Mẹo chữa chàm xanh ở trẻ sơ sinh

Ỉn nhà mình sinh ra đã có ngay 2 cái bớt xanh,đỏ ngay trên mép.đang chán thì hôm thứ 2 sau sinh cụ ngoại vào chơi mách mẹo đánh tôm thế là thực hiện ngay và đã thành công,mình đánh tôm hơn 2 tháng trời hết bớt đỏ còn bớt xanh hơi mờ vì không mua được tôm vỏ đỏ.

- Cách 1:

Nếu bớt xanh [ dùng tôm vỏ đỏ] các mom ra chợ lén nhóp chộm vài con tôm nhỏ còn không được thì mua mang về bóc vỏ chà lên vết bớt đến khi con tôm khô nước cứ để vậyvđến chiều tắm thìbrửa và làm lần nữa trước khi ngủ.nhớ là tôm tươi còn sống.

Nếu bớt đỏ [dùng tôm vỏ xanh đen] làm giống trên.

- Cách 2:nhà ai có bà cụ chết đột ngột do cảm mẹ bế con sang nhờ họ,lấy ngón tay chỏ của người chết quệt vào vết bớt trai 7;gái 9 cái và nói cụ đi mang theo hộ cháu nhé.bớt sẽ tự dần bay mất.

mình sợ cách này ko dám áp dụng.tuy đã có người dám và thành công.

Khi trẻ mới sinh ra thường có những vết chàm xanh trên cơ thể. Có rất nhiều giai thoại về vết chàm xanh này, nhưng câu hỏi chung mà các mẹ quan tâm nhất đó là: những vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh có gây nguy hiểm không, có xóa được không và xóa bằng cách nào? Bài viết sẽ mang đến cho bạn câu trả lời.

>> Những hình ảnh bệnh chàm ở trẻ em khiến ai nhìn cũng thấy nhói lòng

>> Bệnh chàm ở trẻ em và những điều mẹ cần biết

Nguồn gốc của những vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh

Theo quan niệm dân gian

Theo cách lý giải thú vị của người Trung Quốc, mỗi em bé đều là một thiên thần bên cạnh chúa trước khi đến với cha mẹ. Mỗi thiên thần sẽ có một cái đuôi và chúa sẽ kiểm soát thiên thần bằng cách nắm cái đuôi đó. Chính vì vậy, để được đến bên cha mẹ, các thiên thần đã cố gắng giãy dụa khiến đuôi bị đứt. Phần đuôi còn sót lại chính là vết bớt màu xanh thường thấy trên mông của trẻ.

Nhiều người còn quan niệm rằng, vết chàm xanh đó là do đứa trẻ hư nên bị bà mụ đánh dấu. Rồi có người lại cho rằng: vết chàm là do đứa trẻ bị đánh dấu từ kiếp trước để ngăn không cho chúng lộn kiếp…

Có người còn khẳng định do trong thai kỳ chế độ ăn uống của mẹ bị thừa sắt dẫn đến việc con cũng bị thừa sắt. Biểu hiện dưới dạng vết chàm xanh…

Tất cả các quan niệm trên đều là dân gian truyền miệng và không có cơ sở khoa học.

Giải thích nguồn gốc của chàm xanh theo khoa học

Vết chàm xanh hay còn gọi là bớt xanh hay bớt Ota. Trong y học, các chuyên gia gọi đó là vết bớt Mông Cổ. Khi phôi thai phát triển, những tế bào Melanocytes – tế bào tạo sắc tố ở biểu bì sẽ được chuyển từ trung tâm thần kinh xuống biểu bì.

Khi nhiều tế bào cùng tụ lại ở lớp hạ bì thì sẽ tạo thành vết chàm xanh như chúng ta thường thấy. Hiểu một cách đơn giản thì các vết chàm hình thành là do sự tăng sinh tế bào sắc tố Melano bẩm sinh của da.

Chàm xanh ở trẻ em

Chàm xanh ở trẻ em được hình thành và nhìn thấy rõ bằng mắt thường hơn khi trẻ được một vài tháng tuổi. Chúng thường xuất hiện ở các vị trí như trán, thái dương, cuối cột sống, lưng, mông, đùi, cổ chân…

Theo ước tính, ở khu vực Đông Á, cứ 10 trẻ thì đến 8 – 9 trẻ có các vết chàm màu xanh. Khi trẻ khoảng 6 tuổi thì những vết chàm sẽ dần dần biến mất.

Vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh có gây nguy hiểm gì không?

Các vết chàm xanh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể của trẻ sơ sinh. Người da vàng và người da đen thường sở hữu loại bớt này nhiều hơn là người da trắng. Những em bé sở hữa chàm xanh thường có thể nhìn thấy ngay bằng mắt thường. Các vết chàm quá lớn có thể gây mất thẩm mỹ nhưng tuyệt đối không phải là dấu hiệu của một căn bệnh hay dị tật bẩm sinh nào hết.

Chàm xanh ở trẻ em không gây nguy hiểm và có thể tự biến mất

Đây là loại chàm lành tính nhất, không cần điều trị và cũng không gây biến chứng nào cho trẻ. Các vết chàm sẽ tự động nhạt dần khi trẻ đến tuổi trưởng thành và đến 70% các vết chàm xanh sẽ hoàn toàn tự biến mất.

Tuy nhiên, có một số trường hợp hiếm gặp: Các vết chàm xanh tăng diện tích đáng kể trong thời gian ngắn hoặc xuất hiện tình trạng viêm loét bề mặt, rỉ dịch, chảy máu hay màu vết chàm ngày càng đậm hơn thì bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.

Xóa vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?

Trường hợp các vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh theo thời gian không tự động mất đi, vết chàm lại ở những vị trí dễ nhìn thấy như trên mặt, cổ, hay cánh tay thì có thể dùng các biện pháp can thiệp để xóa chúng đi.

Phương pháp hiệu quả nhất là dùng tia laser để xóa chàm. Tia laser với các bước sóng phù hợp sẽ tác động vào các tế bào biểu bì, loại bỏ các sắc tố gây chàm trên da. Hãy đến các cơ sở uy tín để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn phương pháp và liệu trình điều trị thích hợp.

Trong trường hợp cần thiết có thể dùng biện pháp laser để xóa các vết chàm xanh hiệu quả

Không nên áp dụng các biện pháp dân gian truyền miệng như: Dùng tôm kết hợp với dầu dừa để xóa chàm. Những phương pháp này đều không có cơ sở khoa học và không có sự đảm bảo chắc chắn về hiệu quả cũng như những tác dụng phụ có thể có.

Vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh chỉ là sự thay đổi sắc tố da ở hầu hết trẻ mới sinh ra. Những vết chàm ấy không gây nguy hiểm gì cho trẻ và có thể tự biến mất theo thời gian. Có một số biện pháp can thiệp để xóa chàm, tuy nhiên, cha mẹ cần đưa con đến những cơ sở uy tín để được tư vấn và xóa chàm an toàn, hiệu quả.

XEM THÊM: Trị chàm bằng laser có để lại sẹo không?

Làn da của trẻ sơ sinh thường xuất hiện những vết chàm đỏ, chàm sữa tuy không thực sự nguy hại nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sắc tố da của bé. Và các mẹ từ xưa đã truyền tai nhau áp dụng mẹo chữa chàm cho trẻ sơ sinh đơn giản bằng những nguyên liệu tự nhiên sẵn có.

Nguyên nhân gây ra chàm trên da trẻ sơ sinh được xác định là do yếu tố di truyền, thời tiết khô hay đơn giản là do mẹ bị dị ứng thực phẩm [trứng, sữa…]. Và mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh nhưng những mẹo chữa chàm cho trẻ sơ sinh bằng cám gạo hay tôm cũng được nhiều chị em thực hiện và mang lại hiệu quả tích cực.

Nhiều em bé ngay từ khi sinh ra đã bị chàm đỏ, xanh hoặc đen

Chữa chàm bằng dầu cám gạo

Thực hiện bằng cách dùng cám gạo tự chế bôi trực tiếp lên vết chàm cho bé mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều liên tục cho đến khi vết chàm gần bong tróc ra khỏi da. Tuy nhiên, việc bôi dầu cám gạo vào da cho bé cần thực hiện nhẹ nhàng, ban đầu bé sẽ hơi khó chịu nhưng quen dần, tránh bôi lúc bé vừa bú xong vì ngửi mùi dễ gây trớ, sặc sữa.

Dùng vỏ tôm trị chàm cho trẻ sơ sinh

Với những vết chàm, bớt có màu xanh thì các mẹ có thể chọn mua tôm tươi sống bóc vỏ rồi chà trực tiếp lên vết chàm ngày 2 lần. Còn với những vết chàm đỏ thì lại chọn mua loại tôm có vỏ xanh đen. Mẹo này nghe tưởng chừng hơi vô lý nhưng sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ nếu được áp dụng kiên trì đó.

Dùng tôm bóc vỏ trị chàm là cách được nhiều mẹ áp dụng cho bé

Tuy nhiên, việc loại bỏ chàm trên đây chỉ có hiệu quả với những chàm sữa đơn giản do cơ địa. Còn với những vùng chàm bẩm sinh thay đổi sắc tố da thì các mẹ không nên tự thực hiện. Trong những trường hợp vết chàm ngày càng lan rộng, ửng đỏ và có thể chảy máu thì cần đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám kỹ lưỡng và chữa trị kịp thời.

Ngoài ra, khi phát hiện con mình bị chàm thì việc ăn uống của mẹ cũng cần chú ý, tránh những loại thực phẩm dễ gây kích ứng như trứng, sữa, hải sản… để hạn chế khả năng tấy đỏ của vết chàm. Việc vệ sinh cho bé cũng nên thực hiện thường xuyên và hơn, tránh tiếp xúc với những sản phẩm đồ chơi dễ bắt bụi cùng các loại vật nuôi nhiều lông như: chó, thỏ, mèo…

Với những khách hàng lớn tuổi muốn loại bỏ chàm có thể chọn công nghệ thẩm mỹ hiện đại tại Thu Cúc

Trong trường hợp vết chàm ổn định, không có sự lây lan nhiều hay kích ứng thường xuyên thì các mẹ cũng không nên quá lo lắng. Bởi với công nghệ thẩm mỹ hiện đại như ngày nay thì việc loại bỏ chúng không còn là điều khó khăn. Khi các bé đủ tuổi, các mẹ có thể lựa chọn công nghệ xóa chàm bớt tiên tiến bằng Laser tại Thu Cúc giúp con lấy lại làn da tươi sáng, đều màu tự nhiên.

➤ Dịch vụ này chỉ áp dụng thực hiện tại Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc tại 218 Điện Biên Phủ - Q3 - TP Hồ Chí Minh và 1B Yết Kiêu – Hoàn Kiếm - Hà Nội.

**Lưu ý: Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người

Video liên quan

Chủ Đề