hôm qua em đi tỉnh về Đợi em ở mãi con đê đầu làng Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?”

Nhà thơ Bình Nguyên sinh năm bao nhiều
Thơ Nguyễn Bính

Trong bài thơ này vẫn cô gái đó ,vẫn làng quê đó, thế nhưng hôm ấy mọi thứ đã có chút gì khang khác. Những cô thôn nữ từ quê bước ra phố và khi trở về họ đã không còn giữ được những nét chân quê,mộc mạc nữa. Thay vì áo yếm,quần đùi,áo tứ thân, khăn mỏ quạ thì nay đã thay đổi thành khăn nhung, quần lĩnh ,áo cài khuya bấm…

Cuộc sống ngày một phát triển, khi văn hóa phương Tây tràn vào cách ăn mặc của con người sẽ có sự thay đổi theo. Nhà thơ không dám trách chỉ mong muốn “van em em hãy giữ nguyên quê  mùa”. Phải là người yêu văn hóa truyền thống, yêu những nét đẹp Việt Nam thì nhà thơ mới nặng lòng như thế.

Ông luôn khao khát dù cuộc sống có thay đổi như thế nào thì những người dân quê vẫn luôn giữ được những nét chân quê vốn có. “Chân quê” ở đây  là những đức tính tốt đẹp từ ngàn đời nay của những người dân quê. Đó là hồn hậu,chân chất,giản dị sống nghĩa tình có trước có sau. Là lưu giữ duy trì được những phong tục tập quán  truyền thốngcủadântộc.

-“Mưa xuân” bức tranh đẹp và lãng mạn về ngày xuân nơi vùng quê Bắc bộ. Mùa xuân ấy đặc trưng với những làn mưa bụi, với màu tím của hoa xoan,với cả những hội chèo khai xuân tưng bừng ,rộn rã.

Trong tiết xuân trong trẻo và hạnh phúc đó xen lẫn những câu chuyện lứa đôi. Những nhớ thương của biết bao chàng trai ,cô gái.

“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy Hội chèo làng Ðặng đi ngang ngõ

Mẹ bảo: “Thôn Ðoài hát tối nay”

Nhà thơ Bình Nguyên sinh năm bao nhiều
Mưa Xuân

Cứ mỗi độ xuân về khi làng mở hội thì trai gái lại kéo nhau nườm nượp du xuân. Họ đến đó để nghe hát chèo ,để tham gia vào các trò chơi truyền thống. Nhưng cũng đến để tìm cho mình một hình bóng người thương.Cô gái trong bài thơ cũng vậy, hội làng mùa xuân năm đó cô đã tìm thấy người trong mộng của mình.

Chỉ chờ tới mùa xuân năm nay khi mưa xuân bay phơi phới để được gặp gỡ ,hò hẹn với người mình yêu. Cảm giác nhớ nhung,đợi chờ,phấp phỏng,trông ngóng của người con gái khi yêu ,chỉ chờ tới ngày làng khai hội.Thế nhưng,mùa xuân này cô gái đành lũi thủi bước ra về. Bởi cô chẳng gặp được người thương năm ấy,mùa xuân cũng héo hắt,buồn bã theo.

“Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay Hoa xoan đã nát dưới chân giày Hội chèo làng Ðặng về ngang ngõ

Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày.”

-“Tương tư” – tình đơn phương bắt đầu bằng nỗi nhớ.

Tình yêu luôn là nguồn cảm hứng vô tận trong thi ca. Cũng giống như những nhà thơ đương thời, Nguyễn Bính cũng không thể đứng ngoài đề tài dào dạt cảm xúc đó. Tình yêu của ông ở một khía cạnh khác. Đó chính là tình đơn phương. Bởi vì tình yêu đến từ một phía nên người con trai ấy chỉ biết tương tư,nhung nhớ mà thôi:

“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười thương một người”

Nhà thơ Bình Nguyên sinh năm bao nhiều
Tương Tư – Nguyễn Bính

Tình yêu đến tự nhiên và đôi lúc chính người trong cuộc cũng không thể giải thích được. Đôi lúc chỉ bắt gặp một ánh mắt,một nụ cười cũng khiến con người ta say cả một đời. Để rồi những năm tháng chỉ biết nhớ nhung,chờ đợi và dành hết tình cảm cho người đó mà nhiều lúc người kia lại vô tình,hỡ hững. Để rồi kẻ tương tư lâu ngày hóa thành “căn bệnh trầm kha”. Ai trong đời mà không một lần trải qua tâm trạng khổ sở và giày vò này:

“Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.”

Thơ Nguyễn Bính hội tụ tất cả  những tinh hoa của “chân quê” ,của “hương đồng gió nội”. Nhớ về Nguyễn Bính, chúng ta nhớ tới những hoa cau vườn trầu,nhớ bờ đê lộng gió,nhớ tới những hội chèo. Những gánh hát giao duyên của những chàng trai cô gái và cả nỗi tương tư trải dài nhung nhớ.

Ông có lẽ là một đại diện tiêu biểu nhất của thi sĩ đồng quê như đánh giá của nhà văn Tô Hoài: “Chỉ có quê hương mới tạo ra được từng chữ, từng câu Nguyễn Bính. Trên chặng đường ngót nửa thế kỉ đề thơ, mỗi khi những gắn bó mồ hôi nước mắt kia đằm lên, ngây ngất, day dứt không thể yên. Khi ấy xuất hiện những bài thơ tình yêu tuyệt vời của Nguyễn Bính.