Lê đình chức là ai

Y án tử hình

6 người cùng xin giảm nhẹ hình phạt gồm Lê Đình Công (SN 1964), Lê Đình Chức (SN 1980, em bị cáo Công), Lê Đình Doanh (SN 1988, con bị cáo Công), Bùi Viết Hiểu (SN 1943), Nguyễn Quốc Tiến (SN 1980), Bùi Thị Nối (SN 1958).

Tại bản án sơ thẩm, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt Lê Đình Công, Lê Đình Chức tử hình; Lê Đình Doanh tù chung thân; Bùi Viết Hiểu 16 năm tù và Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù cùng về tội "Giết người". Bị cáo Bùi Thị Nối bị tuyên phạt 6 năm tù giam về tội "Chống người thi hành công vụ".

Lê đình chức là ai

Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: TTXVN

Qua xét xử, cấp phúc thẩm khẳng định các cơ quan tố tụng đã làm đúng trình tự, thủ tục; các bị cáo cũng không khiếu nại nên hành vi và quyết định của người/cơ quan tiến hành tố tụng là đúng. Tại tòa, các bị cáo cũng thừa nhận hành vi phạm tội của mình, việc này phù hợp lời khai tại cơ quan điều tra, của người làm chứng…

Cấp phúc thẩm cho rằng đủ cơ sở kết luận, từ năm 2013, ông Lê Đình Kình (đã mất, bố các bị cáo Công, Chức) đã cùng Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu… thành lập Tổ đồng thuận nhằm hô hào giữ đất Đồng Sênh ở Đồng Tâm dù đây là đất quốc phòng. Nhóm này trong nhiều năm đã nhiều lần chống đối cơ quan chức năng, đe dọa người dân và thậm chí còn bắt giữ trái phép công an, cán bộ... Công, Hiểu, Tuyển nhiều lần livestream, đăng clip kêu gọi chống đối, đe dọa giết 300 công an… đồng thời mua 10 lựu đạn, chế tạo 85 chai bom xăng…

Đầu tháng 1/2020, khi lực lượng công an thành phố Hà Nội về xã Đồng Tâm, Lê Đình Kình đã cùng nhiều đối tượng tổ chức họp tại nhà mình vào các ngày 6-7-8/1/2020 để chỉ đạo chống đối, tấn công lực lượng công an. Cụ thể chiều ngày 8/1/2020, theo chỉ đạo của Lê Đình Kình, nhóm này đã mang cả hung khí gồm tuýp sắt gắn dao bầu, bom xăng, gạch đá tập kết tại nhà Lê Đình Kình để chuẩn bị tấn công lực lượng chức năng.

Sáng 9/1, khi cảnh sát vào thôn Hoành bảo vệ các mục tiêu đã bị tổ Đồng Thuận ném bom xăng, lựu đạn, dùng dao tấn công bất chấp việc lực lượng chức năng kêu gọi dừng lại trước khi quá muộn. Lực lượng công an, trong đó có các anh Nguyễn Duy Thịnh, Phạm Công Huy, Dương Đức Hoàng Quân và nhiều người khác triển khai kế hoạch đột nhập bắt giữ các đối tượng về hành vi chống đối.

Khi những cảnh sát này tiến lên trần nhà đã bị ngã xuống hố sâu 4m. Thấy vậy, Lê Đình Chức và Lê Đình Doanh đã dùng dao nhọn chọc xuống rồi nhiều lần đổ xăng vào hố, thiêu khiến 3 cảnh sát hy sinh.

Trong vụ này, Lê Đình Công là người chủ trì các cuộc họp kích động mọi người chống đối; đe dọa giết công an và cùng tham gia việc mua lựu đạn… Bị cáo là người trực tiếp tấn công lực lượng cảnh sát.

HĐXX cũng xác định, Bùi Viết Hiểu là người đã chứng kiến việc giao đất, biết rõ đây là đất quốc phòng nhưng vẫn thường xuyên tụ tập, lăng mạ cán bộ, ghi hình đe dọa cán bộ và bàn bạc việc mua lựu đạn. Vào sáng 9/1/2020, bị cáo này đã trực tiếp ném 2 bom xăng.

Bị cáo Lê Đình Chức tiếp nhận chủ trương tấn công lực lượng công an rồi ném gạch, bom xăng vào cảnh sát và sau đó dùng dao chọc, đổ xăng thiêu 3 chiến sĩ ở dưới hố gây cái chết của các anh. Bị cáo Lê Đình Doanh cũng tham gia họp bàn, là người trực tiếp mua vũ khí và ném 3 – 4 quả bom xăng cùng nhiều gạch đá về phía cảnh sát. Theo chỉ đạo của Chức, Doanh còn dùng xăng thiêu 3 cảnh sát.

Bị cáo Nguyễn Quốc Tiến là người góp tiền mua lựu đạn, chế tạo bom xăng… Sáng 9/1/2020, Tiến bắn 3 quả pháo báo hiệu tấn công và sau đó ném gạch, bom vào cảnh sát…

Hội đồng xét xử cho rằng, các bị cáo đã họp bàn, chuẩn bị kỹ lưỡng công cụ phạm tội và quyết tâm thực hiện hành vi tàn ác, gây ra cái chết vô cùng thương tâm. Nhóm này cũng sử dụng vũ khí có tính sát thương cao, có khả năng gây chết nhiều người… nên tòa sơ thẩm xét xử 5 bị cáo về tội giết người với các tình tiết kịch khung theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự là đúng.

Xét vai trò, tính chất, mức độ hành vi của các bị cáo và hậu quả vụ án, cấp phúc thẩm nhận thấy mức án cấp sơ thẩm tuyên là đúng, tương xứng nên không có căn cứ giảm nhẹ hoặc chấp nhận đề nghị trả hồ sơ điều tra lại của các luật sư.

Với Bùi Thị Nối, tòa phúc thẩm xác định bị cáo chịu sự lôi kéo, được người khác hứa chia đất Đồng Sênh lại có nhận thức kém nên đã vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng trật tự địa phương. Tòa sơ thẩm đã xác định bị cáo Nối là nông dân chất phác, nhận thức pháp luật hạn chế… nên được chuyển tội danh từ giết người sang chống người thi hành công vụ và xử 6 năm tù là có căn cứ; không thể giảm nhẹ thêm.

Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử quyết định bác kháng cáo của cả 6 người, giữ nguyên các quyết định trong án sơ thẩm của TAND TP Hà Nội.

Nói lời sau cùng, các bị cáo thể hiện sự ăn năn

Trước đó, cuối giờ chiều 9/3, trước khi tiến hành nghị án, Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) cho phép các bị cáo nói lời sau cùng.

Nói lời sau cùng tại Tòa phúc thẩm, bị cáo Lê Đình Công cho rằng, bị cáo đã hối cải, thành khẩn khai báo trước cơ quan điều tra, xin Hội đồng xét xử xem xét để bị cáo được hưởng khoan hồng, được hưởng mức án phù hợp. Bị cáo Công cho rằng, trong vụ án xảy ra ngày 9/1/2020, bị cáo và các bị cáo khác không hề bàn bạc, không được ai giao nhiệm vụ...".

Bước lên bục khai báo, bị cáo Lê Đình Chức mong HĐXX xem xét hoàn cảnh, sức khỏe của bị cáo cũng như các tình tiết giảm nhẹ mà luật sư của bị cáo đưa ra để giảm nhẹ mức hình phạt cho bị cáo.

Bị cáo Bùi Viết Hiểu cho biết mình ăn năn, hối lỗi và trình bày năm nay bị cáo đã 78 tuổi, sức khỏe yếu, mong Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt để bị cáo được trở về với con cháu.

Bị cáo Nguyễn Quốc Tiến xin Hội đồng xét xử xem xét chuyển đổi tội danh; gửi lời xin lỗi tới gia đình 3 chiến sĩ Công an đã hy sinh.

“Bị cáo rất đau buồn trước sự hy sinh của ba cán bộ. Dù không trực tiếp tham gia giết ba cán bộ nhưng bị cáo có mặt ở đó. Bị cáo có lỗi không ngăn cản. Bị cáo mong ba gia đình tha thứ cho bị cáo và xin các gia đình tha lỗi để bị cáo về với gia đình” - bị cáo Tiến nói.

Trong lời nói sau cùng, bị cáo Lê Đình Doanh (người bị đề nghị y án chung thân) cũng gửi lời xin lỗi tới gia đình 3 chiến sĩ công an đã hy sinh; đồng thời mong Hội đồng xét xử xem xét khi lượng hình.

Bị cáo Bùi Thị Nối cho biết, bị cáo là người ít học nên "nhờ các luật sư chủ động cho bị cáo". Bị cáo Nối xin Hội đồng xét xử tạo điều kiện giúp mình./.

Vụ án Đồng Tâm là vụ án mà nhà nước Việt Nam xét xử 29 công dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội với các tội danh giết người và chống người thi hành công vụ. Phiên tòa sơ thẩm ban đầu dự kiến diễn ra từ ngày 7 đến 17 tháng 9 năm 2020, nhưng sau rút gọn lại còn đến ngày 14 tháng 9 năm 2020 tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Các bị cáo gồm các thành viên "tổ Đồng thuận" và người nhà ông Lê Đình Kình, người được cho là đứng đầu trong cuộc tranh chấp đất đai tại Đồng Tâm. Phiên tòa sơ thẩm với mức tuyên án gồm 2 án tử hình, 1 án tù chung thân, 12 án tù có thời hạn từ 3 đến 16 năm tù giam, còn lại là các án tù treo tù 15 tháng đến 3 năm. Sau phiên tòa sơ thẩm, thông qua các luật sư của mình, một số bị cáo được cho là sẽ kháng cáo.

Vào khoảng 3 giờ sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020, khoảng 3.000 cảnh sát cơ động và các lực lượng tại địa phương bắt đầu bao vây và tấn công xã Đồng Tâm. Chính quyền tổ chức cuộc bao vây, tấn công mà không có thông báo trước. Theo truyền thông độc lập và blogger, phía công an đã cắt mạng internet và cắt sóng điện thoại trước, sau đó ồ ạt tiến vào làng với súng ống, hơi cay và lựu đạn, chất nổ. Cuối cùng, công an xông vào nhà riêng của ông Lê Đình Kình và bắn chết ông tại buồng ngủ. Trong cuộc tấn công phía chính quyền có ba người thiệt mạng.

Vụ án được xét xử công khai tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, dự kiến diễn ra từ ngày 7 đến ngày 17 tháng 9 năm 2020. Hội đồng xét xử gồm 5 người do thẩm phán Trương Việt Toàn, Phó chánh tòa Hình sự Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội làm chủ tọa. Có hơn 30 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo tại phiên tòa.[1]

Luật sư

Tại phiên tòa, các bị cáo đều có từ 1-6 luật sư bào chữa. Các bị cáo đều đồng ý luật sư bào chữa cho mình. 3 luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các công an tử vong là luật sư Nguyễn Hồng Bách, Nguyễn Thị Phương Anh, Đỗ Mạnh Linh (đoàn Luật sư TP.Hà Nội) có mặt.[2]

Phòng xử án có khoảng 50% là cảnh sát tư pháp, an ninh; không có bất cứ người nhà các bị cáo nào được vào tham dự phiên tòa và cũng không có người dân thường nào được vào phòng xử án.[3]

Kiến nghị, ý kiến luật sư

  • Ngày 31.8 và ngày 4.9, nhóm các luật sư bào chữa cho các bị cáo đã nộp bản kiến nghị lên Hội đồng xét sử (HĐXX), trong đó đề nghị triệu tập 22 thành phần tham dự phiên xét xử (trong đó có bà Dư Thị Thành - vợ ông Lê Đình Kình; và vợ Lê Đình Uy); triệu tập ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội; kiến nghị điều tra lại vụ án…Trả lời kiến nghị này, Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa Trương Việt Toàn cho biết, xét thấy những người này không có liên quan trực tiếp đến vụ án nên HĐXX không triệu tập... Với kiến nghị triệu tập bà Dương Thị Thành, vợ ông Kình; và vợ Lê Đình Uy, HĐXX ghi nhận, xét thấy cần thiết sẽ triệu tập.[2]
  • Luật sư Đặng Đình Mạnh đề nghị không để Công an TP.Hà Nội điều tra vụ án vì cho rằng không khách quan. Về việc điều tra vụ án, thẩm phán Toàn cho biết, theo Pháp lệnh điều tra thì vụ án xảy ra trên địa bàn TP.Hà Nội nên Công an TP.Hà Nội điều tra là đúng quy định của pháp luật.[2]
  • Luật sư Lê Văn Luân cho biết: "Tại phần thủ tục phiên toà sáng nay, khi chúng tôi đề nghị giải quyết vấn đề gặp bị cáo tại phiên toà,..., vị thẩm phán nói rằng việc tiếp xúc bị cáo này là "không cần thiết". Và ngay lập tức, chúng tôi phải thực hiện việc khiếu nại tới Chánh án toà án TP Hà Nội để giải quyết yêu cầu của chúng tôi về hành vi gây khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp tới quyền bào chữa, quyền tiếp xúc bị cáo tại phiên toà của luật sư. Đây là một tiền lệ tôi chưa từng gặp trong các phiên toà trước đây." [4]

Kiến nghị khác

Vào ngày 7 tháng 9, 6 tổ chức xã hội dân sự độc lập và hơn 50 người dân quan tâm đến vụ này ký tên vào Đơn Yêu cầu Khẩn cấp gửi đến Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Việt Nam, yêu cầu bảo vệ nhân chứng Bùi Viết Hiểu, chuyển ông đến nơi giam giữ khác không do công an quản lý. Đơn nêu lại Kiến nghị của các luật sư tham gia bào chữa gửi đề ngày 3 tháng 9. Theo đó, một trong những người bị đưa ra xét xử, cụ Bùi Viết Hiểu, khai với luật sư về việc chứng kiến một cảnh sát bắn chết cụ Lê Đình Kình từ phía trước. Lời khai này phù hợp với dấu vết 2 viên đạn xuyên từ ngực ra lưng. Và lời khai này hoàn toàn ngược với kết luận điều tra là cụ Kình bị bắn từ sau lưng. Bản thân ông Bùi Viết Hiểu cũng bị bắn nhưng may mắn sống sót.[5]

Chính vì những điều còn chưa sáng tỏ, nên nhóm luật sư Đồng Tâm bao gồm 13 người đã ký tên trong bản kiến nghị vào ngày 3/9/2020, yêu cầu Toà án Nhân dân (TAND) TP. Hà Nội trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Cần triệu tập thêm những người có liên quan đến vụ án như bà Dư Thị Thành (vợ cụ Lê Đình Kình), Nguyễn Thị Duyên (vợ bị can Lê Đình Uy), chiến sỹ cảnh sát đã bắn chết cụ Kình, làm bị thương Bùi Viết Hiểu… Luật sư Ngô Anh Tuấn, người bào chữa cho ông Bùi Viết Hiểu vào tối ngày 7 tháng 9 cho biết HĐXX đã nhận được đơn kiến nghị này nhưng họ gián tiếp từ chối.[6]

Lời khai bị cáo

  • Bị cáo Bùi Việt Hiếu khai "Tường rào xung quanh sân bay Miếu Môn đã được quân đội xây xong từ trước tết Dương lịch nên kế hoạch bảo vệ xây tường rào chỉ là cái cớ để tấn công những người dân Đồng Tâm để xử lý người biết rõ về nguồn gốc đất Đồng Sênh.", "Tổ Đồng thuận được thành lập năm 2012. Mục đích chống tham nhũng." [7]
  • Bị cáo Lê Đình Công: 47,36ha là đất của dân Đồng Tâm đã được thu hồi và giao cho quân chủng phòng không không quân, phần còn lại là đất nông nghiệp của dân Đồng Tâm. Đại diện UBND xã Đồng Tâm và đại diện quân chủng phòng không không quân đã ký văn bản thống nhất không tranh chấp giữa quốc phòng và người dân.[7]
  • Bị cáo Lê Đình Chức, con trai ông Lê Đình Kình, khai báo nguyên nhân trực tiếp gây ra tử vong cho 3 cán bộ chiến sĩ công an, như sử dụng tuýp sắt có gắn dao bầu chọc nhiều lần vào lực lượng công an; chỉ đạo người khác mang chậu xăng lên đổ xuống hố - nơi có 3 cán bộ công an ngã xuống. Đồng thời, bị cáo Chức cũng là người nhiều lần đổ xăng xuống hố.[8]
  • Bị cáo Bùi Viết Hiểu thừa nhận đã cùng ông Lê Đình Kình thành lập "tổ đồng thuận" từ năm 2012 với lý do chống tệ nạn tham nhũng xảy ra tại địa phương. Bị cáo này cũng thừa nhận ném 2 chai bom xăng vào đêm xảy ra vụ án. Ngoài ra ông cho là, cáo trạng chưa đúng khi cho rằng toàn bộ đất Đồng Sênh (xã Đồng Tâm) bị thu hồi làm sân bay Miếu Môn. Theo bị cáo, chỉ có 47,3 ha đất Đồng Sênh bị thu hồi phục vụ mục đích quốc phòng, còn lại là đất nông nghiệp.[8]
  • Bị cáo Lê Đình Công không thừa nhận vai trò chủ mưu cũng như việc bàn bạc với các bị cáo khác trong vụ án chống lại lực lượng chức năng. Tuy nhiên, bị cáo này thừa nhận mình là người đã chỉ đạo những bị cáo khác mua sắm các loại hung khí như dao, tuýp sắt, phóng lợn, chuẩn bị bom xăng, mua lựu đạn bằng nguồn tiền đóng góp của một số người dân. Trong vụ việc xảy ra vào ngày 9.1, bị cáo Lê Đình Công thừa nhận đã có ném đá, bom xăng và lựu đạn.[8]
  • Luật sư Lê Văn Luân cho biết: "Ngay vào đầu sáng nay, ngày thứ hai diễn ra phiên toà, tôi đã làm đơn đề nghị về việc xem xét chứng cứ là các dữ liệu điện tử, mà toà án đã cho trình chiếu vào chiều ngày 7/9/2020 và sáng nay 8/9/2020. Những chứng cứ này các luật sư đã không được tiếp cận và không được liệt kê trong danh sách các vật chứng trong tài liệu vụ án. Và do vậy, các luật sư cùng đồng đề nghị vào đơn này yêu cầu được cung cấp về "danh sách" các chứng cứ điện tử này. Sáng nay các luật sư đã được tiếp xúc với các thân chủ của mình." [9]
  • Luật sư Ngô Anh Tuấn cho biết, ""Trong cáo trạng cũng ghi rõ kế hoạch tấn công vào Đồng Tâm được công an TP Hà Nội đưa ra, đề nghị, UBND TP Hà Nội chấp thuận chủ trương, Bộ Công an phê duyệt. Tuy nhiên chúng tôi lại không được nhìn thấy vấn đề này trong hồ sơ vụ án. Trước đây, các luật sư chúng tôi có đề nghị công khai tài liệu này. Nhưng tôi được nghe rằng đây là tài liệu mật, có thể họ đưa ra khỏi hồ sơ. Nên dù chúng tôi yêu cầu nhưng không được họ cung cấp. [10]

Các luật sư tiếp tục không được gặp thân chủ trong ngày xử thứ ba.[11]

Đề nghị mức án

Viện kiểm sát nhận định 2 bị cáo Lê Đình Công, Lê Đình Chức có vai trò cầm đầu trong vụ án, bị can Chức có hành vi côn đồ hung hãn, trực tiếp gây ra cái chết của 3 chiến sĩ công an, nên đề nghị 2 người này mức án tử hình. Những bị cáo phạm tội giết người còn lại, theo Viện kiểm sát, đều là đồng phạm giúp sức cho các bị cáo khác về tội giết người. Tuy nhiên không trực tiếp thực hiện hành vi giết chết 3 chiến sĩ công an nên đề nghị thay đổi tội danh truy tố với 19 bị cáo từ tội "giết người" sang tội "chống người thi hành công vụ".[12]

Phản ứng luật sư

Luật sư Đặng Đình Mạnh, nói hồ sơ vụ án có quá nhiều thiếu sót, thì dù với bản án nhẹ nhất, chứ đừng nói tử hình, có khả năng cao là kết án oan sai. Ông lý giải: "Chưa thừa nhận vấn đề các bị cáo có tội hay không, nhưng các luật sư nhìn nhận rằng hồ sơ vụ án có rất nhiều thiếu sót. Chẳng hạn như vấn đề triệu tập người tham gia tố tụng. Tòa không triệu tập Công an TP Hà Nội và nhiều cá nhân, tổ chức khác. Phía cơ quan điều tra cũng không tổ chức thực nghiệm hiện trường vụ án. Với một hồ sơ như vậy, việc kết tội bất kỳ ai trong số các bị cáo cũng có thể dẫn đến oan sai, từ không có tội trở thành có tội, hoặc từ tội nhẹ thành tội nặng.Trong điều kiện đó, bất kỳ đề xuất về hình phạt nào, ở mức độ nào, với bất kỳ bị cáo nào, đặc biệt là đối với bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình Chức, thì đều là không thỏa đáng." [11]

Ý kiến luật sư

Luật sư Đặng Đình Mạnh kể: Tôi hỏi một câu chung với tất cả 29 bị cáo: Nếu những ai CÓ bị tra tấn trong giai đoạn điều tra thì ngồi yên. Nếu những ai KHÔNG bị tra tấn trong giai đoạn điều tra thì vui lòng giơ tay. 1,2 … rồi 10 cánh tay giơ lên. Nhưng vẫn có đến 19 cánh tay còn lại vẫn giữ xuôi theo người.[13]

  • Các luật sư bào chữa đề nghị Viện Kiểm sát công bố một bản kế hoạch được cho là thuộc diện "tối mật" của Công an Hà Nội liên quan đến cuộc đột kích vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội hôm 9/1. Luật sư Hà Huy Sơn và một đồng nghiệp của ông thuộc nhóm các luật sư bào chữa nói, bản kế hoạch có thể làm rõ về tính hợp pháp và mục đích của việc chính quyền điều lực lượng công an đến thôn Hoành.[14]
  • Lê Đình Chức: thừa nhận đã đổ xăng xuống hố sâu 4 m giữa hai nhà nhưng cho rằng không biết ba cảnh sát đang ở đó.[15]

Chiều 14/9, Hội đồng Xét xử Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án tử hình Lê Đình Công và Lê Đình Chức (hai con trai cụ Lê Đình Kình) về tội Giết người với cáo buộc họ "chủ mưu, cầm đầu vụ giết người". Cùng tội danh trên, tòa tuyên Lê Đình Doanh (cháu nội cụ Lê Đình Kình) án chung thân. Bị cáo Bùi Viết Hiểu lĩnh 16 năm tù, Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù, Nguyễn Văn Tuyển 12 năm tù. 23 bị cáo còn lại lĩnh các mức án từ 15 tháng tù treo đến 6 năm tù giam đều về tội Chống người thi hành công vụ.

Về trách nhiệm dân sự, tại tòa, đại diện gia đình các bị hại yêu cầu các bị cáo bồi thường theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, HĐXX buộc mỗi bị cáo thuộc nhóm cầm đầu phải bồi thường 116 triệu đồng cho mỗi gia đình nạn nhân và chu cấp chi phí nuôi dưỡng các con của 3 nạn nhân cho đến khi họ đủ 18 tuổi.[16]

Số thứ tự Tên người thiệt mạng Ghi chú
1 Lê Đình Kình Người cầm đầu vụ án
2 Nguyễn Huy Thịnh Phó trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an
3 Dương Đức Hoàng Quân Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an
4 Phạm Công Huy Đội chữa cháy và cứu nạn - cứu hộ khu vực 3, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ, Công an TP.Hà Nội
Tên Tội danh bị truy tố Tội danh bị đề nghị Mức án bị đề nghị Mức án sơ thẩm
Lê Đình Công Giết người Giết người Tử hình Tử hình
Lê Đình Chức Giết người Giết người Tử hình Tử hình
Lê Đình Doanh Giết người Giết người Chung thân Chung thân
Bùi Viết Hiểu Giết người Giết người 16-18 năm tù 16 năm
Nguyễn Văn Tuyển Giết người Giết người 16-18 năm tù 12 năm
Bùi Quốc Tiến Giết người Giết người 16-18 năm tù 13 năm
Nguyễn Văn Quân Giết người Chống người thi hành công vụ 6-7 năm tù 5 năm
Lê Đình Uy Giết người Chống người thi hành công vụ 6-7 năm 5 năm
Lê Đình Quang Giết người Chống người thi hành công vụ 6-7 năm tù 5 năm
Bùi Thị Nối Giết người Chống người thi hành công vụ 4-5 năm tù 6 năm
Bùi Thị Đục Giết người Chống người thi hành công vụ 3-4 năm tù 3 năm tù treo
Nguyễn Thị Bét Giết người Chống người thi hành công vụ 3-4 năm tù 3 năm tù treo
Nguyễn Thị Lụa Giết người Chống người thi hành công vụ 2-2,5 năm tù 3 năm tù treo
Trần Thị La Giết người Chống người thi hành công vụ 3-4 năm tù 3 năm tù treo
Bùi Văn Tiến Giết người Chống người thi hành công vụ 5-6 năm tù 5 năm
Nguyễn Văn Duệ Giết người Chống người thi hành công vụ 3-4 năm tù 3 năm
Lê Đình Quân Giết người Chống người thi hành công vụ 4-5 năm tù 5 năm
Bùi Văn Niên Giết người Chống người thi hành công vụ 2-2,5 năm tù 3 năm tù treo
Bùi Văn Tuấn Giết người Chống người thi hành công vụ 3-4 năm tù 3 năm
Trịnh Văn Hải Giết người Chống người thi hành công vụ 4-5 năm tù 3 năm
Nguyễn Xuân Điều Giết người Chống người thi hành công vụ 3-4 năm tù 3 năm tù treo
Mai Thị Phần Giết người Chống người thi hành công vụ 2-2,5 năm tù 30 tháng tù treo
Đào Thị Kim Giết người Chống người thi hành công vụ 24-30 tháng tù treo 24 tháng tù treo
Lê Thị Loan Giết người Chống người thi hành công vụ 30-36 tháng tù treo 30 tháng tù treo
Nguyễn Văn Trung Giết người Chống người thi hành công vụ 18-24 tháng tù treo 18 tháng tù treo
Lê Đình Hiển Chống người thi hành công vụ Chống người thi hành công vụ 15-18 tháng tù treo 15 tháng tù treo
Bùi Viết Tiến Chống người thi hành công vụ Chống người thi hành công vụ 15-18 tháng tù treo 15 tháng tù treo
Nguyễn Thị Dung Chống người thi hành công vụ Chống người thi hành công vụ 15-18 tháng tù treo 15 tháng tù treo
Trần Thị Phượng Chống người thi hành công vụ Chống người thi hành công vụ 15-18 tháng tù treo 15 tháng tù treo

Phiên tòa sơ thẩm với mức tuyên án gồm 2 án tử hình, 1 án tù chung thân, 12 án tù có thời hạn từ 3 đến 16 năm tù giam, còn lại là các án tù treo tù 15 tháng đến 3 năm.

  • 11 tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, ngày 04/09/2020 công bố một bức thư chung gửi Liên Hợp Quốc kêu gọi họ yêu cầu chính quyền Việt Nam "xét xử công minh", phiên tòa mở công khai cho thân nhân, cũng như các tổ chức phi chính phủ, truyền thông quốc tế và đại diện của Liên Hợp Quốc tham dự.[17]
  • Một bản kiến nghị gửi đến Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội mang tên "Phản đối bản án bất công trong phiên tòa Đồng Tâm" trên trang avaaz.org nhận được gần 3.000 chữ ký, tính đến tối 15/9. Những người khởi xướng bản kiến nghị nêu ra "5 vấn đề nghiêm trọng chưa được làm rõ" bao gồm: Thứ nhất, tính pháp lý của thửa đất 59 hectare ở cánh đồng Sênh, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Vấn đề thứ hai là một loạt các câu hỏi: Tính pháp lý của việc lực lượng Cảnh sát cơ động Hà Nội và lực lượng Công an thành phố Hà Nội tiến vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm đêm 8/1, rạng sáng ngày 9/1 là gì? Văn bản nào là cơ sở pháp lý để lực lượng công an tiến vào trong đêm? Cấp nào quyết định và ai là người thi hành quyết định ấy? Thứ ba, những người kiến nghị đặt ra chất vấn rằng căn cứ vào văn bản nào mà lực lượng cảnh sát được phép đột nhập chỗ ở của ông Lê Đình Kình và bắn chết ông lúc nửa đêm, khi ông không phải là bị can trong bất cứ vụ án nào. Bên cạnh đó là câu hỏi về việc công an vu cho ông "cầm lựu đạn" ở thời điểm đó. Điểm chất vấn thứ tư là tòa cần làm rõ lý do dẫn tới cái chết của 3 nhân viên công an.Vấn đề cuối cùng được nêu trong bản kiến nghị là vì sao một số luật sư không được tiếp cận bị can trong quá trình điều tra, và tại sao tòa không trả hồ sơ để điều tra lại, khi 19 bị cáo thể hiện trước tòa rằng họ bị bức cung, nhục hình.[18]
  • Dân biểu liên bang Úc Chris Hayes, người cũng giữ chức trưởng ban kỷ luật (chief whip) của đảng Lao động Úc, hôm 16/1/2020 nhận xét: "Vấn đề tịch thu đất cho mục đích kinh tế tại xã Đồng Tâm đã và đang diễn ra lâu nay, bất công trong đền bù đất là một vấn nạn lớn tại đất nước Việt Nam." [19]
  • Luật sư Ngô Anh Tuấn, một trong các luật sư tham gia bào chữa trước tòa và bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo trong vụ Đồng Tâm, cho là: "... nếu Việt Nam không giải quyết vấn đề căn nguyên các tranh chấp lớn hiện tại của Việt Nam từ đất đai mà ra, không sửa đổi luật đất đai và các văn bản có liên quan, sẽ không bao giờ chấm dứt được việc khiếu nại, khiếu kiện và xa hơn là các bạo lực liên quan đất đai.[20]
  • Luật sư Đinh Hồng Hạnh làm việc trong lĩnh vực xã hội dân sự và các vấn đề chính sách, pháp luật liên quan định chế xã hôi này, nói: "Tôi nghĩ là nó là vấn đề đã tồn tại từ khoảng năm 1945 trở đi, với hệ thống từ miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa. Do đó, nó là một câu hỏi mà sẽ tác động trực tiếp đến việc quyết định lựa chọn đất nước sẽ đi theo con đường nào, hoặc là áp dụng một thể chế nào, chứ không phải chỉ là câu hỏi về việc cải tổ một hệ thống hay một chính sách pháp luật." [20]
  • Phó Giáo sư Mạc Văn Trang (chuyên gia tâm lý học): "phiên tòa xét xử vụ án đồng Tâm của Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội vừa qua là điển hình của những sai phạm pháp luật: một là điều tra không có chứng cứ giết người như thế nào, đốt xác ra sao, không có thực nghiệm hiện trường v.v… luận tội và kết án chỉ dựa vào lời khai của các bị cáo, tức là trọng cung hơn trọng chứng v.v…, Thứ hai là Toà còn vi phạm một loạt các quy định pháp luật và tố tung, mà ngay phiên khai mạc 10 luật sư đã kiến nghị chánh tòa phải xử lý. Nhưng họ lờ đi hết. " [21]
  • Hồ Cương Quyết: "Đồng Tâm là một thất bại nặng nề trong cuộc chiến tranh mà đảng Cộng sản của Nguyễn Phú Trọng đã tiến hành chống lại nhân dân Việt Nam. Sớm hay muộn, nó sẽ phải trả giá cho những hậu quả.[22]
  • Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore): Vụ án là bi kịch mới nhất của việc thực thi luật đất đai dựa trên "sở hữu toàn dân" một cách tùy tiện, tham nhũng. Phiên tòa tùy tiện, không tuân thủ luật tố tụng hình sự năm 2015, quyền được có phiên tòa công bằng, công khai của các bị cáo và bị hại đã bị tước đoạt. Phán quyết là một hình thức trấn áp bạo lực.[21]
  • Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch), bày tỏ sự quan ngại trên Facebook cá nhân: "Có nhiều điều rất đáng lo ngại về thủ tục tố tụng và quyền được xét xử công bằng đối với 29 dân làng đang bị truy tố vì vụ việc ở Đồng Tâm. Tra tấn và bức cung vẫn phổ biến trong các trại giam của công an Việt Nam. Tòa án độc lập là điều xa vời và các bản án do đảng Cộng sản định sẵn là đặc thù của cái gọi là hệ thống tư pháp Việt Nam. Quyền gặp luật sư của bị cáo cực kỳ bị giới hạn và chỉ được thực hiện sau khi công an đã thực hiện xong việc thẩm vấn, lấy cung và điều tra..." [23]
  • Giáo sư Carl Thayer cảnh báo: "Những người Việt Nam thông thạo tin tức đều biết rằng các cuộc biểu tình về đất đai thường do chính quyền địa phương kích động vì lợi ích tài chính của họ. Trừ khi các quan chức địa phương bị khiển trách hoặc trừng phạt vì những hành động này, giới tinh hoa của Việt Nam sẽ ngày càng hoài nghi và chế nhạo tính trung thực của các cơ quan thông tin và truyền thông chính thức của nhà nước trong việc tường trình các diễn biến".[24]
  • Theo Kinh tế gia Bùi Kiến Thành: "Từ một vụ kiện hình sự địa phương, phiên tòa đã biến vụ việc thành một vụ xung đột giữa nhà nước và nông dân, và làm nổi bật lên tính chất bất công của các vụ tranh chấp về chủ quyền đất đai trong toàn quốc, giữa các cơ quan nhà nước được "cấp" đất và nhân dân bị "cướp" đất. Hậu quả từ vụ việc này sẽ còn lan rộng, và có khả năng dẫn đến các bất an xã hội chưa có hồi kết." [21]
  • Mạc Văn Trang: Tôi cho rằng phiên tòa này ảnh hưởng mạnh mẽ đến lòng tin của dân với nền tư pháp và chế độ nói chung. Quốc tế cũng nhìn vào phiên tòa này để thấy bản chất của chính quyền là thế nào.[21]

Trong 2 ngày 8 tháng 3 và ngày 9 tháng 3 năm 2021, Phiên Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao TP.Hà Nội xét xử kháng cáo của 6 bị cáo đã tuyên cả 6 bị cáo y án sơ thẩm.[25]

  1. ^ “Xét xử 29 bị cáo trong vụ án Đồng Tâm: An ninh siết chặt quanh tòa án”. thanhnien. 7 tháng 9 năm 2020.
  2. ^ a b c “Xét xử vụ Đồng Tâm: Luật sư đề nghị triệu tập ông Nguyễn Đức Chung”. thanhnien. 7 tháng 9 năm 2020.
  3. ^ LS Ngô Anh Tuấn (7 tháng 9 năm 2020). “BIÊN BẢN PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM 7.9”.
  4. ^ “KHIẾU NẠI VỀ QUYỀN BÀO CHỮA”. Luân Lê. 7 tháng 9 năm 2020.
  5. ^ “Đồng Tâm: Kêu gọi khẩn cấp bảo vệ nhân chứng Bùi Viết Hiểu”. RFA. 8 tháng 9 năm 2020.
  6. ^ “Vụ Đồng Tâm: Thêm sự thật và tính tàn bạo bị vạch trần!”. RFA. 7 tháng 9 năm 2020.
  7. ^ a b LS Ngô Anh Tuấn (8 tháng 9 năm 2020). “BIÊN BẢN PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM chiều 7.9”.
  8. ^ a b c “Nhiều bị cáo vụ Đồng Tâm hối lỗi, mong được khoan hồng”. thanhnien. 8 tháng 9 năm 2020.
  9. ^ “VỀ VIỆC TIẾP CẬN CHỨNG CỨ TẠI PHIÊN TOÀ”. Luân Lê. 8 tháng 9 năm 2020.
  10. ^ “Ông Nguyễn Đức Chung là 'mắt xích quan trọng' trong vụ Đồng Tâm?”. BBC. 8 tháng 9 năm 2020.
  11. ^ a b “Đồng Tâm: Án tử hình - Luật sư và hai ông Công, Chức phản ứng gì?”. BBC. 9 tháng 9 năm 2020.
  12. ^ “Vụ án Đồng Tâm: Viện kiểm sát đề nghị 2 bị cáo mức án tử hình”. tuoitre. 9 tháng 9 năm 2020.
  13. ^ Đặng Đình Mạnh (9 tháng 9 năm 2020). “XÉT HỎI TRONG PHIÊN TÒA”.
  14. ^ “Bị cáo vụ Đồng Tâm chắp tay xin lỗi gia đình ba cảnh sát”. vnexpress. 10 tháng 9 năm 2020.
  15. ^ “Vụ Đồng Tâm: Luật sư bào chữa đòi công bố kế hoạch 'tối mật' 419A”. VOA. 10 tháng 9 năm 2020.
  16. ^ “Đồng Tâm: Tuyên án tử hình ông Lê Đình Công, Lê Đình Chức”. BBC. 14 tháng 9 năm 2020.
  17. ^ “Việt Nam: 11 NGO kêu gọi LHQ lên tiếng để vụ Đồng Tâm được xét xử công bằng”. RFI. 6 tháng 9 năm 2020.
  18. ^ “Hàng nghìn người 'phản đối bản án bất công' vừa tuyên về vụ Đồng Tâm”. VOA. 15 tháng 9 năm 2020.
  19. ^ “Đồng Tâm: EU và dân biểu Úc nêu quan ngại 'vi phạm nhân quyền' ở VN”. BBC. 17 tháng 1 năm 2020.
  20. ^ a b “Xử án Đồng Tâm: Cơ hội, thử thách cho Đảng Cộng sản cải tổ?”. BBC. 11 tháng 9 năm 2020.
  21. ^ a b c d Tác động chính trị, xã hội của vụ xét xử Đồng Tâm thế nào?, BBC, 15/09/2020
  22. ^ André Menras: ‘Đồng Tâm là hình ảnh 'một chế độ cùng đường, coi dân là kẻ thù’, BBC, 14/09/2020
  23. ^ “Việt Nam: Tòa án Hà Nội bắt đầu xét xử 'vụ Đồng Tâm'”. BBC. 7 tháng 9 năm 2020.
  24. ^ “Đồng Tâm: Carl Thayer nói 'Đảng CSVN cần xét lại chiến lược truyền thông của nhà nước'”. BBC. 10 tháng 9 năm 2020.
  25. ^ https://tuoitre.vn/mot-so-bi-cao-vu-dong-tam-xin-loi-gia-dinh-3-chien-si-cong-an-hi-sinh-20210309172212721.htm

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Vụ_án_Đồng_Tâm&oldid=68307722”