Lugol không bắt màu là gì

Hỏi - 13/10/2010 Ngày 30/9/2010 e bắt đầu chu kỳ kinh đến ngày 5/10/2010 thì em sạch kinh hẳn. Đến ngày 11/10/2010, em thấy hơi ngứa ở âm đạo, chỉ ngứa 1 chút là hết. Đến ngày 12/10/2010, em thấy ra dịch màu đen sậm, hiện tượng ngứa cũng có nhưng chỉ ngứa 1 lát là hết. Đến ngày 13/10/2010, khi đi vệ sinh, em lấy giấy chậm vào thì k thấy khối dịch màu đen như hôm trước nữa chỉ có một chút nước hơi vàng và hiện tượng ngứa cũng rất ít. Không có mùi hồi hay hện tượng gì khác.  Em đã đi khám soi cổ tử cung và dò âm đạo có kết quả như sau:Hình dạng :    cổ tử cung viêm đỏDung dịch  acid acetic : chưa thấy tổn thươngDung dịch lugol; bắt màu không đềuTế bào trụ tuyến : Dạng chùm nhoTế bào bì lát : Viêm nhẹRanh giới trụ tuyến  : không rõNang Naboth:  Không thấyKẾT LUẬN:  Cổ tử cung viêm lộ tuyến nhẹVà toa thuốc bác sĩ chỉ định em điều trị viêm là: Fluconazile 150 mg ( 2v) : ngày uống 2 lầnAcicef (cefizim) ( 14v)Clomaz (6v) : đặt âm đạo vào mỗi tối.vẬY THƯA BÁC SĨ, BỆNH NÀY CÓ NẶNG KHÔNG, CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH CON KHÔNG ( EM CHƯA CÓ CON), UỐNG VÀ ĐẶT THUỐC NHƯ TRÊN THÌ KHỎI HẲN KHÔNG THƯA BS?  BS CÓ THỂ TƯ VẤN CHO EM CÁCH NÀO ĐỂ BIẾT NGUYÊN NHÂN EM BỊ BỆNH ĐÓ KHÔNG Ạ, VÌ EM VỆ SINH VÙNG KÍN BẰNG DUNG DỊCH RẤT KỸ, EM CŨNG KHÔNG HỀ  THỤT RỮA ÂM ĐẠO, QUẦN CON EM GIẠT VÀ THAY THƯỜNG XUYÊN, ĐÂY LÀ LẦN ĐẦU EM BỊ BỆNH NHƯ THẾ NÀY NÊN EM RẤT LO VÌ HIỆN TẠI EM ĐANG RẤT MONG CÓ BABY. kINH MONG BS GIAI ĐÁP VÀ TƯ VẤN GIÚP E.

Trả lời

 - Nếu bác sĩ kết luận cổ tử cung viêm lộ tuyến nhẹ như em nói thì đây là bệnh không nặng.

- Viêm nhiễm sinh dục không được điều trị và theo dõi tốt có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh Muốn biết cụ thể mìng có bị hay không cần kiểm tra thêm xem hai vòi trứng có bị tắc hay không.- Muốn biết đã hết bệnhhay chưa thì sau đợt điều trị này cần đi tái khám để bác sĩ kiểm tra và đánh giá lại tình trạng bệnh.

- Bị như vậy có thể do nhiều nguyên nhân: vệ sinh kém, vệ sinh không đúng cách (vệ sinh thường ngày, vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh giao hợp...), nguồn nước, bụi bẩn ở quần lót, cơ địa...

- Xét nghiệm huyết trắng có thể biết nguyên nhân gây viêm nhiễm là do loại vi khuẩn nào. 

BS. CKII. Bùi Thanh Vân
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Giáo sư Nguyễn Bá Đức - Nguyên Giám đốc Bệnh viện K- Phó chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam  cho biết giống như các bệnh ung thư, ung thư cổ tử cung nếu phát hiện sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh ít dấu hiệu nên người bệnh phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Vì thế, Giáo sư Đức khuyên chị em phụ nữ đã quan hệ tình dục từ 3 năm trở lên nên thường xuyên thực hiện các biện pháp sau để phát hiện ung thư cổ tử cung sớm nhất.

Khám phụ khoa: 

Thầy thuốc sẽ kiểm tra cổ tử cung cùng với khám các cơ quan khác trong vùng khung chậu. Người được khám cần nằm trên bàn khám phụ khoa. Thầy thuốc có thể sử dụng mỏ vịt để quan sát cổ tử cung và lấy tế bào âm đạo làm xét nghiệm. Sau đó, thấy thuốc có thể sẽ khám phụ khoa bằng tay một tay thăm trong kết hợp với một tay ở bên ngoài nắn vùng bụng dưới, khám hạch bạch huyết vùng hạch bẹn.

Xét nghiệm tế bào học âm đạo: 

Phương pháp xét nghiệm tế bào học âm đạo còn có tên là xét nghiệm Pap. Thấy thuốc sẽ lấy tế bào trên bề mặt cổ tử cung và âm đạo bằng một que gỗ hoặc qua nhựa hoặc bàn chải nhỏ hoặc tăm bông. Các tế bào sẽ được phết lên một phiến kính, nhuộm và soi trên kính hiển vi. Phương pháp này khá chính xác, cho phép phát hiện những biến đổi của tế bào.

Trong vòng 48 giờ trước khi làm xét nghiệm, người phụ nữ không nên thụt rửa âm đạo, không quan hệ tình dục, không đặt nút gạc, các loại bọt, keo tránh thai hoặc các loại kem, thuốc đặt âm đạo. Những ngày có kinh phụ nữ không nên làm xét nghiệm tế nào này.

Xét nghiệm axit axetic: 

Nghiệm pháp axit axetic hay còn gọi tắt là VIA là nghiệm pháp chấm cổ tử cung bằng dung dịch axit axetic 3 – 5% và quan sát bằng mắt thường để phát hiện bất thường bao gồm các tổn thương tiền ung thư. Đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, tương đối chính xác, có hiệu quả ca để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.

Nghiệm pháp Lugol:

 Là nghiệm pháp chấm cổ tử cung bằng dung dịch lugol 5% và quan sát bằng mắt thường. Bình thường, các tế bào bề mặt của cổ tử cung bắt màu nâu khi chấm dung dịch này nếu lớp tế bào này bị mất đi sẽ biểu hiện bằng màu vàng hoặc nâu nhạt. Đây cũng là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, có hiệu quả.

Soi cổ tử cung: 

Sử dụng máy soi phóng đại hình ảnh cổ tử cung từ 2 đến 25 lần để quan sát tổn thương dễ dàng. Có thể soi cổ tử cung kết hợp chậm axit axetic hoặc dung dịch lugol nói trên. Soi cổ tử cung khi các xét nghiệm nói trên bất thương hoặc nghi ngờ bất thường

Lugol không bắt màu là gì

Lugol không bắt màu là gì

Thường thì các tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm lại ít có biểu hiện lâm sàng hoặc các dấu hiệu cảnh báo đặc hiệu. Các triệu chứng rõ ràng và điển hình thường khi các tế bào ác tính phát triển nhanh và xâm lấn vào các tổ chức lân cận, lúc đó người phụ nữ có thể thấy dấu hiệu ra máu âm đạo bất thường (ra máu sau quan hệ tình dục, ra máu ngoài kỳ kinh, ra máu sau mãn kinh, rong kinh rong huyết kéo dài bất thường...); ra khí hư âm đạo bất thường, khí hư lẫn máu; hoặc xuất hiện đau vùng chậu, đau khi giao hợp...

Ngày nay cùng với sự phát triển của y học thì việc sàng lọc phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung có thể được thực hiện bởi các bác sĩ tại các cơ sở sản phụ khoa thông qua quá trình thăm khám và xét nghiệm:

- Quan sát cổ tử cung bằng mắt thường với dung dịch axit acetic 3-5% (Visual inspection with acetic acid - VIA). Dùng dung dịch axit acetic 3-5% bôi lên bề mặt cổ tử cung rồi quan sát bằng mắt thường sau 1 phút, nếu thấy xuất hiện hình ảnh trắng axit acetic gần khu vực chuyển tiếp thì nghiệm pháp này được coi là dương tính đối với các thay đổi tế bào tiền ung thư hoặc ung thư xâm lấn sớm. VIA là phương pháp dễ thực hiện, phù hợp trong sàng lọc và phòng chống ung thư cổ tử cung tại tất cả các tuyến y tế, đặc biệt đối với tuyến y tế cơ sở, không đòi hỏi phải có phòng xét nghiệm, cho kết quả cho ngay lập tức.

- Quan sát cổ tử cung bằng mắt thường với dung dịch Lugol 3% (Visual inspection with Lugol’s Iodine - VILI). Nghiệm pháp VILI dựa trên nguyên lý bắt màu của glycogen có trong biểu mô vảy cổ tử cung khi tiếp xúc với dung dịch Lugol có chứa Iod. Các biểu mô dị sản mới hình thành, mô viêm, mô tiền ung thư không chứa hoặc chứa rất ít glycogen nên không bắt màu Lugol hoặc bắt màu không đáng kể, có thể thực hiện VILI riêng rẽ hoặc phối hợp sau VIA.

- Phương pháp phết tế bào cổ tử cung (Pap’smear) là phương pháp đã được áp dụng từ nhiều năm và ghi nhận có hiệu quả trong việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có hạn chế: giá đắt, kỹ thuật lấy tiêu bản phải tốt, kỹ thuật xử lý tiêu bản phải chuẩn và cũng cần bác sĩ có kinh nghiệm đọc và phân tích mẫu bệnh phẩm, nếu các bước trên không được thực hiện chính xác thì ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Hiện nay đã có xét nghiệm Thinprep Pap Test, một xét nghiệm phát hiện tổn thương cổ tử cung đã được Cơ quan Quản lý thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận từ tháng 5/1996 và được sử dụng phổ biến tại Mỹ, châu Âu và nhiều nước khác. Thinprep Pap Test có nhiều ưu điểm vượt trội như làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu trong phát hiện các tế bào tiền ung thư, đặc biệt là các tế bào biểu mô tuyến, một loại tế bào ung thư rất khó phát hiện.

- Xét nghiệm ADN HPV phát hiện các tuýp HPV có nguy cơ cao sinh ung thư cổ tử cung, có thể được sử dụng độc lập hoặc phối hợp xét nghiệm tế bào cổ tử cung. Xét nghiệm ADN HPV có độ nhạy cao và giá trị dự báo cao, nếu kết quả âm tính thì gần như không có nguy cơ hình thành CIN III trong vòng 6-10 năm sau đó, điều này cho phép giãn thời gian sàng lọc và giảm số lần sàng lọc trong cuộc đời người phụ nữ.

Như vậy để tầm soát ung thư cổ tử cung, tốt nhất chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ tại các cơ sở sản phụ khoa và làm các xét nghiệm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.

Hoạt động khám định kỳ có thể được thực hiện trước giai đoạn chị em có kế hoạch mang thai và sinh đẻ hoặc tiếp tục duy trì hàng năm, kể cả khi đã mãn kinh để đảm bảo luôn có sức khỏe sinh sản khỏe mạnh góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó việc chăm sóc vệ sinh phụ nữ theo khoa học và an toàn tình dục giúp dự phòng ung thư cổ tử cung hiệu quả. Khi thấy các dấu hiệu bất thường (khí hư nhiều, hôi, lẫn máu, đau vùng chậu...) thì chị em không nên chần chừ mà cần đi khám ngay, khám phát hiện sớm đồng nghĩa với việc gia tăng hiệu quả quá trình điều trị. Muốn biết thêm thông tin, chị em nên đến các phòng khám sản phụ khoa hoặc hỏi bác sĩ của mình để được tư vấn cụ thể.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh

Ung thư cổ tử cung (KCTC) hiện đang là một trong những ung thư phổ biến nhất hiện nay. Bệnh đứng thứ 3 trên thế giới và thứ hai tại Việt Nam chỉ sau ung thư vú. U có tỉ lệ tử vong cao do bệnh thường phát hiện ở giai đoạn muộn.

Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm thì sẽ giảm được gánh nặng bệnh tật và tỉ lệ tử vong. Do đó, nhu cầu sàng lọc bệnh trên diện rộng và có hệ thống được đặt ra. Rất nhiều nghiên cứu trong y văn đã chứng tỏ rằng phương pháp xét nghiệm tế bào học bằng nhuộm Papanicolaou có giá trị chẩn đoán cao với độ nhạy trên 95 .

Tại Việt Nam, hầu như chỉ các bệnh viện tuyến tỉnh mới có khoa giải phẫu bệnh – tế bào, nơi có khả năng làm xét nghiệm tế bào. Do đó, cần phải tìm ra phương pháp đơn giản hơn để thay thế Pap smear. Tổ chức y tế thế giới đã khuyến cáo thay thế phương pháp xét nghiệm tế bào học bằng nghiệm pháp quan sát cổ tử cung bằng bôi acid acetic 3-5% - VIA (Visual inspection with acetic acid) và lugol 5% - VILI (Visual inspection with Lugol iodine).

Nguyên nhân đầu bảng gây ung thư cổ tử cung là virus sinh u nhú ở người - HPV (Human papilloma virus). Nhiều bằng chứng cho thấy HPV xuất hiện trong 100  trường hợp ung thư xâm nhập (nhưng ở dạng kết hợp). Khi nhiễm HPV, nguy cơ ung thư tăng 15 lần, nhưng nguy cơ này tăng lên đến 38,5 lần khi nhiễm ở độ tuổi dưới 25. Ngoài ra, quan hệ tình dục sớm, có nhiều bạn tình hoặc chồng/bạn trai có nhiều bạn tính, sinh con nhiều là những yếu tố nguy cơ cao của KCTC. Ngoài ra, các yếu tố khác như vệ sinh sinh dục, thuốc lá, thuốc tránh thai và chế độ ăn cũng có vai trò nhất định trong bệnh sinh ung thư cổ tử cung.

CÁC ĐỐI TƯỢNG SÀNG LỌC 

Sàng lọc bằng VIA và/hoặc tế bào cổ tử cung cần được tiến hành cho những phụ nữ trong độ tuổi từ 21-70, đã quan hệ tình dục, ưu tiên cho nhóm phụ nữ nguy cơ trong độ tuổi từ 30-50: Từ 21-29 tuổi: sàng lọc 2 năm một lần; từ 30-70 tuổi: sàng lọc 2 năm một lần, sau 3 lần xét nghiệm âm sàng lọc liên tiếp có kết quả âm tính thì có thể sàng lọc 3 năm một lần; Trên 70 tuổi: có thể ngừng sàng lọc nếu có ít nhất 3 lần xét nghiệm sàng lọc có kết quả âm tính hoặc không có kết quả xét nghiệm bất thường trong vòng 10 năm trước đó.

QUY TRÌNH SÀNG LỌC KCTC TẠI TUYẾN XÃ, HUYỆN

Do điều kiện kinh tế, kỹ thuật hạn chế tại tuyến xã, huyện nên không thể áp dụng được xét nghiệm tế bào học. Tại tuyến cơ sở này, chỉ nên áp dụng nghiệm pháp VIA và VILI khi khám lâm sàng.

Nghiệm pháp VIA

Đại cương

Nghiệm pháp acid acetic hay còn gọi tắt là VIA (Visual inspection with acetic acid) là nghiệm pháp chấm cổ tử cung bằng dung dịch acid acetic 3-5% và quan sát bằng mắt thường để phát hiện những bất thường bao gồm các tổn thương tiền ung thư. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, không lệ thuộc vào phòng xét nghiệm, rẻ tiền, tương đối chính xác, có hiệu quả cao, rất thích hợp cho những nơi có điều kiện kinh tế và y tế hạn chế.

Khác với xét nghiệm tế bào học âm đạo, VIA có thể thực hiện vào bất kỳ lúc nào, ngay cả khi có kinh (trừ khi ra huyết quá nhiều), trong khi có thai, khám hậu sản, hoặc kiểm tra sau nạo. VIA cũng có thể thực hiện khi người phụ nữ đến khám các bệnh lây qua đường tình dục, HIV.

Người thực hiện

Bác sĩ, nữ hộ sinh, y sĩ sản nhi, điều dưỡng đã được huấn luyện về VIA và được hỗ trợ sau huấn luyện thông qua giám sát lồng ghép.

Chỉ định

Phụ nữ trong độ tuổi 21-70, đã có quan hệ tình dục. Ưu tiên cho phụ nữ trong độ tuổi 30-50; Có thể quan sát được toàn bộ vùng chuyển tiếp.

Phương thức thực hiện

Chuẩn bị: Hỏi và ghi các thông tin cần thiết; người bệnh: giải thích mục đích thủ thuật, hướng dẫn nằm trên bàn khám phụ khoa; dụng cụ: mỏ vịt, đèn cổ ngỗng có đủ ánh sáng, dung dịch acid acetic.

Khám: Quan sát bộ phận sinh dục ngoài và đặt mỏ vịt để quan sát cổ tử cung. Kiểm tra xem có các viêm nhiễm như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo hoặc mủ nhày. Dùng gạc lau sạch dịch, máu hoặc mủ. 

Dùng một gạc hoặc bông sạch cuộn nhỏ chấm acid acetic 5  và bôi vào trong cổ tử cung. Quan sát cổ tử cung, đặc biệt ở gần ranh giới biểu mô vảy-trụ. Sau bôi acid acetic 20-30 giây, các hình ảnh soi sẽ rõ nét. Acid acetic sẽ hết tác dụng trong vòng 1-2 phút, vì vậy nếu soi lâu thì nên bôi lần nữa. Dưới tác dụng của acid acetic: Các cửa tuyến đang chế tiết thu nhỏ lại; hình ảnh lộ tuyến như hình chùm nho hay ngón tay găng; Các vết sừng hóa màu trắng ngà nổi bật lên trên nền hồng nhạt của biểu mô lát; các tổn thương hủy hoại của biểu mô lát sẽ thẫm màu lên, có bờ r  ràng, lau mạnh có thể chảy máu.

Ý nghĩa của nghiệm pháp Acid Acetic

Có thể phân biệt được lộ tuyến với các tổn thương sừng hóa hay bị hủy hoại là những tổn thương nghi ngờ cần theo d i (các mảng trắng hoặc thẫm màu); chuyển làm nghiệm pháp Lugol khi thấy các mảng trắng hoặc niêm mạc sẫm màu.  

Nghiệm pháp Lugol (còn gọi là nghiệm pháp Schiller hoặc VILI – visual inspection with Lugol’s iodine)

Khái lược về nghiệm pháp VILI

Là phương pháp chấm cổ tử cung bằng dung dịch Lugol 5  và quan sát bằng mắt thường. Bình thường các tế bào bề mặt của cổ tử cung bắt màu nâu khi chấm dung dịch này. Nếu lớp tế bào này bị mất thì biểu hiện bằng màu vàng hoặc nâu nhạt. Đây cũng là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, có hiệu quả, có thể áp dụng cho những nơi có điều kiện kinh tế và y tế hạn chế.

Người thực hiện

Bác sĩ, nữ hộ sinh, y sĩ sản nhi, điều dưỡng đã được huấn luyện về VILI và được hỗ trợ sau huấn luyện thông qua giám sát lồng ghép

Chỉ định

Phụ nữ trong độ tuổi hoạt động tình dục, đã quan hệ tình dục; có thể quan sát được toàn bộ vùng chuyển tiếp

Cách tiến hành

Quá trình chuẩn bị và kiểm tra tình trạng cổ tử cung, âm đạo trước khi chấm dung dịch Lugol cũng tương tự như trước khi chấm acid acetic. 

Dùng một gạc hoặc bông sạch cuộn nhỏ nhúng vào dung dịch Lugol và chấm lên cổ tử cung. Sau 1-2 giây, Lugol sẽ bám biểu mô lát. Bình thường, biểu mô sẽ có màu nâu gụ. Vùng nào mất biểu mô lát, mất glycogen, sẽ không có màu nâu và vẫn  giữ được màu hồng nhạt. Sau khi kiểm tra, dùng gạc hoặc bông khô lau hết dung dịch Lugol còn sót lại. 

Nếu nhân viên y tế phát hiện các tổn thương bất thường như mất màu Lugol, sùi loét… thì chuyển lên tuyến trên ngay.

Ý nghĩa

Chứng nghiệm VILI  giúp ta:

Nhận định lại các hình ảnh đã thấy khi soi dưới acid acetic; phát hiện các vùng iod âm tính thực sự; đánh giá mức độ thuần thục của biểu mô lát; nhận định rõ ranh giới của các tổn thương.

Như vậy, nghiệm pháp VILI bổ sung cho nghiệm pháp acid acetic, giúp ta xác định một cổ tử cung hoàn toàn bình thường với một cổ tử cung mà biểu mô lát bị thay đổi tính chất (do viêm), hoặc do mất biểu mô lát (do có tổn thương).

Tuy nhiên không đặc hiệu, vì nó không phân biệt được tổn thương lành tính và ác tính. Một tổ chức ung thư, một biểu mô non mới tái tạo, một đám lộ tuyến, và một biểu mô teo đét của người già, đều chưa thuần thục nên không bắt màu lugol

Sàng lọc ung thư tại tuyến tỉnh            

Do tuyến tỉnh đã có khoa Giải phẫu bệnh – tế bào nên tại đây cần đặt xét nghiệm tế bào học làm trọng tâm trong sàng lọc phát hiện sớm KCTC. Bên cạnh đó, khi xét nghiệm tế bào nghi ngờ tổn thương nội biểu mô thì kết hợp soi cổ tử cung và sinh thiết tổn thương để chẩn đoán sâu hơn. Phương pháp này có độ nhạy cao và là phương pháp hữu hiệu bởi dễ thực hiện, không đắt tiền và cho kết quả chính xác và có thể áp dụng cho một quần thể lớn.

Người thực hiện

Lấy bệnh phẩm: Bác sĩ sản phụ khoa, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh, y sĩ sản – nhi được huấn luyện về kỹ thuật lấy bệnh phẩm xét nghiệm tế bào học.

Đọc sàng lọc kết quả bệnh phẩm: bác sĩ Giải phẫu bệnh – tế bào học

Chỉ định

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung

Tất cả các phụ nữ đã có quan hệ tình dục, ưu tiên nhóm nguy cơ cao (30 – 50 tuổi).

Không làm xét nghiệm vào những ngày có kinh; không thụt rửa âm đạo hay quan hệ tình dục, không đặt nút gạc, các loại bọt, keo tránh thai hoặc các loại kem, thuốc đặt âm đạo trong vòng 48 giờ trước khi xét nghiệm.

Chỉ định lặp lại xét nghiệm

Phiến đồ quá ít tế bào; phiến đồ không lấy được tế bào vùng chuyển tiếp (không có tế bào biểu mô tuyến hoặc dị sản vảy); phiến đồ quá dày, chồng chất hoặc có quá nhiều tế bào viêm, chất nhày, hồng cầu, các thành phần tế bào khác.

Tiến hành

Hỏi thông tin người bệnh

Hướng dẫn người phụ nữ nằm và quan sát bộ phận sinh dục ngoài, cổ tử cung

Lấy phiến đồ: Nhân viên y tế đặt nhẹ đầu có ngoàm của quệt bẹt vào ống CTC, vừa tỳ nhẹ ngoàm vào vùng cổ ngoài, vừa quay từ từ 360o dọc theo vùng chuyển tiếp giữa biểu mô vảy và biểu mô trụ, sau đó dùng đầu kia để lấy bệnh phẩm cổ ngoài (với động tác tương tự). Tiếp đến nhân viên y tế dàn bệnh phẩm trên lam kính và xịt dung dịch cố định

Đọc kết quả: Theo phân loại của Bethesda

Loạn sản nhẹ (CIN I): Về tế bào học, đó là tổn thương của các tế bào thuộc lớp bề mặt hoặc trung gian, đứng tách biệt hoặc họp thành từng đám nhỏ. Bào tương rộng, nhân lớn và không đều, tăng sắc nhẹ; hạt nhân không nhìn thấy, màng nhân không đều, dày lên từng chỗ hoặc biến mất, đôi khi để lại một quầng kín đáo. 

Loạn sản vừa (CIN II): về mặt tế bào học, các tế bào to và tròn hơn; nhân lớn, không đều và tăng sắc; bào tương ưa bazơ còn rộng; tỉ lệ nhân/bào tương tăng hơn. Chúng thường tróc ra thành đám, thành dải kiểu dòng chảy

Loạn sản nặng/ung thư (CIN III): Trên phiến đồ, gặp nhiều tế bào có đặc điểm ác tính kiểu tế bào cận đáy và trung gian sâu. Các tế bào này to nhỏ không đều; nhân rất lớn, không đều, đôi khi có thùy, múi, lưới nhiễm sắc đặc, có chỗ bắt màu sẫm; nhiều nhân chia; bào tương hẹp, kiềm tính; tỉ lệ nhân/bào tương tăng rõ.

Lugol không bắt màu là gì

Hình 2: Sơ đồ sàng lọc ung thư cổ tử cung tại tuyến tỉnh