Mua giống cây lá móng ở đâu

Cây Henna được ứng dụng khá nhiều trong các lĩnh vực như làm đẹp, y học. Thế nhưng vẫn còn nhiều người không biết cây Henna là gì? Nhằm giúp bạn có thêm các thông tin về cây Henna hay gần gũi hơn là cây lá móng, GONY đã tổng hợp các thông tin qua bài viết dưới đây. Hãy cùng tham khảo để có cái nhìn đúng đắn hơn về loại cây có nhiều công dụng này nhé.

Thông tin cơ bản về cây Henna

  • Ngoài tên gọi là cây henna thì loại cây này còn có tên khác là cây lá móng, tán mạt hoa, lựu mọi, chỉ giáp hoa và cây móng tay.
  • Tên khoa học: Lawsonia inermis
  • Cây Henna thuộc họ tử vi [Lythraceae].

Đặc điểm của cây lá móng

Lá móng là loài thực vật có thân nhỏ, chiều cao khi trưởng thành chỉ khoảng chừng 3 đến 4m. Thân cây có gai ở đầu cành tuy nhiên không quá nhọn. Lá cây mọc đối xứng, có dạng hình quả trứng, là lá đơn, mỗi phiến lá rộng khoảng 1 đến 1,5 cm và dài từ 2 đến 3 cm. 

Khi ra hoa sẽ mọc ở đầu cành, theo dạng chùm, ban đầu có màu trắng sau chuyển dần sang màu đỏ hoặc màu vàng sậm. Hoa không có mùi thơm mà mang một mùi hăng hắc khó ngửi.

Sau khi ra hoa sẽ lại giai đoạn kết quả, quả hình cầu, kích thước khoảng bằng hạt tiêu. Có 4 cạnh dọc, bên trong cũng được chia thành bốn ngăn đều nhau. Trong mỗi quả sẽ chứa rất nhiều hạt nhỏ có vỏ, người ta thường nhân giống cây Henna bằng các hạt này. Vậy nhưng không phải ở môi trường nào thì cây lá móng tay cũng có thể phát triển, cây thích những vùng đất màu mỡ, khí hậu nóng, ẩm.

Phân bố

Cây lá móng tay có nguồn gốc xuất xứ từ Ai Cập sau đó duy thực và được trồng tại những vùng có khí hậu nhiệt đới. Tại nước ta bạn sẽ có thể thấy cây henna mọc hoang ở nhiều nơi. Một số vùng cũng trồng lại cây này để phục vụ cho nhu cầu nhuộm vải, sản xuất thuốc nhuộm tóc thảo dược henna.

Ứng dụng của cây Henna

Hầu như tất cả các bộ phận của cây Henna đều được sử dụng. Phần lá dùng làm thuốc, thân hoa và rễ cây cũng sử dụng trong một số ngành. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là phần lá cây được ứng dụng cả trong y học và làm đẹp.

Công dụng trong y học

Theo đông y lá móng có thể dùng để cầm máu, thu liễm và kháng nấm hiệu quả. Ngoài ra còn có tác dụng ngăn ngừa sự chảy máu của các vết thương, trị nấm da, lở ngứa. Với khả năng kháng sinh mạnh mẽ của mình tác dụng của lá móng tay đã được ghi nhận đối với các loại trực khuẩn trùng coli, Sonnei, Shiga,….

Làm mực vẽ Henna

Tại Ấn Độ người ta sử dụng dịch ép ra từ hoa của cây lá móng để vẽ Henna. Vẽ henna hay mehndi là một loại hình xăm nghệ thuật nhưng không tồn tại suốt đời. Khi nghiền những bông hoa của cây lá móng thành bột và thêm một chút thành phần tự nhiên khác sẽ trở thành một loại thuốc nhuộm vô cùng an toàn cho làn da. Khi vẽ lên sẽ có màu đen và khoảng từ 15 đến 20 phút mực sẽ khô bong ra, trên tay sẽ xuất hiện màu nâu cam vô cùng bắt mắt.

Sản xuất thuốc nhuộm tóc thảo dược

Nhận thấy cấu tạo tự nhiên của loài cây này có thể phù hợp để sản xuất ra các loại thuốc nhuộm từ thiên nhiên. Người ta đã nghiên cứu và phát triển thành công rất nhiều thương hiệu bột lá nhuộm tóc Henna. Tại Mỹ với sự phát triển của máy móc công nghệ cũng đã cho ra đời sản phẩm thuốc nhuộm tóc GONY an toàn, chất lượng. Sản phẩm đạt được chứng nhận an toàn và được nhiều người dùng ưa chuộng. Thuốc nhuộm GONY có tác dụng:

  • Bảo vệ và phục hồi tế bào da trong quá trình nhuộm tóc.
  • Không chứa hidro peroxide và amoniac bởi đây là những tác nhân có thể gây ra chứng bạc tóc.
  • Duy trì tình trạng đàn hồi tốt cho tóc, đồng thời bảo vệ với tóc dưới tia cực tím từ ánh mặt trời
  • Chế tình trạng gãy rụng hư tổn ở tóc
  • Cho khả năng phủ bạc cực tốt.
  • Quy trình nhuộm tóc tại nhà vô cùng đơn giản. Có hướng dẫn sử dụng bên trong mỗi sản phẩm để quý khách hàng có thể thực hiện và nhanh chóng sở hữu mái tóc đẹp.

Với sản phẩm thuốc nhuộm tóc đen và nâu thảo dược Henna bạn sẽ không còn phải lo lắng với các vấn đề và tóc như bạc tóc khô xơ sau khi nhuộm. Và hơn cả là không phải lo lắng về các vấn đề kích ứng da hay tóc hư tổn như khi sử dụng các sản phẩm hóa học khác. Liên hệ ngay với nhà GONY để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất bạn nhé!

>> Xem thêm: Ủ thuốc nhuộm tóc bao lâu? Sau bao lâu được gội? Chăm sóc tóc sau khi nhuộm như thế nào?

Lá móng tay được sử dụng làm thuốc nhuộm được khá nhiều người sử dụng tùy theo từng phương pháp chế biến khác nhau.

Còn gọi là móng tay nhuộm, cây lá móng, lá móng tay, cây thuốc mọi, chi giáp hoa, cây móng tay, tán mạt hoa, kok khau khao youak, khoa thiên.

MÔ TẢ CÂY

Cây lá móng tay là một cây nhỏ, cao chừng 3-4m, thân nhẵn hoặc có gai ở đầu cành. Lá mọc đối, cuống ngắn, phiến là đơn, nhỏ, hình trứng, 2 đầu bẹp, nhất là phía cuống, dài 2-3cm, rộng 1-1,5cm. Hoa trắng đỏ, mùi thơm, nhỏ, mọc thành chùy ở đầu cành. Quả nang hình cầu to bằng quả hạt tiêu, không nứt, phía cuống có đài bao bọc, có 4 cạnh dọc, 4 ngăn, trong chứa nhiều hạt nhỏ, có cạnh góc, vỏ hạt dai, rất dày phía dưới xốp. 

PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Mọc hoang và được trồng ở Việt Nam. Hiện nay ít trồng hơn và ít dùng. Có mọc ở khắp các nước Nhiệt đới và Á nhiệt đới. Tại Ai Cập, người ta trồng để xuất cảng. Cây lá móng tay ưa đất màu, ẩm nóng. Trồng bắng hạt. Trước khi gieo, ngâm hạt vào nước nóng 50-60o sau đó gieo thẳng vào vườn ươm. Sang năm thứ 2, thứ 3 bắt đầu thu hoạch. Cắt cành phơi khô ngoài nắng có nơi phơi trong bóng râm. Mỗi năm có thể cắt 2 lần. Khi hái để lại gốc cao 50cm để cho cây lại phát triển. Một cây trồng có thể thu hoạch trong vòng 10-12 năm. Nếu hái cẩn thận có thể thu hoạch trong 20-30 năm. Hàng năm Ai Cập xuất cảng tới 1.000 tấn, Iran có thể xuất cảnh tới 1.200 tấn lá. Chủ yếu người ta dùng lá phơi khô, để nguyên hay tán bột. Các bộ phận khác như thân, rễ, hoa cũng được dùng, nhưng ít hơn.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Hoa có mùi thơm rất nồng. Từ hoa ngưới ta cất một thứ tinh dầu với tỷ lệ 0,02% dùng trong kỹ nghệ nước hoa, mỹ phẩm. Tinh dầu màu nâu sẫm rất thơm [theo Antia M.B và Kaushal Ấn Độ, 1950]. Lá chứa một thuộc chất quinon gọi là Lawsone có tác dụng kháng sinh mạnh. Ngoài ra, trước đây, người ta còn thấy trong lá móng tay có 7-8% tanin, 6% chất béo, 1,20% tinh dầu, 2-3% chất nhựa, 2% chất màu có tinh thể hình kim màu vàng da cam, chất màu này là một chất nhuộm có phản ứng axit, ra ánh sáng và không khí có màu đỏ, do đó bột có màu xanh nhạt ở giữa, màu đỏ xung quanh.

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Năm 1961, phòng Đông y thực nghiệm Viện vi trùng Việt nam đã thí nghiệm tác dụng kháng sinh của lá móng tay thấy tác dụng kháng sinh của lá rất mạnh. Nước sắc có tác dụng kháng sinh đối với tụ cầu 209 P [1cm], Typhi [1,2cm], Flexneri [0,8cm], Shiga [1,2cm], Sonnei [0,5cm], Suibtilis [0,8], trực trùng Coli gây bệnh [0,5cm], Coli bethesda [0,4cm].

Vị thuốc Lá móng tay

Công dụng lá móng tay

Thâu liễm cầm máu, chủ trị vết thương chảy máu với cách dùng chủ yếu giã cây tươi hoặc bột lá khô đắp ngoài.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Lá móng tay

Chữa con gái chậm thấy kinh: Lá móng 30g sắc uống.

Chữa nấm móng tay, móng chân, lở ngứa ở kẽ chân móng rồi lây lan sang các ngón khác và có khi lở ở bàn tay bàn chân. Dùng lá móng giã nát với ít hạt muối đắp vào buổi tối, buộc rịt lại. Ngày có thể mở ra cho thoáng hơi và dễ làm việc.

Tuần đầu thay thuốc mới hằng ngày. Tuần thứ hai, đắp thuốc thưa ra 2 ngày một lần. Tuần thứ ba đắp 3 ngày một lần. Ðến khi hết lở ngứa mà bong da, thì bôi nhựa lá Lô hội, hay đắp lá móng, hoặc bôi dầu Gấc. Hoặc dùng: Lá móng, lá Bạch hạc, lá Phèn đen, lá trâm bầu, mỗi vị 100g, giã nát, ngâm vào 100ml rượu trắng. Dùng tăm bông tẩm thuốc bôi 2-3 lần trong ngày.

Chữa hắc lào, ghẻ lở:

Lấy 200g lá móng tay tươi thêm 100g lá sả, 100g lá ổi [nấu chung với 3 lít nước - như nồi xông], tắm liên tục 2 tuần. Lá móng tay tươi rửa sạch, để khô ráo nước, cho 1/2 thìa muối tinh, giã nhuyễn, trộn với 3 thìa giấm nuôi, lấy nước uống, xác đắp nơi ngứa ngáy. Ngày 2 lần, liên tục trong 10 ngày.

Chữa sưng đau tỳ, vị, hạ sườn, hông:

Lấy cây lá móng tay 20g, rửa sạch, cắt khúc 3cm, cây cỏ mực 15g, rau má tươi 20g. Cả 3 thứ sao khử thổ, sắc với 1 lít nước còn 300ml. Uống ngày 3 lần, liên tục 4 tuần.

Chữa bế kinh:

Lá móng tay 50g, ích mẫu 40g, nghệ đen 30g. Tất cả cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống trước chu kỳ kinh 15 ngày.

Chữa đau nhức cột sống, té ngã chấn thương:

Lấy toàn cây [rễ, thân, lá, hoa màu trắng] 150g [sao khử thổ vàng], cốt toái bổ 50g [cạo sạch lông, xắt mỏng, phơi 3 nắng], cam thảo 10g, cẩu tích, ngũ gia bì mỗi thứ 15g. Sắc với 1.000ml nước còn 300ml, uống ngày 4 lần [sáng, trưa, chiều, tối] liên tục 30 ngày.

Địa chỉ bán lá móng tay, nơi bán lá móng tay uy tín

Sản phẩm được thu hái sau đó cắt nhỏ để phơi khô sử dụng chữa bệnh, lưu ý chúng tôi chỉ bán loại cây khô không bán hàng tươi quý khách có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi để mua lá móng tay

Video liên quan

Chủ Đề