Nguyên nhân chảy máu nướu răng

Chảy máu chân răng hay còn gọi là xuất huyết chân răng là tình trạng chân răng chảy máu liên tục trong thời gian dài. Nếu không được điều trị kịp thời, chân răng chảy máu có thể gặp nhiều hậu quả nghiêm trọng như tụt lợi, mất răng vĩnh viễn, tiêu xương.

Tình trạng chảy máu chân răng có thể gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau. Tùy vào sức đề kháng của cơ thể mà bệnh lý này tiến triển nhanh hay chậm. Vậy, đâu là nguyên nhân và cách điều trị triệt để tình trạng chảy máu chân răng?

Chảy máu chân răng là hiện tượng các mô mềm xung quanh chân răng như lợi, dây chằng, ổ xương bị tổn thương dẫn tới chảy máu. Tình trạng này còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác nhau, cảnh báo sức khỏe của Cô Chú, Anh Chị đang có vấn đề.

Chảy máu chân răng không phải là hiện tượng nguy cấp tới sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nếu Cô Chú, Anh Chị không điều trị dứt điểm và để tình trạng chảy máu liên tục kéo dài sẽ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn. Nhiều Cô Chú, Anh Chị gặp các biến chứng tụt lợi, mất răng do chủ quan trước tình trạng này.

Nguyên nhân gây nên chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Có những nguyên nhân khiến Cô Chú, Anh Chị phải hết sức lưu ý, nhưng một số nguyên nhân khác không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Nguyên nhân gây nên tình trạng chân răng xuất huyết được chia thành 2 loại chính là chảy máu chân răng liên quan đến các vấn đề răng miệng và chảy máu chân răng do mắc các bệnh lý toàn thân.

Liên quan đến bệnh lý về răng miệng

Một số bệnh lý răng miệng nguy hiểm gây nên chảy máu chân răng như: áp xe răng, viêm nha chu và viêm nướu.

Viêm nướu gây chảy máu chân răng

Nướu hay lợi là tập hợp các mô mềm bảo vệ và giữ cho răng luôn chắc khỏe. Viêm nướu là nguyên nhân hàng đầu gây nên xuất huyết tại chân răng. Các mảng bám còn sót lại ở chân răng do không được vệ sinh sạch sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có hại phát triển. Sau đó, vi khuẩn tấn công vào vùng nướu quanh chân răng gây nên sưng đỏ và chảy máu.

Ngoài ra vệ sinh răng miệng kém, chải răng không đúng cách khiến lợi bị tổn thương. Việc này lặp lại nhiều lần khiến các mô mềm ở chân răng bị viêm nướu, nhiễm trùng, rất khó phục hồi như ban đầu.

 Viêm nha chu

Nha chu là tổ chức quanh răng có tác dụng chỗ đỡ và giữ răng vững chắc trong xương hàm. Viêm nha chu có thời gian tiến triển khá chậm với biểu hiện ban đầu như đau nhức răng, sưng đỏ. Không chỉ gây nên chảy máu chân răng, bệnh lý này còn khiến người bệnh mất răng vĩnh viễn.

Áp xe chân răng

Ổ mủ áp xe chân răng là bệnh lý răng miệng vô cùng nguy hiểm. Áp xe chân răng do nhiều nguyên nhân tạo nên như răng bị vỡ, viêm hốc răng không được điều trị triệt để. Vi khuẩn có hại trong khoang miệng sẽ tấn công vào chân răng thông qua những tổn thương này.

Áp xe chân răng có những triệu chứng như gây sốt cao, sưng đau răng trong nhiều ngày liên tục và sưng phù mặt, cổ.

Liên quan đến tình trạng, bệnh lý khác

Bên cạnh các bệnh lý về răng miệng, tình trạng chảy máu chân răng còn do các bệnh lý khác của cơ thể gây nên như suy dinh dưỡng, thay đổi nội tiết tố, do sốt cao hay dùng thuốc điều trị.

Thiếu hụt vitamin, suy dinh dưỡng

Cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, đặc biệt là Vitamin C, K là một trong những nguyên nhân gây nên chảy máu chân răng. Bên cạnh đó, Cô Chú, Anh Chị cảm thấy cơ thể mệt mỏi, thường xuyên buồn ngủ, thậm chí là khó thở. Một số Cô Chú, Anh Chị bị suy dinh dưỡng nặng phải nhập viện điều trị trong thời gian dài.

Nội tiết tố thay đổi

Nội tiết tố thay đổi theo từng giai đoạn phát triển cũng gây nên hiện tượng xuất huyết vùng chân răng. Đặc biệt ở phụ nữ trong quá trình mang thai, cơ thể có sự thay đổi lớn giữa các hoocmon khiến chân răng yếu hơn, vùng mô mềm sưng đỏ và chảy máu.

Bị sốt xuất huyết

Khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân không chỉ bị chảy máu chân răng mà còn có thể chảy máu cam, xuất huyết ở da, thậm chí là đường tiêu hóa. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể trở thành dịch trong thời gian ngắn. Bệnh nhân sốt xuất huyết cần đến bệnh viện để được điều trị nhanh và chuẩn xác nhất.

Dùng thuốc làm loãng máu

Thuốc làm loãng màu có khả năng làm chậm quá trình tạo cục máu đông của cơ thể. Do đó, nếu Cô Chú, Anh Chị sử dụng thuốc làm loãng máu có thể gây nên chảy máu chân răng. Lúc này, hiện tượng chảy máu xảy ra trong thời gian dài do tác dụng của thuốc.

Các bệnh khác: Ung thư miệng, thiếu máu, nhiễm trùng, ung thư vú,...

Ung thư miệng là bệnh lý răng miệng nguy hiểm hàng đầu. Một trong những biểu hiện của bệnh này là chảy máu chân răng kéo dài, răng lung lay và hơi thở có mùi. Bên cạnh đó, việc thiếu máu, nhiễm trùng chân răng, ung thư vú cũng khiến chân răng xuất huyết.

Hậu quả của chảy máu chân răng đối với sức khỏe răng miệng

Mặc dù chảy máu chân răng không phải là bệnh lý răng miệng nguy hiểm nhưng có thể biến chứng thành những hậu quả nghiêm trọng khác. Cô Chú, Anh Chị bị chảy máu chân răng phải đối mặt với nguy cơ tiêu xương hàm, tụt lợi, mất răng vĩnh viễn.

Hôi miệng

Hôi miệng là biểu hiện hàng đầu của các bệnh lý răng miệng, trong đó có chảy máu chân răng. Vùng chân răng bị tổn thương dẫn tới xung huyết là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn khiến hơi thở của bệnh nhân có mùi khó chịu, khiến Cô Chú, Anh Chị mặc cảm trong giao tiếp hằng ngày.

Tụt lợi, mất răng hàng loạt

Tụt lợi, tiêu xương hàm là những hậu quả nghiêm trọng tiếp theo nếu Cô Chú, Anh Chị không điều trị dứt điểm tình trạng chảy máu chân răng. Vùng mô mềm bị sưng viêm, xuất hiện dẫn tới hiện tượng tụt lợi.

Phần lợi tụt xuống khiến chân răng lung lay và dần mất đi sự bảo vệ. Từ đó, vi khuẩn có thêm cơ hội tấn công vào chân răng dẫn tới rụng răng, mất răng hàng loạt.

Tiêu xương hàm

Sau khi mất răng, các mô xương hàm không còn được kích thích trong quá trình ăn nhai. Điều này khiến các mô xương giảm dần theo thời gian, từ đó giảm thể tích vùng xương hàm răng bị mất.

Sau từ 3 - 6 tháng, biến chứng tiêu xương hàm bắt đầu xuất hiện. Chỉ sau 1 năm, tỷ lệ tiêu xương hàm là 25%. Tiêu xương hàm không chỉ làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt mà còn khiến răng xô lệch, bệnh nhân bị lão hóa sớm.

Cách điều trị chảy máu chân răng hiệu quả

Phát hiện và điều trị sớm tình trạng chảy máu chân răng giúp Cô Chú, Anh Chị tránh được những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe. Sau đây là một số cách điều trị chảy máu chân răng hiệu quả được áp dụng hiện nay.

Chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Cô Chú, Anh Chị nên có chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung khoáng chất có lợi, vitamin, chất xơ và canxi giúp răng chắc khỏe.

Đồng thời, Cô Chú, Anh Chị nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ; hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia,... Nhóm thực phẩm này không chỉ làm mòn men răng mà còn gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như tiểu đường, mỡ máu cao, …

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Cô Chú, Anh Chị cần chú ý hơn tới quá trình vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Cô Chú, Anh Chị cần duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày vào sáng và tối. Sau mỗi bữa ăn nên sử dụng thêm chỉ nha hoặc tăm nước để làm sạch bề mặt răng. Cuối cùng, Cô Chú, Anh Chị có thể sử dụng nước súc miệng để làm sạch vi khuẩn có hại, giữ cho hơi thở được thơm tho.

Cô Chú, Anh Chị nên tới Nha khoa để lấy cao răng từ 3 - 6 tháng/ lần. Quá trình thăm khám tại Nha khoa còn giúp Cô Chú, Anh Chị biết được tình trạng sức khỏe răng miệng và kịp thời điều trị bệnh lý ngay khi mới xuất hiện.

Điều trị triệt để tình trạng chảy máu chân răng tại Nha khoa

Để khắc phục tình trạng này và điều trị dứt điểm, cách tốt nhất Cô Chú, Anh Chị nên thăm khám tại các địa chỉ nha khoa, bệnh viện chuyên về răng hàm mặt.

Tại đây, Bác sĩ thực hiện khám tổng quát vị trí răng bị chảy máu, chẩn đoán nguyên nhân chính xác. Sau đó, Bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị chảy máu chân răng cho từng bệnh nhân tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.

Cô Chú, Anh Chị khi thăm khám tại Nha khoa sẽ có danh sách thuốc sử dụng và phải uống đúng thời gian, liều lượng. Cùng với đó, Nha khoa sẽ tư vấn cho Cô Chú, Anh Chị cách chăm sóc răng miệng tốt nhất.

Chảy máu chân răng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng đang suy giảm, gây nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như tạo tâm lý tự ti khi giao tiếp ở nơi đông người. Vì vậy, điều trị chảy máu ở chân răng càng sớm càng tốt là việc vô cùng cần thiết nhằm hạn chế các diễn biến trầm trọng của bệnh, phục hồi chức năng của các mô mềm và khả năng ăn nhai của răng. 

Lưu ý, khi điều trị, Cô Chú, Anh Chị cần lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín, có trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic

Để được tư vấn kỹ càng hơn Cô Chú, Anh Chị vui lòng liên hệ với Dr. Care - Implant Clinic Nha khoa đầu tiên chuyên sâu trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam:

Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 - Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM

+ Chủ nhật: 8:00 AM – 5:00 PM

01:01 | 06-09-2022

08:53 | 30-06-2018

Chủ Đề