Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức chạy bằng gì

Sau ngày miền Nam giải phóng, tỉnh BR-VT bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng, kiến thiết kinh tế. Với sự đầu tư lớn cho các dự án ngành điện, cụ thể là Trung tâm điện lực Phú Mỹ và Nhà máy điện Bà Rịa [hiện chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước], BR-VT đã trở thành trung tâm điện năng lớn nhất Việt Nam.

Vào những năm 1980-1990, toàn miền Nam được cấp điện chủ yếu từ Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức với tổng công suất 92MW, chỉ có 2 tổ máy hơi nước và 2 tổ máy tuabin khí. Sau nhiều năm vận hành, các thiết bị hư hỏng nhiều nhưng không có phụ tùng thay thế. Các nhà máy điện Chợ Quán, Cần Thơ và các cụm diesel cũng rơi vào tình trạng tương tự. Tình trạng thiếu dầu chạy máy cũng thường xuyên xảy ra. Tình trạng thiếu điện rất trầm trọng. Mặc dù là vùng kinh tế dầu khí trọng điểm của quốc gia nhưng BR-VT cũng nằm trong tình trạng bị cắt điện luân phiên. Bộ Năng lượng đã quyết định điều 2 tổ máy tuabia có tổng công suất thiết kế 46,8MW vào khu vực Bà Rịa. Tháng 10-1992, Trạm phát điện tuabin khí Bà Rịa được mở rộng, nâng tổng công suất của trạm lên 121,8MW và chuyển thành Nhà máy điện Bà Rịa trực thuộc Công ty Điện lực 2.

Năm 1995 là thời điểm đặc biệt quan trọng khi Nhà máy điện Bà Rịa nhận dòng khí đồng hành đầu tiên vào phục vụ sản xuất điện từ mỏ Bạch Hổ. Ông Huỳnh Lin, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Nhiệt điện Bà Rịa cho biết, tháng 12-2006, Bộ Công nghiệp [nay là Bộ Công thương] phê duyệt phương án chuyển đổi công ty điện Bà Rịa thành Công ty CP Nhiệt điện Bà Rịa. Công ty hiện có 10 tổ máy vừa tua bín khí, tua bin hơi với tổng công suất 388,9MW, có thể vận hành ở cả 3 chế độ: dầu, khí, hỗn hợp dầu và khí. Tất cả các tổ máy luôn đặt ở chế độ sẵn sàng khi có yêu cầu về cung ứng nguồn điện. Cho đến thời điểm này, công ty đã tham gia gánh vác trách nhiệm trụ cột cung cấp điện cho khu vực các tỉnh phía Nam. Nguồn điện ổn định mà công ty hòa vào lưới điện quốc gia hàng năm đóng góp lớn vào sự phát triển của nhiều cơ sở kinh tế và đời sống dân cư. Ông Huỳnh Lin cho biết thêm, trong tương lai, để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện tăng cao, công ty đã có kế hoạch xây dựng một nhà máy điện chạy bằng sức gió tại Bình Thuận, hiện đang chờ ý kiến chấp thuận của UBND tỉnh Bình Thuận và một nhà máy điện than ở BR-VT.

Trở thành trung tâm điện năng của cả nước

Năm 1997, trên địa bàn tỉnh đã triển khai dự án chiến lược là Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ, tọa lạc trên diện tích rộng hơn 86ha tại thị trấn Phú Mỹ [huyện Tân Thành]. 4 nhà máy của công ty đã chiếm khoảng 12% tổng công suất và 20% tổng sản lượng hàng năm của toàn hệ thống điện quốc gia. Từ khi phát điện lần đầu [tháng 2-1997], đến nay sản lượng điện trung bình mỗi năm của Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ ước khoảng 17 tỷ kWh; công suất điện tăng gấp 8,6 lần, sản lượng điện tăng hơn 15 lần. Đặc biệt, vào các đợt cao điểm mùa khô hàng năm, mỗi ngày công ty sản xuất từ 45-57 triệu kWh [tương đương 20-35% tổng sản lượng điện toàn hệ thống], bảo đảm cung ứng nguồn điện ổn định cho sản xuất của DN cũng như sinh hoạt của người dân.

Năm 2001, Công ty điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3 ra đời. Ông Đỗ Bá Cảnh, Tổng Giám đốc Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3 cho biết, công ty hiện sở hữu vận hành một nhà máy điện tua bin khí sử dụng công nghệ chu trình hỗn hợp của Đức với công suất 720MW tại KCN Phú Mỹ 1 [huyện Tân Thành]. Hàng năm nhà máy cung cấp cho mạng lưới điện quốc gia khoảng 5 tỷ kWh, tương đương với gần 5% nhu cầu điện của cả nước. Cùng với Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ, Công ty TNHH BOT Phú Mỹ 3 đã đưa Phú Mỹ trở thành trung tâm điện lực lớn nhất cả nước.

Cho đến thời điểm này, Trung tâm điện lực Phú Mỹ và Nhà máy điện Bà Rịa đã chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước [hơn 4.000 MW trên tổng số gần 10.000 MW của cả nước], đóng góp đáng kể vào việc giữ vững an ninh năng lượng quốc gia nói riêng và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung.

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ BỘ MÔN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN NHIỆT ĐIỆN THỦ ĐỨC GVHD: SVTH: TP. Hồ Chí Minh, 07/2011 Báo cáo thực tập Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, chúng em xin kính gửi đến thầy cô Bộ môn Điện Công Nghiệp, Khoa Điện – Điện tử, trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật lòng biết ơn sâu sắc nhất. Đặc biệt chúng em xin được cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Âu là giáo viên đã hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình làm bài báo cáo thực tập này. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc công ty Nhiệt Điện Thủ Đức đã tạo điều kiện cho chúng em có được cơ hội thực tập tại công ty về ngành nghề chúng em đang theo học. Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn giúp đỡ nhiệt tình của Ông Nguyễn Việt Hồng, Ông Âu Nguyễn Đình Thảo, Ông Nguyễn Hải Ninh, Ông Đặng Tấn Bình và các thành viên trong xưởng vận hành nhiệt tình hướng dẫn và hỗ trợ chúng em hoàn thành bài báo cáo. Qua thời gian thực tập tốt nghiệp, mặc dù thời gian ngắn nhưng chúng em được học rất nhiều điều về thực tế hoạt động của một nhà máy điện mà trước kia chúng em chỉ được biết đến qua sách vở và lý thuyết được học ở trường. Bên cạnh một số kiến thức cơ bản về công ty nhiệt điện và nguyên lý hoạt động của các tổ máy. Chúng em còn được sự hướng dẫn tận tình nên đã tiếp thu và học hỏi thêm được nhiều kiến thức mới cũng như một số kinh nghiệm về cách thức làm việc của công ty. Đồng thời hiểu biết hơn, tự tin hơn về ngành nghề, về tương lai sắp tới của chính bản thân mình. Một lần nữa, chúng em xin gửi đến mọi người lời cảm ơn chân thành nhất! Nhóm sinh viên thực hiện Báo cáo thực tập Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức ii NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2011 Người hướng dẫn Báo cáo thực tập Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2011 Giáo viên hướng dẫn Báo cáo thực tập Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức iv MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN THỦ ĐỨC 1.1 Lịch sử và quá trình phát triển 01 1.2 Năng lực hiện tại 03 1.2.1 Năng lực sản xuất điện 03 1.2.2 Năng lực lắp đặt điện 04 1.3 Cơ cấu tổ chức của thiết bị 05 1.3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty 05 1.3.2 Chế độ làm việc trong công ty 07 CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY 09 2.1 Giới thiệu về lò hơi 09 2.1.1 Thông số kỹ thuật 09 2.1.2 Các thiết bị phụ thuộc 09 2.1.3 Vận hành lò hơi 11 2.2 Giới thiệu về tuabin 13 2.2.1 Thông số kỹ thuật 13 2.2.2 Các thiết bị liên quan 13 2.2.3 Chu trình hơi nước tuabin 16 CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO NHÀ MÁY 19 3.1 Sơ đồ đơn tuyến công ty Nhiệt Điện Thủ Đức 19 3.1.1 Ba tổ máy hơi nước 20 3.1.2 Bốn tổ máy tuabin khí 20 3.1.3 Trạm 110KV Nhiệt điện Thủ Đức Báo cáo thực tập Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức v 3.2 Điện tự dùng 21 3.3 Các relay bảo vệ 26 3.3.1 Các relay bảo vệ máy phát điện 27 3.3.2 Các relay bảo vệ biến thế chính T1, T2, T3 27 3.3.3 Các relay bảo vệ trạm 110KV 28 3.3.4 Các relay bảo vệ nhánh tự dùng 29 3.3.5 Các relay bảo vệ MBA T6 29 3.3.6 Các relay trung gian 30 CHƯƠNG 4: MÁY PHÁT ĐIỆN - MÁY BIẾN ÁP 31 4.1 Các đặc tính về máy phát điện 31 4.1.1 Thông số định mức 31 4.1.2 Các thông số khác 31 4.2 Những bảo vệ của máy phát 32 4.2.1 Bảo vệ so lệch 32 4.2.2 Bảo vệ mất cân bằng 32 4.2.3 Bảo vệ dự phòng [bảo vệ vượt cấp] 32 4.2.4 Bảo vệ mất kích thích máy phát 32 4.2.5 Bảo vệ chạm đất 33 4.2.6 Chống sét và xung kích cho máy phát 33 4.2.7 Bảo vệ phát hiện phần kích thích chạm đất [chỉ dùng để báo động] 33 4.2.8 Báo động máy phát nóng 33 4.2.9 Làm mát máy phát bằng H2 33 4.2.10 Bộ điều thế AVR 34 Báo cáo thực tập Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức vi 4.3 Các đặc tính của máy biến áp [S 2, S 3] 34 4.3.1 Thông số kỹ thuật 34 4.3.2 Rơle bảo vệ MBA chính T1 35 4.3.3 Rơle bảo vệ MBA chính T2 35 4.3.4 Rơle hơi 36 4.3.5 Rơle nhiệt độ 36 4.3.6 Rơle nhiệt độ dầu 36 4.3.7 Rơle nhiệt độ cuộn dây 36 4.3.8 Rơle 63: Bảo vệ áp suất tăng cao trong MBT 36 4.3.9 Rơle 59/81 36 Báo cáo thực tập Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức vii TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. “Nhà máy điện & trạm biến áp [ phần điện ]”, Trịnh Hùng Thám - Nguyễn Hữu Khái - Đào Quang Thạch - Lã Văn Út - Phạm Văn Hòa - Đào Kim Hoa, NXB Khoa học và kỹ thuật, năm xuất bản 10/1996. 2. “Bảo vệ rơle & tự đông hóa trong hệ thống điện”, Nguyễn Hoàng Việt, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, năm xuất bản 06/2003. 3. Tài liệu do công ty cung cấp. 4. Tài liệu do sinh viên sưu tầm từ trang web “//vi.wikipedia.org/wiki/Nhà_máy_nhiệt_điện_Thủ_Đức”. Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN THỦ ĐỨC Tên đầy đủ: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN NHIỆT ĐIỆN THỦ ĐỨC Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức nằm ở phía Đông bắc Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 12 km, có tổng diện tích 15.5 ha, được đưa vào vận hành từ năm 1966. Địa chỉ: km số 9, Xa lộ Hà Nội, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những nhà máy điện lâu đời nhất ở miền Nam hiện vẫn còn hoạt động tốt và vẫn phát điện lên lưới điện Quốc gia. Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức đã được đổi tên thành Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Nhiệt điện Thủ Đức với chức năng chính là phát điện lên lưới điện quốc gia. Công ty này trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. 1.1 Lịch sử và quá trình phát triển Các tổ máy lần lượt được lắp đặt:  1965: Tổ máy tua bin khí số 1 đầu tiên có công suất 16 MW được lắp đặt và vận hành phát điện phục vụ công trường xây dựng Nhà máy nhiệt điện Thủ đức.  1989: Tổ máy này được dời đến Nhà máy điện Cần Thơ.  1966: Tổ máy hơi nước số 1 đầu tiên có công suất 33 MW được lắp đặt và đưa vào vận hành phát điện. Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức 2  1968: Tổ máy tua bin khí số 2 có công suất 15,0 MW được lắp đặt và đưa vào vận hành phát điện. Năm 1997 tổ máy này đã hư hỏng không còn phát điện.  Năm 1970: Hai tổ máy TBK số 3 và 4 có công suất mỗi tổ máy 17 MW được lắp đặt và đưa vào vận hành phát điện. Năm 1979 hai tổ máy được dời ra miền Bắc lắp đặt tại Hải Phòng.  1972: Hai tổ máy hơi nước số 2 và số 3 có công suất mỗi tổ máy 66 MW được lắp đặt và đưa vào vận hành phát điện.  1988: Tổ máy tua bin khí số 3 có công suất 14,5 MW được lắp đặt và đưa vào vận hành phát điện.  1991: Tổ máy tua bin khí số 1 có công suất 23,4 MW được lắp đặt và đưa vào vận hành phát điện [Năm 1978 tổ máy này được lắp dặt tại Hải Phòng đến năm 1990 dời đến Nhà máy Nhiệt điện Thủ Đức].  1992: Tổ máy tua bin khí số 4 có công suất 37,5 MW được lắp đặt và đưa vào vận hành phát điện tháng 2 năm 1992. Tính từ khi tổ máy TBK số 1 đầu tiên phát điện đến nay, nhà máy nhiệt điện Thủ Đức đã trải qua nhiều thời kỳ, từ năm 1966 xây dựng tổ máy hơi nước số 1 đến năm 1975, các tổ máy còn mới, thời gian vận hành chưa nhiều hiệu suất các tổ máy còn cao. Thời kỳ tiếp theo sau giải phóng nguồn nhân lực có nhiều thay đổi, tình hình sản xuất điện của nhà máy gặp nhiều khó khăn, những người còn lại kiên quyết bám lò, bám máy cùng với những người tiếp quản nhà máy tiếp tục giữ cho dòng điện liên tục và an toàn. Từ 1978 đến 1983 là một thời kỳ cực kỳ khó khăn của nhà máy. Các tổ máy hơi nước đã bắt đầu hư hỏng nhiều do thiếu vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế. Nhà nước Liên Xô và, sau đó, là chính phủ Thụy Điển đã giúp đỡ nhà máy để phục hồi công suất ban đầu của các tổ máy hơi nước. Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức 3 Chương trình phục hồi của Thụy Điển kết thúc năm 1987 và đã đưa công suất các tổ máy hơi nước lên gần bằng thiết kế và cũng tạo được những ấn tượng rất tốt đẹp cho các chuyên gia cũng như chính phủ Thụy Điển về trình độ kỹ thuật, cung cách quản lý có hiệu quả của đội ngũ công nhân và cán bộ kỹ thuật nhà máy. 1.2 Năng lực hiện tại Năng lực chủ yếu của công ty Nhiệt điện Thủ Đức là sản xuất điện năng, phát lên lưới điện quốc gia. Ngoài ra, công ty còn có những năng lực khác như: lắp đặt và sửa chữa các thiết bị năng lượng, vận chuyển nhiên liệu, giám sát công trình, đào tạo nguồn nhân lực Các năng lực chính của công ty: 1.2.1 Năng lực sản xuất điện Hiện tại nhà máy có các tổ máy sau đang vận hành:  Tổ máy hơi nước S1 33MW/33MW khả dụng/lắp đặt  Tổ máy hơi nước S2 60MW/ 66 MW khả dụng/lắp đặt  Tổ máy hơi nước S3 60 MW/ 66 MW khả dụng/lắp đặt  Tổ máy Tua bin khí GT1 16 MW/ 23,4 MW khả dụng/lắp đặt  Tổ máy Tua bin khí GT3 9 MW/ 15,0 MW khả dụng/lắp đặt  Tổ máy Tua bin khí GT4 31 MW/ 37,5 MW khả dụng/lắp đặt  Tổ máy Tua bin khí GT5 31 MW/ 37,5 MW khả dụng/lắp đặt  Như vậy, năng lực hiện tại của nhà máy như sau: Tổng công suất khả dụng:  Các tổ máy hơi nước là 153 MW  Các tổ máy tua bin khí là 87 MW Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức 4 Nói chung, trong những năm qua nhà máy đã góp phần đáng kể về sản lượng điện trong hệ thống điện Việt Nam, phục vụ cho phát triển kinh tế của khu vực phía Nam và đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức đang tham gia thị trường Điện thông qua công ty mua bán điện. 1.2.2 Năng lực lắp đặt điện Bên cạnh năng lực sản xuất điện, nhà máy còn có năng lực về đại tu, phục hồi, dời và lắp đặt thiết bị phát điện cho các đơn vị bạn. Các công trình đã thực hiện như sau:  1978: Dời và lắp đặt tổ máy tua bin khí số 3, số 4 từ Nhà máy Nhiệt điện Thủ Đức ra thành phố Hải Phòng, bổ sung nguồn cho lưới điện miền Bắc.  1979: Giúp Campuchia phục hồi Nhà máy điện Phnom Pênh.  Tháng 6 năm 1988: Lắp đặt tổ máy tua bin khí GT 35 [14,5 MW] của ABB - STAL, hiện nay là TBK số 3 tại nhà máy.  Tháng 7 năm 1989: Lắp đặt 2 máy tua bin khí AVON [14MW] cho Đà Nẵng và Nhà máy điện Cần Thơ.  Tháng 10 năm 1989: Dời và lắp đặt tổ máy tua bin khí số 1 từ Nhà máy Nhiệt điện Thủ đức xuống Nhà máy điện Cần Thơ, bổ sung nguồn cho lưới điện miền Tây.  Tháng 12 năm 1990: Dời 3 tổ máy tua bin khí F5 từ Hải Phòng về lắp đặt tại Thủ Đức 1 tổ máy [hiện là tua bin khí số 1 - Thủ Đức] và lắp đặt tại Nhà máy điện Bà Rịa 2 tổ máy [hiện là tua bin khí số 1 và số 2 - Bà Rịa].  Tháng 2 năm 1992: Lắp đặt tại Thủ Đức tổ máy tua bin khí F6 - GEC ALSTHOM - 37,5 MW [hiện là tua bin khí số 4 - Thủ Đức].  Tháng 12 năm 1992: Lắp đặt tại Thủ Đức tổ máy tua bin khí F6 - JOHN BROWN - 37,5 MW [hiện là tua bin khí số 5 - Thủ Đức]. Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức 5  Tháng 1 năm 1993: Lắp đặt tại Nhà máy điện Bà Rịa 2 tổ máy tua bin khí F6 - JOHN BROWN - 37,5 MW [hiện là tua bin khí số 3 và số 4- Bà Rịa].  Tháng 10 năm 1993: Lắp đặt tại Nhà máy điện Bà Rịa 3 tổ máy tua bin khí F6 - EGT - 37,5 MW [hiện là tua bin khí số 5, số 6 và số 7 - Bà Rịa].  Tháng 3 năm 1996: Lắp đặt tại Nhà máy điện Bà Rịa 1 tổ máy tua bin khí F6 - EGT - 37,5 MW [hiện là tua bin khí số 8 - Bà Rịa].  Tháng 10 năm 1996: Lắp đặt tại Nhà máy nhiệt điện Cần Thơ 2 tổ máy tua bin khí F6 - EGT - 37,5 MW [hiện là tua bin khí số 3 và số 4 - Cần Thơ].  Cải tạo và lắp đặt mở rộng trạm phân phối 110 kV.  Lắp ráp các hệ thống phụ trợ trong công ty.  Lắp đặt hệ thống xử lý nước ngầm đạt yêu cầu kỹ thuật cấp cho lò hơi, với công suất 40 m³/giờ. 1.3 Cơ cấu tổ chức của thiết bị 1.3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty Ban lãnh đạo:  Giám đốc: Ông Châu Thanh Cần.  P. Giám đốc: Ông Đỗ Văn Tuyền.  Bí thư Đảng ủy: Ông Đào Dàng.  Chủ tịch Công đoàn: Ông Nguyễn Việt Hồng. Số lượng cán bộ công nhân viên của nhà máy: 334 người [trong đó nữ chiếm 13%]. Trình độ:  Đại học và trên đại học: 17%  Trung học CN: 13% Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức 6  Công nhân bậc cao: 27% Cơ cấu tổ chức Công ty Nhiệt điện Thủ Đức Nhà máy có 10 đơn vị phân xưởng và phòng ban. Cơ cấu tổ chức của nhà máy như sau: 1. Phòng tổ chức - lao động - tiền lương: Trưởng phòng: Ông Viêm Quốc Hoàng. Phó phòng: ông Dương Văn Nhị. 2. Phòng kỹ thuật: Trưởng phòng: Ông Nguyễn Kim Quang. Phó phòng: Ông Cao Hoàng Diệu. 3. Phòng tài chính - kế toán: Trưởng phòng: Bà Nguyễn Thị Hồng. Phó phòng: Ông Lương Từ Thiện. 4. Phòng vật tư: Trưởng phòng: Ông Trần Kim Tôn. Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức 7 Phó phòng: Ông Lưu Đức Huy. 5. Phân xưởng vận hành: Quản đốc: Ông Nguyễn Việt Hồng. Phó quản đốc: Ông Âu Nguyễn Đình Thảo. 6. Phân xưởng điện: Quản đốc: Ông Phạm Quốc Thái. Phó quản đốc: Ông Hồ Hiệp Lợi. 7. Phân xưởng sửa chữa cơ nhiệt: Quản đốc: Ông Nguyễn Văn Lợi. Phó quản đốc: Ông Nguyễn Thanh Quân. 8. Phân xưởng sửa chữa gas tuabin: Phó quản đốc: Ông Nguyễn Bảo Long. 9. Văn phòng công ty: Chánh văn phòng: Ông Nguyễn Ngọc Minh. Phó chánh văn phòng: Ông Đào Dàng. 10. Phân xưởng hóa nghiệm: Quản đốc: Bà Đoàn Lý Xuân Hương. Phó quản đốc: Ông Thạch Bảo Ân. 1.3.2 Chế độ làm việc trong công ty Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức có hai chế độ làm việc như sau: Làm việc theo giờ hành chính: - Sáng từ 7h đến 11h. - Chiều từ 12h đến 16h. Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức 8 Làm việc theo chế độ đi ca: có 3 ca 5 kíp. - Ca sáng từ 6h đến 14h. - Ca chiều từ 14h đến 22h. - Ca đêm từ 22h đến 6h sáng hôm sau. Một chu kỳ ca: 1 sáng 1 chiều 1 đêm [nghỉ 2 ngày]. Số người trong 1 ca là 19 người:  Trưởng ca chịu trách nhiệm chính.  Phó ca thay trưởng ca xử lý mọi công việc khi trưởng ca đi vắng. + 2 vận hành viên + phó ca: 3 bảng lò máy [trông coi 3 tổ máy hơi nước]. + 1 nhân viên kiểm soát bảng điện. + 2 vận hành viên trông coi tuabin. + 3 vận hành viên lò hơi. + 3 vận hành viên trong coi thiết bị phụ. + 2 nhân viên phòng hóa: kiểm tra độ dẫn điện của nước châm cho lò; mẫu dầu DO, FO; nhà máy xử lý nước; nhà máy xử lý Hydro. + 4 nhân viên vận hành gas tuabin. Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức 9 CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY 2.1 Giới thiệu về lò hơi 2.1.1 Thông số kỹ thuật  Nhà chế tạo: FOSTER WHEELER  Năm sản xuất: 1971-1972  Loại dầu đốt: FO  Áp suất thiết kế: 1560 PSI  Áp suất nén thủy lực: 2340 PSI  Nhiệt độ hơi tầng cuối được điều chỉnh: 9550 F  Lò tuần hoàn tự nhiên. 2.1.2 Các thiết bị phụ thuộc 1. Quạt gió Cung cấp gió cho lò hơi, gió này được cung cấp cho quá trình đốt cháy trong lò, làm mát và làm kín cho một số thiết bị gắn xung quanh lò. - Số lượng: 1 cái - Công suất động cơ: 1250 HP [S 2, S 3] - Điện áp: 2300 V - Dòng định mức: 279 A 2. Bộ xông gió hơi nước Sấy nóng gió vào trên nhiệt độ đọng sương trước khi gió này đưa vào bộ xông gió quay để bảo vệ bộ xông gió quay không bị ăn mòn. 3. Bộ xông gió quay Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức 10 Tận dụng nhiệt của khói thải để sấy gió làm tăng nhiệt độ gió trước khi cung cấp cho quá trình cháy để đảm bảo cho sự cháy diễn ra hoàn toàn. 4. Các bơm dầu Bơm dầu đen: số lượng 2 bơm [1 hoạt động, 1 dự phòng]  Bơm Mỹ - P = 25 HP - I đm = 45 A - U = 380 VAC  Bơm Thụy Điển - P = 18,5 KW - I đm = 37 A - U = 380 VAC  Bơm dầu mồi: - Cung cấp dầu cho các vòi đốt. 5. Bộ tiết nhiệt Tận dụng nhiệt của khói thải để nâng nhiệt của nước trước khi cấp vào lò. 6. Bơm tiếp nước: Cấp nước cho lò hơi và nén lò để kiểm tra sau khi có sửa chữa.  Bơm Mỹ 1: - P = 2000 HP - N = 2950 V/P - I đm = 420 A - U = 2300 V Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức 11 - Lưu lượng = 300 T/h  Bơm Mỹ 2: - P = 2000 HP - N = 2950 V/P - I đm = 420 A - U = 2300 V 7. Bình khử khí Loại bỏ hết các chất khí không hòa tan và xả bỏ ra ngoài qua van trên nóc bình. 8. Bồn chứa nước bổ sung Bồn đứng: V = 113,55 m3 Bồn nằm: V = 75,5 m3 9. Bao hơi: Bao hơi và bao bùn 10. Bồn chứa dầu 10 bồn chúa dầu dùng cho 3 tổ máy hơi nước và 4 gas tuabin khí. - Bồn dầu FO: bồn 1, 2, 3, 4, 5, 7. - Bồn dầu DO: bồn 6, 8, T1, T2. Ngoài ra còn có hệ thống các van xả khí, van điều khiển, hệ thống mạch đốt lò, hệ thống gió nén, cửa xem lò, mắt thần, lược dầu, đường ống… 2.1.3 Vận hành lò hơi Chu trình sản xuất điện của nhà máy Nhiệt Điện Thủ Đức theo lý thuyết là chu trình kín nhưng do trong quá trình vận hành phải xả bỏ một lượng nước sau khi sử dụng để hâm nóng dầu đốt, xả bỏ lượng hơi là các chất khí hòa tan ở van xả trên bình khử khí và chủ yếu xả bỏ ỡ mặt thoáng bao hơi nên cần bổ sung cho lò hơi một lượng nước khoảng [ 2- 4% ]. Nước cung cấp và bổ sung cho lò hơi là nước được Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức 12 xử lý để loại bỏ các ion ca, Mg có ảnh hưởng đến việc đóng cáu cặn trong ống lò. Trong vận hành phải đảm bảo nhiệt độ sai biệt giữa nước châm vào lò và nước trong lò khoảng 550 C. Nước từ bình khử khí được đặt ở trên cao cách mặt đất 15 m theo đường ống dẫn xuống bơm cấp nước cho lò hơi. Bơm cấp nước tiếp tục bơm nước qua 2 bình hâm cao áp 4 và 5. Khi qua bình hâm 4 nhiệt độ nước tăng lên khoảng 2000 C. Hơi để gia nhiệt cho bình hâm 4 lấy từ đường hơi trích 2 của tuabin. Sau khi đi qua bình hâm 4, nước tiếp tục đi qua bình hâm 5 rồi vào lò hơi. Khi ra khỏi bình hâm 5 nhiệt độ nước khoảng 2300 C. Hơi để gia nhiệt cho bình hâm 5 lấy từ đường hơi trích 1 của tuabin. Trước khi vào lò hơi nước lại đi qua bộ tiết nhiệt để gia nhiệt thêm một lần nữa, nhiệt độ lúc này khoảng 2800 C rồi vào bao hơi trên. Từ bao hơi trên, nước cấp mới vào và nước có sẵn trong bao hơi theo các đường ống nước xuống bao bùn. Nước từ bao bùn sẽ theo các đường ống dẫn ra các ống góp hai bên vách lò, theo các ống sàn lò, các đường ống nước lên nhận nhiệt cung cấp từ các vói đốt sinh hơi và lên bao hơi trên. Chu trình tuần hoàn của nước trong lò hơi là chu trình tuần hoàn tự nhiên. Chu trình tuần hoàn tự nhiên xảy ra do sự chênh lệch tỷ trọng của nước ở các đường ống nước lên và xuống. Nước sau khi được cung cấp nhiệt sinh hơi và theo các đường ống nước lên bao hơi trên, ở bao hơi trên nước và hơi được phân ly. Hơi ở đây là hơi bảo hòa nhiệt độ khoảng 3000 C. Sau khi được phân ly, nước đi ra ống góp. Từ ống góp đi qua giàn quá nhiệt sơ cấp đối lưu và bức xạ rồi tiếp tục vào ống góp. Khi qua giàn quá nhiệt sơ cấp nhiệt độ hơi ở ống góp khoảng 4100 C. Từ ống góp hơi tiếp tục đi qua giàn quá nhiệt thứ cấp bức xạ và đối lưu nâng nhiệt độ lên 5100 C, sau đó đến tuabin khoảng 5000 C và làm quay tuabin → làm quay máy phát điện → sản xuất ra điện năng. 2.2 Giới thiệu về tuabin Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức 13 2.2.1 Thông số kỹ thuật  Loại: Ngưng tụ hướng hơi 1 chiều, 17 tầng cánh.  Tải: Máy phát điện: 82.500 KVA, kích thích tĩnh 250 VDC. Làm mát bằng H2.  Công suất định mức: 66.000 KW tương ứng với điều kiện hơi nước.  Áp suất: 87,5 kg/cm2  Nhiệt độ: 5100 C.  Áp suất chóa thoát: 8,9 cm Hg tuyệt đối.  Tốc độ: 3.000 V/P.  Vượt tốc báo động: 3.250 V/P.  Vượt tốc ngừng máy: 3.300 V/P.  Năm đường hơi trích không kiểm soát. 2.2.2 Các thiết bị liên quan 1. Bơm tuần hoàn: Dùng để bơm nước từ sông Sài Gòn đi vào bình ngưng. - Kiểu bơm đứng - Số lượng: 2 bơm - Công suất = [S1: 200 hp; S2 và S3: 700 hp] - Điện áp: U = 2300 V - Cường độ: I = 163A - Tốc độ quay: n = 490 vòng/phút [S2 và S3], lưu lượng 208.175 lít/phút . 2. Bơm làm mát: 2 bơm Là loại bơm ly tâm, đặt nằm ngang được kéo bằng động cơ điện. Lấy nước sông, để cung cấp nuớc làm mát cho các thiết bị.  Bơm Mỹ Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức 14 - Công suất: p = 50 Hp. - Dòng định mức: I = 73 A . - Điện áp: 380 VAC. - Tốc độ: n = 1465 vòng/phút . - Lưu lượng: 330m3/h.  Bơm Thụy Điển - Công suất: p = 45kW. - Dòng định mức: I = 88 A. - Điện áp: 380 VAC. - Tốc độ: n = 1465 vòng/phút . - Lưu lượng: 350m3/h. 3. Bơm nước ngưng Mỹ Bơm nước từ bình ngưng qua bộ tạo chân không, lên bình hâm 1, 2 sau đó lên bình khử khí. - Nhà chế tạo: Worthington . - Số lượng: 2 bơm - Loại: ly tâm 6 tầng đặt đứng. - Công suất: S1 =100 Hp ; S2 và S3 =150 Hp. - Dòng định mức: I = 36 A.[ S2 và S3 ] - Điện áp: 2400 VAC. - Tốc độ: n = 1465 vòng/phút . 4. Hệ thống bơm dầu  Bơm dầu chính: loại ly tâm, trục của nó nối liền với trục của tua bin thông hệ thống bánh răng khi tua bin quay thì bơm dầu quay theo. Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức 15  Bơm dầu phụ [AOP] [dùng khi khởi động tổ máy] - Công suất: p = 60 Hp. - Dòng định mức: Iđm = 86A. - Tốc độ: n = 2945 v/p. - Điện thế: 380 VAC.  Bơm dầu làm trơn, làm kín: chạy khi ngừng máy. - Công suất: P= 20 Hp . - Dòng định mức: Iđm = 29,5A - Tốc độ: n = 2945 v/p. - Điện thế: 380 VAC.  Bơm dầu bôi trơn làm kín [bơm dầu khẩn] . - Công suất: P = 15 Hp. - Dòng định mức: Iđm = 55A. - Tốc độ: n = 1000 v/p. - Điện thế: 250 VDC. 5. Bình ngưng Hơi vào tua bin sau khi sinh công rồi xuống bình ngưng. Tại bình ngưng hơi sẽ ngưng tụ lại thành nước bằng cách trao đổi nhiệt vơi nuớc làm mát đi trong ống đồng qua trung gian thành ống. 6. Hệ thống bi xốp Hệ thống bi xốp hay còn gọi là hệ thống lau chùi bên trong ống bình ngưng khi bình ngưng đang vận hành. 7. Bình hâm Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức 16 Hơi được lấy từ đường hơi trích của tua bin để gia nhiệt cho nước. Sau khi gia nhiệt hơi ngưng tụ lại thành nước và đi qua thiết bị hoạt động tự động gọi là CV đưa về bình ngưng. 8. Bộ tạo chân không: 2 bộ. Bộ tạo chân không duy trì độ chân không trong bình ngưng và rút đi các khí không ngưng tụ được. Ngoài ra còn có lưới cản rác và bơm rửa lưới, hệ thống lọc rác truớc khi vào bình ngưng, đường ống dẫn nuớc bơm tuần hoàn, giếng xi phông, bộ làm mát dầu tua bin, van stop, MOV hơi chính, van kiểm soát, van một chiều các đường hơi chiết, hệ thống dầu điều khiển, hệ thống dầu bôi trơn và làm kín 2.2.3 Chu trình hơi nước tuabin Hơi siêu nhiệt từ bộ quá nhiệt ở lò hơi qua đường hơi chính với áp suất khoảng 1265 psi [90 kg /cm2] và nhiệt độ 9500f. Hơi siêu nhiệt qua stop valve và Công ty Nhiệt Điện Thủ Đức 17 valve điều khiển vào tua bin làm quay tua bin. Sau khi qua những cánh tua bin, hơi nước bị giảm áp suất và nhiệt độ và được ngưng tụ thành nước ở bình ngưng. Nước từ bình ngưng được bơm nước ngưng bơm đến bộ tạo chân không sau đó nước lên bình khử khí. Trên đường lên bình khử khí có 3 nhánh rẽ đến các thiết bị để điều khiển giữ mực nuớc của bình ngưng và bình khử khí. Đường thứ nhất qua CV1, được hâm nóng ở bình hâm 1 và bình hâm 2 rồi dẫn đến bình khử khí. CV1 nhận tín hiệu từ bình ngưng, khi bình ngưng cao sẽ đưa tín hiệu đến CV1 làm cho CV1 mở ra. Đường thứ 2 qua CV2 và dẫn trở về bình ngưng, CV2 mở khi mực bình ngưng thấp để bảo vệ cho bơm nước ngưng lúc nào cũng đủ nước. Đường thứ 3 qua CV4 dẫn đến bồn chứa nước ngưng [bồn đứng]. CV4 lấy tín hiệu từ bình khử khí, mở ra khi mực nước bình khử khí cao để nước về bồn chứa không lên bình khử khí. Tránh bình khử khí đầy quá gây tràn qua đường hơi chiết 3 vào tua bin gây hư hỏng tua bin. Trên đường ống vào bồn chứa có trích ra 1 đường dẫn đến bình ngưng qua CV3. CV3 lấy tín hiệu của bình ngưng, khi mực nước của bình ngưng thấp sẽ đua tín hiệu đến CV3. Khi nhận được tín hiệu thấp CV3 sẽ mở ra để nước từ bồn chứa vào trong bình ngưng. Ngoài ra CV3 còn lấy tín hiệu từ bồn chứa, khi mực nước bồn chứa thấp sẽ tác động đóng CV3 phòng ngừa mực nước ở bồn chứa thấp không khí sẽ lọt vào bình ngưng qua đường CV3. Từ tua bin lấy ra 5 đường hơi trích: Đường hơi trích 5 và 4 đến hâm nóng nước ngưng ở bình hâm 1 và 2. Đường hơi trích 3 dẫn hơi nước vào bình khử khí để sấy nước và khử khí tại bình khử khí và ngưng tụ ở đó Đường hơi trích 2 và 1 dẫn đến hâm nóng nước ngưng ở bình hâm 4 và 5.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề