Người đứng đầu phòng khám gọi là gì

Văn bằng chứng chỉ, sức khỏe đảm bảo, thiết bị y tế, cơ sở vật chất, nhân sự … là những điều cần lưu ý khi muốn mở phòng khám tư nhân

Phòng khám tư nhân là cơ sở khám và chăm sóc sức khỏe được cá nhân, tổ chức thành lập, điều hành, quản lý theo quy định của pháp luật và không có sự can thiệp của nhà nước trong quá trình tổ chức hoạt động.

Phòng khám tư nhân bao gồm bốn hình thức sau: phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, phòng khám bác sỹ gia đình và phòng chẩn trị y học cổ truyền.

Để có thể kinh doanh một phòng khám tư nhân thì cần xác định đáp ứng đủ những điều kiện được mở phòng khám; hoàn chỉnh hồ sơ và thực hiện theo đúng quy định pháp luật về trình tự, thủ tục.

1. Về điều kiện mở phòng khám tư nhân:

Người đứng đầu phòng khám gọi là gì

Theo quy định tại Điều 42 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì để mở được một phòng khám tư nhân cần đáp ứng hai điều kiện sau:

Thứ nhất, được thành lập hợp pháp:

Phòng khám tư nhân được thành lập hợp pháp theo luật định thì phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận được phép đầu tư vào Việt Nam.

Thứ hai, được phép hoạt động:

Phòng khám tư nhân phải có Giấy phép hoạt động do Giám đốc Sở Y tế cấp. Để được cấp giấy phép hoạt động thì phòng khám tư nhân phải đáp ứng những điều kiện chung sau:

+ Đáp ứng được đầy đủ các quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành về cơ sở khám, chữa bệnh.

+ Có đủ số lượng người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn

+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám tư nhân phải có ít nhất 36 tháng hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Ngoài điều kiện chung thì đối với từng loại hình phòng khám tư nhân cần đáp ứng thêm những điều kiện cụ thể như:

+ Đối với phòng khám đa khoa:

  • Quy mô: có bộ phận xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh phải có ít nhất 02 chuyên khoa thuộc một trong các khoa sau: khoa nội, khoa ngoại, khoa sản, khoa nhi.
  • Cơ sở vật chất: tất cả các phòng khám, chữa bệnh trong phòng khám đa khoa như nơi để cấp cứu; nơi lưu trú của bệnh nhân; nơi thực hiện tiểu phẫu (nếu có) và phòng khám chuyên khoa phải đủ diện tích tối thiểu để thực hiện kỹ thuật chuyên môn.
  • Thiết bị y tế: Có đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa và hộp thuốc chống sốc.
  • Nhân sự: Số bác sỹ khám chữa bệnh hành nghề, làm việc cố định tại phòng khám đa khoa phải chiếm ít nhất 1/2 tổng số bác sỹ hành nghề khám chữa bệnh tại phòng khám đa khoa. Người phụ trách các phòng khám chuyên khoa, phụ trách bộ phận xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh tại phòng khám đa khoa phải là bác sỹ hành nghề hữu cơ.

+ Đối với phòng khám chuyên khoa:

  • Cơ sở vật chất: Phải có 02 phòng riêng biệt để thực hiện kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới (nếu phòng khám đăng ký thực hiện cả hai kỹ thuật này). Hoặc phải có phòng (hay khu vực) riêng biệt đủ diện tích để thực hiện thủ thuật nếu làm kỹ thuật cấy ghép răng, châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt. Hoặc phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa nếu khám điều trị bệnh nghề nghiệp.
  • Thiết bị y tế: Có đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa và hộp thuốc chống sốc.
  • Người đứng đầu phòng khám chuyên khoa phải có bằng cấp chuyên môn phù hợp với phòng khám chuyên khoa đã đăng ký. 

+ Đối với phòng khám bác sỹ gia đình:

  • Thiết bị y tế: có đầy đủ các loại thuốc, thiết bị và dụng cụ y tế đáp ứng được chuyên môn mà phòng khám hoạt động.
  • Người đứng đầu phòng khám chuyên khoa phải có bằng cấp chuyên môn của phòng khám bác sỹ gia đình. 

+ Đối với phòng chẩn trị y học cổ truyền:

  • Cơ sở vật chất: Phải có phòng chẩn trị đủ diện tích theo luật định và có nơi đón tiếp người bệnh
  • Thiết bị y tế: có đủ thuốc để thực hiện việc khám bệnh, kê đơn, bốc thuốc (nếu có) hay thực hiện việc châm cứu, xoa bóp, ấn huyệt
  • Người đứng đầu phòng chẩn trị y học cổ truyền phải có bằng cấp chuyên môn mà phòng khám đã đăng ký và có đủ thời gian thực hành theo luật định.

Đặc biệt chú ý về điều kiện được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người mở phòng khám tư nhân (người đứng đầu phòng khám) hoặc những người làm việc cơ hữu tại phòng khám phải có chứng chỉ hành nghề.

 Những điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề gồm:

+ Có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam cấp hoặc công nhận.

+ Ngoại trừ lương y, người khám, chữa bệnh có phương pháp gia truyền hay có bài thuốc gia truyền thì để được cấp chứng chỉ cần có văn bản xác nhận thời gian thực hành về cả trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

+ Có đủ điều kiện về sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh,

+ Không thuộc trường hợp bị Tòa án ra quyết định, bản án mà có nội dung cấm hành nghề, làm việc chuyên môn về y, dược; vi phạm hành chính hay vi phạm hình sự mà đang trong thời gian truy tố, xét xử hay thực hiện án phạt tù, bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, chữa bệnh; vi phạm và đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên; bị Tòa án tuyên là mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

+ Nếu trong trường hợp là người nước ngoài hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài nay về Việt Nam thành lập phòng khám tư nhân thì cần đáp ứng thêm điều kiện: sử dụng được ngôn ngữ Việt Nam trong việc khám bệnh, chữa bệnh; có lý lịch tư pháp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại nước sở tại cấp; có giấy phép lao động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam cấp.

2. Hồ sơ mở phòng khám tư nhân

+ Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề:

  • Đơn đề nghị xin cấp chứng chỉ hành nghề (có mẫu theo Mẫu 01 phụ lục I Nghị định 109/2016/NĐ-CP).
  • Bản sao có công chứng, chứng thực văn bằng chứng minh trình độ chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động nghề trong đơn đề nghị.
  • Giấy xác nhận quá trình thực hành (có mẫu theo Mẫu 02 phụ lục I Nghị định 109/2016/NĐ-CP) hoặc giấy chứng nhận là bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa hoặc được Bộ Y tế hay Sở Y tế công nhận hợp pháp là lương y.
  • Giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám chữa bệnh cấp quận, huyện trở lên cấp.
  • Phiếu lý lịch tư pháp (xin cấp tại Sở Tư pháp).
  • Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng đơn vị, cơ sở y tế đang làm việc hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
  • Hai ảnh màu, chụp nền trắng, trong thời hạn 06 tháng kể từ thời điểm nộp đơn, kích cỡ 04 cm x 06 cm.

+ Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh hoặc xin giấy phép đầu tư

  • Nếu mở phòng khám tư nhân theo loại hình doanh nghiệp thì chuẩn bị hồ sơ thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn. Ví dụ như thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm: giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; bản sao công chứng, chứng thực thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh nhân thân khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.
  • Nếu mở phòng khám tư nhân theo loại hình hộ kinh doanh cá thể thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm: giấy đề nghị đăng ký kinh doanh và bản sao công chứng, chứng thực thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh nhân thân khác của người thành lập hộ kinh doanh.
  • Nếu mở phòng khám tư nhân thuộc trường hợp đầu tư, gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài thì chuẩn bị hồ sơ xin Giấy phép đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư.

+ Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (theo mẫu luật định).
  • Bản sao có công chứng, chứng thực của Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của phòng khám.
  • Danh sách và bản sao chứng chỉ hành nghề của tất cả những người thành lập, làm việc tại phòng khám có công chứng hoặc chứng thực. 
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, bản mô tả mô hình tổ chức.
  • Danh sách nhân sự của phòng khám tư nhân làm việc chuyên môn nhưng không bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề.
  • Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng đủ điều kiện chung và điều kiện riêng với tùy từng loại hình thành lập theo như đã phân tích ở trên để được cấp giấy phép hoạt động.
  • Điều lệ về việc tổ chức và hoạt động (có mẫu theo phụ lục Mẫu 03 Phụ lục XI Nghị định 109/20116/NĐ-CP).

3. Trình tự, thủ tục mở phòng khám tư nhân

+ Đầu tiên, hoàn thiện chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh gửi 01 bộ hồ sơ về Cục Quản lý khám bệnh, chữa bệnh hoặc Cục Quản lý y dược cổ truyền thuộc Bộ Y tế và nhận phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế có trách nhiệm kiểm duyệt hồ sơ và lập biên bản thẩm định. Sau khi có biên bản thẩm định thì Bộ Y tế phải đưa ra một trong những quyết định sau:

  • Cấp chứng chỉ hành nghề cho người đề nghị cấp nếu trong thời hạn 10 ngày làm việc nếu thuộc trường hợp hồ sơ hợp lệ;
  • Ra thông báo bằng văn bản cụ thể những tài liệu, văn bản cần bổ sung để hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc nếu hồ sơ còn thiếu xót;
  • Ra thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do nếu trong trường hợp từ chối cấp chứng chỉ hành nghề.

Vậy nên, tổng thời gian cấp chứng chỉ hành nghề thông thường tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Tuy nhiên, trong trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề cho người nước ngoài; người Việt Nam cư trú tại nước ngoài thì thời hạn kiểm định hồ sơ sẽ kéo dài hơn để xác minh nhưng không quá 180 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

+ Tiếp theo, thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể hoặc xin giấy phép đầu tư

Nộp 01 bộ hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện để thành lập hộ kinh doanh cá thể. Trong vòng thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Nộp 01 bộ hồ sơ lên Sở kế hoạch và đầu tư hay cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được đầy đủ hồ sơ; cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ.

Nộp 01 bộ hồ sơ lên Sở kế hoạch và đầu tư và sau tối đa 15 ngày; kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ và hồ sơ hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

+ Cuối cùng, xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nộp 01 bộ hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động tại Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở. Trong vòng thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ; Sở Y tế có trách nhiệm kiểm duyệt hồ sơ và xuống thẩm định tại cơ sở. Nếu trường hợp hồ sơ được đánh giá đạt thì sẽ cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

Quý bác sĩ có nhu cầu xem thêm các thiết bị y tế: TẠI ĐÂY