Làm sổ hộ khẩu ở đâu

Luật sư tư vấn:

Thủ tục tách hộ khẩu được quy định tại Điều 27 Luật cư trú năm 2006 

Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

Làm sổ hộ khẩu ở đâu
Ảnh minh họa

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Về việc lập sổ hộ khẩu mới:

Luật cư trú 2006 tại Điều 10. Cấp sổ hộ khẩu

1. Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Luật Cư trú. Sổ hộ khẩu có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

Hồ sơ đăng ký thường trú tại Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú. Theo đó bao gồm Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu); giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú); giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Nơi nộp hồ sơ đăng ký thường trú

Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Bạn căn cứ các quy định trên để thực hiện.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Làm sổ hộ khẩu ở đâu

Năm 1996 ông mất, mẹ tôi được cấp sổ đỏ đứng tên mảnh đất này. Năm 2013 bà tôi mất. Năm 2020 cậu tôi đòi đất, nói mẹ tôi phải chuyển cho cậu đứng tên sổ đỏ để làm nhà thờ. Như vậy có đúng không thưa luật sư?

Căn cứ:

- Luật Cư trú 2020;

- Nghị định 62/2021/NĐ-CP

- Thông tư 55/2021/TT-BCA.

Lưu ý: Từ ngày 01/7/2021, việc chuyển hộ khẩu từ huyện (quận) này sang huyện (quận) khác cùng tỉnh hay chuyển hộ khẩu trong cùng huyện, quận đều thực hiện như nhau. Người dân không cần cắt hộ khẩu tại nơi thường trú cũ mà đến cơ quan Công an cấp xã nơi dự định đăng ký thường trú mới để làm thủ tục đăng ký thường trú.

Hồ sơ đăng ký thường trú trong cùng tỉnh

Khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú, trong vòng 12 tháng người dân phải tiến hành đi đăng ký thường trú tại chỗ ở đó.

Xem thêm: Cập nhật điều kiện đăng ký thường trú trên cả nước từ 01/7/2021

Hồ sơ cần chuẩn bị phụ thuộc vào từng trường hợp. Cụ thể, trong một số trường hợp thường gặp, hồ sơ cần chuẩn bị như sau:

Trường hợp công dân sở hữu nhà ở hợp pháp:

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp..

Xem thêm: Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp


Trường hợp về ở với người thân:

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện về người khuyết tật, tâm thần… (nếu thuộc trường hợp này).

Xem thêm: Thủ tục nhập hộ khẩu vào nhà người thân từ 01/7/2021


Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ:

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

- Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

-  Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định.

Xem thêm: Các giấy tờ người thuê nhà cần chuẩn bị khi đăng ký thường trú

Hướng dẫn thủ tục chuyển hộ khẩu trong cùng tỉnh (Ảnh minh họa)

Thủ tục đăng ký thường trú tại nơi ở mới

Bước 1: Công dân nộp hồ sơ tại:

- Công an xã, phường, thị trấn;

​- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.

Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Bước 2: Trả kết quả:

Cơ quan đăng ký cư trú sau khi thẩm định, phải cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Sau đó, thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là hướng dẫn thủ tục chuyển hộ khẩu trong cùng tỉnh mới nhất. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú: + Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp. + Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ. + Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.

+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

Bước 3: Trả kết quả: + Trường hợp được giải quyết tách sổ hộ khẩu: Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ hộ khẩu, giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả). + Trường hợp không giải quyết tách sổ hộ khẩu: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết tách sổ hộ khẩu và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

Thời gian trả kết quả: theo ngày hẹn trên giấy biên nhận.

Đây là điểm mới trong Luật Cư trú 2020 có hiệu lực thi hành từ 1/7, hướng dẫn công dân đăng ký cư trú, thường trú, tạm trú, khai báo tạm vắng.

Theo thông tư 55/2021, người dân có thể đăng ký thường trú, tạm trú hoặc khai báo tạm vắng qua Internet bằng cách nộp hồ sơ trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc Cổng dịch vụ công quản lý cư trú. Khi người dân truy cập vào một trong ba cổng dịch vụ công này sẽ hiện ra các hướng dẫn khai báo theo các bước.

Cách đăng ký

- Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

- Bước 2: Đăng nhập bằng tài khoản đã đăng ký, nếu chưa có thì đăng ký mới tại đây.

Quảng cáo

- Bước 3: Chọn dịch vụ công muốn đăng ký, gồm: thường trú, tạm trú, tạm vắng và lưu trú.

- Bước 4: Điền đầy đủ thông tin; các trường có gắn dấu (*) là bắt buộc, không được bỏ trống.

Sau khi hoàn thành các bước này, bạn click vào Ghi và gửi hồ sơ là xong.

Quảng cáo

Cổng dịch vụ công quản lý cư trú của Bộ Công an. Ảnh: Chụp màn hình.

Khi gửi hồ sơ đi, công dân có thể tra cứu tiến độ hồ sơ. Tại trang chủ Cổng dịch vụ công quản lý cư trú, bạn chọn Quản lý hồ sơ dịch vụ công, sau đó chọn Hồ sơ mới đăng ký. Khi hiện ra giao diện mới, bạn nhập Mã hồ sơ và chọn Thủ tục hành chính để biết hồ sơ của mình đã được duyệt hay chưa.

Theo thông tư 55, khi nộp hồ sơ online, người yêu cầu đăng ký cư trú cần đính kèm bản scan hoặc bản chụp các văn bản, giấy tờ cần thiết. Quá trình làm việc, công dân có trách nhiệm xuất trình bản chính các giấy tờ, tài liệu đã cung cấp khi có yêu cầu của cán bộ tiếp nhận hồ sơ.

Trong 7 ngày làm việc kể từ lúc nhận hồ sơ hợp lệ, nhà chức trách sẽ thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú bằng văn bản, qua email hoặc trên các cổng dịch vụ công. Nếu từ chối đăng ký, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Hồ sơ đăng ký thường trú, tạm trú gồm: Tờ khai; giấy tờ chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc các loại hợp đồng liên quan nơi ở (thuê, mượn, ở nhờ, ủy quyền,...).

Cơ quan chức năng có quyền từ chối giải quyết đăng ký cư trú, xác nhận thông tin về cư trú và không hoàn trả lệ phí (nếu đã nộp lệ phí) khi phát hiện giấy tờ, tài liệu công dân cung cấp bị tẩy xóa, sửa chữa, làm giả.

Theo Luật Cư trú hiện hành, 5 địa điểm không được đăng ký thường trú mới gồm: Chỗ ở trong khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang công trình; chỗ ở trên đất lấn, chiếm hoặc nơi bị cấm xây dựng; chỗ ở đã bị thu hồi đất, khu tái định cư, khu vực đang có tranh chấp; chỗ ở bị cơ quan chức năng tịch thu và chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan Nhà nước.