Nhà đất đà nẵng giảm giá mạnh 2023

Giá bất động sản tăng cao

Một căn biệt thự hơn 400m2 tại Long Biên năm 2018 được định giá 65 tỷ đồng thì đến đầu năm 2022, giá căn biệt thự này được môi giới gọi chào trả tới 140 tỷ đồng. Hay như lô đất ở Sóc Sơn, nằm sát khu vực đường Vành đai 4 dự tính đi qua, có mức giá lên tới 65 triệu đồng/m2 (khảo sát trong tháng 2/2022), gấp 5 lần so với đầu năm 2021, bằng giá của lô đất trong nội thành Hà Nội, ngõ rộng, ô tô đi qua.

 Tại các tỉnh thành, giá đất cũng chưa có bất kỳ một dấu hiệu giảm nào. Ghi nhận ở thành phố Từ Sơn, tại phố Trầu Cau, căn shophouse ghi nhận mức giá trung bình 14-20 tỷ đồng, tương đương căn nhà phố trên đường Nguyễn Hữu Thọ (Hoàng Mai, Hà Nội).

Nhà đất đà nẵng giảm giá mạnh 2023

Giá bất động sản được nhận định neo ở ngưỡng cao.

"Giá bất động sản tăng chóng mặt" – đó là nhận định của các chuyên gia khi nhắc đến giá đất. Báo cáo của Bộ Xây dựng về thị trường bất động sản cũng cho thấy, trong quý I/2022, giá giao dịch bất động sản bình quân toàn thị trường luôn trong xu hướng tăng.

Khảo sát dữ liệu của tổ chức này ghi nhận biến động giá bán một số loại bất động sản trong tháng 3 và quý I/2022 tại 8 địa phương gồm Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hoà, Bà Rịa-Vũng Tàu. Theo đó,  giá bất động sản tăng khá cao ở nhiều loại hình.

Theo thống kê, tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tăng 1,53%, nhà ở riêng lẻ tăng 2,24%, đất nền cho xây dựng nhà ở tăng 2,85%. Tương tự, tại Thành phố Hồ Chí Minh, con số tỷ lệ cũng tăng lần lượt là 2,48% với giá căn hộ chung cư, nhà riêng lẻ tăng 2% và và đất nền đắt hơn 3,6%.

Còn theo Savills, về loại hình biệt thự, nhà liền kề, kể từ quý 3/2021, giá bán sơ cấp liên tục ghi nhận mức cao nhất từ trước tới nay.

Báo cáo thị trường đất thổ cư của Batdongsan.com cho biết, trong quý I, nhiều tỉnh thành ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam đều ghi nhận giá chào bán đất nền tăng cao trên các chợ trực tuyến.

Báo cáo này ghi nhận, trên các chợ địa ốc trực tuyến tại Hà Nội, giá đất nền thổ cư tại huyện Chương Mỹ đội giá 74% so với năm 2021, là mức tăng cao nhất khu vực miền Bắc và toàn quốc. Các huyện khác thuộc Hà Nội như Đông Anh, Gia Lâm, Quốc Oai ghi nhận giá bán đất nền tăng 20-26%.

Giá bất động sản đang chạm đỉnh

Ông Trần Khánh Quang, chuyên gia bất động sản nhận định, giá bất đông sản đang nằm ở trên đỉnh. Nếu so với thời 2009-2010, thị trường của hiện tại giống với giai đoạn trước ở hiện tượng giá cao nhưng độ nóng của thị trường lại khác nhau.

Ông Quang cho rằng, hiện tại, nhà đầu tư đã thông minh hơn. Họ không sẵn sàng mua hàng bất chấp tất cả hay giằng nhau mà mua. Họ thận trọng. Bài học từ trước đó khiến Nhà nước can thiệp từ từ thay vì như trước đây.

Trong khi đó, ông Cao Minh Thành, Tổng giám đốc MLAND Pro cho rằng, thị trường bất động sản của hiện tại không xảy ra bong bóng hay đóng băng như giai đoạn trước. Bởi thị trường đã minh bạch hơn rất nhiều, từ thông tin cho tới các sản phẩm. Các nhà đầu tư cũng đã thông thái hơn rất nhiều.

Cũng theo ông Thành, các sản phẩm bất động sản ở giai đoạn này hiện hữu hơn, thể hiện thông qua pháp lý rõ ràng, hạ tầng đồng bộ. Đặc biệt, giá bất động sản tăng không phải do sốt ảo, tâm lý đầu tư theo số đông như giai đoạn 2010. Giá bất động sản giai đoạn này tăng giá là tăng giá trị thật, do hạ tầng phát triển, và chất lượng dự án tốt.

Dù thị trường có biến động thì những sản phẩm dự án có giá trị thực vẫn thanh khoản tốt. Không như giai đoạn 2010-2011, đa số dự án bất động sản đang còn nằm trên giấy, chưa đầy đủ pháp lý đã được tung ra thị trường giao dịch. Khi ấy, khách hàng đang mua sản phẩm hình thành trong tương lai mà chưa có giá trị hiện hữu. Nên khi Nhà nước siết tín dụng, nhu cầu đầu tư bất động sản giảm mạnh. Những sản phẩm không có giá trị hiện hữu khó thanh khoản.

Còn ở giai đoạn hiện tại, nếu có biến động thì kịch bản xấu nhất là hiện tượng cắt lỗ. Nhưng lợi thế với sản phẩm hiện hữu và pháp lý rõ ràng thì tình trạng đóng băng có thể diễn ra cục bộ ở địa phương hoặc trên 1 số phân khúc mà chắc chắn sẽ không lan rộng toàn thị trường. Yếu tố tích cực khác chính là Nhà nước đang kiểm soát rất tốt về lãi suất và lạm phát.

Tuy nhiên, ông Thành dự báo, nếu giá bất động sản tăng và cao, đến giai đoạn nhất định, giá sẽ đi xuống. Mốc thời gian cho giá bất động sản hạ nhiệt có thể diễn ra vào giữa năm 2023.

https://cafef.vn/gia-bat-dong-san-dang-o-dinh-moc-thoi-gian-ha-nhiet-co-the-dien-ra-vao-giua-nam-2023-20220531160343064.chn

Đây cũng là những thông tin ghi nhận tại “Diễn đàn Bất động sản 2022: Những vùng đất tiềm năng” do Tạp chí TheLEADER tổ chức ngày 16/8 tại Hà Nội.

Cũng theo các đại biểu tham dự Diễn đàn, bất động sản đầu cơ, những loại hình hiến đất làm đường, phân lô tách sổ, những dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, những dự án đã tăng giá quá cao trong thời gian ngắn do đầu cơ thổi giá sẽ hết đất diễn. Khi dòng tiền không dễ dãi nữa, nó sẽ không dễ chảy vào các thị trường dễ dãi, không tiềm năng. Đáng chú ý, bất động sản “hàng hiệu” với trị giá triệu đô sẽ "ngủ" thêm 1 thời gian nữa. Đây là những bất động sản nghỉ dưỡng có tổng giá trị cao, hoặc các siêu biệt thự nội đô có giá vài triệu đô.

Đáng chú ý, bất động sản  ở những nơi có liên kết vùng, công nghiệp, nghỉ dưỡng sẽ là điểm đến của dòng tiền: TP. Hồ Chí Minh (HCM) – Bình Thuận – Vũng Tàu; Tp. HCM – Bình Dương – Đồng Nai; Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang.

Thêm nữa, mô hình Homeliday (Seconhome + Holiday) là những sản phẩm kết hợp, có vị trí ở những địa phương có điều kiện thời tiết, khí hậu tốt, kết nối thuận tiện với các đô thị lớn như: Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hạ Long; Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bình Thuận... đang nhận được nhiều sự quan tâm.

Ngoài ra, những nhóm thị trường tiềm năng sẽ bao gồm các nhóm: các thành phố lớn như Hà Nội, HCM vẫn là các thị tường bền vững, thu hút đầu tư; những thủ phủ công nghiệp: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bình Dương, Đồng Nai, Long An; các thủ phủ du lịch, nghỉ dưỡng: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, Đà Lạt, Quy Nhơn, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Quốc.

Tại Diễn đàn, ông Nguyễn Thọ Tuyến, Chủ tịch BHS Group nhận định: Có thể thấy, giai đoạn này, thị trường bất động sản đang trong quá trình thanh lọc rất mạnh để chọn ra những dòng bất động sản tiềm năng, những chủ đầu tư đủ tiềm lực và đi đúng hướng, những địa phương có lợi thế bền vững. Thị trường sẽ trụ vững qua giai đoạn khó khăn này, sẵn sàng phát triển mạnh mẽ khi chính sách vĩ mô ổn định và tăng trưởng kinh tế ở mức cao trong vài năm tới.

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Đức Quân, Phó Tổng giám đốc Nam Land bổ sung thêm về điểm nóng bất động sản vùng ven. Cũng theo vị Phó Tổng giám đốc này, hiện tại, chỉ những chủ đầu tư có dòng tiền mạnh, hạ tầng tốt mới chiếm được niềm tin của nhà đầu tư. Khi siết tín dụng, tâm lý nhà đầu tư sẽ chi “tiền tươi thóc thật” nhiều hơn sử dụng các đòn bẩy, do đó sẽ chọn lọc rất kỹ các dự án để lựa chọn đầu tư. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các nhà đầu tư sở hữu được các bất động sản với mức giá hợp lý do thị trường có khả năng sẽ điều chỉnh nhịp tăng giá, kèm theo đó là loạt chính sách ưu đãi của chủ đầu tư để kích cầu thị trường bất động sản. Đặc biệt, thành phố lớn khan hiếm quỹ đất và nguồn cung bất động sản nhỏ giọt sẽ dẫn tới sự chuyển dịch làn sóng đầu tư ra thị trường vùng ven. Các báo cáo năm 2021 đều cho thấy, các phân khúc tại TP. HCM đều thiếu hụt nguồn cung mới. Do đó, xu hướng sở hữu bất động sản dần chuyển dịch ra các vùng ven giáp ranh TP. HCM như: Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Bình Thuận… và biến các khu vực này trở thành “điểm nóng” được các nhà đầu tư săn đón, nhất là những điểm đến tiềm năng vì lợi thế quỹ đất sạch còn, dư địa tăng trưởng tốt và hạ tầng giao thông kết nối được đầu tư phát triển.

Ông Bùi Quang Anh Vũ, Tổng giám đốc Bất động sản Phát Đạt chung nhận định và khẳng định thêm, bất động sản công nghiệp là vùng đất mới. Việc phát triển phân khúc bất động sản công nghiệp có quy trình, cách thức gần giống với các khu đô thị và nhà ở trước đây.

Đồng tình với các nhận định trên, ông Richard Leech, Phó Tổng giám đốc Phú Long Corporation bổ sung: hiện, xu hướng phát triển khu đô thị mang tính chất cộng đồng, mang lại cuộc sống đầy đủ, đáng sống với chất lượng cuộc sống tốt theo mô hình “đại đô thị tích hợp với đầy đủ tiện ích” cùng hệ sinh thái với môi trường sống, hàng xóm, những cơ sở giáo dục, bệnh viện, môi trường... cũng như tính sáng tạo trong môi trường sống cộng với việc áp dụng công nghệ vào hệ thống, tạo ra sự sáng tạo ở những cộng đồng bất động sản này song hành với sự quan tâm tới văn hóa bản địa, đề cao yếu tố phát triển bền vững với môi trường nước, không khí, hoạt động, khả năng hạn chế khí CO2…”

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE cho hay, nửa đầu năm 2022, thị trường bất động sản đã có sự phục hồi nhất định sau 2 năm chậm phát triển vì dịch COVID-19. Trong đó, thị trường chứng kiến sự nổi lên nhanh chóng của căn hộ cao cấp, trung cấp cùng với giá bán bất động sản liên tiếp lập đỉnh mới. Đại diện CBRE cũng nhấn mạnh tới sự bùng nổ của thị trường căn hộ nghỉ dưỡng, trong đó, Khánh Hòa đang đứng đầu các sản phẩm liên quan đến căn hộ nghỉ dưỡng, kế đến là Phú Quốc. “Dịch COVID-19 làm thay đổi khẩu vị đầu tư, khiến nhà đầu tư thích các khu vực nghỉ dưỡng gần hơn. Có thể kể đến Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận ở phía Nam và Quảng Ninh, Hòa Bình ở phía Bắc. Nắm bắt được khẩu vị này của nhà đầu tư, các chủ đầu tư đã tung ra các sản phẩm phù hợp”- bà Dung phân tích.

Dự báo về xu hướng đầu tư bất động sản trong nửa cuối năm 2022 và 3 năm tới, bà Dương cho rằng việc hình thành các đô thị và đại đô thị tại các khu vực vùng ven quy mô từ 70 ha trở lên sẽ trở nên phổ biến. Hiện tại, Hà Nội đang đi trước TPHCM khi phát triển rất nhiều đại đô thị nằm ngoài trung tâm. Tương tự đại đô thị, bất động sản nghỉ dưỡng cũng sẽ hình thành các đại dự án tổ hợp nghỉ dưỡng, phức hợp quy mô lớn, tích hợp vô số tiện nghi, tiện ích cho khách nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, với số lượng sản phẩm chào bán ra cũng rất lớn, mức tiêu thụ của thị trường nghỉ dưỡng vẫn là một dấu hỏi.

TS Cấn Văn Lực nêu rõ, năm nay, nhu cầu tín dụng sẽ tăng cao, lý do chính là bởi kinh tế phục hồi tương đối tốt. Dòng tiền trước đây đổ vào bất động sản, chứng khoán nhiều, nay đã quay trở lại lĩnh vực sản xuất nhiều hơn và đây là một điều tích cực. Ngân hàng Nhà nước sẽ phải chú ý đến vấn đề lạm phát khi cung tiền từ nhiều kênh sẽ gia tăng trong thời gian tới và vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng khi tăng trưởng tiền gửi dưới 5% mà tín dụng tăng hơn 9%. Cùng với đó, cũng cần phải nới cả kênh trái phiếu doanh nghiệp. Cuối cùng, cần phải tiếp tục khơi thông môi trường đầu tư kinh doanh để có thể hút nhiều hơn vốn tư nhân./.

“Diễn đàn Bất động sản 2022: Những vùng đất tiềm năng” tại Khách sạn Deawoo Hà Nội vào ngày 16/8/2022 được kỳ vọng giải đáp thắc mắc: Liệu dòng tiền đầu tư có còn tiếp tục chảy vào bất động sản và những sản phẩm bất động sản nào, những khu vực nào sẽ tiếp tục thu hút đầu tư? Doanh nghiệp bất động sản sẽ phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh thế nào nhằm quản trị rủi ro, hoá giải thách thức và dẫn dắt dòng tiền đổ vào bất động sản trong thời gian tới? Diễn đàn được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày thành lập TheLEADER, với sự tham dự của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và các hiệp hội, các chuyên gia kinh tế và tư vấn bất động sản, các doanh nghiệp đầu tư và phát triển bất động sản cùng hàng trăm nhà đầu tư và đại diện các cơ quan báo chí. Ngoài tham luận của các diễn giả: Tiến sỹ Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT BHS Group; bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc công ty tư vấn CBRE, Diễn đàn còn có các phần thảo luận tập trung vào các nhóm vấn đề chính gồm: Chính sách tín dụng bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp; Những định hướng chính sách mới ảnh hưởng đến thị trường bất động sản; Tháo gỡ vướng mắc cho các dự án; Chiến lược đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp; Những phân khúc sản phẩm và địa phương thu hút dòng tiền của các nhà đầu tư với sự trao đổi của những nhà phát triển dự án tên tuổi như: ông Vũ Văn Thành, Chủ tịch VNGroup, ông Bùi Quang Anh Vũ, Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt, ông Nguyễn Đức Quân, Phó Tổng giám đốc Nam Land, còn có sự tham gia của các chuyên gia kinh tế - tài chính như ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng giám đốc Fiin Group và góc nhìn đặc biệt từ nhà đầu tư nước ngoài như ông Michael Piro, Giám đốc điều hành Indochina Capital…Diễn đàn là cơ hội để các doanh nghiệp, nhà đầu tư nắm bắt định hướng chính sách phát triển thị trường vốn và thị trường bất động sản; tham khảo nhận định về triển vọng thị trường bất động sản từ các chuyên gia uy tín; tìm hiểu cơ hội đầu tư bất động sản so với các kênh đầu tư khác và những sản phẩm, địa phương mang lại nhiều cơ hội đầu tư. Bên cạnh đó, diễn đàn cũng là cơ hội tiếp cận nhiều chủ đầu tư, nhà phát triển dự án bất động sản, các nhà cung ứng dịch vụ cũng như trao đổi và gặp gỡ các đối tác tiềm năng.