Kinh doanh cửa hàng quần áo thì nộp thuế như thế nào

Mở shop quần áo cần có giấy phép kinh doanh. Thông thường, bạn phải đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể để được phép hoạt động.

Mở shop quần áo cần phải có giấy phép kinh doanh. 

Bạn nên đăng ký giấy phép kinh doanh khi mở shop quần áo (dù lớn hay nhỏ), để tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình rất đơn giản. Nếu shop của bạn nhỏ, thu nhập dưới 100 triệu đồng/ năm thì bạn cũng không phải đóng các loại thuế phí.

Shop quần áo là hình thức kinh doanh nhỏ lẻ. Chúng tôi khuyên bạn nên đăng ký hộ kinh doanh để tận dụng được nhiều lợi thế nhất. Trường hợp, bạn muốn thành lập doanh nghiệp hoặc công ty, bạn có thể tham khảo hướng dẫn tại đây.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn làm giấy phép đăng ký kinh doanh shop quần áo dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.

Mức xử phạt nếu không đăng ký kinh doanh.

Căn cứ Điều 6, Nghị định số 124/2015/NĐ-CP:

“Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.”

Như vậy, nếu bạn mở shop quần áo nhưng không đăng ký kinh doanh, bạn có thể bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, nếu tiếp tục vi phạm.

Thủ tục đăng ký Giấy phép đăng ký kinh doanh Shop quần áo

1/ Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể khá đơn giản, gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh (Phụ lục III-2, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Khi điền hồ sơ, bạn nên tra cứu thêm mã ngành nghề để đăng ký tại đây.

Mã ngành nghề Shop quần áo tham khảo:

4771Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh
4641Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
4649Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
46411Bán buôn vải
46412Bán buôn thảm, đệm, chăn, màn, rèm, ga trải giường, gối và hàng dệt khác
46413Bán buôn hàng may mặc
46414Bán buôn giày dép

2/ Nộp hồ sơ

Nơi nộp hồ sơ: Bộ phận một cửa – cơ quan đăng ký kinh doanh (UBND) cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Lệ phí: 100.000 đ/ lần

3/ Thời hạn giải quyết

Sau 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Lưu ý về hộ kinh doanh shop quần áo

Bạn cần lưu ý các vấn đề sau khi làm giấy phép đăng ký hộ kinh doanh quần áo.

1/ Đối tượng đăng ký: Một người hoặc một nhóm người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Một người chỉ được đăng ký 1 hộ kinh doanh cá thể tại một địa điểm duy nhất.

2/ Tên phải đảm bảo 2 thành tố đó là: “Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh”, không được trùng tên trong phạm vi quận huyện

3/ Địa điểm kinh doanh: 1 địa điểm duy nhất, không được lập chi nhánh, địa điểm, văn phòng đại diện khác. Chung cư, địa chỉ nằm trong khu quy hoạch không được đăng ký.

4/ Ngành, nghề: không được kinh doanh ngành nghề trái pháp luật. Một số ngành đặt biệt có yêu cầu thêm như:

  • Ngành spa (cắt tóc, gội đầu, massage mặt, làm móng, trang điểm): yêu cầu phải có chỗ giữ xe.
  • Ngành bán buôn thức ăn đồ uống: yêu cầu phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (mặc dù đã được cấp giấy phép kinh doanh) mới hoạt động được.
  • Ngành dạy yoga: yêu cầu phải có chứng chỉ bằng cấp có liên quan.

5/ Vốn:

  • Pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu. Cá nhân tự đăng ký vốn
  • Chịu trách nhiệm vô hạn: Khi có rủi ro kinh doanh, hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm trên toàn bộ tài sản có được, không phải số vốn đăng ký.
  • Nên đăng ký vốn thấp để giảm mức thuế khi cần thiết.

6/ Số lượng lao động: tối đa 9 người

7/ Kê khai thuế đơn giản phù hợp đối với các chủ thể có nhu cầu kinh doanh các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân, dịch vụ ăn uống…. Thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là thuế khoán và thuế giá trị gia tăng trực tiếp, không được khấu trừ thuế đối với bạn hàng.

8/ Hóa đơn: chỉ sử dụng hóa đơn quyển hoặc hóa đơn bán lẻ từng số xin cấp tại cơ quan thuế. Không được sử dụng hóa đơn VAT.

9/ Cơ quan đăng ký và quản lý: cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh (UBND)

Thuế đối với hộ kinh doanh shop quần áo

Hộ kinh doanh shop quần áo phải nộp các loại thuế bao gồm: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật.

Đồng thời, nếu hộ kinh koanh shop quần áo có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì được miễn thuế gồm: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.

1/ Thuế môn bài

  • Doanh thu dưới 100 triệu đồng/ năm: miễn thuế môn bài.
  • Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm: Nộp 300.000 đồng/năm
  • Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu/năm: Nộp 500.000 đồng/năm
  • Doanh thu trên 500 triệu/ năm: Nộp 1.000.000 đồng/năm

Nếu hộ kinh doanh cá thể thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

(Nghị định 139/2016/NĐ-CP)

2/ Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) và Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN)

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu/năm trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.

Thuế khoán: Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế là theo phương pháp khoán.

Cách tính:

  • Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
  • Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Tỷ lệ thuế GTGT:

  • Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
  • Hoạt động kinh doanh khác: 2%

Tỷ lệ thuế TNCN:

  • Phân phối, cung cấp hàng hoá: 7%
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 30%
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 15%
  • Hoạt động kinh doanh khác: 12%

(Tham khảo Thông tư 92/2015/TT-BTC)

3/ Hóa đơn VAT?

Hộ kinh doanh không được sử dụng hóa đơn VAT, không được khấu trừ thuế đối với bạn hàng.

Tuy nhiên, hộ kinh doanh có thể sử dụng hóa đơn quyển hoặc hóa đơn bán lẻ từng số xin cấp tại cơ quan thuế.

Trên đây là hướng dẫn về vấn đề: Mở shop quần áo có cần giấy phép kinh doanh không? Nếu bạn chưa rõ và còn vướng mắc về các thủ tục làm giấy phép kinh doanh, vui lòng liên hệ Thuế Ánh Dương để được tư vấn miễn phí.

Nếu shop quần áo của bạn lớn, có nhiều lao động và cần mở rộng chi nhánh, thì bạn nên đăng ký thành lập công ty.

Tham khảo các vấn đề về thành lập công ty:

Lưu ý khi thành lập công ty

Thủ tục thành lập công ty TNHH

Kinh doanh thời trang là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ khi khởi nghiệp. Để sở hữu một cửa hàng thời trang cho riêng mình, bạn cần phải lên kế hoạch chi tiêu kỹ lưỡng, ước lượng chính xác doanh thu, chi phí sao cho có thể đạt được lợi nhuận tối đa. Một trong những khoản chi bắt buộc hàng tháng của cửa hàng thời trang chính là thuế. Hãy cùng tìm hiểu xem bạn phải đóng những khoản thuế nào để duy trì hoạt động kinh doanh nhé!

Xem thêm: Kinh nghiệm xây dựng cửa hàng thời trang từ shop online

Kinh doanh cửa hàng quần áo thì nộp thuế như thế nào

1. Thuế môn bài

Đây là loại thuế cơ bản mà hầu như tất cả loại hình kinh doanh, bất kể lớn hay nhỏ cũng đều phải đóng. Theo quy định của Chính phủ, mức thuế môn bài được tính theo 6 bậc sau:

Kinh doanh cửa hàng quần áo thì nộp thuế như thế nào

Theo nghị định 139/2016/NĐ-CP áp dụng từ ngày 01/01/2017, hộ kinh doanh, cửa hàng kinh doanh, cá nhân kinh doanh không kê khai và đóng thuế môn bài nếu bị cơ quan thuế phát hiện sẽ phải nộp mức thuế môn bài cho cả năm. Nhìn chung, mức thuế này chiếm không đáng kể trong chi phí kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, nếu kinh doanh tại địa bàn miền núi, bạn sẽ được nằm trong diện miễn loại thuế này.

2. Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng (VAT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Tiền thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế, chủ cửa hàng kinh doanh thời trang có nghĩa vụ thay người tiêu dùng nộp thuế cho nhà nước. Bạn có thể chọn một trong hai cách tính sau:

♦ Công thức tính thuế GTGT theo phương pháp thông thường:

Thuế GTGT = Tổng doanh thu trên các hoá đơn GTGT x thuế suất thuế GTGT (10% đối với thời trang)

Theo phương pháp này, căn cứ để đóng thuế GTGT với cửa hàng thời trang chính là tổng doanh thu xét theo hoá đơn GTGT (hoá đơn đỏ), vì thế, để tuân thủ đúng luật, cửa hàng của bạn bắt buộc phải in hoá đơn đỏ cho khách nếu họ mua tổng giá trị hơn 200.000đ. Nếu giá trị đơn hàng ít hơn, bạn có thể không in hoá đơn đỏ nếu khách không yêu cầu. Dưới đây là mẫu hoá đơn GTGT chuẩn mà bạn có thể tham khảo.

Kinh doanh cửa hàng quần áo thì nộp thuế như thế nào

Bạn cần lưu ý rằng đây là loại thuế do người tiêu dùng chịu, vì thế, khi đặt giá sản phẩm, hãy nói rõ với khách hàng rằng giá đó đã bao gồm VAT chưa. Nếu chưa, khách hàng sẽ phải trả thêm 10% giá bán khi bạn xuất hoá đơn. 

♦ Công thức tính thuế GTGT theo phương pháp khoán:

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu chịu thuế GTGT khoán x Thuế suất GTGT khoán (1% đối với thời trang)

Lưu ý: Theo công thức này, bạn không bắt buộc phải lập hoá đơn đỏ cho khách. Doanh thu chịu thuế TNDN khoán là mức doanh thu ổn định của bạn trong 1 năm. Khi mới bắt đầu kinh doanh, chưa biết được chính xác mức doanh thu, cơ quan thuế sẽ xét duyệt theo đề xuất của bạn. Sau một thời gian kinh doanh, nếu cơ quan thuế xác định được doanh thu chịu thuế khoán của bạn có sự thay đổi từ 50% trở lên so với mức đã đăng ký, họ sẽ định lại mức doanh thu khoán của bạn và áp dụng cho thời gian còn lại của năm tính thuế.

Ngoài ra, nếu chứng minh được với cơ quan thuế rằng doanh thu của cửa hàng chỉ ở mức dưới 100 triệu đồng/năm thì bạn sẽ được miễn loại thuế này.

Xem thêm: Phần mềm giúp xác định chính xác doanh thu, lợi nhuận shop thời trang 

Kinh doanh cửa hàng quần áo thì nộp thuế như thế nào

3. Thuế thu nhập cá nhân

Nếu kinh doanh dạng cá nhân hoặc hộ gia đình, bạn cần kê khai và đóng đầy đủ thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Thuế TNCN là khoản tiền bạn phải trích từ thu nhập của mình. Bạn có thể đăng ký với cơ quan thuế một trong hai cách tính sau:

♦ Công thức tính thuế TNCN theo phương pháp thông thường:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất TNCN

Bạn cần lưu ý rằng thu nhập tính thuế không phải là doanh thu của cửa hàng. Trên thực tế, đó là phần lợi nhuận mà bạn thu về được sau khi trừ đi tất cả các loại chi phí vận hành cửa hàng và các khoản được giảm trừ thuế TNCN

Mặc dù chia thành 2 cột theo năm và theo tháng, nhưng thật ra số tiền bạn cần đóng cũng tương đương nhau nên bạn áp dụng theo cách nào cũng được. Tuy nhiên, bạn phải thống nhất cách tính, chẳng hạn như tháng 1 bạn tính thuế theo tháng thì phải áp dụng luôn cho đến hết năm. Thời hạn nộp thuế theo tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.

Kinh doanh cửa hàng quần áo thì nộp thuế như thế nào

♦ Công thức tính thuế TNCN theo phương pháp khoán:

Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu chịu thuế TNCN khoán x Thuế suất TNCN khoán (0,5% đối với thời trang)

Lưu ý: Tương tự như doanh thu chịu thuế GTGT khoán, doanh thu chịu thuế TNCN khoán là mức doanh thu ổn định của bạn trong 1 năm, do bạn đăng ký và được cơ quan thuế duyệt. Cơ quan thuế có quyền điều chỉnh nếu họ xác định được doanh thu chịu thuế khoán của bạn có sự thay đổi từ 50% trở lên so với mức đã đăng ký. Ngoài ra, với cách tính này, bạn phải lấy tổng doanh thu của cửa hàng, không được trừ đi chi phí hay các khoản giảm trừ thuế TNCN.

Tương tự như thuế GTGT, bạn cũng sẽ được miễn thuế TNCN khoán nếu chứng minh được tổng doanh thu một năm của cửa hàng dưới 100 triệu đồng.

Kinh doanh cửa hàng quần áo thì nộp thuế như thế nào

4. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trường hợp cửa hàng của bạn đăng ký kinh doanh theo dạng công ty, doanh nghiệp thì cần đóng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).

 Công thức tính thuế TNDN:

Thuế TNDN phải nộp = Lợi nhuận tính thuế TNDN x 20%

Lợi nhuận tính thuế TNDN sẽ được tính dựa trên chênh lệch tổng doanh thu, tổng chi phí và trừ đi các khoản thu được miễn thuế. Theo công thức trên, chỉ cần kinh doanh có lãi thì bắt buộc bạn phải kê khai và đóng thuế TNDN. Bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây.

Kinh doanh cửa hàng quần áo thì nộp thuế như thế nào

Như vậy, khi kinh doanh thời trang, bạn bắt buộc phải đóng 3 loại thuế:

- Kinh doanh dạng cá nhân, hộ gia đình: Thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN.

- Kinh doanh dạng công ty, doanh nghiệp: Thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN.

Ngoài các khoản thuế phải đóng, nếu muốn dự trù chính xác mức lợi nhuận của mình khi kinh doanh thời trang, bạn cần tham khảo thêm bài viết: Mở shop quần áo cần bao nhiêu vốn.

Chúc bạn thành công.

TRẢI NGHIỆM 14 NGÀY DÙNG THỬ PHẦN MỀM QUẢN LÝ SHOP THỜI TRANG HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Thanh toán nhanh - Báo cáo doanh thu tự động - Quản lý kho hiệu quả 

Kinh doanh cửa hàng quần áo thì nộp thuế như thế nào