Mô hình định giá hợp đồng tương lai

Mô hình định giá hợp đồng tương lai
HSC là 1 trong 7 công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ chứng khoán phái sinh

Quy tắc định giá hợp đồng tương lai ra sao và nhà đầu tư cần làm gì để đặt mua và bán hợp đồng tương lai một cách hợp lý nhất? Đầu tư Chứng khoán xin giới thiệu bài viết của Công ty Chứng khoán HSC, với mong muốn giải đáp được những thắc mắc này của độc giả, của các nhà đầu tư khi thị trường phái sinh bắt đầu khai mở.

Đi tìm giá trị hợp lý của hợp đồng tương lai

Giá của một hợp đồng tương lai được xác định dựa trên cung và cầu thực tế của các giao dịch xảy ra trên thị trường đối với hợp đồng đó. Người mua và người bán sẽ đặt lệnh và lệnh sẽ được khớp thông qua đấu giá liên tục trên Sở giao dịch.

Tuy nhiên, khách hàng cần lưu ý không nên đặt giá quá xa so với giá trị hợp lý của hợp đồng, vì khi đó giá giao dịch thường được kéo về giá trị hợp lý do hoạt động của các nhà mua bán chênh lệch giá (arbitrageur).

Nguyên tắc hoạt động của các nhà mua bán chênh lệch giá trong thị trường là lựa chọn hai cặp tài sản có tương quan với nhau và đồng thời cùng một lúc đặt lệnh bán tài sản có giá cao và mua tài sản có giá thấp để thu về lợi nhuận chênh lệch giá.

Giá trị hợp lý của một hợp đồng tương lai được xác định dựa trên giá cơ sở theo nguyên tắc cân bằng chi phí:

Giá trị hợp lý của một hợp đồng tương lai = Giá hiện tại (Spot Price) + Chi phí lưu kho (Cost of Carry)

Cụ thể, tại thời điểm t, người bán nếu giao hàng ngay thì sẽ được giá St (Spot price – giá hiện tại). Nếu người bán giữ hàng đến thời điểm T trong tương lai để giao hàng cho người mua thì phải chịu thêm chi phí giữ hàng C từ thời điểm t đến thời điểm T (Cost of Carry – Chi phí lưu kho). Do đó, người bán nên ký hợp đồng giao hàng xung quanh giá trị hợp lý Ft như sau: Ft = St + C(t, T).

Đối với hợp đồng tương lai chỉ số, giá hiện tại của tài sản cơ sở là chỉ số của hợp đồng (Spot Index) và chi phí lưu kho (Cost of Carry) bao gồm lãi vay (Interest) trừ đi các khoản cổ tức (Dividend) phát sinh trong thời gian còn lại của hợp đồng.

Mô hình định giá hợp đồng tương lai

Nguyên nhân là để mua được một rổ cổ phiếu tương đương, gồm các cổ phiếu cấu thành trong chỉ số theo tỷ lệ tương ứng, khách hàng sẽ phải bỏ ra một số tiền ban đầu và do đó phải chịu một khoản chi phí lãi vay trên số tiền bỏ ra. Bên cạnh đó, các cổ phiếu trong danh mục chỉ số có thể chi trả cổ tức và tạo ra thu nhập cho người đang nắm giữ. Dòng cổ tức này có thể bù đắp phần nào chi phí lãi vay đã phát sinh.

Như vậy, giá trị hợp lý của hợp đồng tương lai cổ phiếu (Fair value of Index Futures) = Giá hiện tại (Spot Index) + Lãi vay (Interest) – Các khoản cổ tức (Dividend) phát sinh trong thời gian còn lại của hợp đồng.

Để dễ hiểu hơn, ta lấy ví dụ minh họa là hợp đồng tương lai cổ phiếu VNM, giao hàng bằng cổ phiếu VNM vào thời điểm đáo hạn. Trong trường hợp này, cơ hội arbitrage xảy ra khi giá tương lai của hợp đồng này chênh lệch nhiều so với giá trị hợp lý của nó. Giả sử, giá cổ phiếu VNM đang là 150.000 đồng/cổ phiếu, lãi suất đi vay là 8%/năm, tỷ lệ cổ tức là 4%/năm, giá trị hợp lý của hợp đồng tương lai cổ phiếu VNM đáo hạn sau một tháng là 150.500 đồng/cổ phiếu, được xác định như sau:

Giá trị hợp lý = 150.000 + 150,000 x 8% x 1/12 – 150.000 x 4% x 1/12 = 150.500 đồng

Tuy nhiên, giá hợp đồng tương lai cổ phiếu VNM đang giao dịch là 152.000đ, cao hơn giá trị hợp lý.

Khi đó, một người mua bán chênh lệch giá có thể thực hiện như sau: Vay tiền để mua 1 cổ phiếu VNM tại giá 150.000 đồng. Đồng thời, bán 1 hợp đồng tương lai giao 1 cổ phiếu VNM tại giá 152.000 đồng.

Sau một tháng, người này lấy cổ phiếu VNM đang có để giao hàng và nhận số tiền thanh toán về là 152.000 đồng, đồng thời người này cũng phải trả lãi vay là 150.000 x 8% x 1/12 = 1.000 đồng và nhận cổ tức về tương đương là 150.000 x 4% x 1/12 = 500 đồng. Trong các tính toán này, giả định không có chi phí giao dịch ở cả hai thị trường.

Lợi nhuận thu được từ các giao dịch này vào ngày thanh toán là:

152.000 – (150.000 + 1.000) + 500 = 1.500 đồng/cổ phiếu

Đây là khoản lợi nhuận không rủi ro và người mua bán chênh lệch giá sẽ tiếp tục thực hiện việc mua cổ phiếu và bán hợp đồng tương lai, khiến cho giá cổ phiếu tăng lên và giá hợp đồng tương lai giảm xuống, cho đến khi chênh lệch giữa giá giao dịch hợp đồng tương lai và giá trị hợp lý của hợp đồng này không còn đáng kể.

Tóm lại, khách hàng khi giao dịch trên thị trường hợp đồng tương lai chỉ số cần lưu ý đến giá hiện tại của chỉ số cơ sở và xác định khoảng giá trị hợp lý cho hợp đồng tương lai dựa trên mức giá này và các thông số về lãi suất và tỷ suất cổ tức của chỉ số để đặt giá mua hoặc giá bán hợp lý.

Yếu tố nào tác động đến giá hợp đồng tương lai?

Giá của hợp đồng tương lai có mối liên hệ chặt chẽ với giá tài sản cơ sở thông qua cơ chế tính toán chi phí lưu trữ và hoạt động mua bán chênh lệch giá của các thành viên thị trường khi các bên này thực hiện giao dịch mua/bán để kiếm lời từ chênh lệch giá giữa hai thị trường.

Theo đó, tất cả các sự kiện doanh nghiệp làm thay đổi chỉ số cơ sở cũng sẽ có cùng tác động đến các hợp đồng tương lai có tài sản cơ sở là chỉ số đó.

Để biết được ảnh hưởng của các sự kiện doanh nghiệp lên chỉ số VN30, khách hàng cần biết phương thức tính toán ra giá trị chỉ số VN30 và cách thức chỉ số này điều chỉnh khi có sự kiện doanh nghiệp.

Mô hình định giá hợp đồng tương lai

Ví dụ, một cổ phiếu thành phần trong VN30 (ví dụ VNM) thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt sẽ làm giảm giá tham chiếu của cổ phiếu đó vào ngày giao dịch không hưởng quyền, theo đó sẽ gián tiếp làm giảm chỉ số cơ sở và giảm giá hợp đồng tương lai.

Tuy nhiên, trường hợp cổ phiếu thành phần thực hiện chia tách (ví dụ chia cổ tức bằng cổ phiếu) thì chỉ số cơ sở không thay đổi nên sự kiện này cũng không có tác động gì lên giá hợp đồng tương lai chỉ số.

Nhà đầu tư cần lưu ý gì khi giao dịch hợp đồng tương lai

Đầu tiên, khách hàng cần lưu ý về thời gian giao dịch vì thị trường tương lai có thời gian mở cửa sớm hơn 15 phút so với thị trường cơ sở.

Đây cũng là khoảng thời gian để các bên mua bán dự báo xu hướng giá mở cửa của thị trường cơ sở và đặt lệnh dựa trên dự báo đó, và do đó, giá giao dịch của hợp đồng có thể biến động khá mạnh trong khung thời gian này. Ngoài ra, do chi phí giao dịch thấp và việc ra vào thị trường dễ dàng hơn khi giao dịch hợp đồng tương lai nên thị trường tương lai thường có mức độ nhạy cao hơn đối với các thông tin kinh tế vĩ mô.

Do đó trong những ngày có các thông tin quan trọng được công bố (ví dụ như tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp), giá các hợp đồng tương lai có thể biến động rất mạnh tùy vào dự báo của các bên tham gia thị trường, nhất là trước thời điểm công bố thông tin chính thức.

Thứ hai, khách hàng cũng cần lưu ý đến ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng (hiện tại quy định là ngày thứ năm thứ ba của tháng đáo hạn).

Vì càng gần đến ngày này, phần lớn các vị thế đang mở của hợp đồng này sẽ được đóng để chuyển sang giao dịch hợp đồng tháng kế tiếp.

Do đó, thanh khoản của hợp đồng tương lai khi càng gần đến ngày đáo hạn sẽ càng giảm và cũng phần nào ảnh hưởng đến chi phí giao dịch, cụ thể là chênh lệch giữa giá chào mua cao nhất/giá chào bán thấp nhất có thể tăng lên.

Có thể nói, sự ra đời của thị trường phái sinh sẽ thúc đẩy và hỗ trợ cho thị trường cơ sở cùng phát triển, vì hoạt động giao dịch tìm kiếm chênh lệch giá sẽ thúc đẩy các thành viên thị trường tham gia giao dịch tại cả hai thị trường (cơ sở và phái sinh) khi có cơ hội. Một thị trường tương lai có thanh khoản cao đòi hỏi một thị trường cơ sở có đủ thanh khoản và chỉ số cơ sở đáng tin cậy, nhằm giảm thiểu khả năng chỉ số bị thao túng giá trên thị trường cơ sở.

Ngoài ra, các sản phẩm phái sinh như hợp đồng tương lai hoặc hợp đồng quyền chọn cũng là một công cụ phòng vệ/rào rủi ro hiệu quả cho các nhà đầu tư dài hạn, đặc biệt trong các điều kiện thị trường bất lợi (ví dụ như chỉ số biến động mạnh hoặc thị trường đi xuống trong một thời gian dài).

Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư có thể sử dụng sản phẩm phái sinh kết hợp với chứng khoán cơ sở hiện có (cổ phiếu) để thực hiện được các chiến lược giao dịch khác nhau trong nhiều điều kiện thị trường. Do đó, việc ra đời của thị trường tương lai được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường cơ sở hơn so với trước đây. 

Công ty Chứng khoán HSC

Có những quy định liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai, bên cạnh đó cũng có loại văn bản xác lập giao dịch giữa các bên là hợp đồng tương lai.

1. Các loại hợp đồng tương lai:

Hợp đồng tương lai chính là văn bản pháp lý ghi lại cuộc giao dịch giữa người bán và mua. Trong đó, xác nhận việc mua hay bán các tài sản với giá cả và thời hạn giao hàng trong tương lai. Các cá nhân căn cứ vào số lượng tài sản để làm nội dung chính cho hợp đồng. Những tài sản trong hợp đồng tương lai có thể là các loại hàng hóa, chỉ số cổ phiếu hay tiền tệ.

Các cá nhân căn cứ vào số lượng tài sản để làm nội dung chính cho hợp đồng. Những tài sản trong hợp đồng tương lai có thể là các loại hàng hóa, chỉ số cổ phiếu hay tiền tệ. Như vậy, khi tham gia vào hợp đồng tương lai, bên mua và bên bán đều được biết trước về:

– Loại hàng hóa (tài sản) sẽ mua – bán là gì

– Khối lượng hàng hóa (tài sản) sẽ mua – bán là bao nhiêu

– Thời điểm diễn ra giao dịch đó

– Giá giao dịch

Các hợp đồng tương lai dựa trên cơ sở một công cụ tài chính hay một chỉ số tài chính được gọi là hợp đồng tương lai tài chính, bao gồm:

– Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu

– Hợp đồng tương lai lãi suất

Xem thêm: Sự khác nhau giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

– Hợp đồng tương lai tiền tệ

Hợp đồng tương lai hàng hóa cơ bản

Hàng hóa cơ bản ở đây bao gồm các loại nông sản, kim loại và năng lượng. Hợp đồng tương lai nông sản có thể được lập cho các loại ngũ cốc, bột, dầu, gia súc, thịt gia súc, gỗ, bông, cà phê, ca cao…

Nhóm các sản phẩm kim loại gồm vàng, bạc, nhôm, platinum, palladium, chì, niken, thiếc, kẽm và đồng. Nhóm sản phẩm năng lượng chủ yếu gồm dầu nóng, dầu thô, khí thiên nhiên, xăng không chì, than, propane và điện.

Thông thường, các hợp đồng tương lai đối với hàng hóa cơ bản đều được áp dụng phương thức chuyển giao vật chất khi đáo hạn.

Hợp đồng tương lai tiền tệ

Hàng hóa cơ sở cho loại hợp đồng tương lai này rất đa dạng: đồng bảng Anh, đồng yên Nhật, đồng đôla Canada, đồng real Brazil, đồng đô la Úc, đồng franc Thụy Sỹ, đồng Euro…Hợp đồng tương lai tiền tệ có thể giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro hoặc tìm kiếm lợi nhuận từ những biến động của tỷ giá hối đoái.

Hợp đồng tương lai lãi suất và hợp đồng tương lai trái phiếu

Xem thêm: Thị trường tương lai là gì? Thị trường tương lai và hợp đồng tương lai?

Hợp đồng tương lai lãi suất là loại chứng khoán phái sinh có thể được sử dụng để đối phó với những biến động của lãi suất ngắn hạn (kỳ hạn dưới 1 năm) trong khi hợp đồng tương lai trái phiếu thường gắn liền với thị trường công cụ nợ kỳ hạn từ 1 năm trở lên. Theo đó, ở hợp đồng tương lai lãi suất, tài sản/ công cụ cơ sở thường thấy bao gồm tín phiếu kho bạc, các khoản tiền gửi (ví dụ: tiền gửi bằng đồng đôla Mỹ ở các thị trường ngoài nước Mỹ)….

Với hợp đồng tương lai trái phiếu, tài sản cơ sở của hợp đồng thường là trái phiếu chính phủ (có thể được lựa chọn với những thời hạn trái phiếu khác nhau).

Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu

Tài sản cơ sở của loại hợp đồng tương lai này là một chỉ số cổ phiếu nhất định. Các chỉ số cổ phiếu được chọn có thể là chỉ số chung toàn thị trường, chỉ số ngành hay chỉ số được tính từ một nhóm/rổ cổ phiếu nào đó.

Các hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu được thanh toán bằng tiền khi đáo hạn, tức là không diễn ra sự chuyển giao danh mục cổ phiếu cấu thành chỉ số cơ sở giữa các bên tham gia hợp đồng.

Hợp đồng tương lai cổ phiếu

Đây là nhóm hợp đồng tương lai xây dựng cho các cổ phiếu riêng lẻ. Cổ phiếu cơ sở của hợp đồng là những cổ phiếu được niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán và thường đòi hỏi phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định, đặc biệt là về tính thanh khoản trên thị trường.

Hợp đồng tương lai thường được phân loại căn cứ vào tài sản làm cơ sở (ví dụ: hàng hóa cơ bản, tiền tệ, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu…) cho hợp đồng. Hợp đồng tương lai có nguồn gốc từ việc trao đổi buôn bán giữa các thương nhân đối với những loại hàng hoá như dầu thô, gạo, hoa quả. Ý nghĩa của hợp đồng tương lai nhằm để giảm thiểu sự biến động giá của hàng hóa trong tương lai. Chẳng hạn, các hãng máy bay thường xuyên cần mua dầu nhiên liệu và giá dầu luôn biến động không ngừng tăng giảm bất cứ lúc nào. Nhằm giảm thiểu rủi ro tăng giá trong tương lai của giá dầu, các hãng máy bay thường hay ký hợp đồng tương lai với nhà cung cấp dầu nhiên liệu.

Xem thêm: Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán là gì? Các vấn đề liên quan?

Như vậy, Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận để mua hoặc bán một tài sản vào thời điểm chắc chắn trong tương lai với một mức giá xác định. Chức năng kinh tế cơ bản của các thị trường hợp đồng tương lai là cung cấp một cơ hội cho những người tham gia thị trường để phòng ngừa rủi ro về những biến động giá bất lợi và là công cụ cho các nhà đầu cơ.

2. Cơ chế giao dịch của hợp đồng tương lai:

Cơ chế giao dịch của hợp đồng tương lai gần như tương tự chứng khoán thông thường. Sức hấp dẫn của sản phẩm hợp đồng tương lai được thể hiện ở việc nhà đầu tư có thể mua/bán mà không cần nắm giữ tài sản cơ sở tương ứng do bản chất hợp đồng tương lai là giao dịch dựa trên kỳ vọng giá của các nhà đầu tư. Chính vì vậy, khi tin rằng thị trường sẽ giảm, nhà đầu tư hoàn toàn có thể bán khống hợp đồng tương lai để bảo vệ danh mục trước sau đó mua lại để chốt lãi/lỗ. Khi thực hiện phòng ngừa rủi ro (hedge) bằng hợp đồng tương lai, sự giảm – tăng giá trị danh mục sẽ được bù đắp bởi việc tăng giảm của hợp đồng tương lai.

Điều này khác với có chế hoạt động của hợp đồng kỳ hạn.

Về cơ bản, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai là những thỏa thuận cho phép thương nhân, nhà đầu tư và nhà sản xuất hàng hóa đầu cơ giá tương lai của một tài sản. Những hợp đồng này đóng vai trò như một cam kết giữa hai bên để cho phép họ giao dịch một công cụ nào đó tại một thời điểm trong tương lai (ngày hết hạn), với mức giá đã được thỏa thuận tại thời điểm hợp đồng được tạo ra.

Công cụ tài chính cơ bản của một hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng tương lai có thể là bất kỳ tài sản nào, chẳng hạn như cổ phần, hàng hóa, tiền tệ, khoản tiền lãi hoặc thậm chí là trái phiếu.

Tuy nhiên, khác với hợp đồng kỳ hạn, các hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa, nhìn từ góc độ hợp đồng (có tư cách như các thỏa thuận pháp lý) và được giao dịch tại các địa điểm cụ thể (sàn giao dịch hợp đồng tương lai). Do đó, các hợp đồng trong tương lai phải tuân theo một bộ quy tắc cụ thể, ví dụ có thể bao gồm các quy tắc về quy mô của hợp đồng và lãi suất theo ngày. Trong nhiều trường hợp, việc thực hiện các hợp đồng tương lai được đảm bảo bởi một cơ quan thanh toán bù trừ, điều đó giúp các bên có thể giao dịch với mức độ rủi ro đối tác giảm.

3. Đặc điểm và chức năng của hợp đồng tương lai:

Đặc điểm của hợp đồng tương lai

Tính chuẩn hóa

Xem thêm: Hợp đồng tương lai là gì? Cơ chế, ví dụ về hợp đồng tương lai?

Hợp đồng tương lai là một công cụ được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán phái sinh. Vì vậy, đặc điểm hợp đồng tương lai là các điều khoản của hợp đồng đều được chuẩn hóa.

Cụ thể, sở giao dịch nơi niêm yết hợp đồng tương lai sẽ quy định cụ thể các nội dung chi tiết của một hợp đồng, như: loại và chất lượng tài sản cơ sở, quy mô của hợp đồng (số lượng tài sản cơ sở giao dịch tương ứng với một hợp đồng), cách thức giao – nhận cũng như thanh toán giữa hai bên khi hợp đồng đáo hạn…

Được niêm yết

Được niêm yết và tiêu chuẩn trên Sở giao dịch chứng khoán phái sinh, vì vậy hợp đồng tương lai được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở,..

Bù trừ và ký quỹ

Trên thị trường hợp đồng tương lai, ký quỹ là biện pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ mang tính bắt buộc theo hợp đồng đối với cả bên mua và bên bán khi hợp đồng được thanh toán. Nhà đầu tư tham gia thị trường này phải đáp ứng các yêu cầu về ký quỹ do sở giao dịch và trung tâm thanh toán bù trừ quy định cụ thể cho từng loại HĐTL.

Hợp đồng tương lai yêu cầu các bên tham gia thực hiện ký quỹ để:

  • Đảm bảo việc thanh toán mang tính bắt buộc.
  • Thanh toán và bù trừ theo giá thực tế hằng ngày và sẽ thông báo lỗ lãi vào tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư theo giá thực tế và gọi ký quỹ bổ sung khi cần. Do đó làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của các bên tham gia.

Dễ đóng vị thế

Xem thêm: Tăng vững giá là gì? Đòn bẩy và biến động trong hợp đồng tương lai

Nhà đầu tư tham gia HĐTL có thể thực hiện đóng vị thế bất cứ lúc nào bằng cách tham gia vị thế ngược đối với hợp đồng tương lai tương tự. Từ đó, giúp người sử dụng hợp đồng tương lai linh hoạt trong việc sử dụng vốn.

Đòn bẩy tài chính

Khi tham gia thị trường hợp đồng tương lai nhà đầu tư có khả năng thu được những khoản lợi nhuận hết sức ấn tượng chỉ với một số tiền đầu tư ban đầu rất nhỏ (so với việc đầu tư trên thị trường tài sản cơ sở).

Chức năng của hợp đồng tương lai

Trong bối cảnh ngành tài chính, hợp đồng tương lai thường có một số chức năng sau:

  • Bảo đảm và quản lý rủi ro: có thể sử dụng hợp đồng tương lai để giảm tối đa rủi ro. Ví dụ, người nông dân có thể bán hợp đồng tương lai cho các sản phẩm của mình để đảm bảo họ bán được các sản phẩm ở một mức giá nhất định trong tương lai, bất chấp các sự kiện bất lợi và biến động của thị trường. Hoặc một nhà đầu tư Nhật Bản sở hữu Kho bạc Hoa Kỳ có thể các hợp đồng tương lai JPYUSD với số tiền bằng với khoản thanh toán trái phiếu hàng quý (lãi suất) như một cách để cố định giá trị của trái phiếu bằng đồng JPY tại một tỉ giá được xác định trước. Bằng cách đó, nhà đầu tư có được sự bảo đảm trước các rủi ro thiệt hại do biến động của đồng USD.

  • Đòn bẩy: Đòn bẩy: hợp đồng tương lai cho phép các nhà đầu tư tạo ra các vị thế đòn bẩy. Do các hợp đồng được thanh toán vào ngày hết hạn, các nhà đầu tư có thể nâng cao vị thế của họ. Ví dụ, với tỷ lệ đòn bẩy 3:1, các nhà giao dịch ở tại một vị thế cao hơn gấp hơn ba lần so với số dư tài khoản giao dịch của họ.

  • Giảm thiểu rủi ro: hợp đồng tương lai cho phép các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro đối với tài sản. Khi một nhà đầu tư quyết định bán hợp đồng tương lai mà không sở hữu tài sản cơ bản, tình huống này thường được gọi là “vị thế trần”.

  • Đa dạng tài sản: nhà đầu tư có thể giảm rủi ro với các tài sản khó giao dịch tại chỗ. Các hàng hóa như xăng dầu thường đòi hỏi chi phí vận chuyển và chi phí lưu trữ cao, tuy nhiên bằng cách sử dụng hợp đồng tương lai, các nhà đầu tư và nhà giao dịch có thể đầu cơ nhiều loại tài sản khác nhau mà không phải thực hiện trực tiếp các giao dịch.

  • Phát hiện giá: thị trường tương lai giống như cửa hàng một điểm đến, tại đó người bán và người mua có thể thực hiện các giao dịch đối với một số loại tài sản chẳng hạn như hàng hóa (tức là cung và cầu gặp nhau). Ví dụ, có thể xác định được giá dầu trong thị trường tương lai dựa trên các nhu cầu theo thời gian thực trên thị trường tương lai, thay vì thông qua các tương tác giữa người bán và người mua tại một trạm xăng. Trên hết, hợp đồng tương lai thường được giao dịch trong khung thời gian giao dịch dài hơn, cho phép minh bạch hơn về giá.

Là một loại hợp đồng kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa, hợp đồng tương lai là một trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất trong ngành tài chính và chúng phù hợp với nhiều trường hợp sử dụng nhờ có nhiều chức năng đa dạng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần hiểu rõ về các cơ chế cơ bản của hợp đồng tương lai và thị trường cụ thể của chúng trước khi đầu tư.