Nhà máy xử lý nước thải ở Hà Nội

(TN&MT) - Trong khi người dân tại một số xã ở huyện Hoài Đức (TP. Hà Nội) ngày ngày sống trong cảnh nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề thì Nhà máy xử lý nước thải Sơn Đồng (xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức) vẫn nằm “đắp chiếu” nhiều năm qua khiến dư luận và nhân dân bức xúc.

Khối tài sản trăm tỷ nằm “đắp chiếu”

Dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Sơn Đồng (xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức) được TP. Hà Nội phê duyệt từ tháng 8/2013 với công suất 8.000m3/ngày đêm, tổng mức đầu tư là 231 tỷ đồng. Dự án được xây dựng trên diện tích gần 5.000m2, được kỳ vọng giải quyết vấn đề nước thải cho 5 xã của huyện Hoài Đức gồm: Sơn Đồng, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền Yên, Đức Giang và thị trấn Trạm Trôi.

Dự án đã được tổ chức lựa chọn nhà thầu, khởi công các gói thầu xây lắp từ quý IV/2015 và chủ đầu tư hiện là Ban Quản lý dự án cấp nước, thoát nước và môi trường thành phố. Tuy nhiên sau nhiều lần phê duyệt điều chỉnh, bổ sung (vào năm 2019, 2020, 2021) dự án này vẫn dang dở và chưa biết ngày nào mới hoàn thiện, đưa vào khai thác.

Nhà máy xử lý nước thải ở Hà Nội

Toàn cảnh dự án nằm “đắp chiếu” nhiều năm qua

Ghi nhận thực tế, phóng viên thấy rằng, nhiều hạng mục của nhà máy vẫn chưa hoàn thiện, một số thiết bị đã có dấu hiệu rỉ sét, xuống cấp, ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Lối vào nhà máy được quây tôn kín mít, cỏ mọc um tùm và không có bất cứ hoạt động thi công nào.

Báo cáo của UBND TP. Hà Nội ngày 16/9/2021 trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, HĐND thành phố khóa XVI cũng thừa nhận việc dự án chậm tiến độ nhiều lần. Theo báo cáo trên, 3/4 gói thầu xây lắp chính của dự án đã cơ bản hoàn thành. Riêng gói thầu 3 đã hoàn thành 95% khối lượng công việc, phần còn lại do vướng mặt bằng thi công và phải điều chỉnh thiết kế để triển khai.

Cụ thể hơn, dự án còn 120m chiều dài tuyến thu gom chưa triển khai thi công được do vướng vào đất của người dân, không có mặt bằng thi công các hạng mục: tuyến ống thu gom nước thải vào nhà máy và tuyến ống xả nước sau xử lý ra môi trường. Việc này đang chờ Công ty Tây Hà Nội hoàn thiện các công tác giải phóng mặt bằng khu đất để phối hợp triển khai thi công đồng thời các hạng mục trong năm 2021.

UBND TP. Hà Nội cho rằng việc dự án bị chậm tiến độ hoàn thành, nhiều lần phải điều chỉnh tiến độ dự án, trách nhiệm chính thuộc về công tác quản lý dự án của chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án cấp nước, thoát nước và môi trường thành phố Hà Nội. Thành phố cũng đặt mục tiêu “hoàn thành toàn bộ dự án và đưa vào vận hành chính thức trong năm 2021”. Tuy nhiên với thực tế đang diễn ra thì có vẻ mục tiêu này đang rất xa vời và khó khả thi.

Báo cáo có “vênh” với thực tế?

Nhằm làm rõ thêm thông tin về tiến độ cũng như khó khăn khi triển khai dự án này tại địa phương, phóng viên báo TN&MT đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Viết Hùng, Chủ tịch UBND xã Sơn Đồng.

Tại buổi làm việc, ông Hùng cho biết dự án Nhà máy xử lý nước thải Sơn Đồng được khởi công xây dựng từ năm 2015 đến năm 2017. Từ năm 2017 đến nay, cơ bản dự án không triển khai tiếp được dù nhân dân rất mong mỏi. “Quan sát bằng mắt thường cho thấy dự án hiện mới chỉ xong phần khung chứ hệ thống máy móc để vận hành vẫn chưa lắp đặt đầy đủ. Đặc biệt hệ thống đấu nối, thu gom nước thải mới triển khai được khối lượng công việc rất ít. Hiện chủ đầu tư mới xây dựng xong trục thu gom nước thải chính chạy dọc từ thị trấn Trạm Trôi về gần đến nhà máy. Thế nhưng hệ thống thu gom, đấu nối nước thải từ các khu vực dân cư vào hệ thống chính thì vẫn chưa thấy xây dựng” - ông Hùng chia sẻ.

Nhà máy xử lý nước thải ở Hà Nội

Một số hạng mục có dấu hiệu rỉ sét do phơi nắng, phơi mưa trong nhiều năm.

Chính vì chưa xây dựng được hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư nên hiện nay, nước thải sinh hoạt của người dân ở một số xã như Sơn Đồng, Yên Sở, Đắc Sở… vẫn xả thải trực tiếp vào kênh tiêu nội đồng dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn tới quá trình canh tác nông nghiệp.

Không chỉ vậy, dự án này được cho là đang vướng ở khâu giải phóng mặt bằng, không có mặt bằng thi công nhưng Chủ tịch UBND xã Sơn Đồng khẳng định: “Tôi không rõ dự án vướng giải phóng mặt bằng ở đâu chứ trên địa bàn xã tôi thì không có chuyện đó. Khu vực xây dựng nhà máy vốn là đất nông nghiệp nên người dân rất chấp hành. Tôi dám khẳng định dự án không vướng giải phóng mặt bằng trên địa bàn xã Sơn Đồng”.

Dưới góc độ là người quản lý địa phương có dự án, vị chủ tịch xã này cho biết thêm: “Đối với các kết cấu, hạng mục, hệ thống thu gom, đấu nối nước thải... tôi thấy vẫn thiếu nhiều lắm. Nếu với tiến độ triển khai dự án ì ạch như mấy năm vừa qua, tôi cũng không rõ bao giờ dự án này mới có thể đi vào hoạt động. Trong khi đó, nhân dân quanh khu vực thật sự rất mong mỏi vì phải chịu đựng tình trạng ô nhiễm nặng nề suốt bao nhiêu năm qua”.

Như vậy có thể thấy, Dự án Nhà máy xử lý nước thải Sơn Đồng rất được nhân dân kỳ vọng nhưng năng lực quản lý của chủ đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu đã khiến dự án chậm tiến độ, gây lãng phí, thiệt hại tiền ngân sách Nhà nước.

Đề nghị UBND TP. Hà Nội sớm có những giải pháp giải quyết dứt điểm những vướng mắc để đưa dự án sớm đi vào hoạt động.

Nếu bạn đang sống ở các thành phố lớn chắc hẳn bạn không còn lạ lẫm gì với những viễn cảnh phải đi qua các con sông bốc mùi khó chịu, phải chứng kiến những hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt xuống cấp hoặc không còn hoạt động. Xử lý nước thải sinh hoạt chưa bao giờ hết nóng tại thủ đô Hà Nội và các thành phố lớn như hiện nay. Điểm qua một vài thông tin về thực trạng các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại Hà Nội, những dự án sắp hoàn thành, và những dự án sắp triển khai trong thời gian tới là những tin tức nổi bật nhất môi trường PERSO xin gửi tới cho bạn.

Tình hình xử lý nước thải sinh hoạt của thủ đô Hà Nội 

Sống chung với rác và nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý ngay giữa thủ đô

Người Hà Nội lội nước cống nấu cơm, sống chung với mùi hôi thối, Sống giữa Hà Nội, nhưng thời gian gần đây, hàng chục hộ dân tại khu tập thể B5 Giảng Võ (Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội) phải sống cùng nước thải, mọi sinh hoạt trong gia đình đều bì bõm trên nguồn nước bẩn, nước thải sinh hoạt không thoát đi được. Thực trạng này khiến nhiều gia đình phải vật lộn để đối phó trong suốt thời gian vừa qua. Giữa những ngày nắng nóng, nước thải bẩn vẫn ngập sâu tại nhà một số hộ ở khu tập thể này. Các hộ dân cho rằng, hệ thống thoát nước hỏng, khiến nước thải không thể thông thoát, tràn vào nhà dân gây ngập úng nhiều ngày.
Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là gia đình bà Nguyễn Thị Chung (70 tuổi, số nhà 106, khu tập thể B5). Là cảnh Nước thải sinh hoạt không thoát đi đâu được, khoảng nửa tháng nay, nước ngập lênh láng Mùi nước hôi thối, đen đục khiến cuộc sống sinh hoạt của gia đình bà Chung bị đảo lộn hoàn toàn. Cả gia đình bà đang vật lộn, nghĩ cách để đối phó với tình trạng ngập úng nước thải ngay giữa Hà Nội… Nhiều gia đình khác cũng chịu cảnh tương tự và không biết phải kêu cứu tới ai.

Nhà máy xử lý nước thải ở Hà Nội

Xử lý nước thải sinh hoạt tại Hà Nội

Rau sạch được tưới bằng nước thải sinh hoạt – bể phốt

Tại nhiều vườn rau tại Tây Tựu (huyện Từ Liêm), người trồng rau còn đặt cả máy bơm, hút nước từ các kênh mương để tưới. Ông Hoan – chủ một ruộng rau – cho biết: “Ở đây sẵn có nước mương, nên bắt vòi nước tưới cho tiện, chứ dùng nước sạch thì trồng rau lấy đâu ra lãi”. Nước mương tưới rau là nước thải sinh hoạt trong các khu dân cư, có màu đen kịt và bốc mùi hôi thối. Bà Nguyễn Thị Hằng – chủ một ruộng rau – cho biết: “Khi trời vừa tối, các xe hút bể phốt lại thi nhau đổ trộm chất thải xuống các ruộng rau. Đổ chất thải thì chúng tôi đỡ phải tưới vì đằng nào chẳng là phân, nhưng đổ nhiều, rau xanh quá, lại chẳng ai dám mua vì sợ!”.

Phát hiện nhiều chất độc trong rau

Nhà máy xử lý nước thải ở Hà Nội

Trồng rau bằng nước thải sinh hoạt- bể phốt … (Ảnh minh họa)

Theo kết quả xét nghiệm của Viện Nghiên cứu y tế T.Ư, đã phát hiện các chất độc hại có trong rau như vi khuẩn coliform, chất hóa học độc hại, kim loại nặng… Kiểm nghiệm 96 mẫu rau được lấy tại chợ Hoàng Liệt và 118 mẫu lấy từ chợ Long Biên cho thấy, những mẫu nước và rau đều có nhiều vi khuẩn colifrom và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy. Hàm lượng coliform trong nước thải dùng tưới rau vượt quá mức giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới nhiều lần. Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc những người buôn rau còn rửa và ngâm rau bằng nước cống, nước thải sinh hoạt để cho rau được tươi sẽ làm tăng sự nhiễm vi sinh vật cho rau. Những tiêu chuẩn về hệ thống xử lý nước thải, tiêu chuẩn xả thải, hàm lượng và độc  tố gây hại .. Bạn đọc tìm hiểu thêm tại đây.

Nhà máy – Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và những con số biết nói

Những con số bạn sẽ phải ngạc nhiên, bởi Hà Nội đã dành khoảng 4.000 tỷ đồng ngân sách chi cho việc thu gom vận chuyển rác thải, duy trì công viên, cây xanh, thoát nước và xử lý nước thải đô thị. Sự kiện liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phú Điền và Công ty SFC nhận vận hành nhà máy xử lý nước thải Yên Sở với kinh phí tiết kiệm hơn lên tới 60 tỷ đồng/1 năm so với phương án do Công ty Gamuda đề nghị (86 tỷ đồng so với 146 tỷ đồng/năm) với chất lượng sản phẩm đầu ra cao hơn khiến nhiều người phải giật mình. Cùng với quá trình đô thị hóa, kinh phí chi cho công tác thu gom, vận chuyển rác thải, duy trì công viên, vườn hoa, xử lý nước thải không ngừng tăng lên hàng năm. Hiện nay mỗi năm thành phố phải chi lên tới 4.000 tỷ đồng để duy trì hoạt động cho lĩnh vực này, trong đó 2.000 tỷ đồng thuộc ngân sách thành phố, phần còn lại do ngân sách quận huyện chi theo phân cấp”, Ban KTNS cho hay.

Nhà máy xử lý nước thải ở Hà Nội

Những con số thực tế về đầu tư hệ thống xử lý nước thải – rác thải … của Hà Nội

Chi tiết về vấn đề và những con số dành cho việc xây dựng, quản lý vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt này PERSO sẽ dành ra một bài viết cụ thể với những con số thực tế giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về tình hình chung.
Thông qua những tin tức này, chúng ta thấy được cần phải có những chính sách, những quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị với hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, với môi trường sống và với chính bộ mặt của thủ đô.