Nhà có tang có nên đi chùa đầu năm

Ngoài tục lệ cúng gia tiên, thì đi lễ chùa đầu năm cũng là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam.

Nhà có tang có nên đi chùa đầu năm

Đi lễ chùa đầu năm mong muốn tìm được sự bình an, gạt bỏ đi những muộn phiền, lo âu của năm cũ và cầu mong những may mắn, hạnh phúc trong năm mới. Tuy nhiên có rất nhiều điều kiêng kỵ khi đi chùa mà không phải ai cũng biết. Điều này rất cần thiết cho mọi người để giữ được phúc đức và rước được công quả về nhà. Vậy mời các bạn cùng theo dõi 15 điều cấm kỵ khi đi lễ chùa trong bài viết dưới đây.

15 điều kiêng kỵ cần tránh khi đi lễ chùa

  • Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước.
  • Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.
  • Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
  • Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).
  • Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

Nhiều người không để ý vị trí cửa vào khi vào lễ chùa. Nhưng theo đúng quan niệm, vào chùa nên đi cửa bên, không đi cửa chính giữa, không dẫm lên bâu cửa khi bước vào để tránh tội bất kính. Theo quan niệm dân gian từ xưa đến nay, cửa chính của nhà chùa chỉ Đức Phật, Ngọc Đế, Quốc Vương mới được ra vào. Vì vậy đây chính là lí do nhiều ngôi chùa không hay mở cửa chính. Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái).

2. Không nên đi lại khệnh khạng trong chùa

Nhiều người vào chùa chỉ vội vàng làm lễ, đi lại khệnh khạng, không chào hỏi các sư, đây là điều kiêng kỵ. Khi vào chùa, bạn nên dùng Phật danh " A di đà Phật" thay thế tên gọi để mở lời chào hỏi các vị tăng ni phật tử trong chùa, khi về cũng dùng câu này thay lời chào tạm biệt, công đức mang lại vô lượng cho cả người vãn cảnh của và nhà chùa.

3. Không nên ăn mặc xuề xòa khi đi chùa

Khi vào lễ chùa phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, kiêng kị không mặc váy ngắn, quần ngắn, quần áo hở da hở thịt gây tạp uế Phật đường, phạm giới bất kính khiến công quả tiêu tán, quả báo vô cùng.

Tam Bảo, Phật Đường là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh. Tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp. Náo loạn tam bảo là tội lớn, vì thế không đi giày dép vào nơi đây, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp. Nhiều người thường không mấy chú ý đến điều này.

5. Không mang nhiều đồ đạc vào Tam bảo bái Phật

Khi vào Tam bảo lễ Phật, không nên mang theo mũ áo, túi xách, gậy gộc, bao tay, tư trang cá nhân... Lỡ đặt những đồ đạc này lên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán hết. Vì thế, khi đi lễ chùa không mang theo những đồ cá nhân khi vào tam bảo.

6. Khi đi vòng quanh tượng Phật nên đi theo chiều từ phải sang trái

Khi bước chân vào bên trong phật đường bạn nên đi vòng tượng Phật theo chiều từ phải sang trái và niệm "A di đà Phật".
Theo quan niệm của nhà chùa, nếu bạn hành lễ theo nghi thức này sẽ được hưởng 5 điều phúc đức: siêu sinh đạo niết bàn; hậu sinh đoan chính; lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý.

7. Không nên đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường

Đây là vị trí thường dành cho trụ trì của nhà chùa, vì thế bạn không nên đứng hoặc quỳ ở đó. Khi lễ Phật bạn nên đứng chếch sang bên một chút, đứng giữa là không tốt. Hãy nhớ lễ Phật quan trọng là ở cái tâm.

Chúng ta thường nghĩ phải thắp hương trong gian thờ Phật ở chùa mới thiêng, nhưng điều này không chính xác chút nào. Khi đi lễ chùa bạn nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, thắp hương bên trong chùa có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí. Nhiều chùa cũng đã có những tấm biển chỉ dẫn, bạn cần nghe theo.

Phật điện là nơi thờ tự chính của ngôi chùa, do đó bạn không nên tùy tiện đặt lễ mặn ở đây. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng lễ chay, tịnh. Việc sắp lễ mặn chỉ được chấp nhận nếu trong khu vực chùa có thờ các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng tại ban thờ hoặc điện thờ.

9. Không tự ý sử dụng hoặc mang đồ của nhà chùa về nhà

Theo sách kinh và quan niệm truyền thống, những hành vi như vậy gọi là "đạo dụng thập phương thường trụ". Nếu phạm giới luật này, khi chết sẽ bị giam vào địa ngục, chịu khổ vô kể. Phật điển ghi rõ "nhân nhỏ, quả lớn", thành tâm cúng dàng, lễ dù nhỏ nhưng phúc báo lớn lao; chôm của chùa, vật tuy xơ sài nhưng quả báo không ghánh hết. Do đó, bạn không nên tự ý sử dụng hoặc mang bất kỳ loại đồ đạc nào của chùa về làm của riêng.

10. Không gây ồn ào quanh khu vực Phật điện, Tam bảo

Phật điện, Tam bảo là chốn linh thiêng nên khi đi chùa bạn chú ý không chạy nhảy qua lại, bình phẩm, nói chuyện, ngồi hoặc nằm trong góc Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi, khạc nhổ... quanh khu vực Phật điện, Tam bảo. Mắc những tội này đều bị thiêu nơi địa ngục, kẻ tu hành dù chuyên chú đến mấy cũng không thành chính quả.

11. Không đi lại bất kính quanh tượng Phật

Theo quan niệm, đi vòng quanh tượng Phật, khu vực Tam bảo, đi từ phải sang trái, niệm tên Phật " A di đà Phật" sẽ được hưởng 5 điều phúc đức: Hậu sinh đoan chính, đẹp; lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý; siêu sinh đạo Niết Bàn.

12. Không coi của chùa thì được dùng thoải mái

Việc công đức là tùy tâm mỗi người. Nhưng sử dụng đồ của chùa như ăn uống, thụ lộc nên lưu công đức dù ít hay nhiều. Không nên coi đó là của chùa, trụ trì cho thì nhận mà không bố thí chút công đức, vì sẽ phạm tội "luân đạo thực quả báo" là căn nguyên rơi vào địa ngục.

13. Không nên chụp ảnh

Chùa vốn là nơi thờ Phật, chốn linh thiêng. Vì vậy bạn không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa. Đồng thời, khi đứng khấn vái, bạn cũng không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chéo sang một bên. Đặc biệt là chụp những bức ảnh tạo dáng không lịch sự, trang nghiêm.

Vào chùa không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

15. Kiêng quan hệ tình dục trước khi đi chùa

Điều này nên tránh nhé. Thứ nhất khi mới quan hệ xong mà đã chuẩn bị đồ lễ đi chùa thì tư tưởng mình chưa dứt ra khỏi buồn vui trong quan hệ chăn gối. Điều này là tối kỵ khi bước vào cổng chùa. Có thể sau 3 -6 tiếng bạn đi lễ chùa nhé.

Nhà có tang có nên đi chùa đầu năm

Có nhiều bạn Đồng thắc mắc về việc nghi thức xả tangNay xin trả lời: Sự hình thành Đạo Mẫu dựa trên nền tảng văn hóa dân gian, tín ngưỡng của dân tộc Việt Một số nghi thức kiêng kị trong tâm Linh cũng bị ảnh hưởng từ Nho Giáo, Phật Giáo và các Đạo Giáo khác…Việc để tang người thân mất cũng dựa trên các nghi thức của Đạo, và dựa trên nghi thức văn hóa của một Triều Đại đặt ra, và cũng ảnh hưởng do nghi thức của từng miền vùng Phong tục tập quán địa phương nơi ở … v v Có những nơi vùng miền nghi thức để tang còn rườm rà, thời nay khoa học không cho phé vì không tốt cho sức khoẻ gia đình và cộng đồng. Các nghi thức xưa và nay một số đã dần thay đổi để thích nghi với xã hội hiện đại, nhưng cũng không đánh mất đi giá trị văn hóa của dân tộc.Ví dụ: Xưa để tang Cha hoặc Mẹ, có Quan trong triều lệ được nghỉ 3 năm về Quê ở nhà chịu tang vẫn được được hưởng lương hưởng bổng lộc…. nay thì?.. Nhưng thời nay dù làm Quan hay làm công nhân, chịu tang chỉ được nghỉ 3 ngày, sau đó chúng ta phải đi làm để không ảnh hưởng đến xã hội gia đình và công việc!

Còn việc xả tang trong tâm linh có ý nghĩa gì cho người sống , có ích gì cho người đã mất ?Thời gian xả tang có ý nghĩa nhất là trong khoảng 49 ngày tính từ lúc mất, nhà Phật gọi đây là thời gian trung ấm.

Vì chưa hết 49 ngày, người mất vẫn chưa đi vào lục Đạo luân hồi, các con cháu giữ tâm không tham sân si, làm thiện, làm lành, lánh dữ, không sát sanh, ăn chay trường, để giữ tâm thanh tịnh hồi hướng cho người mất, nhờ công đức đó mà người mất không lạc vào đường ác cõi ác, được tái sanh cõi trời, cõi người, về nơi tịnh cảnh.

Việc xả tang tốt nhất của các Tân Thanh Đồng là 49 ngày đầu của người mới mất.Vậy Làm sao để xả tang:Trong 49 ngày không đến nơi ồn ào để tâm không vướng mắc vào thị phi, không đến chỗ ca hát múa vui là để tâm được thanh tịnh, ăn chay trường đủ 49 ngày không sát sanh không nói lời ác khẩu không hại người, hại vật , như thời nay thì không xem ti vi, dùng điện thoại thì không vào mạng để tâm thanh tịnh trong thời gian 49 ngày.

Tâm vẫn nghĩ ác làm ác, vẫn tham sân si, hại người hại vật, cho dù chúng ta có để tang đến 3 năm hay 9 năm, thì việc để tang đó không có ý nghĩa bằng để tang trong 49 ngày hãy tu tâm tích Đức để hồi hướng cho chân Linh người mất.

Tục để tang xưa là khi người mới mất thờ riêng một ban thờ sau 3 năm mới quy chung vào bát nhang cùng gia tiên, người xưa cho rằng chưa cải cát chưa tắm rửa hài cốt, thì linh hồn chưa được sạch sẽ phải thờ riêng,Nhưng ngày nay vì hoàn cảnh công việc gia không phù hợp, không đủ chỗ để thờ nhiều ban thờ.Nên sau lễ cúng 49 ngày có người rút chân nhang cho vào bát nhang gia tiên, cũng có người thì bốc riêng một bát nhang để chung ban,sau khi cải cát thì quy vào cùng bát nhang gia tiên, còn trường hợp mang đi hỏa táng không phải cải cát nữa thì sau 49 ngày là cho vào thờ chung cùng bát nhang gia tiên luôn.

Có mấy bạn thắc mắc là, thầy con nhà có đại tang, mà sau mấy ngày đã mở phủ cho con rồi có sao không ạ ? Con có thắc mắc thì thầy trả lời là: thầy đã làm lễ xả tang rồi, con không hiểu như nào là xả tang ?

Nay Huyền Tích viết bài chia sẻ cho cả nhà chúng ta cùng nhau đóng góp xuy ngẫm, không quy chụp, quy định, bài viết để tham khảo, vạn sự do tâm mỗi người!

Các nghi thức trong Đạo Mẫu nhiều vấn đề còn chưa có quy chuẩn chung, vạn sự còn do tâm người Thầy dẫn Đạo, miễn sao cho phù hợp thấu tình đạt lý, để khỏi bị thiên hạ rèm pha, làm để tử không hiểu hoang mang lo lắng bất an nghi hoặc mà loạn tâm khó tu .
Khi thầy của mình giải thích mà đệ tải hiểu ra các vấn đề mình đang thắc mắc, khi hiểu rồi thì tâm sẽ vững vàng hơn trên con đường Đạo, dù có bị thị phi, tâm cũng không lung lay! đó gọi là vạn sự do tâm là như vậy!

Người xưa có câu: ” Trẻ đám Ma Già đám Cỗ ” Ý nói là: Người còn trẻ mà mất là tang sự đau buồn cho gia đình , còn người già mất ở đây chỉ coi như đám cỗ không quá đau buồn đó là quy luật tự nhiên.Nên nhà Phật cũng kiêng kị khi người mới mất không nên khóc nóc sầu thảm để người mất không lưu luyến vương vấn người thân không lưu luyến trần gian, dễ siêu thoát hơn.

Mất như nào gọi là trẻ, và như nào gọi là đã già, người xưa cho rằng 70 tuổi được gọi là thọ nên có câu: “nhân sinh thất thập cổ lai hy ” Thế nên việc kiêng tang sự và xả tang còn phụ thuộc vào tang sự thọ yểu của người mất, và cách tu sao để xả tang có hiệu quả.Việc xả tang để hầu Thánh kiêng ít nhất cũng phải qua 49 ngày, thì mới tốt!

Cảm ơn cả nhà đã hỏi, đã đọc và đã chia sẻ bài viết
Tác giả Huyền Tích