Làm sao để vui hơn khi tết đã tới gần

Câu trả lời thật đơn giản vì “ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau” (Trịnh Công Sơn). Khi chúng ta vui vẻ, thành đạt hạnh phúc, ta có thật nhiều bạn bè, đối tác, cộng đồng nhưng khi ta lỡ bước, ốm đau, thất bại, những người ở bên ta sẽ luôn là những thành viên gia đình. Một năm bận rộn sắp qua rồi và những ngày lễ lớn nhất trong năm cũng đã rất gần kề rồi. Đây chính là cơ hội tuyệt vời để chúng ta dành thời gian thể hiện tình yêu thương và lòng biết ơn trân trọng cho gia đình nhỏ cho chồng vợ hay con cái hay đại gia đình với ông bà, cha mẹ, anh chị em họ hàng. Hãy cùng ELLE tham khảo một số ý tưởng cho các thành viên có thể tham gia cùng nhau để xây dựng và bồi đắp thêm tình thân gia đình trong những ngày nghỉ lễ truyền thống sắp tới:

1. Trang trí nhà cửa

Bạn sẽ thấy thật tuyệt khi được rời khỏi văn phòng bốn bên là kính và tường với hàng đống tài liệu hay hàng trăm email, hạn chót để trở về trang trí ngôi nhà nhỏ của mình hoặc về thăm ông bà nội ngoại. Những hoạt động thể chất của việc dọn dẹp, khiêng bàn ghế, mua cây cảnh, hoa Tết sẽ làm bạn trở nên năng động và vui tươi hơn rất nhiều so với việc ngồi dán mắt vào màn hình máy tính hay nghe không ngớt các cuộc điện thoại.

Làm sao để vui hơn khi tết đã tới gần

Ca sỹ Thủy Tiên trang trí cành đào trong MV Xuân của mình

2. Bữa cơm tất niên

Sẽ thật hạnh phúc được cùng gia đinh đi chợ mua sắm Tết và về nhà cùng nhau chế biến những món ăn truyền thống mà cả năm bạn mới ăn. Nhà hàng khách sạn hiện nay không thiếu nhưng dù là nhà hàng có tiêu chuẩn 5 sao cũng không thể mang lại không khí ấm áp của gia đình, những cuộc chuyện trò vui vẻ.

Làm sao để vui hơn khi tết đã tới gần

3. Ôn lại kỷ niệm cũ

Trong và sau bữa cơm tất niên hay trong suốt kỳ nghỉ bạn sẽ có những cơ hội tuyệt vời để ôn lại những kỷ niệm cũ, những khó khăn gian khổ trong quá khứ của gia đình để thêm trân trọng những phút giây hạnh phúc thành công hiện tại.

4. Chụp ảnh đại gia đình

Thanh niên hiện thời không thiếu các phương tiện ghi âm ghi hình, không thiếu những bức ảnh ấn tượng về thiên nhiên, các bức ảnh tự sướng hay phong cảnh hay món ăn ngon nhưng có lẽ không phải ai cũng để ý tự tạo cho mình một anbum gia đình nơi có đầy đủ các thành viên hoặc những dịp sum họp.

Làm sao để vui hơn khi tết đã tới gần

Ca sỹ Thu Minh cùng chồng bên gia đình

5. Giải trí cùng gia đình

Chúng ta thích đi chơi với bạn bè hơn hoặc chơi game một mình hoặc với người hoàn toàn xa lạ trên mạng xã hội nhưng chúng ta có thể đã vô tình không dành thời gian cho cha mẹ, ông bà, anh chị em hay con cái. Hãy cùng đặt ra nguyên tắc, rời xa công nghệ, sóng wifi để dàng thời gian chơi tú lơ khơ, chơi cờ vua cờ tướng, hát karaoke hay chỉ đơn giản là cùng gia đình xem một chương trình ca nhạc, một bộ phim ý nghĩa và tình cảm. Những phút giây như thế sợi dây kết nối tình cảm gia đình sẽ thêm bền chặt hơn.

Làm sao để vui hơn khi tết đã tới gần

6. Thăm hỏi người già, tặng quà trẻ nhỏ

Người già và trẻ nhỏ có lẽ là hai thế hệ dễ bị tổn thương nhất trong gia đình, một sắp gần đất xa trời, một mới sinh hay còn bé nhỏ họ không tự quyết, tự chủ hay bay nhảy đi khắp nơi, gặp đủ người như như lớp trẻ vì thế mà họ cần nhiều sự yêu thương và quan tâm hơn từ chúng ta nhất là trong những dịp nghỉ lễ truyền thống. Có được sự quan tâm, yêu thương, mọi thành viên sẽ thấy hạnh phúc hơn, bình yên hơn.

Làm sao để vui hơn khi tết đã tới gần

Về thăm ông bà ngoại, tranh vẽ của Vương Thanh Hương, 9 tuổi

7. Đến những nơi tâm linh

Thời đại công nghệ có thể khiến chúng ta xao lãng những giá trị tinh thần. Nhưng hãy thử cùng các thành viên gia đình mặc trang phục truyền thống nghiêm trang đến thăm mộ người quá cố hay thăm viếng chùa, nhà thờ, hoặc các lăng miếu tâm linh khác gần nhà. Bạn sẽ cảm thấy trong lòng thật bình yên, ấm áp khi nghĩ rằng ông bà tổ tiên, thần linh vẫn luôn theo dõi, ủng hộ và mang lại cho bạn nhiều may mắn.

Làm sao để vui hơn khi tết đã tới gần

8. Thăm hỏi hàng xóm, bạn bè, thầy cô cũ

Trong những ngày nghỉ lễ dài, bạn hãy cùng vợ chồng, hay cha mẹ đi chào hỏi bà con lối xóm những người đã thay bạn chia sẻ, quan

Tâm tới người thân họ hàng bạn khi bạn vắng nhà hay bận rộn. Bạn cũng có thể đi gặp lại những người bạn học cũ, cùng ôn lại kỷ niệm cũ thời học sinh và cùng nhau đến thăm các thầy cô đã dạy bạn thời thơ ấu.

Làm sao để vui hơn khi tết đã tới gần

Thư pháp thể hiện tình yêu quê hương và nỗi nhớ ơn thầy cô

9. Thăm thành phố quê hương và tham gia các lễ hội truyền thống

Bạn sống xa quê hương hay chỉ đơn giản là bạn quá bận rộn với sự nghiệp hay con cái hay sở thích cá nhân bạn đã không để ý mà dành thời gian đi thăm và tìm hiểu chính mảnh đất quê hương mình, những di tích lịch sử, những phong cảnh đẹp hay những lễ hội, văn hóa, phong tục của chính quê hương mình. Còn chần chừ gì nữa. Hãy đi thôi!

Làm sao để vui hơn khi tết đã tới gần

Lễ hội Lim ở Bắc Ninh

10. Tổ chức những chuyến du lịch gia đình

Tổ chức những chuyến du lịch cùng đại gia đình cũng là một ý tưởng tuyệt vời để kết nối gia đình và thay đổi không khí hay tạo ra những kỷ niệm đẹp khác trong cuộc sống. Tùy vào khả năng kinh tế của bạn và gia đình mà bạn đi thăm những địa điểm gần hay đến những miền đất xa hơn để các thành viên đều có cơ hội được nghỉ ngơi và tái tạo sức lao động cũng như nghị lực để vượt qua những áp lực và thử thách mới trong cuộc sống.

Làm sao để vui hơn khi tết đã tới gần

Những ý tưởng về kỳ nghỉ bên gia đình trên đây, có lẽ không mới lạ hay vô cùng ấn tượng nhưng người viết tin rằng những hoạt động trên sẽ luôn hữu ích và cần thiết trong mọi thời đại, mọi nền kinh tế hay văn hóa mà đôi khi chúng ta lãng quên hoặc không thực sự để tâm để hài hòa cuộc sống riêng, sự nghiệp, quan hệ xã hội và quan hệ gia đình. Chúc bạn và gia đình một kỳ nghỉ thật ý nghĩa và luôn hạnh phúc, yêu thương nhau.

Xem thêm

Đã tới thời của các cặp đôi cùng tiến?

Những câu nói hay về gia đình hạnh phúc

Bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình của phụ nữ hiện đại

Làm sao để vui hơn khi tết đã tới gần

Nhớ nhà là cảm xúc không mấy dễ chịu bạn sẽ phải trải qua không ít thì nhiều trong suốt quá trình du học, nhất là vào những dịp lễ lớn ở Việt Nam như Tết cổ truyền. Lúc còn ở Việt Nam, Tết cổ truyền đối với bạn có thể không có gì đặc sắc nhưng đến khi phải ở một mình trong ký túc xá ở xứ lạ vào thời điểm mọi người khẩn trương đón Tết âm lịch ở quê nhà thì bạn mới thấy chạnh lòng và nhớ quê hương. Những ai đang là du học sinh nên cân nhắc thật kỹ trước khi đọc bài viết này vì một số điều đặc trưng về Tết cổ truyền được liệt kê dưới đây có thể khiến nỗi nhớ nhà của bạn càng thêm da diết và muốn đặt vé máy bay trở về Việt Nam ăn Tết ngay lập tức (dù điều này cũng không hẳn là xấu).

Không khí rộn ràng những ngày giáp Tết

Thời điểm hai tuần trước Tết có thể xem là giai đoạn đẹp nhất trong năm ở Việt Nam. Bấy giờ khi bạn đi vào bất kỳ cửa hiệu nào để mua hàng từ quần áo tới thực phẩm cũng dễ dàng nghe thấy những bản nhạc xuân được phát liên tục khiến cho lòng mình chộn rộn mong Tết mau về. Nào là “Đón Xuân”, “Xuân Đã Về”, “Con Bướm Xuân” và nhất là giai điệu sôi động của “Ngày Xuân Long Phụng Sum Vầy” chắc chắn sẽ làm nức lòng tất cả mọi người. Bên cạnh việc bật nhạc xuân, các cửa hàng cũng bắt đầu trang hoàng theo chủ đề Tết với tông màu đỏ rực và vàng óng lung linh. Các chương trình khuyến mãi mùa Tết cũng bắt đầu được áp dụng nên người dân có dịp cùng nhau nô nức mua sắm vui không thể tả.

Làm sao để vui hơn khi tết đã tới gần

Nếu bạn là người Sài Gòn thì bấy giờ cũng là lúc Đường Hoa Nguyễn Huệ rục rịch được thi công để kịp cho người dân thưởng lãm trong Tết. Phía Nhà Văn Hóa Thanh Niên, gian hàng ông đồ đã khai trương để người dân tranh thủ xin chữ đầu năm. Các con phố bình thường ở Sài Gòn trông tẻ nhạt là thế nhưng khi Tết về lại được người dân trưng dụng làm nơi bày bán cây cảnh rực rỡ cả một vùng. Chỉ cần chạy một vòng đường phố ở TP.HCM thì không khí Tết ở mọi ngóc ngách đã chảy tràn trong cuống phổi.

Làm sao để vui hơn khi tết đã tới gần

Chưa dừng lại ở đó, về đến nhà mở tivi lên bạn sẽ bắt gặp hằng hà sa số những quảng cáo Tết. Ngày thường bạn xem quảng cáo lúc thích lúc không nhưng riêng quảng cáo Tết thì thấy cái nào cũng dễ thương đến lạ vì đều nói về tình cảm gia đình dễ làm lay động lòng người.

Vui nhất là vào những ngày sát Tết, chỉ cần bạn ra chợ mua sắm thì cũng dễ dàng cảm nhận không khí nhộn nhịp của người dân tất bật chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ dài nhất trong năm. Lúc này tiết trời đã chuyển sang se se lạnh rất dễ chịu nên dù có phải chen chúc trong đám đông để bát phố nhưng ai nấy cũng yêu đời và vui vẻ.

Được về quê gặp lại gia đình và họ hàng

Trong suốt một năm bận rộn, Tết gần như là dịp duy nhất để bạn gặp lại gia đình và họ hàng ở xa. Đối với những bạn có quê thì đây là thời gian để trở về quê thăm nhà. Chỉ cần đến bến xe là bạn đã cảm nhận được sự háo hức khi được về lại mái ấm của hàng ngàn người con xa quê lên thành phố lập nghiệp.

Tới lúc về tới nhà, ngoài việc được gặp lại những gương mặt thân thương sau một năm trời xa cách thì bạn còn có dịp ăn những món lâu rồi không ăn vì ở thành thị không có bán, nói mấy chuyện ít khi nói vì chỉ có người miệt vườn mới quan tâm và nhất là được tận hưởng cảm giác “thảnh thơi” mà trong năm ít khi bạn có được.

Làm sao để vui hơn khi tết đã tới gần

Về quê lúc này không chỉ đơn giản là để thăm nhà mà còn là dịp để bạn thoát khỏi vòng xoay bất tận trong công việc ở chốn thị thành và được yêu thương trong sự quan tâm chăm sóc của người thân. Thỉnh thoảng ai cũng cần nhận được sự quan tâm đó để sạc lại năng lượng mà tiếp bước trên đường đời. Riêng du học sinh đi học chỉ có một mình nên những lúc cần được gia đình yêu thương thì biết phải làm sao?

>> Những gợi ý đón Tết cổ truyền ở nước ngoài cho du học sinh

Tất bật chuẩn bị mâm cúng

Hoạt động có tính gắn kết nhất mỗi khi được về quê thăm nhà chính là cùng mọi người chuẩn bị mâm cúng cho những ngày đầu năm. Mỗi người một tay cùng nhau làm mâm cúng coi vậy mà vui lắm.

Người thì ngồi móc ruột khổ qua để chuẩn bị cho món khổ qua dồn thịt. Người thì say sưa bóc vỏ trứng cút cho nồi thịt kho tàu dậy mùi nước dừa thơm nức mũi. Có người chọn đứng chiên lạp xưởng rồi lâu lâu lại thắc mắc không biết lạp xưởng chín có đủ vàng chưa. Những ai không giỏi chuyện bếp núc thì sẽ xung phong quét nhà và lau nhà. Trong lúc làm việc luôn tay luôn chân, thỉnh thoảng mọi người lại chọc ghẹo nhau dăm ba câu rồi cùng nhau phá lên cười sảng khoái.

Làm sao để vui hơn khi tết đã tới gần

Việc chuẩn bị mâm cúng đơn giản và bình dị như vậy thôi nhưng lại chan chứa biết bao tình cảm. Dù bạn có đi đến cùng trời cuối đất thì cũng không có chỗ nào có thể đem đến cho bạn cảm giác hân hoan và an lành giống như lúc chuẩn bị mâm cúng Tết ở quê nhà.

Những món ăn vặt đặc trưng mùa Tết

Mặc dù những món ăn vặt mùa Tết vẫn được bày bán rải rác trong năm nhưng thường là bạn sẽ không biết chỗ mua hoặc chẳng có hứng ăn. Chỉ khi Tết về thì bạn mới có nhiều dịp để ăn và nhất là được ăn cùng với gia đình lại càng thêm ấm cúng.

Ở miền Nam thì có món bánh tét còn miền Bắc có bánh chưng. Ngoài ra còn có vô số các thể loại hạt như hạt dưa, hạt dướng dương, hạt bí,… ăn hoài không thấy ngán. Chưa hết, các loại mứt như mứt gừng, mứt dừa, mứt chùm ruột, mứt đậu phộng,… cũng khiến bạn vui vẻ nhâm nhi dù biết rằng sau Tết phải vào phòng tập gym ngay lập tức để giảm vòng bụng.

Làm sao để vui hơn khi tết đã tới gần

Những món ăn kể trên không có cái nào được xếp vào hạng mục cao lương mỹ vị nhưng toàn bộ đều là “hàng hiếm” ở nước ngoài. Thử nghĩ xem, làm sao bạn có thể kiếm mua được một đòn bánh tét nhân chuối dẻo thơm chuẩn Việt Nam ở trời Tây cơ chứ?

Những trò chơi ngày Tết

Sau tiết mục ăn thì khoản chơi trong mùa Tết là điều không thể bỏ qua. Những trò chơi phổ biến nhất vào ngày Tết ở Việt Nam có thể kể đến như kêu lô tô, bầu cua cá cọp (lắc bầu cua), đánh đủ thể loại bài như tiến lên, xì dách hay thậm chí là bài cào.

Làm sao để vui hơn khi tết đã tới gần

Tụ nào sang thì chơi ăn tiền đơn vị chục ngàn hay trăm ngàn còn nhóm nào ăn chắc mặc bền thì chỉ chơi ăn tiền đơn vị ngàn thôi. Tết là dịp duy nhất để mọi người chơi các trò này mà không bị xem là ham mê cờ bạc vì thắng nhiều tiền sẽ được cho là hưởng lộc còn thua chút đỉnh cứ coi như là lì xì cho người trong nhà, có sao đâu.

Lì xì, dặc sản không thể thiếu!

Nhắc đến lì xì thì chắc chắn ai cũng thích được người khác mừng tuổi, kể cả những người đã trưởng thành. Mặc dù nhóm trưởng thành thường không còn được nhiều người lì xì cho, có khi còn phải lì xì ngược lại người khác nhưng chắc chắn trong dịp Tết bất cứ ai cũng nhận được một phong bao đỏ tươi với khoản tiền may mắn đầu năm kèm một lời chúc từ ai đó. Trong một gia đình hai thế hệ, nhiều khi cha mẹ lì xì cho con rồi con cũng lì xì lại cha mẹ nhưng làm vậy vẫn vui vì hành động đó thể hiện sự quan tâm của mọi người với nhau.

Làm sao để vui hơn khi tết đã tới gần

Bạn cũng không nhất thiết phải nhận lì xì nhiều mà chỉ cần ngồi nghe tụi trẻ con khoanh tay bập bẹ chúc Tết ông bà cha mẹ là cũng đủ thấy ấm lòng. Nhìn tụi nhỏ đi chúc Tết đứa nào đứa nấy cũng đeo một cái túi nhỏ để đựng bao lì xì là đã thấy cưng trong bụng. Những hình ảnh này làm sao bạn kiếm ra ở những phương trời xa xôi trong lúc du học chứ.

Làm sao để vui hơn khi tết đã tới gần

Nói chung là có cách nào vượt qua nỗi nhớ không?

Nếu bạn thật sự nhớ nhà trong dịp Tết khi du học thì thật sự là không có cách nào để chế ngự nỗi nhớ ấy cả. Thà ngay từ đầu bạn không thấy nhớ chứ đã nhớ rồi thì chỉ có nước tắt facebook đợi hết Tết mà thôi. Tuy nhiên thì HCVN khuyên bạn không nên cố gắng vượt qua nỗi nhớ mà hãy… tận hưởng nó vì nhớ nhà là một trong những trải nghiệm đặc trưng và quý giá nhất của cuộc sống du học. Nhớ nhà là một cảm xúc đẹp và rất đỗi thiêng liêng để nhắc nhở bạn rằng dù có đi xa đến thế nào thì bạn vẫn luôn và sẽ mãi là người Việt Nam. Nhân đây thì HCVN cũng chúc tất cả mọi người sẽ có một năm mới vui vẻ và hạnh phúc!