Lương tổng bí thư 2023

Quốc hội thông qua tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2023 - Ảnh: VGP/HL

Trước khi biểu quyết thông qua, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết này.

Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023 thông qua dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023, cụ thể như sau: Tổng số thu ngân sách Nhà nước là 1.620.744 tỷ đồng. Tổng số chi ngân sách Nhà nước là 2.076.244 tỷ đồng. Mức bội chi ngân sách Nhà nước là 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42% tổng sản phẩm trong nước [GDP], bao gồm: Bội chi ngân sách Trung ương là 430.500 tỷ đồng, tương đương 4,18% GDP; bội chi ngân sách địa phương là 25.000 tỷ đồng, tương đương 0,24% GDP. Tổng mức vay của ngân sách Nhà nước là 648.213 tỷ đồng.

Tăng lương cơ sở lên mức 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2023

Về thực hiện chính sách tiền lương, Nghị quyết quyết nghị chưa thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII trong năm 2023. Từ ngày 1/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng; tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách Nhà nước đảm bảo và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị và tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Từ ngày 1/1/2023, thực hiện điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận số 25-KL/TW ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị.

Nghị quyết giao Chính phủ tập trung điều hành chính sách tài khóa phù hợp, hiệu quả, kịp thời ứng phó với biến động phức tạp của tình hình trong nước và ngoài nước, bảo đảm mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thu ngân sách Nhà nước, tăng cường quản lý thu, cơ cấu lại nguồn thu bảo đảm tính bền vững; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế quản lý thuế, đặc biệt trong một số lĩnh vực, hoạt động sản xuất kinh doanh mới phát sinh trong nền kinh tế số, giao dịch xuyên biên giới... bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách Nhà nước.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách; điều hành chi ngân sách Nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết, tiết kiệm triệt để chi thường xuyên; chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; phân bổ và giao dự toán đúng thời hạn theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, khắc phục hạn chế trong chậm triển khai thực hiện dự án đầu tư công, chậm giải ngân vốn đầu tư công; kiên quyết điều chuyển vốn của các dự án chậm tiến độ sang các dự án có khả năng giải ngân nhưng thiếu vốn, hạn chế tối đa việc chuyển nguồn; xem xét trách nhiệm trong xây dựng dự toán không sát thực tế, tổ chức thực hiện thiếu hiệu quả dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công thấp.

Nghị quyết cũng giao Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập.

Chỉ đạo triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bảo đảm hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước. Chú trọng tổ chức thực hiện các nội dung liên quan tại Nghị quyết về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách Nhà nước, bội chi ngân sách địa phương và mức vay nợ của ngân sách địa phương.

Hải Liên


Mức lương lãnh đạo Đảng Nhà nước: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng và các lãnh đạo cao cấp khác.

Theo quy định của pháp luật hiện nay, lương chức vụ, phụ cấp chức vụ của Lãnh đạo Nhà nước được tính dựa trên Bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo Nhà nước Ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30/9/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Lương  chức vụ của Lãnh  đạo Đảng  được tính dựa trên Bảng lương chức vụ lãnh đạo Đảng, Mặt trận và các đoàn thể Trung ương Ban hành kèm theo Quyết định số 128-QĐ/TW, ngày 14-12-2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng

Lương chức vụ, phụ cấp chức vụ đối với lãnh đạo Đảng, Nhà nước còn phụ thuộc vào Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định.  

Căn cứ vào Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11, Quyết định số 128-QĐ/TW nêu trên và Nghị định số 47/2017/NĐ-CP ban hành ngày 24/04/2017 Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, kể từ ngày 01/07/2017, Lương chức vụ, phụ cấp chức vụ của một số vị trí Lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước được như sau:

1. Lương của Tổng bí Thư Đảng cộng sản Việt Nam

Căn cứ  mức lương cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 47/2017/NĐ-CP là 1.300.000 đồng/tháng; Hệ số lương của Chức danh Tổng Bí thư tại Quyết định số 128-QĐ/TW là 13.

Lương của Tổng Bí Thư = Lương cơ bản x Hệ số = 1.300.000 đồng/tháng x 13 = 16.900.000  đồng/tháng.

2. Lương của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Căn cứ mức lương cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 47/2017/NĐ-CP là 1.300.000 đồng/tháng; Hệ số lương của Chức danh Chủ tịch nước tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 là 13.

Lương của Chủ tịch nước = Lương cơ bản x Hệ số = 1.300.000 đồng/tháng x 13 = 16.900.000  đồng/tháng.

3. Lương của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Căn cứ  mức lương cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 47/2017/NĐ-CP là 1.300.000 đồng/tháng; Hệ số lương của Chức danh Chủ tịch Quốc hội tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 là 12,5.

Lương của Chủ tịch Quốc hội = Lương cơ bản x Hệ số = 1.300.000 đồng/tháng x 12,5 = 16.250.000  đồng/tháng.

4. Lương của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Căn cứ  mức lương cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 47/2017/NĐ-CP là 1.300.000 đồng/tháng; Hệ số lương của Chức danh Thủ tướng Chính phủ hội tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 là 12,5.

Lương của Thủ tướng Chính Phủ = Lương cơ bản x Hệ số = 1.300.000 đồng/tháng x 12,5 = 16.250.000  đồng/tháng.

5. Lương của một số Lãnh đạo Đảng chủ chốt khác

Căn cứ  mức lương cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 47/2017/NĐ-CP là 1.300.000 đồng/tháng; Hệ số lương của Chức danh Tổng Bí thư tại Quyết định số 128-QĐ/TW.

Lương của Ủy viên Bộ Chính Trị, Thường trực Ban Bí thư = Lương cơ bản x Hệ số = 1.300.000 đồng/tháng x 12 = 15.600.000  đồng/tháng;

Lương của Ủy viên Bộ Chính Trị = Lương cơ bản x Hệ số  [Bậc 1 hoặc Bậc 2]

Lương Bậc 1 = 1.300.000 đồng/tháng x  11,10 = 14.430.000  đồng/tháng;

Lương Bậc 2 = 1.300.000 đồng/tháng x  11,70 = 15.210.000  đồng/tháng

Lương của Bí thư Trung ương = Lương cơ bản x Hệ số  [Bậc 1 hoặc Bậc 2]

Lương Bậc 1 = 1.300.000 đồng/tháng x  10,40 = 13.520.000  đồng/tháng;

Lương Bậc 2 = 1.300.000 đồng/tháng x  11 = 14.300.000  đồng/tháng.

Lương của Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương [không là Ủy viên Bộ Chính trị] = Lương cơ bản x Hệ số  [Bậc 1 hoặc Bậc 2]

Lương Bậc 1 = 1.300.000 đồng/tháng x  10,40 = 13.520.000  đồng/tháng;

Lương Bậc 2 = 1.300.000 đồng/tháng x  11 = 14.300.000  đồng/tháng.

Lương của Trưởng ban Đảng [không là Ủy viên Bộ Chính trị] = Lương cơ bản x Hệ số  [Bậc 1 hoặc Bậc 2]

Lương Bậc 1 = 1.300.000 đồng/tháng x  9,70 = 12.610.000  đồng/tháng;

Lương Bậc 2 = 1.300.000 đồng/tháng x  10,3 = 13.390.000  đồng/tháng.

Lương của Chánh văn phòng Trung ương và tương đương [Giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng biên tập Báo Nhân dân, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản và các chức danh đã được xếp mức lương tương đương Trưởng ban của Đảng] = Lương cơ bản x Hệ số  [Bậc 1 hoặc Bậc 2]

Lương Bậc 1 = 1.300.000 đồng/tháng x  9,70 = 12.610.000  đồng/tháng;

Lương Bậc 2 = 1.300.000 đồng/tháng x  10,3 = 13.390.000  đồng/tháng.

6. Lương của một số Lãnh đạo Nhà nước chủ chốt khác

Lương của Phó Chủ tịch nước = Lương cơ bản x Hệ số  [Bậc 1 hoặc Bậc 2]

Lương Bậc 1 = 1.300.000 đồng/tháng x  11,10 = 14.430.000  đồng/tháng;

Lương Bậc 2 = 1.300.000 đồng/tháng x  11,70 = 15.210.000  đồng/tháng

Lương của Phó Chủ tịch Quốc hội = Lương cơ bản x Hệ số  [Bậc 1 hoặc Bậc 2]

Lương Bậc 1 = 1.300.000 đồng/tháng x  10,40 = 13.520.000  đồng/tháng;

Lương Bậc 2 = 1.300.000 đồng/tháng x  11 = 14.300.000  đồng/tháng.

Lương của Phó Thủ tướng Chính phủ = Lương cơ bản x Hệ số  [Bậc 1 hoặc Bậc 2]

Lương Bậc 1 = 1.300.000 đồng/tháng x  10,40 = 13.520.000  đồng/tháng;

Lương Bậc 2 = 1.300.000 đồng/tháng x  11 = 14.300.000 đồng/tháng.

Lương của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao = Lương cơ bản x Hệ số  [Bậc 1 hoặc Bậc 2]

Lương Bậc 1 = 1.300.000 đồng/tháng x  10,40 = 13.520.000  đồng/tháng;

Lương Bậc 2 = 1.300.000 đồng/tháng x  11 = 14.300.000 đồng/tháng.

Lương của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao = Lương cơ bản x Hệ số  [Bậc 1 hoặc Bậc 2]

Lương Bậc 1 = 1.300.000 đồng/tháng x  10,40 = 13.520.000  đồng/tháng;

Lương Bậc 2 = 1.300.000 đồng/tháng x  11 = 14.300.000 đồng/tháng.

Lương của Ủy viên Ủy ban thương vụ Quốc hội = Lương cơ bản x Hệ số  [Bậc 1 hoặc Bậc 2]

Lương Bậc 1 = 1.300.000 đồng/tháng x  9,80 = 12.610.000  đồng/tháng;

Lương Bậc 2 = 1.300.000 đồng/tháng x  10,40 = 13.520.000  đồng/tháng.

Lương của Chủ tịch Hội đồng dân tộc= Lương cơ bản x Hệ số  [Bậc 1 hoặc Bậc 2]

Lương Bậc 1 = 1.300.000 đồng/tháng x  9,70 = 12.610.000  đồng/tháng;

Lương Bậc 2 = 1.300.000 đồng/tháng x  10,3 = 13.390.000  đồng/tháng.

Lương của Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội = Lương cơ bản x Hệ số  [Bậc 1 hoặc Bậc 2]

Lương Bậc 1 = 1.300.000 đồng/tháng x  9,70 = 12.610.000  đồng/tháng;

Lương Bậc 2 = 1.300.000 đồng/tháng x  10,3 = 13.390.000  đồng/tháng.

Lương của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ = Lương cơ bản x Hệ số  [Bậc 1 hoặc Bậc 2]

Lương Bậc 1 = 1.300.000 đồng/tháng x  9,70 = 12.610.000  đồng/tháng;

Lương Bậc 2 = 1.300.000 đồng/tháng x  10,3 = 13.390.000  đồng/tháng.

Lương của Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội = Lương cơ bản x Hệ số  [Bậc 1 hoặc Bậc 2]

Lương Bậc 1 = 1.300.000 đồng/tháng x  9,70 = 12.610.000  đồng/tháng;

Lương Bậc 2 = 1.300.000 đồng/tháng x  10,3 = 13.390.000  đồng/tháng.

>> Xem thêm: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước có quyền kinh doanh hay không? 

Quy định nổ súng khi thi hành nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ

Cán bộ, công chức nhà nước có được tham gia các hoạt động kinh doanh?

Trên đây là một số nội nội dung về lương của một số lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước . 

Liên hệ với chúng tôi:

Facebook: LawKey – Chìa Khoá Pháp Luật   |    Youtube: LawKey – Chìa Khoá Pháp Luật

Chủ Đề