Mẹo dân gian chữa đau gót chân

[SKDS] - Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nhiều khi ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, gây cảm giác khó chịu và rất dễ tái phát nếu điều trị không triệt để. Khi không may lâm vào tình trạng này, ngoài việc tự xoa bóp bấm huyệt, bạn có thể áp dụng một trong những bài thuốc đơn giản sau đây:

Bài 1: Rễ cây cà [cà pháo, cà tím, cà bát... đều được] lượng vừa đủ, sắc lấy nước đặc ngâm chân hàng ngày trong 40 đến 60 phút, mỗi ngày có thể ngâm một đến hai lần.

Đậu phụ.

Bài 2: Đậu phụ lượng vừa đủ. Cho đậu phụ vào nồi hấp cách thủy thật nóng rồi đổ ra chậu, lúc đầu đặt hờ bàn chân ở phía trên để xông hơi, chờ đậu phụ nguội bớt thì hạ chân xuống đặt lên trên đậu phụ để chườm. Khi đậu phụ nguội thì lại lấy ra hấp nóng và chườm tiếp, cứ như vậy lặp đi lặp lại từ 3 - 5 lần.

Bài 3: Xương rồng gai một đoạn, loại bỏ hết gai, dùng dao tách làm hai mảnh. Buổi tối, trước khi đi ngủ, rửa sạch chân, lau khô rồi lấy miếng xương rồng đắp trùm lên chỗ đau ở gót chân, dùng vải băng buộc chặt, cố định trong 12 giờ trở lên, ngày hôm sau thay miếng xương rồng khác, làm liên tục như vậy trong 7 ngày.

Bài 4: Rễ cây đỗ tương [phần dưới mặt đất] 500g sắc kỹ rồi ngâm chân hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ trong 40 đến 60 phút.

Bài 5: Dấm ăn 2 lít đun nóng tới độ có thể cho chân vào ngâm được, đổ ra chậu rồi ngâm chân từ 30 đến 60 phút [trong quá trình ngâm, khi dấm nguội thì đun lại]. Thông thường ngâm chân 10 đến 15 ngày thì bắt đầu đỡ đau, ngâm liên tục trong 1 tháng sẽ hết đau. Chú ý, dấm đã ngâm có thể dùng đi dùng lại nhiều lần để tiết kiệm.

Tế tân.

Bài 6: Băng phiến 1g, tế tân 6g, thấu cốt thảo 12g. Ba thứ sấy khô, tán vụn rồi làm thành tấm lót trong đế giày dép đi hàng ngày. Nếu không có thấu cốt thảo có thể thay bằng cây phượng tiên hoa [hoa bóng nước].

Bài 7: Đương quy 20g, xuyên khung 15g, nhũ hương 15g, một dược 15g, chi tử 15g. Tất cả sấy khô tán thành bột rồi tùy theo lòng bàn chân to hay nhỏ mà làm dùng vải làm thành tấm lót ở đế giày dép đi hằng ngày dày chừng 0,5cm.

Bài 8: Thảo ô, tế tân và phòng phong lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, trước khi đi lấy một chút bột thuốc rắc vào đế giầy dép. Chú ý thảo ô có độc nên không được uống.

ThS. Hoàng Khánh Toàn


Chữa gai gót chân là quá trình dài nhất là những người bị gai chân nặng. Chính vì thế lựa chọn đúng phương pháp và điều trị gai gót chân là vô cùng quan trọng. Hãy cùng phòng khám USAC Chiropractic tìm hiểu các cách chữa gai gót chân nhanh nhất và hiệu quả nhất hiện nay nhé.

Gai gót chân là bệnh gì?

Bệnh gai gót chân là do lắng đọng canxi tại những nơi thường xuyên chịu các vi chấn thương trên xương gót, áp lực của việc di chuyển, mang vác, đi lại, trọng lượng cơ thể đè lên gót chân. Bệnh hay gặp ở người thừa cân, béo phì, tuổi trung niên, vận động viên điền kinh, người có tật bẩm sinh ở chân.

Hình ảnh mô phỏng bệnh gai gót chân

Cơn đau thường tệ nhất khi bị gai gót chân là khi bạn bước những bước đầu tiên khi thức dậy vào buổi sáng hoặc sau một thời gian dài nằm hoặc ngồi nghỉ ngơi.

Mách bạn một số cách chữa gai gót chân nhanh nhất thường áp dụng

Gai xương gót không gây nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị sớm, bệnh có thể ảnh hưởng nhiều đến vận động bàn chân và chất lượng sống.

1. Điều trị gai gót chân bằng các loại thuốc Tây y

Khi nhắc đến phương pháp điều trị bệnh gai gót chân hay bất cứ bệnh nào khác mọi người cũng sẽ nghĩ tới đầu tiên là phương pháp tây y.

Đơn giản, nhanh gọn, tiện lợi nhất phải nói đến thuốc tây y. Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau nhưng đều nhỏ và dễ sử dụng, dễ mang theo. Người bị gai khớp chân có thể được bác sĩ kê đơn thuốc về uống, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể được chỉ định tiêm tại chỗ.

Điều trị gai gót chân bằng các loại thuốc tây y

Có thể sử dụng các thuốc tây y có khả năng làm giảm đau kháng viêm để điều trị gai gót chân như Celecoxib, Meloxicam, Piroxicam, Diclofenac… Ngoài ra, khi bị gai gót chân có thể dùng dạng uống, kem thoa, xịt. Một số trường hợp nặng, bác sĩ có thể tư vấn việc tiêm Corticoid vào vùng viêm.

2. Điều trị gai gót chân bằng phương pháp vật lý trị liệu

Ngày nay, các phương pháp vật lý trị liệu như siêu âm điều trị, sóng ngắn, hồng ngoại… thường được đưa vào để điều trị gai gót chân.

3. Điều trị gai gót chân bằng phương pháp phẫu thuật

Đối với việc áp dụng phương pháp phẫu thuật vào điều trị gai gót chân, các bác sĩ sẽ cắt lọc mô viêm, có thể kết hợp khâu lại điểm bám gân gót hoặc giải ép cân gan chân. Phương pháp này được thực hiện khi tình trạng đau kéo dài mà các biện pháp điều trị khác thất bại.

Điều trị gai gót chân bằng phương pháp phẫu thuật

4. Điều trị gai gót chân bằng châm cứu

Tùy vào biểu hiện của bệnh, thầy thuốc sẽ châm kim vào các huyệt vùng gót chân để thúc đẩy lưu thông khí huyết, giảm viêm, giảm đau…từ đó giúp điều trị được chứng bệnh gai gót chân.

5. Điều trị gai gót chân bằng cách xoa bóp bấm huyệt

Điều trị gai gót chân bằng cách xoa bóp bấm huyệt là thầy thuốc sẽ tác động vào các huyệt vùng gót chân giúp tăng cường khí huyết lưu thông, tăng tuần hoàn tại chỗ.

Điều trị gai gót chân bằng cách xoa bóp bấm huyệt

6. Điều trị gai gót chân bằng các bài thuốc dân gian

Chữa gai xương gót chân bằng dân gian ít tốn kém hơn nhưng không vì vậy mà không có tác dụng gì. Các bài thuốc dân gian vô cùng lành tính, đặc biệt trong điều trị gai gót chân hầu hết là các bài thuốc đắp ngoài và ngâm chân nên càng an toàn hơn.

– Bài thuốc dân gian từ rễ cây cà tím, bài thuốc từ rễ cây đỗ tương, bài thuốc từ dấm ăn… đem sắc nước rồi đổ ra chậu cho ấm. Sau đó, cho chân vào ngâm từ 40 – 60 phút vào buổi tối trước khi đi ngủ, thực hiện hàng ngày sẽ sớm thấy hiệu quả.

– Bên cạnh các bài thuốc ngâm chân thông dụng, cách chữa gai xương gót chân bằng chườm đắp từ thảo dược cũng mang lại tác dụng tốt. Một số bài thuốc được nhiều người áp dụng là đậu phụ, xương rồng… Sau khi sơ chế xong, mọi người đắp vào vùng gót chân sau đó dùng vải, băng gạc để cố định lại hoặc chườm để giảm đau.

Ngâm chân bằng thảo dược là phương pháp trị gai gót chân rất hiệu quả

Qua những thông tin trên, hy vọng mọi người đã biết nên lựa chọn cách chữa gai gót chân nào tốt nhất với mình. Để đảm bảo người bệnh gai gót chân hãy đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa về cơ xương khớp, tiến hành chụp chiếu xác định vị trí và mức độ ảnh hưởng của gai xương, trao đổi với bác sĩ để đưa ra hướng điều trị cuối cùng.

—————

USAC CHIROPRACTIC – VIỆN ĐIỀU TRỊ CƠ XƯƠNG KHỚP CỘT SỐNG CHUẨN MỸ

Số 1 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP. HCM Số 305 Nguyễn Văn Trỗi, Q.Tân Bình, TP. HCM Hotline: 1900 585 800

Website: //usac.vn

Chủ đề: chữa gai gót chân

Video liên quan

Chủ Đề