Người nhạy cảm món quà hay lời nguyền

Người nhạy cảm món quà hay lời nguyền

Người Nhạy Cảm: Món Quà Hay Lời Nguyền? chính xác là 1 công trình nghiên cứu công phu, đồ sộ, và đầy tính nhân văn, bởi nó là cuốn sách đầu tiên công nhận giá trị của sự nhạy cảm và xem đó như một điều thiết yếu cho xã hội. Nhạy cảm là một phẩm chất bẩm sinh trong mỗi người, nhưng chỉ có thiểu số mới giữ được trong quá trình trưởng thành.

Nếu bạn may mắn sở hữu sự nhạy cảm, hãy sử dụng đúng cách để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu bạn biết những người nhạy cảm quanh mình, có thể sự hiểu biết về nhạy cảm của bạn sẽ giúp họ thay đổi cuộc đời. Dù là ai trong 2 trường hợp trên, mình đều nghĩ là nên đọc thử cuốn sách này một lần, có rất nhiều kiến thức bổ ích và đáng học hỏi.

“Con bé nhà tôi cứ oà khóc khi người khác muốn nói chuyện với bé.”“Cậu con trai nhà tôi chán lắm. Hai mươi tuổi đầu rồi mà cứ lầm lầm lì lì.”“Tao chẳng hiểu nó vào nhóm làm gì, chỉ gật gù rồi ừ hữ, chẳng được trò trống gì!”

“Mày phải ra ngoài mà giao du với bạn bè đi chứ, cứ ở nhà mãi thành con tự kỉ.”

Những câu nhận xét, mắng mỏ, phàn nàn cứ xoay quanh cuộc sống, lảng vảng trong đầu mỗi khi bạn trở về nhà sau ngày dài mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng. Bạn thấy mình lạc lõng và chẳng có nơi nào để bạn thuộc về, thế giới này đã bỏ rơi bạn, bạn không thể bắt kịp cuộc trò chuyện với những người bạn trong buổi hẹn, âm thanh và tiếng cười nói khiến bạn căng thẳng, đồng nghiệp cứ hướng sự chú ý và công kích vào bạn dù bạn lắng nghe và đưa lời khuyên khi cần thiết, cha mẹ lo lắng vì bạn ít bạn bè và kém hoà nhập. Không một ai hiểu bạn. Bạn giải thích và cố hoà nhập nhưng tâm trí bạn rệu rã và mệt mỏi vì phải cố gắng thể hiện quá nhiều mà không hiệu quả… Bạn đang thực sự áp lực đến tuyệt vọng!

Nếu bạn đang lạc lối trên con đường tìm lại chính mình, thì cuốn sách này sẽ là chìa khoá cho bạn.

Bạn sẽ tìm thấy trong từng trang sách, sự chân thực và tôn trọng mà bạn hằng kiếm tìm – cho những người có tính cách nhạy cảm. Từ những câu chuyện sinh động của những đứa trẻ sinh ra đã mang nét tính cách nhạy cảm bẩm sinh cho đến cuộc sống và chia sẻ cảm xúc của những người trưởng thành…sẽ được cô đọng thành những lí giải và bài học thực tiễn dành cho ai muốn trân trọng hơn chính mình và đạt tới giá trị của cuộc sống.

Hãy bắt đầu bằng việc: Mô tả trong đầu hoặc viết ra giấy những điều bạn thấy là ưu, nhược điểm của bản thân – càng chi tiết càng tốt. Để nắm bắt được tốt hơn những điều mà cuốn sách muốn truyền tải, định hình rõ ràng những điều bạn biết về chính mình là phần tối quan trọng. Cuốn sách sẽ giúp bạn hiểu phần còn lại.

SỰ NHẠY CẢM lẽ ra phải là một món quà đối với thế giới, thay vì là lời nguyền với những người sở hữu nó…

Trong một xã hội ngày càng ồn ào, phù phiếm và thực dụng, nơi mà lời khuyên tốt nhất đối với một người con trai là làm giàu bằng mọi cách, và lời khuyên tốt nhất đối với người con gái là làm đẹp (cũng bằng mọi cách), thì đâu là nơi tồn tại cho những người nhạy cảm, lãng mạn, theo đuổi sự tĩnh lặng và những giá trị đạo đức?

Lẽ nào những người nhạy cảm cứ phải tìm cách thay đổi bản thân mình, lắng nghe theo những lời thúc giục “nói nhiều hơn”, “mạnh dạn hơn”, “hòa đồng hơn”, “khôn khéo hơn”… mà không thể sống một cách trọn vẹn và hài lòng như tính cách vốn có?

Không đâu bạn thân mến! Điều bạn cần làm chỉ là dừng hoài nghi về bản thân mình, chấp nhận sống với tính cách của mình và dần dần cải thiện thôi. Chỉ bằng cách đi theo thiên hướng của mình, người nhạy cảm mới có thể phát huy tốt nhất khả năng của mình. Một số lời khuyên cụ thể:

Học cách kiểm soát cảm xúc. Bằng cách kiềm chế những cảm xúc “vượt ngưỡng”, người nhạy cảm mới có thể khai thác triệt để năng lực suy nghĩ của bản thân và dồn năng lượng tạo thành hành động.

Ngừng hoài nghi: Tìm kiếm những giá trị mà bản thân tin tưởng. Những dự án mà bản thân cảm thấy có ý nghĩa. Xây dựng niềm tin vào nó, và nó sẽ là động lực để người nhạy cảm có động lực làm mọi điều khác.

Khai thác sức mạnh của sự nhạy cảm, tập trung, tập luyện nâng cao (deliberate practice) và trạng thái flow. Điều đó có nghĩa là mạnh dạn nghe theo cảm xúc, chấp nhận việc “đi trốn” khi cần làm những công việc nghiêm túc, cần sáng tạo, hoặc đấu tranh để được lựa chọn địa điểm và thời gian làm việc phù hợp với bản thân mình.

Thể hiện bản thân nhiều hơn: Chỉ bằng cách mạnh dạn thể hiện tiếng nói, đòi hỏi giá trị mà mình tin tưởng, người nhạy cảm mới có thể có được môi trường mà mình mong muốn. Đặc biệt là qua việc viết, hoặc mạng xã hội, 2 công cụ truyền đạt có thế sử dụng hiệu quả.

Đối diện với nỗi sợ: Bằng việc dần dần đối mặt với từng nỗi sợ của mình, người nhạy cảm sẽ có đầy đủ kĩ năng và vị thế để đạt được điều mình mong muốn.

“Khi còn trẻ, tôi có rất nhiều bạn. Nhưng càng lớn tuổi, các mối quan hệ của tôi lại càng thu hẹp lại. Tôi chỉ tìm kiếm những người có thể chấp nhận tất cả những gì tôi làm và người ở lại cuối cùng vì tôi. Bản thân tôi cũng trở nên đặc biệt nhạy cảm hơn và dè chừng mọi thứ xung quanh. Bởi tôi mệt rồi…”

“Sở hữu sự nhạy cảm đồng nghĩa với việc thận trọng, hướng nội và cần nhiều thời gian ở một mình.

Những người không sở hữu đặc điểm tính cách này (số đông) không hiểu được điều đó, họ xem chúng ta là những kẻ nhút nhát, rụt rè, yếu đuối và không hòa đồng. Vì e ngại những cái mác ấy, ta cố tỏ ra mình giống với người khác. Nhưng như thế chỉ khiến ta bị kích thích quá mức và càng thêm mệt mỏi.

Và chính điều ấy đã khiến ta bị dán cái mác điên khùng hoặc tâm thần, đầu tiên là bởi người khác, sau đó bởi chính bản thân ta.”

“Trên thế giới này chẳng nỗi đau nào có thể so sánh được với nhau. Vì mỗi chúng ta đều là một cá thể riêng biệt với những mức độ cảm nhận và ngưỡng chịu đựng tổn thương khác nhau.”

“Khoảnh khắc khiến tôi muốn bật khóc nhất là khi bị tổn thương bởi những lời nói xung quanh. Bản thân chỉ biết tỏ ra không sao rồi từ từ đi tới chỗ một mình mình mà cầm lại nước mắt.

Làm một người luôn nhạy cảm với mọi thứ xung quanh, là khi không ai hiểu được mình, luôn tự ti bản thân về mọi mặt, luôn suy nghĩ về lời nói của người khác trong một thời gian dài… Có những chuyện chẳng đâu vào đâu, sau khi qua rồi bản thân cũng tự thấy chẳng đáng gì, vậy mà lúc ấy lại khóc. Nhiều lúc lại lì lợm, mạnh mẽ quá đến mức tự mình cũng không hiểu nổi mình nữa.”

“Ở độ tuổi đi học, nỗi sợ của bạn có thể tăng mạnh khi nhận ra người khác kì vọng ở bạn nhiều thế nào nhưng đồng thời cũng hiểu những do dự của bạn ít ra sao. ‘Gánh nặng’ kì vọng đè nghiến trên vai khiến bạn chùn bước và hoài nghi bản thân cho đến tận khi trưởng thành.”

“Một vài người nhạy cảm, đôi lúc là tất cả chúng ta, cảm thấy như người ngoài cuộc vì nghĩ không đời nào một người nhạy cảm có thể hòa nhập với thế giới và tồn tại. Họ cảm thấy quá khác biệt, quá yếu đuối và có lẽ quá khiếm khuyết.

Tôi đồng ý rằng bạn sẽ không thể hòa mình vào thế giới theo cách của những người không nhạy cảm hay người mạnh mẽ mà bạn đang ngầm so sánh với bản thân. Nhưng có nhiều người nhạy cảm đã tìm ra con đường thành công theo cách của riêng mình, họ hòa mình vào thế giới, làm những điều vui vẻ và hữu ích nhưng vẫn có đủ thời gian ở nhà, tận hưởng thế giới nội tâm phong phú, yên bình.”

“Một thầy giáo dạy thiền từng kể câu chuyện về người đàn ông không muốn vướng mình vào những căng thẳng của cuộc sống, vì thế ông đã ẩn mình vào trong hang động để thiền đến hết đời. Nhưng chẳng bao lâu sau, ông ra khỏi hang vì tiếng nước rơi tí tách khiến ông căng thẳng tới không thể chịu nổi.

Tới một mức độ nào đó, bài học ở đây chính là căng thẳng sẽ luôn tồn tại, bởi ta mang theo tính cách nhạy cảm bên mình. Thứ ta cần là cách sống chung với áp lực.”

“Bản thân tôi là kiểu người dễ khóc, dễ cười; đôi khi thích thu mình lại; đôi khi lại muốn gặp gỡ và hòa nhập cùng mọi người. Vui, buồn, bực tức, khó chịu, cảm thấy lạc lõng, không ai hiểu mình, suy nghĩ nhiều về những thứ thoáng qua và dù chỉ một kích thích nhỏ thôi cũng khiến tôi trầm lặng…

Có người nói tôi cầu toàn, có người bảo tôi sống nội tâm, có người lại bảo tôi thích làm quá lên mọi chuyện…. nhưng thực ra tôi chỉ là một người cực kì nhạy cảm (HSP), và có đến 15 – 20% dân số thế giới cũng giống như tôi.”

Skip to content

  • Thật xin lỗi khi tôi có vẻ không quá nhiệt tình với bữa tiệc này. Tôi chỉ thích ngồi một góc yên tĩnh và trò chuyện với bạn của tôi mà thôi.

  • Thật xin lỗi khi tôi khó chịu trước những tiếng còi xe inh ỏi, những mùi hắc xộc vào mũi hay khi cảm xúc bị ảnh hưởng mạnh mỗi lần nghe một bài hát hay xem một bộ phim xúc động. Tôi chỉ là một người cực kỳ nhạy cảm trước mọi kích thích của môi trường xung quanh.

  • Thật xin lỗi khi bạn muốn thay đổi sự “rụt rè”, “nhút nhát” của tôi, muốn tôi vượt qua sự “sợ hãi” xã hội của mình. Nhưng thực ra, dù tôi có phản ứng chậm hơn người khác trong hoàn cảnh xa lạ nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc tôi sợ hãi trước chúng.

Tôi là một người cực kỳ nhạy cảm, tôi khác biệt và cần có những biện pháp riêng để xoa dịu chính mình. Còn bạn, bạn có phải là một người nhạy cảm?

Người nhạy cảm món quà hay lời nguyền

Với một hệ thần kinh nhạy cảm với mọi kích thích, bạn có thể sẽ thấy mệt mỏi, sẽ tự thắc mắc: Tại sao bản thân quá khác biệt? Liệu có vấn đề gì với mình không? Phải chăng sự nhạy cảm trong tính cách này chính là một lời nguyền, thao túng, cầm tù cuộc sống của ta?

Thực ra, sự nhạy cảm là món quà hay lời nguyền còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường sống và năng lực tự chủ, điều chỉnh bản thân của người sở hữu nó. Bạn có thể trở thành một nhà đầu tư biết đánh hơi thời cuộc và trở nên giàu có, hạnh phúc hơn người; nhưng cũng có thể mắc bệnh trầm cảm và tự dẫn cuộc đời mình vào ngõ cụt.

Cuốn "Người nhạy cảm: món quà hay lời nguyền?" này có tên gốc là The Highly Sensitive Person (tác giả là tiến sỹ tâm lý Elaine Aron) từng nằm trong top best-seller trên Amazon và mình cũng đã để ý từ rất lâu. Giờ mới có 1 NXB ở Việt Nam mua bản quyền và xuất bản, hào hứng mua luôn, lại còn được sale 50% ạ siêu may mắn.

Cuốn sách này chính xác là 1 công trình nghiên cứu công phu, đồ sộ, và đầy tính nhân văn, bởi nó là cuốn sách đầu tiên công nhận giá trị của sự nhạy cảm và xem đó như một điều thiết yếu cho xã hội. Nhạy cảm là một phẩm chất bẩm sinh trong mỗi người, nhưng chỉ có thiểu số mới giữ được trong quá trình trưởng thành.

Nếu bạn may mắn sở hữu sự nhạy cảm, hãy sử dụng đúng cách để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu bạn biết những người nhạy cảm quanh mình, có thể sự hiểu biết về nhạy cảm của bạn sẽ giúp họ thay đổi cuộc đời. Dù là ai trong 2 trường hợp trên, mình đều nghĩ là nên đọc thử cuốn sách này một lần, có rất nhiều kiến thức bổ ích và đáng học hỏi.

HÃY HỌC CÁCH TÔN TRỌNG NỖI BUỒN CỦA NGƯỜI KHÁC!

Có một dạo tôi bị trầm cảm, và khi nói chuyện với chị tôi, chị ấy bảo: "Chắc phải có vấn đề gì đó thì em mới như vậy, hoặc là do em yếu hơn chị chứ chị còn trải qua nhiều chuyện hơn em nhưng giờ chị vẫn ổn. Em hãy nghĩ tích cực lên đi."

  • "Nghĩ tích cực đi. Mới vấp ngã có chút mà đã vật vã như thế, sau này gặp chuyện lớn hơn thì làm thế nào?"

  • "Sao em yếu đuối thế, có chút chuyện như vậy mà cũng không vượt qua được"

  • "Chị còn trải qua nhiều chuyện tồi tệ hơn em nhưng chị vẫn vượt qua được đấy thôi. Đấy là do em, em phải mạnh mẽ hơn"

  • "Sống sung sướng từ nhỏ quen rồi, giờ chịu có chút khổ cũng không chịu được"

Đây là những câu tôi thường hay nghe được, không chỉ từ người thân mình mà còn từ những người xung quanh, và đây cũng là những câu nói dễ gặp nhất ở phần comment dưới những câu chuyện chia sẻ nỗi buồn mà chúng ta thường hay thấy ở trên mạng.

Dù rằng những câu nói trên có xuất phát từ ý tốt muốn động viên, muốn khích lệ, hay muốn người nghe cảm thấy chuyện của họ không tệ đến mức đó thì trên thực tế những lời khuyên này lại mang hướng đổ lỗi và khiến cho người nghe cảm thấy tồi tệ hơn mà thôi.

Mỗi người có một sức bật, độ dẻo dai tinh thần lẫn độ nhạy cảm hay khả năng chịu đựng tổn thương khác nhau dựa trên trải nghiệm, hoàn cảnh môi trường, bẩm sinh và cả di truyền. Đương nhiên tất cả các yếu tố này đều không thể lựa chọn hay nằm trong quyền điều khiển của một người. Thế nên việc kêu một người nghĩ tích cực đi hay đừng nhạy cảm quá, nó rất vô nghĩa.

Mỗi người đều có những trải nghiệm riêng, vấp ngã riêng và học được những bài học riêng cho mình. Chúng ta có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình nhưng đừng áp đặt hay bắt buộc những người khác phải giống mình hoặc thất vọng khi họ không làm được, hay coi thường những trải nghiệm của họ.

Bởi vì khi đó chúng ta đã ngầm so sánh mình với họ. Bất cứ sự so sánh nào cũng khập khiễng, và dẫn đến kết quả một bên hơn, một bên kém. Và đồng thời sự so sánh cũng dẫn đến phán xét rồi đổ lỗi, hạn chế cách nhìn cũng như cách tiếp nhận thông tin.

Và nếu bạn không có lời gì tốt đẹp để nói hay chia sẻ thì hãy im lặng, hoặc thay vì nói những câu như ở đầu bài, bạn có thể nói:

  • "Mình không biết phải nói gì, nhưng mình luôn ở đây lắng nghe cậu"

  • "Có thể mình chưa hiểu được vấn đề của cậu, nhưng mà mình luôn sẵn sàng nghe cậu chia sẻ"

  • "Cậu còn có mình ở đây, chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua rắc rối này"

  • "Có thể cậu không tin nhưng những gì cậu đang cảm nhận chỉ là tạm thời mà thôi. Mọi chuyện rồi sẽ ổn", "Mình có thể làm gì để cậu bớt buồn đây?"

Dù không thể giải quyết được vấn đề của họ nhưng những câu có thể khiến cho người nghe cảm dễ chịu hơn.

Hãy tôn trọng sự khác biệt của một người, tôn trọng sự trầm cảm của người khác, tôn trọng nỗi buồn của họ. Điều này có thể chẳng ngăn được họ không bị bệnh hay không buồn, nhưng nó sẽ khiến cho trải nghiệm của họ trở nên dễ chịu đựng hơn.

(Nguồn: Tâm lý học tội phạm)

FB: Nhật Lệ

Người nhạy cảm – hãy tìm cách cân bằng những gì bạn cảm nhận được, chứ không phải ngưng hoàn toàn cảm xúc tiêu cực.

Tránh việc quá nhạy cảm về mặt cảm xúc không có nghĩa là bạn phải ngưng hoàn toàn không cảm thấy gì cả. Thực tế, cố gắng đàn áp, chạy trốn hoặc chối bỏ cảm xúc có thể gây hại.

Thay vào đó, bạn nên đặt mục tiêu của mình là công nhận những cảm xúc khó chịu như giận dữ, tổn thương, sợ hãi, đau khổ – những cảm xúc cần thiết để có được một tinh thần mạnh khỏe hệt như vui vẻ và hạnh phúc – mà không để chúng lấn át bạn. Hãy tìm kiếm sự cân bằng giữa những gì bạn cảm nhận được.

Hãy thử cho phép bản thân một “vùng an toàn” để biểu lộ tất cả những gì bạn đang cảm nhận. Chẳng hạn như nếu bạn đang phải đối mặt với đau khổ đến từ một sự mất mát nào đó, hãy cho bản thân bạn một chút thời gian để “xả” tất cả ra mỗi ngày.

Bạn có thể giới hạn thời gian và sau đó ghi nhật ký về những cảm xúc bạn có, khóc và nói chuyện với bản thân về những cảm xúc đó – tất cả những gì bạn cảm thấy cần làm. Khi thời gian đã hết, bạn có thể trở lại và tiếp tục công việc của mình. Bạn sẽ cảm thấy khá hơn khi biết rằng bạn thật sự đang trân trọng những xúc cảm của mình.

Bạn cũng sẽ có thể ngăn không cho bản thân dành ra cả ngày khổ sở với những cảm xúc ấy – một điều rất có hại. Biết rằng bản thân có một khoảng thời gian để “xả” bớt những cảm xúc khó chịu sẽ giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn rất nhiều để tiếp tục những công việc hàng ngày.

FB: Nhật Lệ