Kiểm nghiệm chất lượng thuốc bột, gồm các chỉ tiêu

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thuốc là một trong những sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống của con người và thực sự cần thiết để điều trị, ngăn ngừa và bảo vệ sức khỏe. Các loại thuốc được tồn tại dưới nhiều dạng vật chất khác nhau, trong đó có thể có dạng lỏng, dạng rắn, dạng khí hoặc dạng bột và tất cả đều được sử dụng nếu thông qua quá trình kiểm nghiệm của Bộ Y Tế. Vậy, kiểm nghiệm thuốc bột là gì, thủ tục ra sao, quy trình tiến hành như nào đều được Luật ACC được quy định trong bài viết dưới đây!

Kiểm nghiệm thuốc bột

Dưới góc độ y học cổ truyền, thuốc bột hay còn được gọi là thuốc tan. Đây là dạng thuốc rắn, gồm các hạt nhỏ, khô tơi, có độ mịn xác định, có chứa một hay nhiều loại dược chất.

Dưới góc độ y học hiện đại, thuốc bột là dạng thuốc bao gồm các tiểu phân dược chất và tá dược có kích thước nhỏ kết hợp với nhau tạo thành khối bột đồng nhất, có tính chất khô tơi. Có tác dụng dùng để uống, dùng ngoài, hít hoặc dùng pha tiêm.

Cấu trúc cơ bản của thuốc bột là tiểu phân dược chất rắn đã được phân chia đến kích thước xác định. Đối với thuốc bột kép, ngoài tiểu phân dược chất rắn, có thể dược chất lỏng hay mềm nhưng không dược vượt quá tỷ lệ cho phép gây ảnh hưởng đến thể chất khô tơi của thuốc bột.

Theo quy định của Luật Dược năm 2016 [Khoản 1, Điều 103] thì Kiểm nghiệm thuốc [trong đó có thuốc bột] là việc lấy mẫu, xem xét tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến hành các thử nghiệm tương ứng và cần thiết nhằm xác định thuốc [thuốc bột] có đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng để quyết định việc chấp nhận hay loại bỏ thuốc bột.

Thủ tục kiểm nghiệm thuốc bột năm 2021 được xác định như sau:

Căn cứ kế hoạch hàng năm của Trung tâm, tình hình chất lượng thuốc bột của những năm trước, yêu cầu của cơ quan quản lý, phòng Kế hoạch – hành chính tổng hợp lên kế hoạch lấy mẫu hàng quý/tháng và phân bổ sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Trong kế hoạch lấy mẫu cần nêu rõ đối tượng mẫu cần lấy, địa điểm lấy mẫu và phân công nhân sự tham gia lấy mẫu.

Đối với phương pháp lấy mẫu, dụng cụ lấy mẫu cần đáp ứng tiêu chuẩn thì lượng mẫu cần lấy của thuốc bột được thực hiện theo:

Chủng loại, quy cách Số lượng mẫu để thử Số lượng mẫu để lưu
Thuốc bột bình thường Đóng gói theo đơn vị đơn liều hoặc đa liều ~ 100 gam ~ 60 gam
Thuốc bột tiêm < 100 mg 100 lọ 50 lọ
100 – 450 mg 80 lọ 50 lọ
> 450 mg 60 lọ 40 lọ

Sau khi được tiếp nhận, mẫu thuốc bột sẽ được chia thành hai phần bằng nhau [một phần được lưu tại phòng lưu mẫu của Trung tâm, phần còn lại chuyển cho các khoa chuyên môn trực tiếp tiến hành thử nghiệm] và được mã hóa theo nguyên tắc:

– Đối với mẫu do Trung tâm lấy: mã hóa theo ký hiệu: XXMLYYY. Trong đó:

XX: Hai số cuối của năm lấy mẫu

ML: Từ viết tắt của “Mẫu lấy”

YYY: Số thứ tự của mẫu trong Sổ nhập mẫu lấy.

– Đối với mẫu do khách hàng gửi: mã hóa theo ký hiệu: XXMGYYY. Trong đó:

XX: Hai số cuối của năm lấy mẫu

MG: Từ viết tắt của “Mẫu gửi”

YYY: Số thứ tự của mẫu trong Sổ nhập mẫu gửi.

– Kiểm nghiệm viên tiến hành bị các điều kiện phục vụ thử nghiệm mẫu theo hướng dẫn của phương pháp thử tương ứng. Các nội dung chuẩn bị gồm: Phương pháp thử, hóa chất, chất chuẩn, dụng cụ, điều kiện thiết bị, điều kiện môi trường,…

– Kiểm nghiệm viên tiến hành xử lý mẫu và thử nghiệm các chỉ tiêu được phân công theo hướng dẫn tại các phương pháp, tiêu chuẩn tương ứng đã được kiểm soát. Ghi chép kết quả thử nghiệm vào Sổ tay Kiểm nghiệm viên; xử lý số liệu thử nghiệm theo hướng dẫn của các phương pháp.

– Khi kiểm nghiệm viên nghi ngờ về kết quả thử nghiệm thì báo cáo Trưởng khoa xem xét.

– Khi kết quả thử nghiệm mẫu không đạt chất lượng theo Tiêu chuẩn chất lượng thì KNV báo cáo Trưởng khoa xem xét, thực hiện việc Xử lý mẫu không đạt chất lượng như sau:

Kiểm nghiệm viên trực tiếp thử nghiệm mẫu kiểm tra, soát xét lại quá trình thử nghiệm mẫu xem xét lại kết quả thử nghiệm, sau đó báo cáo Trưởng khoa.

Trưởng khoa kiểm tra kết quả thử nghiệm, báo cáo mẫu không đạt với Giám đốc. Giám đốc, bên quản lý chất lượng và Trưởng khoa sẽ thảo luận và quyết định biện pháp xử lý

Kết thúc thử nghiệm các chỉ tiêu được phân công, KNV có trách nhiệm viết báo cáo mọi dữ liệu liên quan đến việc thử nghiệm mẫu vào Hồ sơ thử nghiệm tương ứng theo các Báo cáo kết quả thử nghiệm KNH/BC/AA-YY:

– Sổ tay KNV do Trung tâm cung cấp, được đánh số trang và đóng dấu giáp lai ở tất cả các trang, trang đầu tiên có ghi dòng chữ “Sổ này có xxx trang được đánh thứ tự từ 1 đến xxx và đóng dấu giáp lai”, có chữ ký xác nhận của Ban Giám đốc và có đóng dấu của cơ quan.

– Báo cáo kết quả thử nghiệm ở các khoa phải được trình bày theo Biểu mẫu Báo cáo kết quả thử nghiệm KNH/BC/TM-01 [đối với mẫu thuốc và mẫu mỹ phẩm] hoặc Biểu mẫu Báo cáo kết quả thử nghiệm KNH/BC/TP-01 [đối với mẫu thực phẩm và mẫu khác].

– Đối với mẫu do nhiều KNV tham gia thử nghiệm, KNV được phân công tổng hợp các kết quả thử nghiệm của các chỉ tiêu thử nghiệm vào Báo cáo kết quả thử nghiệm tương ứng

– Báo cáo kết quả thử nghiệm và hồ sơ thử nghiệm phải có đầy đủ chữ ký và ghi ngày tháng năm thực hiện của KNV trực tiếp thử nghiệm mẫu, phải được đánh số trang trên tất cả các trang hồ sơ thử nghiệm [kể cả các dữ liệu, kết quả in ra từ cân và máy phân tích tự động đính kèm] và trình Trưởng khoa ký phê duyệt.

Phiếu trả lời kết quả thử nghiệm cho khách hàng phải được trình bày theo Biểu mẫu Phiếu kiểm nghiệm BM TT/7.8-01.01, in ấn rõ ràng, có chữ ký của Giám đốc và đóng dấu theo đúng quy định.

Như vậy, trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi liên quan đến kiểm nghiệm thuốc bộ. Để nắm rõ quy trình, liên hệ với Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn để nhận được tư vấn tốt nhất!

Thuốc tiêm là dạng thuốc vô khuẩn có cấu trúc hóa lý dạng dung dịch, hỗn dịch hoặc nhũ tương để tiêm vào cơ thể bằng các đường tiêm khác nhau.

Phương pháp cảm quan.

  • Màu sắc: không màu hoặc nếu có màu thì đó là màu của dược chất. Yêu cầu này tùy theo chuyên luận riêng của từng thuốc.
  • Trạng thái phân tán: yêu cầu này áp dụng với thuốc tiêm dạng hỗn dịch. Các thuốc tiêm hỗn dịch có thể lắng cặn, những khi lắc sẽ phải phân tán dễ dàng trở lại và đồng nhất trong thời gian phân liều.
  • Tách lớp: chỉ tiêu này áp dụng với các thuốc có cấu trúc nhũ tương. Các thuốc này không được có bất kỳ biểu hiện nào của sự tách lớp.

Chỉ áp dụng với dạng dung dịch.

Kiểm tra bằng mắt thường: phải trong suốt và không có tiểu phân không tan. Sử dụng thiết bị soi độ trong để xác định chỉ tiêu này. Dụng cụ này sẽ gồm 2 bảng màu: bảng màu trắng không lóa và bảng màu đen [bề mặt mờ] và hộp đèn có thể điều chỉnh ánh sáng.

Cách tiến hành: lấy ngẫu nhiên 20 đơn vị phân liều [nếu không có chỉ dẫn đặc biệt]. Loại bỏ toàn bộ nhãn mác, rửa sạch và làm khô bề ngoài bao bì. Tiến hành lắc và lộn đi lộn lại từng đơn vị nhẹ nhàng tránh tạo bọt khí. Tiến hành quan sát khoảng 5 giây với bảng màu trắng và 5 giây với bảng màu đen.

Đánh giá kết quả: nếu cả 20 đơn vị không có tiểu phân quan sát bằng mắt thường, tiến hành kiểm tra lại với 20 đơn vị ngẫu nhiên khác. Kết quả đạt khi không quá một đơn vị trong 40 đơn vị đem thử có tiểu phân quan sát được bằng mắt thường.

Các tiểu phân không quan sát được bằng mắt thường:

Để xác định các tiểu phân này, sử dụng hai phương pháp phổ biến là phương pháp 1 [sử dụng thiết bị đếm tiểu phân] và phương pháp 2 [sử dụng kính hiển vi]. Thông thường chỉ cần áp dụng phương pháp 1, nhưng trong một số chế phẩm phải áp dụng cả 2 phương pháp này.

Phương pháp 1: sử dụng thiết bị đếm tiểu phân.

Hình ảnh: Thiết bị đếm tiểu phân

Thiết bị: thiết bị hoạt động nguyên tắc cản ánh sáng, có khả năng tự động xác định các kích thước và số lượng tiểu phân theo kích thước quy định. Thiết bị:

Cách tiến hành:

Đối với thuốc tiêm có thể tịch từ 25 ml trở lên: tiến hành thử với từng đơn vị

Đối với thuốc tiêm có thể tích nhỏ hơn 25 ml: gộp dung dịch của ít nhất 10 đơn vị trong một cốc nước [sạch] đến khi đủ 25 ml.

Đối với một số trường hợp đặc biệt, dung dịch thử được lấy từ một số đơn vị thích hợp và pha loãng với nước hoặc dung môi thích hợp không có tiểu phân đến khi đủ 25 ml. Đặc biệt với bột pha tiêm cần áp dụng biện pháp này.

Số lượng lấy mẫu: Phải đủ số lượng thống kê. Với thuốc tiêm có thể tích lớn hơn 25ml, số mẫu lấy có thể nhỏ hơn 10 [phụ thuộc vào kế hoạch lấy mẫu]. Khi tiến hành thử cần loại bỏ kết quả của mẫu đầu tiên và tính số lượng tiểu phân trung bình của chế phẩm đã thử.

Đánh giá kết quả:

Với thuốc tiêm có thể tích lớn hơn 100ml: kết quả đạt khi trung bình trong mỗi 1 ml dung dịch thử không có quá 25 tiểu phân có kích thước lớn hơn hoặc bằng 10 mcm và không có quá 3 tiểu phân kích thước lớn hơn hoặc bằng 25 mcm.

Với thuốc tiêm có thể tích nhỏ hơn 100 ml: kết quả đạt khi trong mỗi đơn vị đem kiểm tra không có quá 6000 tiểu phân kích thước bằng hoặc lớn hơn 10 mcm và số lượng các tiểu phân bằng hoặc lớn hơn 25 mcm không nhiều hơn 600.

Nếu số lượng tiểu phân trung bình trong mỗi đơn vị vượt quá các giới hạn trên cần kiểm tra lại với phương pháp 2.

Phương pháp 2: dùng kính hiển vi

Đếm tiểu phân bằng kính hiển vi

Dụng cụ: sử dụng kính hiển vi thích hợp, bộ lọc để lưu giữ các tiểu phân và có màng lọc để kiểm tra. Kính hiển vi thường có độ phóng đại 100 +/- 10 lần. Dụng cụ:

Cách tiến hành: lộn đi lộn lại đơn vị kiểm tra nhẹ nhàng 20 lần để trộn đều chế phẩm.

Đối với thuốc tiêm có thể tích từ 25 ml trở lên, tiến hành thử với từng đơn vị phân liều. Với các thuốc có thể tích nhỏ hơn 25 ml, gộp dung dịch của ít nhất 10 đơn vị này đến khi đủ 25 ml. Trong một số trường hợp có thể cần pha loãng mẫu để đủ 25ml bằng nước hoặc dung môi thích hợp không có tiểu phân. Đặc biệt với thuốc bột pha tiêm.

Số lượng mẫu: tương tự như phương pháp 1.

Đánh giá kết quả:

Với thuốc tiêm có thể tích lớn hơn 100ml: kết quả đạt khi trung bình mỗi ml dung dịch không có quá 12 tiểu phân kích thước lớn hơn hoặc bằng 10 mcm và không có quá 2 tiểu phân kích thước lớn hơn 25 mcm.

Với thuốc tiêm có thể tích nhỏ hơn 100 ml: kết quả đạt khi trong mỗi đơn vị kiểm tra không có quá 3000 tiểu phân kích thước lớn hơn hoặc bằng 10 mcm và không có quá 300 tiểu phân lớn hơn 25 mcm.

Phép thử này áp dụng với những các nguyên liệu, chế phẩm và các dụng cụ mà dược điển yêu cầu phải thử độ vô khuẩn nhằm phát hiện sự có mặt của vi khuẩn.

Môi trường thử: Hai môi trường hay được dùng là thioglyconat lỏng và môi trường casein đậu tương lỏng. Môi trường thioglyconat lỏng dùng để phát hiện vi khuẩn hiếu khí và kị khí. Còn môi trường casein đậu tương lỏng có khả năng phát hiện vi khuẩn hiếu khí và nấm.

Tiến hành: thử bằng phương pháp màng lọc hoặc phương pháp cấy trực tiếp. Thời gian và nhiệt độ tiến hành tùy theo từng chuyên luận.

Hình ảnh: Bộ lọc thử độ vô khuẩn

Số đơn vị lấy mẫu trong một lô

Số lượng đơn vị đóng gói trong 1 lô Số lượng tối thiểu đơn vị đóng gói đem thử
=< 100 đơn vị đóng gói 10% hoặc 4 [lấy số lớn hơn]
>100 đơn vị đóng gói 10
>500 đơn vị đóng gói 2% hoặc 20, lấy số bé hơn. Với thuốc tiêm thể tích lớn lấy 10 đơn vị đóng gói

Số lượng mẫu lấy trong một đơn vị đóng gói đưa vào mỗi loại môi trường thử:

Chất lỏng:

Với chế phẩm có thể tích trong một đơn vị đóng gói

  • V < 1ml: lấy toàn bộ đơn vị đóng gói
  • 1ml =< V =< 40 ml: lấy ½ đơn vị đóng gói, nhưng không dưới 1ml
  • 40 ml < V =< 100 ml: lấy 20 ml
  • V > 100 ml: lấy 10% đơn vị đóng gói, nhưng không dưới 20 ml

Chú ý: với chất lỏng kháng sinh, lấy 1ml mỗi đơn vị

Chất rắn: dựa vào khối lượng mỗi đơn vị

  • m< 50 mg: lấy toàn bộ đơn vị đóng gói
  • 50 mg =< m < 300 mg: lấy ½ đơn vị đóng gói, nhưng không được dưới 50 mg
  • 300 mg =< m =< 5g: lấy 150 mg
  • m > 5g: lấy 500 mg

Đánh giá kết quả: nếu sau thời gian ủ, không quan sát thấy sự phát triển của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy, mẫu thử đạt chỉ tiêu về độ vô khuẩn. Nếu môi trường nuôi cấy quan sát thấy sự phát triển của vi khuẩn, mẫu không đạt chỉ tiêu về độ vô khuẩn trừ trường hợp có các bằng chứng thử nghiệm không có giá trị do các nguyên nhân không có liên quan đến mẫu thử. Nếu thử nghiệm không có giá trị, tiến hành thử độ vô khuẩn với số lượng mẫu như lần đầu. Kết quả được coi là đạt khi không quan sát thấy sự phát triển của vi sinh vật sau thời gian nuôi cấy. Nếu quan sát thấy sự phát triển của vi sinh vật trong lần thử này, mẫu thử không đạt chỉ tiêu độ vô khuẩn.

Thực hiện trong từng chuyên riêng. Đối với chuyên luận đã có thử nội độc tố vi khuẩn thì không cần thử chất gây sốt [nếu không có chỉ dẫn đặc biệt].

Phép thử nội độc tố dùng để phát hiện hoặc định lượng nội độc tố của vi khuẩn gram âm có trong chế phẩm cần kiểm tra.

Tham khảo thêm: Nước cất pha tiêm là gì? Tiêu chuẩn chất lượng nước cất pha tiêm

Yêu cầu không được có chất gây sốt. Phép thử này được xác định bằng việc đo sự gia tăng thân nhiệt của thỏ sau khi tiêm tĩnh mạch với thuốc thử nghiệm.

Thử nghiệm trên thỏ

Áp dụng với các dạng thuốc tiêm hỗn dịch đóng liều đơn hoặc bột để pha thuốc tiêm có hàm lượng dược chất nhỏ hơn 2 mg hoặc hàm lượng dưới 2% so với khối lượng chế phẩm. Nếu chế phẩm có từ 2 hoạt chất trở lên, cần tiến hành chỉ tiêu này với từng hoạt chất có hàm lượng dưới 2% và khối lượng dưới 2 mg trong từng đơn vị chế phẩm. Chú ý, yêu cầu này không áp dụng với các thuốc tiêm của các vitamin và nguyên tố vi lượng.

Áp dụng với bột pha thuốc tiêm. Nếu các hoạt chất trong chế phẩm đã được thử độ đồng đều hàm lượng thì không cần tiến hành độ đồng đều khối lượng. Chỉ tiến hành thử độ đồng đều khối lượng khi khối lượng từng đơn vị phân liều lớn hơn 40 mg [nếu nhỏ hơn phải tiến hành đồng đều hàm lượng]. Tiến hành thử với ngẫu nhiên 20 đơn vị phân liều. Yêu cầu phần trăm chênh lệch so với khối lượng trung bình nhỏ hơn 10%.

Kiểm tra thể tích thuốc tiêm

Thuốc tiêm đơn liều:

Dụng cụ: Bơm tiêm khô, ống đong khô

Số đơn vị lấy:

  • V > 10 ml: lấy một đơn vị chế phẩm
  • 3 ml< V < 10ml: lấy 3 đơn vị chế phẩm đem thử
  • V =< 3ml: lấy 5 đơn vị phân liều

Tiến hành: các đơn vị đem thử cần để cân bằng nhiệt độ với môi trường và được phân tán đồng nhất. Dùng bơm tiêm khô, sạch để lấy toàn bộ lượng thuốc có trong từng ống và chuyển lượng thuốc này sang ống đong khô sạch đã chuẩn bị. Đọc thể tích của lượng dung dịch này. Với các thuốc tiêm có thể tích nhỏ hơn hoặc bằng 2 ml, có thể gộp các đơn vị đến lượng thể tích cho phép. Với các đơn vị lớn hơn 10 ml có thể tiến hành chuyển thẳng vào ống đong để xác định thể tích. Các chế phẩm là hỗn dịch hoặc nhũ tương phải được lắc đều trước khi tiến hành rút vào kim tiêm.

Yêu cầu:

Nếu đo từ 1 đơn vị chế phẩm: yêu cầu thể tích nằm trong khoảng + 10% so với lượng thể tích ghi trên nhãn.

Trường hợp tiến hành gộp từ nhiều đơn vị chế phẩm có thể tích nhỏ hơn 2 ml: đạt khi tổng thể tích đen thử nằm trong khoảng + 10% so với tổng  thể tích ghi trên nhãn.

Với thuốc tiêm đa liều: nếu trên nhãn ghi số lượng và thể tích của từng liều, lấy một đơn vị chế phẩm và lấy ra từng liều như với thuốc đơn liều [sử dụng các bơm tiêm riêng rẽ, số lượng bơm tiêm sử dụng để lấy mẫu tương ứng với số liều trên nhãn]. Thể tích mỗi liều không nhỏ hơn đơn vị liều được ghi trên nhãn. Yêu cầu: thể tích thử không nhỏ hơn thể tích ghi trên nhãn.

Cần tiến hành kiểm tra độ kín của chế phẩm để đảm bảo độ ổn định của chế phẩm trong thời gian bảo quản. Tiến hành ngâm chế phẩm trong thiết bị thử độ kín, sử dụng dung dịch xanh methylen để tiến hành kiểm tra. Sau thời gian thử nếu không có chế phẩm nào bị thấm xanh methylen, thì chế phẩm đạt yêu cầu.

Chuyên luận “thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền” Dược điển Việt Nam V tập 2

Mahato, R. and Narang, A. [2018]. Pharmaceutical Dosage Forms and Drug Delivery [3rd ed.]. New York: Taylor & Francis Group

Video liên quan

Chủ Đề