Muốn xử lý các kim loại nặng cn Amoni ta dùng phương pháp nào sau đây

Hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước ngầm là vấn đề mà tất cả chúng ta phải xử lý ngay hiện nay. Vậy hiện nay có những phương pháp xử lý nước ngầm nào được áp dụng phổ biến để tạo ra nguồn nước sạch, cung cấp cho người dùng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nước ngầm là gì?

Muốn xử lý các kim loại nặng cn Amoni ta dùng phương pháp nào sau đây

Nước ngầm tồn tại cách mặt đất vài mét, vài chục mét hoặc vài trăm mét

Nước ngầm hay còn gọi là nước dưới đất, là nguồn nước nằm bên dưới bề mặt đất trong các không gian rỗng của đất, trong các khe nứt của các thành tạo đá và các không gian rỗng này có sự liên thông với nhau.

Nước ngầm tồn tại cách mặt đất vài mét, vài chục mét hoặc vài trăm mét tùy theo cấu tạo thủy mạch của từng khu vực. Nước ngầm thường được khai thác phục vụ cho nông nghiệp, đô thị và công nghiệp qua các giếng khai thác nước.

Cơ chế hình thành nước ngầm là do nước trên mặt đất và trong ao, hồ, sông suối… dưới tác động của ánh nắng mặt trời bị bốc hơi bay lên không trung gặp lạnh tạo thành hơi nước và kết thành các hạt mưa rơi xuống mặt đất. Một phần nước này sẽ tiếp tục đổ xuống ao, hồ, sông, suối… một phần bốc hơi qua mặt nước, mặt đất và một phần sẽ ngấm xuống đất và đến tầng đất không thấm sẽ tích tụ tạo thành các tầng nước ngầm.

2. Đặc điểm của nước ngầm

Thành phần, tính chất nước ngầm phụ thuộc vào nguồn gốc, cấu trúc địa tầng của khu vực và chiều sâu của lớp nước ngầm. Trong nước ngầm có một số đặc tính chung là: độ đục thấp, nhiệt độ và thành phần hoá học ít thay đổi theo thời gian, ngoài ra nước ngầm thường chứa rất ít vi khuẩn, trừ trường hợp nguồn nước bị ảnh hưởng của nước bề mặt.

Trong nước ngầm thường không có mặt oxy hoà tan nhưng có hàm lượng sắt từ vài mg/l đến vài trăm mg/l cao hơn rất nhiều tiêu chuẩn cho phép đối với nước cấp sinh hoạt. Do đó cần phải xử lý trước khi đưa vào sử dụng.

Một đặc điểm khác của nước ngầm là pH trong nước thường khá thấp, nhiều nơi pH giảm đến 3 – 4 ( do hàm lượng CO2 cao), không thuận lợi cho việc xử lý nước.

3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm

Muốn xử lý các kim loại nặng cn Amoni ta dùng phương pháp nào sau đây

Nước thải từ sinh hoạt và bùn thải gây ô nhiễm nguồn nước ngầm

Tại Việt Nam, có tới 30 % nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt là nước ngầm. Mặc dù, nguồn nước ngầm của chúng ta rất dồi dào nhưng thực trạng ô nhiễm nguồn nước nói chung, ô nhiễm nguồn nước ngầm nói riêng ở nước ta là vấn đề đáng báo động.

3.1 Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngầm rất đa dạng, có thể kể đến như:

  • Xảy ra tự nhiên (địa chất)
  • Hệ thống vệ sinh tại chỗ
  • Nước thải sinh hoạt và bùn thải
  • Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
  • Các chất thải từ công nghiệp
  • Hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản
  • Rò rỉ lưu trữ dưới lòng đất

3.2 Tác hại khi sử dụng nguồn nước ngầm bị ô nhiễm

Nguồn nước ngầm còn chứa nhiều tạp chất độc hại, nếu sử dụng nguồn nước ngầm khi chưa qua xử lý sẽ ảnh hướng đến sức khỏe của con người, gây ra một số bệnh như: Dị ứng, mẩn ngứa, viêm da, rụng tóc;... Viêm gan và đường ruột; Ngộ độc, ung thư;…

4. Một số phương pháp xử lý nước ngầm tốt nhất

Tùy thuộc vào đặc điểm nguồn nước ngầm, nhu cầu cấp nước, tiêu chuẩn dùng nước, kinh phí của mỗi gia đình,... mà chúng ta sẽ lựa chọn phương pháp xử lý nước ngầm phù hợp. Sau đây, Công ty Gia Hoàng xin gửi đến quý khách hàng một số phương pháp xử lý nước ngầm tốt nhất hiện nay.

4.1 Phương pháp xử lý nước ngầm nhiễm Asen (thạch tín)

Đây là một trong những chất độc nguy hiểm bậc nhất hiện nay. Việc thường sử dụng nguồn nước có nhiễm Asen còn tăng nguy cơ mắc một số bệnh như tăng sừng, thay đổi sắc tố, bệnh tim mạch, tăng huyết áp và rối loạn hô hấp, thần kinh, gan và thận, cũng như đái tháo đường.

Xử lý nước ngầm nhiễm Asen bằng keo tụ

Để loại bỏ Asen ra khỏi nguồn nước người ta có thể sử dụng phương pháp keo tụ, kết tủa. Phương pháp keo tụ đơn giản nhất là sử dụng vôi sống (CaO) hoặc vôi tôi (Ca(OH)2) để khử Asen. Hiệu suất đạt khoảng 40 – 70 %. Keo tụ bằng vôi đạt hiệu suất cao với pH trên 10,5 cho phép đạt hiệu suất khử Asen cao, với nồng độ Asen ban đầu khoảng 50 µg/l. Có thể dùng phương pháp keo tụ, kết tủa bằng Sunfat nhôm hay Clorua sắt.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể xử lý nước nhiễm Asen bằng bể lắng (phơi nước); Xử lý bằng bể lọc cát và dùng vật liệu lọc tổng hợp xử lý Asen; Xử lý nước bằng công nghệ xử lý bằng giàn mưa.

4.2 Phương pháp xử lý nước ngầm nhiễm Mangan (Mn)

Muốn xử lý các kim loại nặng cn Amoni ta dùng phương pháp nào sau đây

Mangan có mặt trong nước ở dạng ion hòa tan (Mn2+). Nếu ở hàm lượng nhỏ dưới 0,1mg/lít thì mangan có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu hàm lượng mangan cao từ 1-5mg/lít sẽ gây ra không ít ảnh hưởng đến một số cơ quan nội tạng của cơ thể.

Sử dụng nguồn nước bị nhiễm độc mangan sẽ làm giảm khả năng ngôn ngữ, giảm trí nhớ, giảm khả năng vận động liên quan đến tay và chuyển động của mắt, nếu nhiễm độc mangan lâu ngày có thể dẫn đến triệu chứng thần kinh không bình thường như dáng đi và ngôn ngữ bất thường.

Xử lý nước ngầm nhiễm mangan bằng cách xây dựng bể lọc

  • Bể xây có kích thước (DxRxC ứng với 80cm x 80cm x 1m hoặc kích thước tương ứng với vị trí lọc). Ngoài ra, bạn có thể tận dụng những vật liệu như thùng nhựa, thùng Inox có thể tích 200 (lít) trở lên.
  • Phần phía dưới đáy bể dùng ống lọc nhựa PVC 48 hoặc lưới Inox nhỏ, để làm ống thu nước. Nó có tác dụng ngăn không cho vật liệu lọc chảy ra theo nguồn nước.
  • Phần trên cùng dùng dàn phun mưa hoặc bộ trộn khí để oxy hóa nguồn nước.
  • Tiếp theo là đổ vật liệu lọc (từ dưới lên trên) gồm sỏi; cát vàng hoặc cát thạch anh; cát mangan; than hoạt tính; vật liệu xử lý sắt; cuối cùng là cát.

Xem thêm: Phương pháp xử lý nước thải cao su tốt nhất hiện nay

4.3 Phương pháp xử lý nước ngầm nhiễm sắt (Fe) và Mangan

Sắt ở nồng độ thấp cơ bản không ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng chất sắt nếu vượt ngưỡng cho sẽ làm cho thực phẩm biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị.

Xử lý nước ngầm nhiễm sắt và mangan bằng phương pháp lắng, hóa chất

Sắt, mangan trong nước thường tồn tại ở dạng Fe2+, Mn2+ vì vậy muốn loại chúng ra khỏi nước cần oxy hóa chúng thành muối Fe3+, Mn4+ ở dạng ít tan rối dùng phương pháp lắng, lọc để giữ chúng lại và loại chúng ra khỏi nước.

Sử dụng chất oxy hóa mạnh để oxy hóa Fe và Mn trong nước. Các chất oxy mạnh thường dùng để khử sắt, mangan như: oxy, chlorine, chlorine dioxide, kalipemanganat. Ngoài ra, ta còn có thể sử dụng vôi để khử Fe và Mangan trong nước.

4.4 Phương pháp xử lý nước ngầm nhiễm Amoni (NH4+)

Bản thân Amoni không quá độc với cơ thể, nhưng nếu tồn tại trong nước với hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép nó có thể chuyển hóa thành nitrit. Nitrat là chất rất độc gây ung thư và các bệnh nguy hiểm khác. Các nghiên cứu cho thấy, 1g amoni khi chuyển hóa hết sẽ tạo thành 2,7 g nitrit và 3,65 g nitrat. Trong khi hàm lượng cho phép của nitrit là 0,1 mg/lít và nitrat là 10-50 mg/lít.

Xử lý nước ngầm nhiễm Amoni bằng phương pháp Clo và làm thoáng

Khi cho Clo vào nước, trong nước tạo ra axit hypoclorit (HOCl). Chất này kết hợp với NH4+ tạo thành Cloramin. Cloramin vốn nổi tiếng là chất khử trùng, sát khuẩn, xử lý nước ô nhiễm hiệu quả.

Muốn khử NH4+ ra khỏi nước bằng phương pháp làm thoáng, phải đưa pH của nước nguồn lên 10.5 – 11.0 để biến 99% NH4+ thành khí NH3 hòa tan trong nước.

Nâng pH của nước: Để nâng pH của nước thô lên 10.5 – 11.0 thường dùng vôi hoặc xút. Sau bể lọc pha axit vào nước để đưa pH từ 10.5 – 11.0 xuống còn 7.5

Nhìn chung các phương pháp xử lý hóa học thường đạt năng suất và có hiệu quả cao hơn sơ với các phương pháp còn lại. 

 5. Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm

Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm

Nước ngầm thường có đặc tính như ít oxy, ít vi sinh vật, hàm lượng chất lơ lửng thấp nhưng lại thường chứa các hợp chất kim loại như sắt, mangan và asen. Việc sử dụng giàn mưa và tháp oxy hóa cao tải sẽ loại bỏ được các hợp chất kim loại hòa tan trong nước. Quá trình này làm kết tủa các hợp chất kim loại rồi lắng bằng các loại bể lắng.

Tùy từng hàm lượng cũng như các hợp chất kim loại khác nhau mà ta có thể thêm công đoạn hóa lý (sử dụng hóa chất để xử lý kim loại).

Nước đầu ra thường được xử lý đạt các QCVN 02:2009/BYT- đây là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt thông thường.

6. Các loại hóa chất xử lý nước ngầm chất lượng, giá cả phải chăng

Muốn xử lý các kim loại nặng cn Amoni ta dùng phương pháp nào sau đây

6.1 Sử dụng PAC

Hóa chất PAC là một  loại phèn nhôm thế hệ mới, tồn tại ở dạng cao phân tử hay còn được gọi là chất keo tụ, chất trợ lắng, được sử dụng trong quá trình xử lý nước thải, nước cấp hoặc nước trong nuôi trồng thủy hải sản.

PAC ở dạng bột có màu trắng ngà, tan hoàn toàn trong nước và có thể lưu trữ lâu dài được ở điều kiện thường. Hóa chất này có hàm lượng nhôm khoảng 28 - 31%, tăng hiệu quả cho quá trình keo tụ các cặn bẩn trong nước và nước thải, làm sạch các loại nước một cách hiệu quả để bảo vệ môi trường.

6.2 Sử dụng hóa chất Natri hydroxit - xút vảy Trung Quốc điều chỉnh pH

Muốn xử lý các kim loại nặng cn Amoni ta dùng phương pháp nào sau đây

Điều chỉnh pH về mức thích hợp là cần thiết trong quá trình xử lý nước thải. Điều chỉnh pH chủ yếu là bổ sung dung dịch kiềm hoặc acid. Hóa chất thường sử dụng tăng độ pH là Xút vảy NaOH 99% (NaOH) - xút vảy Trung Quốc. Đối với phản ứng trung hòa pH, NaOH giúp tạo các hydroxit nhằm loại bỏ các kim loại nặng, tăng độ ph trong tháp khử Nitơ Stripping, trong phản ứng xử lý Xyanua,...

6.3 Sử dụng than hoạt tính để xây dựng bể lọc nước ngầm

Muốn xử lý các kim loại nặng cn Amoni ta dùng phương pháp nào sau đây

Sử dụng than hoạt tính để xây dựng bể lọc nước ngầm

Phương pháp xây bể lọc nước bằng than hoạt tính được sử dụng phổ biến tại các hộ gia đình. Bởi than hoạt tính không chỉ đem lại khả năng lọc sạch hiệu quả. Mà bể lọc nước bằng than hoạt tính còn có khả năng hấp thụ rất tốt các tạp chất, bụi bẩn, khử mùi hiệu quả… Ngay cả những ion kim loại nặng tồn dư trong nước cũng được loại bỏ.

Ngoài ra một số hóa chất xử lý nước khác có thể kể đến như: Hóa chất phá màu nước thải, CaCl2 96%,.....

7. Đơn vị cung cấp sản phẩm hóa chất xử lý nước ngầm uy tín, chất lượng

Nếu khách hàng đang muốn tìm mua các loại hóa chất xử lý nước ngầm uy tín, chất lượng thì nên tìm mua tại Công ty TNHH TM DV XNK Gia Hoàng - Ghgroup.com.vn. Chúng tôi tự hào là nhà cung cấp các loại hóa chất xử lý nước ngầm bị ô nhiễm chất lượng, giá rẻ, uy tín hàng đầu hiện nay.

Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành nhập khẩu và phân phối hóa chất, Công ty nhập khẩu hóa chất Gia Hoàng cam kết cung cấp cho quý khách hàng các loại hóa chất phù hợp nhất, mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí rẻ nhất.

Công ty Gia Hoàng phân phối đa dạng các loại sản phẩm hóa chất cho các ngành công nghiệp khác nhau như: Xử lý nước, Sản xuất Giấy, Sản xuất Xi mạ... với các dòng hóa chất đa dạng chủng loại, giá thành cạnh tranh được nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, EU... và các loại hóa chất thông dụng được sản xuất tại Việt Nam.

Để biết thêm thông tin về sản phẩm hóa chất xử lý nước ngầm tại Công ty Gia Hoàng, quý khách vui lòng truy cập

Website: ghgroup.com.vn

Fanpage: Hóa chất Gia Hoàng hoặc liên hệ hotline: 0916047878.

Xem thêm:

  •  Phèn nhôm là gì? Tính chất và ứng dụng trong xử lý nước thải
  •  
  • Hóa chất khử màu nước thải dệt nhuộm là chất gì? Ứng dụng trong xử lý màu nước thải