Mang thai tháng thứ 6 be đạp nhiều

Thai nhi đạp ít ở tháng thứ 6 có thể do một số nguyên nhân sau: Bé đang ngủ, âm thanh bên ngoài lớn nên mẹ bầu khó cảm nhận được bé máyTuy nhiên, vẫn có một số bất thường gây nguy hiểm cho thai nhi như thai yếu, suy thai,Vì thế, nếu lo lắng mẹ có thể đến bệnh viện để kiểm tra.

  • Thai nhi 6 tháng tuổi đạp như thế nào
  • Thai nhi đạp ít ở tháng thứ 6 có bình thường không
  • Gợi ý một số cách kích thích thai máy cho mẹ bầu

Thai nhi 6 tháng tuổi đạp như thế nào

Ở tháng thứ 6 của thai kỳ, từ đầu đến gót chân, bé lúc này dài khoảng 34cm. Trọng lượng của bé khoảng 680g. Bé không còn gầy nữa mà đã bắt đầu tích mỡ, vì thế, làn da nhăn nheo dần căng ra và bé dần giống trẻ sơ sinh hơn. Bé cũng mọc tóc nhiều hơn, nếu nhìn thấy được, mẹ có thể xác định được màu sắc và dạng tóc.

Khi thai nhi 6 tháng các mẹ sẽ thường xuyên nhận thấy được rõ các hoạt động của thai nhi, qua những lần va chạm (đạp) vào thành bụng mẹ. Đây là biểu hiện rõ nhất của thai máy.

Mang thai tháng thứ 6 be đạp nhiều
Mang thai tháng thứ 6 be đạp nhiều

Thai nhi 6 tháng tuổi đạp như thế nào? (Nguồn ảnh: istockphoto)

Tuy nhiên ở tháng thứ 6, việc cảm nhận tần suất thai máy thường chưa rõ rệt như từ tháng thứ 7 trở đi. Do đó, nếu mẹ bầu thấy thai nhi đạp ít thì cần tiếp tục theo dõi trong một vài tiếng đồng hồ.

Mẹ có thể quan tâm:

Thai nhi đạp ít ở tháng thứ 6 có bình thường không

Thai máy được xem là những chuyển động trong bụng mẹ cho thấy em bé đang phát triển khoẻ mạnh và bình thường. Ngoài ra thai máy còn là cách mà em bé phản ứng lại với những tác động từ bên ngoài như: ánh sáng, tiếng ồn hay thậm chí là các loại thực phẩm mà mẹ bầu đang tiêu thụ.

Do đó việc theo dõi thai máy là vô cùng quan trọng, giúp mẹ nhận biết kịp thời những bất thường của thai kỳ, đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Mang thai tháng thứ 6 be đạp nhiều

Thai nhi đạp ít ở tháng thứ 6 có bình thường không? (Nguồn ảnh: istockphoto)

Bác sĩ chuyên khoa I Lê Hồng Liên Khoa Sản phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Parkchia sẻ Để nhận biết thai máy nhiều hay ít, trước hết mẹ cần nắm rõ cách đếm thai máy chính xác. Mỗi ngày mẹ nên đến thai máy ít nhất một lần trong khoảng 1 giờ vào thời gian cố định. Tốt nhất là đếm sau khi ăn no và mẹ nên nằm nghỉ ngơi trên giường, mẹ nên đi tiểu trước khi đếm để tránh làm gián đoạn. Thông thường, nếu thai khỏe sẽcó hơn 4 lần cử động mỗi giờ.

Thai đạp ít hơn bao nhiêu lần là bất thường?

Nếu trong 1 giờ kế tiếp đếm số lần thai máy vẫn là 3 lần hay ít hơn thì đây là dấu hiệu báo động cần nghi ngờ thai nhi bị yếu, mẹ bầu nên:

  • Đi khám và nhập viện nếu cần thiết để được theo dõi sức khỏe thai bằng máy Monitor
  • Hoặc người mẹ có thể tiếp tục đếm số lần thai máy trong 12 giờ liên tục nếu có ít hơn 10 lần cử động thì cần nhập viện ngay để được xử lý tích cực

Thai nhi tháng thứ 6 đạp ít thường do các nguyên nhân như:

  • Bé đang ngủ
  • Âm thanh bên ngoài lớn nên mẹ bầu khó cảm nhận được bé máy
  • Một số bất thường của thai nhi như thai yếu, suy thai,

Do đó, việc thai nhi đạp ít ở tháng thứ 6 có phải là vấn đề nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng trước tiên mẹ cần kích thích cho bé đạp và thử theo dõi số lần đạp của con theo cách như sau.

Mẹ có thể quan tâm:

Gợi ý một số cách kích thích thai máy cho mẹ bầu

Theo dõi và cảm nhận cử động thai máy đôi khi không phải là điều dễ dàng với các mẹ lần đầu mang thai. Một số mẹ thậm chí còn bị nhầm lẫn giữa việc thai nấc và thai máy hoặc không biết rằng thai nhi có thể máy bằng nhiều cách (nhào lộn, quơ tay, ).

Do đó nếu mẹ bầu thấy bé ít đạp thì trước tiên mẹ cần chọn một nơi yên tĩnh, ít tiếng động và nhiều ánh sáng để nghỉ ngơi thư giãn cũng như giúp nhận ra cử động của thai máy tốt hơn.

Mang thai tháng thứ 6 be đạp nhiều

Gợi ý một số cách kích thích thai máy cho mẹ bầu (Nguồn ảnh: istockphoto)

Sau đó mẹ có thể:

  • Uống một cốc nước mát
  • Ăn đồ ăn có đường (thai nhi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nên kích thích đạp nhiều)
  • Đi tắm
  • Tác động vào thành bụng bằng cách xoa bụng, ấn nhẹ vào bụng để giúp kích thích bé đạp
  • Đi dạo một vài vòng quanh nhà
  • Nằm nghiêng bên trái
  • Thử trò chuyện với em bé trong bụng

Trường hợp mẹ bầu đã thử mọi cách nhưng số lần đạp của con vẫn ít hơn 3-4 lần trong 1 tiếng thì mẹ cần đi khám càng sớm càng tốt.

Nguồn tham khảo: Cử động thai: Nên đếm lúc nào trong ngày? Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Xem thêm:

  • Thai nhi đạp ít vào tháng cuối có phải là hiện tượng nguy hiểm? (101 thắc mắc của mẹ bầu)
  • BÉ ĐẠP ÍT Làm thế nào để kích thích cho thai nhi những lúc lười đạp?
  • Thai nhi 39 tuần ít đạp là dấu hiệu gì, có nguy hiểm không?

Vào ngayFanpage của the Asianparent Vietnamđểcùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹkhác!

Mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều là sớm hay muộn? Mẹ có biết bé con biết đạp từ khi nào không? Cùng tham khảo bài viết này để tìm câu trả lời!

Thai nhi đạp là gì?

Thai nhi đạp (thai máy hay cử động thai) là thuật ngữ biểu hiện tình trạng sức khỏe của thai nhi. Các cử động đó có thể là đạp, tung tay, tung chân, đấm, nấc cục,

Mẹ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bé thông qua số lần thai nhi đạp trong 1 giờ, 1 ngày hoặc thậm chí vài ngày.

Số lần thai cử động càng giảm là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe yếu. Thai nhi không cử động hoặc cử động yếu, có thể là do thai yếu hoặc thai chết lưu.

Mang thai tháng thứ 6 be đạp nhiều
Khoảnh khắc thai nhi đạp vào tuần thứ 30 của thai kỳ

Cảm nhận đầu tiên của mẹ khi thai nhi đạp là có gì đó nhúc nhích trong bụng. Thai nhi càng lớn mẹ càng cảm nhận điều này rõ ràng hơn.

Những thai phụ có thành bụng dày khó cảm nhận thai máy hơn người có thành bụng mỏng. Lượng nước ối quá ít hoặc quá nhiều cũng cản trở cảm nhận của mẹ.

Thai nhi biết đạp từ tháng thứ mấy?

Sự thật là không phải đến tháng thứ 6 bé mới biết cử động đâu nhé! Thai máy được chia thành 3 giai đoạn:

1. Giai đoạn đầu tiên (tuần 7 đến tuần 16)

Theo các bác sĩ chuyên khoa, từ tuần thứ 7 8 thai kỳ, thai nhi đã biết cử động. Nhưng do con còn quá bé, chưa thể cử động mạnh mẽ.

Hơn nữa, tử cung cũng chưa chiếm nhiều chỗ trong khoang bụng nên mẹ không thể cảm nhận được những cử động nhỏ xíu này.

2. Giai đoạn bé đạp rõ ràng (tuần 16 đến tuần 22)

Đây là giai đoạn mẹ có thể cảm nhận được thai máy một cách rõ ràng. Những cử động từ không đều, ít mạnh mẽ chuyển thành những cử động đều và mạnh mẽ hơn.

Có một lưu ý nhỏ là khi ngủ thai nhi sẽ không cử động từ 20 phút đến 2 giờ. Muốn theo dõi thai nhi đạp, mẹ nên theo dõi vào các buổi sáng, trưa, tối hoặc tối thiểu 1 lần trong ngày.

Muốn biết cách đếm cử động thai, mẹ xem phía bên dưới nhé!

3. Giai đoạn bé đạp mạnh mẽ (tuần 28 đến tuần 38)

Mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều nằm trong giai đoạn bé đạp mạnh mẽ này. Từ tuần 22 trở đi, con bắt đầu xoay trở mình, cử động tay chân hay toàn thân đều mạnh hơn rất nhiều. Bạn có thể cảm nhận ngay tức khắc khi con đạp, con quẫy,