Lâm văn nên là ai

Lâm văn nên là ai
Lâm văn nên là ai

Nguồn hình ảnh, Cổng thông tin Chính phủ

Chụp lại hình ảnh,

Ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng - vừa được giới thiệu để bầu giữ chức Bí thư Thành ủy TP HCM.

Ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng - vừa được giới thiệu để bầu giữ chức Bí thư Thành ủy TP HCM.

Sáng 11/10, Thành ủy TP HCM đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cùng nhiều lãnh đạo trung ương và địa phương đã tham dự.

Theo quyết định, Bộ Chính trị cho ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng - thôi giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Ông Nên được Bộ Chính trị chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM nhiệm kỳ 2020-2025 và giới thiệu để Ban Chấp hành bầu giữ chức Bí thư Thành ủy TP HCM.

Tại Đại hội Đảng bộ TP HCM diễn ra từ ngày 15-18/10, ông Nên dự kiến sẽ được bầu giữ chức vụ mới.

Dù phải trải qua một cuộc bỏ phiếu nữa, nhưng với nguyên tắc tập trung dân chủ và thông lệ của bổ nhiệm nhân sự trong hệ thống Đảng và chính quyền tại Việt Nam, ông Nên hầu như chắc chắn sẽ được bầu. Ông là "ứng cử viên" duy nhất trong cuộc bỏ phiếu này.

Một khi được bầu giữ chức Bí thư Thành ủy TP HCM, ông Nên được coi là người chắc chắn vào Bộ Chính trị khóa XIII sắp tới.

Việc phân công lãnh đạo chủ chốt tại TP HCM chỉ diễn ra trước Đại hội Đảng bộ TP HCM 5 ngày.

VnExpress dẫn lời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói: "Có thể các đồng chí suy nghĩ tại sao lại cập rập như vậy, song Bộ Chính trị đã cân nhắc toàn diện. Dù thời gian ngắn, việc này đã được cân nhắc kỹ lưỡng, không vội vàng, hời hợt".

Về phần Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân, ông vẫn điều hành Đại hội Đảng bộ TP HCM nhiệm kỳ 2020-2025 đến khi Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ khóa mới.

GS Nguyễn Thiện Nhân về Sài Gòn làm Bí thư Thành ủy?

Ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bí thư TPHCM

Ông Nhân nói: "Hôm nay là ngày vui với TP HCM".

"Bộ Chính trị quyết định chỉ định đồng chí Nguyễn Văn Nên tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ khóa tới để phiên họp đầu tiên Ban Chấp hành xem xét bầu làm Bí thư Thành ủy TP HCM là tin vui trong quá trình chuẩn bị Đại hội", ông Nhân chia sẻ.

Bí thư Thành ủy TP HCM được coi là một "chiếc ghế nóng". Trong thời gian gần đây, bộ máy lãnh đạo Đảng và chính quyền tại thành phố này đã trải qua nhiều sóng gió, với việc hàng loạt quan chức lãnh đạo bị truy tố các tội danh liên quan đến sai phạm đất đai, trách nhiệm quản lý.

Phó Bí thư thường trực Thành ủy Tất Thành Cang đã bị kỷ luật cách chức Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Ông Lê Thanh Hải cũng bị cách chức Bí thư Thành ủy mà ông đảm nhiệm trong giai đoạn 2010-2015. Cách chức vụ của người đã về hưu là hình thức kỷ luật được áp dụng khá phổ biến dưới thời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Các sai phạm trong giải tỏa, đền bù đất đai ở Thủ Thiêm, việc chuyển giao quyền sử dụng đất sai quy định tại các khu đất vàng ở trung tâm thành phố, tham nhũng trong các dự án công… được xem là vấn đề nổi cộm trong thời gian qua và đặt ra nhiều thách thức cho vị lãnh đạo Đảng tại địa phương này trong thời gian tới.

Nhận quyết định của Bộ Chính trị, ông Nguyễn Văn Nên chia sẻ: "Tôi nhận thức đây là nhiệm vụ nặng nề, khó khăn và là thử thách lớn với mình".

Ông Nên cũng hứa nỗ lực xây dựng TP HCM phát triển như như Nghị quyết Đại hội 11 của thành phố đề ra.

Ông Nguyễn Văn Nên sinh năm 1957, quê ở Tây Ninh, là cử nhân Luật. Quá trình công tác sau đó của ông gắn liền với quê hương Tây Ninh.

Ông xuất thân từ ngành công an, từng làm chiến sĩ cảnh sát hình sự và lên đến chức Trưởng công an huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh vào năm 1989.

Sau 16 năm công tác trong ngành công an, đến năm 1991, ông bắt đầu đảm trách các chức vụ trong đảng và chính quyền cấp huyện trước khi thăng tiến lên vị trí lãnh đạo tỉnh Tây Ninh.

Đại hội 13: Đâu là thách thức chờ đợi dàn lãnh đạo mới của ĐCSVN?

Đại hội Đảng 13 và ‘Cuộc đua Tam Mã’ vào ghế tổng bí thư

Tháng 3/2006, ông giữ vị trí Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh và tháng 9/2010 ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh.

Tháng 3/2013, ông được điều động ra Trung ương, giữ chức Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương

Tháng 11/2013, ông được phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Tháng 1/2016, ông Nên được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Sau đó, ông được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, giữ chức vụ Chánh văn phòng Trung ương Đảng tới nay.

Trước khi ông Nên được giới thiệu vào vị trí Bí thư Thành ủy TP HCM, ông Trần Lưu Quang cũng đã rời chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh để về làm Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP HCM từ đầu năm 2019.

Như vậy, thành phố lớn nhất nước sắp tới có hai vị lãnh đạo đến từ Tây Ninh.

  • Quốc Phương
  • BBC News Tiếng Việt

Lâm văn nên là ai
Lâm văn nên là ai

Nguồn hình ảnh, Cổng thông tin Chính phủ

Chụp lại hình ảnh,

Ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng - vừa được giới thiệu để bầu giữ chức Bí thư Thành ủy TP HCM

Ông Nguyễn Văn Nên, Chánh văn Phòng Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam vừa được giới thiệu làm ứng viên cho ghế Bí thư Thành Ủy TP. Hồ Chí Minh thay cho ông Nguyễn Thiện Nhân, ngay sau khi Hội nghị Trung ương 13 BCHTW đảng Cộng sản Việt Nam bế mạc.

Từ Sài Gòn hôm 12/10/2020, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc Hội Việt Nam, đưa ra một số bình luận với BBC News Tiếng Việt.

Ông Nguyễn Văn Nên được giới thiệu làm Bí thư Thành ủy TP HCM

Đại hội 13: Đâu là thách thức chờ đợi dàn lãnh đạo mới của ĐCSVN?

GS Nguyễn Thiện Nhân về Sài Gòn làm Bí thư Thành ủy?

Ông Thăng và chiếc ghế bí thư thành ủy TP HCM

“Qua theo dõi việc chuẩn bị cho kỳ Đại hội đảng 13, nhất là qua thời gian và các hội nghị trung ương gần đây, tôi thấy diễn tiến có hơi khác các kỳ trước qua một số nét.

“Cụ thể là nhiều người từ Trung ương điều về địa phương và nói rằng sẽ ứng cử, nhưng gần như là chỉ định sẽ làm bí thư tỉnh này, thành phố kia, đến bây giờ cũng có khoảng một chục địa phương như thế.

“Với Thành phố Hồ Chí Minh, việc ông Nguyễn Văn Nên được điều về thành phố này cũng nằm trong diện bố trí lực lượng ấy.

“Về việc bố trí này, thì theo dự kiến, cũng như thông lệ từ trước, những nơi quan trọng như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, hay một số tỉnh, thành phố khác, kể cả công an, quân đội, nếu là địa bàn, địa hạt quan trọng, thì Bộ Chính trị sẽ chỉ định.

“Do vậy việc ông Nên về Thành phố Hồ Chí Minh cũng nằm trong kế hoạch chung như thế thôi, vì ở thành phố này hiện nay, người mà có khả năng tiến lên ứng cử làm bí thư và sẽ làm ủy viên Bộ Chính trị. Có lẽ chưa có nhân vật nào, cho nên ông Nên được chỉ định về, theo bố trí của mấy vị lãnh đạo ở trên Trung ương, cấp Bộ Chính trị đã xem xét và quyết như thế.”

Lâm văn nên là ai
Lâm văn nên là ai

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ông Nguyễn Văn Nên sẽ lãnh đạo TP HCM thay vị trí của Bí thư đương nhiệm Nguyễn Thiện Nhân

Khi được hỏi cán bộ, đảng viên và người dân ở Sài Gòn hiện nay nghĩ gì về ông Nguyễn Văn Nên, người được ‘chỉ định’ tiếp quản chiếc ghế Bí thư Thành ủy của ông Nguyễn Thiện Nhân, Luật sư Trần Quốc Thuận nói:

Ông Trần Quốc Vượng khen 'Dân vận khéo'

Tổng Bí thư và nhiều lãnh đạo tham dự Đại hội Đảng bộ Hà Nội

Đại hội Đảng: Nghịch lý ‘đảng họp – dân chi tiền’?

“Việc mà ông Nên về đây, người ta đã nhìn thấy và đã có tin đồn từ lâu rồi. Hồi trước, người ta cũng đã điều ông Đinh La Thăng về Thành Ủy TPHCM, sau đó thì ông Thăng bị điều ra rồi lại bị đi tù.

“Còn ông Nên, có lẽ là nhân vật ‘sáng sủa’ hơn, không có tai tiếng gì, về đây có lẽ là ông trụ vững, ông Nên quê Tây Ninh.

“Tuy nhiên, lại có một chi tiết là khi ông về đây ngồi vào ghế Bí thư Thành Ủy, thì hiện nay tại đây cũng đang có ông Trần Lưu Quang cũng là người quê Tây Ninh. Ông Quang được điều về từ trước làm Phó Bí thư thường trực, thành ra người ta nói là không hiểu tại sao hay là do tình cờ người ta điều ‘người Tây Ninh’ về lãnh đạo đảng bộ của thành phố, mà Tây Ninh thì là một tỉnh vừa đồng bằng, vừa miền núi, khác xa TP. Hồ Chí Minh. Đó cũng là một nhận xét trong dân.

“Nhưng có một thực tế là Thành phố Hồ Chí Minh hiện giờ người ta cũng đã quá mệt mỏi với những xáo trộn với ban lãnh đạo của thành phố rồi, người thì bị kỷ luật, người thì bị tù tội, kể cả thường trực Ủy ban Nhân dân, rồi trong ban lãnh đạo Thành Ủy, thường vụ Thành Ủy cũng bị kỷ luật hết.

“Do đó, nhân vật tại chỗ mà phát triển lên hiện nay gần như không có. Cho nên việc ông Nguyễn Văn Nên được điều về thì người ta cũng chấp nhận và chấp nhận khá cao, không có bàn tán gì xôn xao lắm.”

Lâm văn nên là ai
Lâm văn nên là ai

Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ông Đinh La Thăng bị cảnh cáo và mất ghế Ủy viên Bộ Chính trị tại Hội nghị 5, BCHTƯ Đảng Cộng sản VN, 2017

Trước câu hỏi ông Nguyễn Văn Nên, nếu ngồi vào chiếc ghế Bí thư Thành Ủy TPHCM và đảm nhiệm nguyên cả một nhiệm kỳ, thì có thể sẽ phải đương đầu với những thách thức chính yếu gì, Luật sư Thuận đáp:

“Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam, nó cũng là thành phố đặc biệt nên trước kia Bộ Chính trị đã họp và ra nhiều nghị quyết về thành phố, khẳng định thành phố là trung tâm kinh tế, đầu tàu kinh tế, rồi trung tâm thương mại, tài chánh của cả nước, đây là nơi đóng góp lớn nhất của cả nước vào ngân sách trung ương, ngân sách quốc gia.

“Thực vậy, 1/3 ngân sách Trung ương lấy từ nguồn của thành phố này và đây cũng là thành phố đông dân nhất nước, với sự đa dạng về thành phần, lĩnh vực kinh tế, năng động, sáng tạo bậc nhất nước, thế nhưng nó cũng rất phức tạp với quy mô này.

“Mặt khác, nhiều người lãnh đạo từ thành phố này đã từng được điều về Trung ương làm các chức vụ như đến thủ tướng chính phủ, như là các ông Võ Văn Kiệt, rồi Phan Văn Khải, kể cả tổng bí thư. Có thể nói là thành phố lớn đã đào tạo nên những nhà lãnh đạo, quản trị tầm vóc như thế, cho nên việc về làm việc ở thành phố này của tân Bí thư cũng phải đáp ứng những kỳ vọng.

“Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Nên đã có thời gian dài ở Trung ương, ông từng làm Chánh văn phòng Chính phủ, rồi hiện nay là Chánh văn phòng Trung ương đảng, trước đó, Bí thư Trung ương Đảng, có lẽ ông biết được và học được nhiều việc, cho nên tôi cho rằng ông về thành phố cũng không có gì bỡ ngỡ.

“Tôi cho rằng thử thách lớn chờ đợi ông Nên ngay bây giờ là vụ Thủ Thiêm, phải làm sao giải quyết dứt điểm và hợp lý vụ Thủ Thiêm, hiện tại lại có thêm việc lập thành phố Thủ Đức nữa, rồi các yêu cầu về một thành phố thông minh đối với TP Hồ Chí Minh, bên cạnh đó phải đảm bảo đời sống của nhân dân và trật tự an ninh, đặc biệt là tiếp tục đóng góp ngân sách cho Trung ương bên cạnh nhiều vấn đề người dân quan tâm, kỳ vọng khác, kể cả giải quyết những vấn đề từ trước lưu lại, thì cái đó thực ra là nặng nề, chứ không đơn giản.

“Nhưng tôi thấy ông Nên là người có phát biểu tỏ ra khiêm tốn, biết lắng nghe, thì tôi hy vọng những vụ việc, sự việc phức tạp trong quá khứ để lại vừa qua sẽ dần dần được khắc phục.”

Nhân dịp này, Luật sư Trần Quốc Thuận bình luận về những gì là hậu quả và vấn đề mà các nhiệm kỳ trước của các ban lãnh đạo thành ủy, UBND thành phố để lại, cũng như cách thức xử lý đối với những vụ việc, cá nhân hữu trách, gây hậu quả.

“Bây giờ nhìn lại, kiểm lại và nhìn một cách chung nhất, rõ ràng là trong dàn lãnh đạo cao cấp nhất của thành phố, trong đảng, mà được hiểu là cấp Thường vụ Thành Ủy, cấp Thường trực Ủy ban Nhân dân, cấp Phó Chủ tịch UBND… đều có nhiều người đã bị kỷ luật hết.

“Kỷ luật nhẹ nhất là cảnh cáo, còn kỷ luật cao nhất là bị ở tù, hai phó chủ tịch đã bị ở tù rồi, bị xét xử, không biết tới đây còn xử ai nữa không, còn ông Bí thư Thành ủy, Ủy viên Bộ Chính trị trong mấy nhiệm kỳ có vấn đề đó của thành phố thì cũng bị cách cái chức mà ông đã nghỉ rồi của khóa XI.

“Người ta cũng nói nhiều là trong dàn lãnh đạo bị kỷ luật, rồi bị tù tội như thế, mà người cao nhất lãnh đạo thành phố khi đó, mà chỉ bị kỷ luật như thế, là chưa thỏa đáng với những việc làm sai trái của ông ấy và những lãnh đạo cấp phó, cấp dưới của ông ấy, mà đã làm cho thành phố gần như là tan nát hết cả như thế, để lại những hậu quả rất nặng nề cho bộ máy, làm cho nhiều người, nhiều cán bộ cấp cao của thành phố cũng bị dính líu, mắc sai lầm đến như thế.

“Xử lý như thế chưa nghiêm, dân chưa phục, dư luận rất xôn xao, cũng có nhiều người đặt vấn đề là đã cách chức, thì phải cách sâu hơn, vì ông lãnh đạo Thành ủy đó nắm tới hai khóa Ủy viên Bộ Chính trị, hai khóa là Bí thư Thành Ủy, và trước đó ông ấy còn là Chủ tịch UBND Thành phố nữa.

“Ông ấy cũng là người có bàn tay trong việc lập nên bộ máy đó, các dàn cán bộ đó, mà để xảy ra như thế với chính ông ấy và những người khác thì có lẽ phải xem xét trách nhiệm đó và phải xử lý hết rốt ráo những trách nhiệm đó, như thế mới thỏa đáng hơn.

“Nhưng nhìn từ trên mặt bằng mà từ đó, từ lãnh đạo thành phố này mà suy ngược lên, thì ở trên cũng có thể có nhiều người lãnh đạo mà có hay từng có nhiều sai lầm như thế, có người đặt vấn đề là có bao che không, có chống lưng không, tôi cho rằng có lẽ ở đây trước mắt người ta hạn chế kỷ luật tới hàng Ủy viên Bộ chính trị, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, dù vừa qua, vụ việc xảy ra với ông Đinh La Thăng cũng có thể coi là cá biệt.

“Theo dõi các Hội nghị vừa rồi, người dân cũng thấy có nhiều người có tai tiếng chuyện nọ, chuyện kia, vẫn xuất hiện ngồi ở các sự kiện và họ vẫn thấy ‘cười vui vẻ’, do vậy người dân nghĩ phải chăng người ta vẫn như thế để giữ cân bằng, ổn định cho Đại hội 13?”

Mời quý vị đón theo dõi tiếp ý kiến của Luật sư Trần Quốc Thuận trong bài tiếp theo, trong đó ông bình luận thêm về Hội nghị 13 và công tác nhân sự, cùng một số diễn biến thời sự tiền Đại hội 13 của ĐCSVN.

Nội dung không có

  • {{promo.headlines.shortHeadline}}