Một người có thể lập bao nhiêu sổ tiết kiệm năm 2024

Tuy vậy, đối với hình thức này, ngân hàng sẽ có những quy định phức tạp hơn để đảm bảo quyền và lợi ích cho khách.

Điều cần biết về sổ tiết kiệm đứng tên hai người

Thực tế, sổ tiết kiệm đứng tên hai người còn có những lợi ích khác mang lại cho khách hàng, cụ thể:

- Khi sử dụng sổ, người đồng sở hữu sổ có thể dễ dàng rút tiền bất cứ lúc nào.

- Có thể tránh được những thủ tục giấy tờ phức tạp, trong trường hợp 1 trong 2 chủ sở hữu bị mất năng lực hành vi dân sự, vẫn có người còn lại sở hữu và giải quyết sổ tiết kiệm.

Các ngân hàng đã có quy định cho phép khách hàng mở sổ tiết kiệm đứng tên hai người. [Ảnh minh họa]

- Mức lãi suất của sổ đồng sở hữu sẽ tương đương với lãi suất của sổ một người.

- Việc thực hiện giao dịch cũng minh bạch, rõ ràng đối với khách hàng đồng sở hữu sổ tiết kiệm.

Quy định khi rút tiền

Trong trường hợp rút tiền, khách hàng đồng sở hữu phải cùng thực hiện thì giao dịch mới hợp pháp. Nếu khách hàng đồng sở hữu không có mặt để thực hiện giao dịch thì phải làm văn bản thỏa thuận, ủy quyền liên quan đến tiền gửi tiết kiệm theo quy định.

Văn bản ủy quyền thường cần đầy đủ các thông tin như sau:

* Họ và tên khách hàng;

* CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn;

* Địa chỉ;

* Số tiền gửi tiết kiệm;

* Lý do khách hàng ủy quyền;

* Cam kết chung của khách hàng đồng sở hữu.

Quy định về lãi suất

Ngân hàng không có trách nhiệm về vấn đề phân chia tiền lãi. Tiền lãi hoàn toàn do các đồng sở hữu tự giải quyết, thỏa thuận với nhau. Ngân hàng chỉ xử lý những vấn đề liên quan đến sổ tiết kiệm và tiền lãi sau khi khách nhận được cho đến khi đáo hạn.

Thủ tục gửi tiết kiệm đồng sở hữu

Để mở sổ đồng sở hữu, khách chỉ cần là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Thủ tục mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu như sau:

Bước 1: Mang đầy đủ CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của các đồng sở hữu đến phòng giao dịch ngân hàng.

Bước 2: Trao đổi với nhân viên về mở sổ tiết kiệm đứng tên hai người.

Bước 3: Hoàn thành các thủ tục giấy tờ theo quy định của ngân hàng.

Những câu hỏi thường gặp

- Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không hoặc ngược lại?

Trong trường hợp, chồng và vợ đồng sở hữu sổ tiết kiệm thì 1 trong 2 người hoàn toàn có thể rút tiền được nếu đáp ứng được những điều kiện sau đây:

Cả vợ và chồng đều phải đứng tên trên sổ.

Người chồng hoặc vợ phải viết văn bản ủy quyền cho người vợ hoặc ngược lại.

Trong trường hợp người chồng đột ngột mất hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì phải để lại di chúc trao toàn bộ giá trị sổ tiết kiệm cho vợ thì vợ mới được rút tiền trong sổ hoặc ngược lại.

- Mở sổ tiết kiệm cho người khác được không?

Câu trả lời là được phép mở sổ tiết kiệm hộ người khác. Bạn có thể mở tự động hoặc thực hiện theo giấy ủy quyền. Có hai dạng khi mở sổ tiết kiệm hộ đó là:

Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm, có định nghĩa về tiền gửi tiết kiệm chung như sau:

Tiền gửi tiết kiệm chung là tiền gửi tiết kiệm của từ hai người gửi tiền trở lên.

Trong đó, tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng.

Thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.

Sổ tiết kiệm 2 người đứng tên có được không? [Hình từ internet]

Một số quy định liên quan tiền gửi tiết kiệm chung

Theo định nghĩa ở trên, tiền gửi tiết kiệm chung về bản chất vẫn là khoản tiền gửi tiết kiệm, và dưới đây là một số lưu ý về tiền gửi tiết kiệm chung:

[1] Sổ tiết kiệm 2 người đứng tên có được không?

Theo Thông tư 48/2018/TT-NHNN, thẻ tiết kiệm phải có tối thiểu các nội dung sau:

[i] Tên tổ chức tín dụng, con dấu; Họ tên, chữ ký của giao dịch viên và của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng;

[ii] Họ tên, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền hoặc của tất cả người gửi tiền [đối với tiền gửi tiết kiệm chung] và thông tin của người đại diện theo pháp luật của người gửi tiền trong trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật;

[iii] Số Thẻ tiết kiệm; số tiền; đồng tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn [đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn]; thời hạn gửi tiền; lãi suất; phương thức trả lãi;

[iv] Biện pháp để người gửi tiền, tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm;

[v] Xử lý đối với trường hợp nhàu nát, rách, mất Thẻ tiết kiệm;

Ngoài các nội dung quy định trên, Thẻ tiết kiệm có thể có các nội dung khác theo quy định của tổ chức tín dụng.

Như vậy sổ tiết kiệm 2 người đứng tên là hoàn toàn đúng luật và số người đứng tên trên sổ tiết kiệm có thể nhiều hơn 2.

[2] Thủ tục gửi tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng

Người gửi tiền phải trực tiếp đến địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng và xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền; trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm chung, tất cả người gửi tiền phải trực tiếp xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của mình. Trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật, Giấy tờ xác minh thông tin của người đại diện theo pháp luật và Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền. Xem thêm thủ tục tại Điều 12 Thông tư 48/2018/TT-NHNN.

[3] Thủ tục chi trả tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng đề nghị người gửi tiền thực hiện các thủ tục sau:

- Xuất trình Thẻ tiết kiệm;

- Xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền, của tất cả người gửi tiền [đối với tiền gửi tiết kiệm chung]. Trường hợp chi trả tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật, Giấy tờ xác minh thông tin của người đại diện theo pháp luật và Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền;

- Nộp giấy rút tiền gửi tiết kiệm có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại tổ chức tín dụng. Đối với người gửi tiền là người không viết được, người không đọc được, người không nhìn được: người gửi tiền thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng. Xem thêm thủ tục tại Điều 18 Thông tư 48/2018/TT-NHNN.

[4] Sổ tiết kiệm 2 người đứng tên có phải một hình thức sở hữu chung?

Hầu hết các ngân hàng đều quy định trường hợp rút tiền sổ tiết kiệm 2 người đứng tên trở lên đều phải do các đồng chủ sở hữu cùng thực hiện. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi cho các đồng chủ sở hữu, đồng thời phù hợp với quy định về sở hữu chung của Bộ luật dân sự 2015.

Điều 214 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung”.

Sở hữu chung có đặc điểm là tài sản nằm trong một khối thống nhất thuộc quyền của tất cả các chủ sở hữu. Các đồng sở hữu chủ đều có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung theo nguyên tắc thỏa thuận, bình đẳng trừ trường hợp phápluật quy định khác. Các chủ sở hữu khi thực hiện quyên đối với tài sản chung có sự độc lập nhất định. Ví dụ như chuyển tài sản của mình cho chủ thể khác…

Trong trường hợp các đồng sở hữu chủ muốn chuyển giao tài sản của mình cho chủ sở hữu khác thì các đồng sở hữu chủ có quyền ưu tiên mua. Bên muốn chuyển nhượng phải thông báo cho các đồng sở hữu chủ khác trong thời hạn một tháng đối với tài sản là động sản và ba tháng đối với tài sản là bất động sản.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Một người có thể làm bao nhiêu sổ tiết kiệm?

Mỗi khách hàng có thể mở một hoặc nhiều sổ tiết kiệm tuỳ vào tài chính của mình. Đây là một trong những cách giúp số tiền nhàn rỗi của bạn sinh lời hiệu quả, giảm thiểu được nhiều rủi ro như lạm phát, rơi mất,... >>

100 triệu gửi ngân hàng Agribank lãi suất bao nhiêu?

Các khoản tiền gửi không kỳ hạn sẽ được niêm yết lãi suất thấp ở mức 0,2%/năm. Cụ thể trong trường hợp khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm 100 triệu đồng tại Ngân hàng Agribank kì hạn 12 tháng với lãi suất 5,3%. Tiền lãi nhận được như sau: 100 triệu đồng x 5,3%/12 x 12 tháng = 5,30 triệu VND.

Có 50 triệu gửi ngân hàng Agribank lãi suất bao nhiêu?

Như vậy, với công thức trên, khi bạn gửi tiết kiệm với số tiền 50 triệu theo kỳ hạn 12 tháng tại ngân hàng Agribank với mức lãi suất nhận được là 5.3%/năm thì số tiền lời bạn nhận được là: Số tiền lãi = 50.000.000 x 5%/12 x 12 = 2.500.000 đồng.

Sổ tiết kiệm bao nhiêu tiền?

Tuy nhiên, hầu hết ngân hàng tại Việt Nam thường quy định số tiền tối thiểu để mở sổ tiết kiệm dao động trong khoảng 100.000 - 1.000.000 VND tùy theo sản phẩm và hình thức mở sổ. Thông thường, khi gửi tiền vào các sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn ở lần đầu tiên, khách hàng sẽ cần phải gửi tối thiểu 1.000.000 VND.

Chủ Đề