Khuynh quốc khuynh thành là gì

Đây là câu quen thuộc với người Việt, ta hay nói nghiêng nước nghiêng thành [khuynh quốc khuynh thành].

Đây là câu trích trong Giai nhân ca [佳人歌], được cho là của Lý Diên Niên thời nhà Hán.

北方有佳人 絶世而獨立 북방유가인 절세이독립 [bắc phương hữu giai nhân tuyệt thế nhi độc lập]

一顧傾人城 再顧傾人國 일고경인성 재고경인국 [nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc]

寧不知傾城與傾國  영부지경성여경국 [ninh bất tri khuynh thành dữ khuynh quốc

佳人難再得 가인난재득 [giai nhân nan tái đắc]

Ý nôm na là:

Phương bắc có mỹ nhân, nhan sắc tuyệt trần chẳng ai sánh kịp

Ngó một cái nghiêng thành

Ngó lần nữa nghiêng nước

Chẳng lẽ lại không hiểu người đẹp nghiêng nước nghiêng thành ấy rất khó có được.

[북방에 아름다운 사람이 있어

세상을 벗어나 홀로 서 있네.

한번 돌아보니 성이 기울고

다시 돌아보니 나라가 기우는구나.

어찌 성을 흔들고 나라를 무너뜨림을 알지 못하는가.

아름다운 사람은 다시 얻기 어렵다네].


Tất nhiên, nước vẫn đấy, thành vẫn đấy, vốn chẳng ngả nghiêng cho đến khi lòng của Chủ nhân nó "khuynh" [나라가 아니라 그 나라의 주인임 임금을 기울게 할 만큼 아름다운 미인이다].

Ý nghĩa của câu này, nghe thoáng thì như ca ngợi vẻ đẹp nữ nhân, nhưng thực chất là có xen cảnh báo "cẩn thận không mất nước đấy", nó có ý tứ khác hẳn với cách so sánh vẻ đẹp khác kiểu ca ngợi thuần túy như trầm ngư, lạc nhạn, bế nguyệt, tu hoa của Tây Thi, Chiêu Quân, Điêu Thuyền, Quý Phi.

- Lý Diên Niên đời Hán: "Bắc phương hữu giai nhân, tuyệt thế phi độc lập, Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc" [Phương Bắc có người đẹp, trên đời chỉ có một mình nàng. Nhìn một lần làm nghiêng đổ thành người, nhìn lần nữa làm nghiêng đổ nước người]

- Kiều:

- Một hai nghiêng nước nghiêng thành

- Sắc đành đòi một, tài đành họa hai. Cung oán ngâm khúc:

- Hồng lâu còn khóa then sương

- Thâm khuê còn rấm mùi hương khuynh thành


- t. Nói người con gái có sắc đẹp làm cho mê mệt: Lạ cho cái sóng khuynh thành, Làm cho đổ quán xiêu đình như chơi [K].

- nghiêng thành, ý nói nhan sắc xinh đẹp có thể làm nghiêng ngửa thành trì

ht. Nghiêng thành, chỉ sắc đẹp có thể làm cho đàn ông say mê mà để mất thành mất nước. Sắc đẹp khuynh thành.Tầm nguyên Từ điển
Khuynh Thành

Khuynh: nghiêng, Thành: thành trì. Do câu: Khuynh quốc khuynh thành tức nghiêng thành đổ nước. Lý Diên Niên có bài thơ: bắc phương hữu giai nhân, tứ cố nhi độc lập, nhất cố khuynh nhân thành, táo cố khuynh nhân quốc, ninh bất tri, khuynh thành dự khuynh quốc, giai nhân nan tái đắc. Phương bắc có người đẹp, trên đời không ai bì kịp mà vẫn đứng một mình. Nhìn qua khiến nghiêng thành của người, nhìn lại khiến nghiêng nước của người. Há chẳng biết "Nghiêng thành" cùng "nghiêng nước" người đẹp không thể nào có lại được. Nghĩa bóng: người rất đẹp.

Lý Diên Niên viết trong Hán Thư: “Bắc phương hữu giai nhân, tuyệt thế nhi độc lập, nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc”. Nghĩa là: Phương Bắc có người đẹp, một mình nhất thế gian, nhìn một cái nghiêng thành của người ta, nhìn hai cái thì nghiêng nước của người ta” [theo Từ Điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh]. Nói gọn là:

“Khuynh Quốc, Khuynh Thành”, người Việt nói nôm na là “Nghiêng Nước, Nghiêng Thành”. Ở Saigon, một thời mấy “em Mary Fontaine” tranh nhau bồ bịch, vác đòn gánh đánh nhau, làm đổ thùng gánh nước máy, nên có ông nhạc sĩ gọi đùa là “Nghiêng nước, nghiêng thùng” [thùng gánh nước].

“Văn Chương Bình Dân”, bình dân thì vừa thô vừa tục nên nói huỵch toẹt rằng:

“Quan to súng lớn bề bề,

Thần lô…ám ảnh cũng mê mẩn đời”.

Nói chung, ấy là chuyện các người đẹp, bên Tầu cũng như bên ta. Bên Tầu thì mấy bả ngồi trong cung mà làm “loạn triều chính”. Bên xứ ta thì ngược lại.

Xứ ta, loạn thì chỉ ở chỗ máy nước công cộng [fontaine], chỗ lấy nước công công, còn trong triều đình thì mấy bả giỏi lắm, lại có bà tài ba lắm, như “Ỷ Lan phu nhân”, như “Ngọc Hân Công Chúa”. Tệ hơn thì có bà Trần thị Lệ Xuân, tức “Bà Nhu”. Chuyện xứ ta, sẽ nói sau. Bây giờ nói chuyện bên Tầu trước.

Trong “Cung Oán ngâm khúc” có mấy câu thơ nói về người đẹp [bên Tầu] như thế nầy:

Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn

Lững da trời nhạn ngẩn ngơ sa

Hương trời đắm nguyệt say hoa,

Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình.

Chìm đáy nước là “trầm ngư”, “nhạn ngẩn ngơ sa” là “lạc nhạn”. Nói chung là “trầm ngư lạc nhạn”, tức là đẹp đến nỗi, cá thấy cũng lặn mất vì ghe, chim đang bay trên trời thấy người đẹp cũng sa cánh rơi xuống, hoặc có bà làm cho “bế nguyệt” [trăng lặn], hay “tu hoa” [hoa không nở].

Hương trời… say hoa là do ở câu: “Quốc sắc triêu [hay chiêu] hàm tửu, Thiên hương dạ nhiễm y”. Nghĩa là “người đẹp [nổi tiếng] trong nước làm cho người đàn ông “sớm [chiêu] say rượu [hàm tửu]. Tối [dạ] sương làm cho ướt áo” [nhiễm y]. Người ta thường nói gọn lại là “Quốc sắc, thiên hương”.

Tôi không nói chuyện “giật mình”, thấy người đẹp đến nỗi phải “giật mình”, chỉ nói về người đẹp Trung Hoa, tức là nói về “Tứ Đại Mỵ Nhân” và những người làm nghiêng thành đổ nước bên Tầu.

“Tứ đại Mỹ nhân” bên Tầu gồm những ai?

Kể theo thứ tự thời gian thì người “xưa” nhất là Tây Thi [thế kỷ thứ 5 hoặc 6, trước Công Nguyên], quê ở vùng Triết Giang ngày nay, họ Thi, làng [Tây] Trữ La nên ngọi là Tây Thi, làm nghề dệt vải, cha làm nghề kiếm củi. Cái xấu của Tây Thi là có hai bàn chân to. [Có phải người miền cao, thường leo giốc, leo đồi nên chân to như Nông Thị Xuân của Hồ Chí Minh vậy?]

Dĩ nhiên, theo dã sử, Tây Thi rất đẹp. Mỗi lần Tây Thi xuống sông, cá thấy Tây Thi đẹp quá, bèn lặn xuống đáy sông. Do tích nầy, trong “Tần Cung Nữ Oán Bái Công Văn” có câu thơ tả sắc đẹp của một cung nữ:

Cặp mày xanh chiếc lá cũng ghen,

Câu khiển hứng, đánh chìm dòng nước chảy.

Theo Đông Châu Liệt Quốc, Ngô Phù Sai đánh bại Việt Câu Tiễn. Mưu thần của Câu Tiễn là Văn Chủng và Phạm Lãi, bàn với Tiễn dụng “mỹ nhân kế” để phục thù.

Họ tìm được Tây Thi và Ngọc Đán bèn đem dâng cho Phù Sai. Vua Ngô được Tây Thi, ngày đem mê mẩn, vui chơi, xướng hát, chiều chuộng Tây Thi đủ mọi điều. Chẳng bao lâu việc triều chính hư nát. Câu Tiễn nhân đấy đem quân đánh Phù Sai, phục được mối hận.

Vì sắc đẹp, Tây Thi cũng khó ở yên với vua Việt. Phạm Lãi bèn cùng Tây Thi bỏ vào Ngũ Hồ. Tây Thi chết ở đó. Phạm Lãi cũng “nước mắt [tôi] rớt bên bờ [hồ]” mà chết theo.

Tây Thi đã làm cho người Tầu đánh nhau và tiêu diệt lẫn nhau.

Có người cho rằng Việt Câu Tiễn là một trong “bách Việt” sau bị người Hán đồng hóa.

Người thứ hai là Chiêu Quân, đời Tây Hán, thế kỷ thứ 1 trước Công Nguyên. Chiêu Quân hay còn gọi là Vương Chiêu quân, tên thật là Vương Tường, quê ở Nam Quận [1].

Vương Tường được tuyển làm cung phi đời Hán Nguyên Đế. Vì trong cung quá nhiều cung phi mỹ nữ, nên những người được tuyển vào cung đều đươc thợ vẽ vẽ hình để vua hay hoàng hậu… chọn vào “hầu” vua. Đời bấy giờ có anh thợ vẽ tên là Mao Diên Thọ, “tay tổ” ngành… ăn hối lộ. Nếu cô nào không chịu đút lót, Diên Thọ vẽ cho xấu đi. Vương Tường quá đẹp, Diên Thọ không dám vẽ xấu, dù cô ta có đôi vai lệch, y bèn chấm một chấm dưới mắt người đẹp, tưởng như đó là một nút ruồi.

Theo sách tướng, những người có nút ruồi như vầy, gọi là “Thương phu trích lệ”. Theo Hán Việt Tự Điển của Đào Duy Anh, “thương” có nghĩa là chết yểu, chết non. Câu trên có nghĩa là: Giọt nước mắt thương chồng chết yểu. Dĩ nhiên, Vương Tường không được vua đoái tưởng tới.

Bây giờ vua Hung Nô là Hồ Hàn Tà trở chứng làm khó vua Tầu. Tuy vẫn giữ lệ triều cống nhưng vua Hồ đòi vua Hán phải gã cho anh ta một công chúa, không thì y sẽ đem quân sang đánh. Vua Hán lạnh giò. Tuy nhiên, thay vì gã một công chúa thì vua Hán “biếu” 5 cung phi “làm quà”. Đổi 1 lấy 5, vua Hồ thấy cò lời bèn chịu.

Vua Hán chọn 5 cung nữ cho đi, trong số có Vương Tường. Thấy hình Vương Tường đẹp, vua Hán thấy cho đi thì cũng uổng, nhưng ông ta sợ cái nút ruồi “Thương phu trích lệ”, nên muốn mau mau giao cho vua Hồ. May ra, Hồ Hàn Tà vì cái nốt ruồi mà “thương” cho lẹ, thì cũng yên ổn cho ngai vàng của vua Hán.

Đến khi vua cho gọi các cung phi lên phủ dụ để đưa qua xứ Hung Nô, bấy giờ vua thấy Vương Tường không có cái nốt ruồi nào cả, bèn tiếc của, ngần ngại, nhưng lại sợ triều thần. Cuối cùng, vua đành phải chiều theo ý triều thần, cho Vương Tường đi, sau khi làm một bài thơ phủ dụ người đẹp. Dĩ nhiên, Mao Diên Thọ bị trừng trị vì cái tội vẽ láo.

Sau khi qua khỏi Nhạn Môn Quan là cửa ải cuối cùng, buồn vì nhớ quê, thương phận mình, Chiêu Quân đánh khúc đàn “Xuất Tái Khúc” để giải khuây. Đàn chim nhạn bay ngang qua, nghe tiếng đàn của Vương, có con đứt ruột rơi xuống mà chết. Câu chuyện nầy trở thành điển tích “Lạc nhạn”. Bản đàn có tên là “Khúc Hồ Cầm”.

Trong tuyện Kiều có câu: “Nghề riêng ăn đứt Hồ Cầm một chương” là do tích nầy.

Người Tầu thường tự hào là “Nam tử Hán” [Người đàn ông anh hùng Hán tộc].

Xem ra, qua câu chuyện nầy, “Nam tử Hán” không những nhát gan mà còn hèn. Muốn được yên thân, “Nam tử Hán” bèn núp bóng “quần hồng” [đàn bà]. Đừng quên xã hội Tầu là xã hội trọng nam khinh nữ. “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”.

Câu chuyện Vương Tường có liên hệ đến lịch sử và văn học nước ta.

Năm 1309, Huyền Trân Công Chúa lên đường qua Chiêm Thành mà làm vợ Chế Mân. Bấy giờ “trong triều đình có người không thuận”; trong dân chúng thì có câu ca dao:

“Tiếc thay câu quế giữa rừng,

Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo.”

Thằng Mán thằng Mường ám chỉ ông vua Chàm. Hoặc:

“Tiếc thay hột gạo trắng ngần,

Đã vo nước đục lại vần lửa rơm”

Hột gạo trắng ngần là ví với Huyền Trân Công Chúa. Nước đục là Chế Mân, lửa rơm là Trần Khắc Chung. Độc giả muốn rõ hơn câu chuyện tình tay ba nầy, xin đọc “Những bài thơ Nôm đầu tiên trong Văn học nước ta”, cùng tác giả, ở web “Newvietart.com”.

Cũng câu chuyện tình nầy, trong văn học nước ta có hai bài thơ Nôm, không rõ tác giả.

Bài số 1:

Vua Dụ Vương Tường Gã Cho Chúa Thuyền Vu

Hán Hồ vẫn muốn vẹn trăm đường

Há trẫm riêng tây có phụ nường Bắc quốc tuy rằng ngoài dị vực Vương đình song cũng một biên cương Ở đây hạnh thắm nên mai nhạt Về đấy sen tàn lổi cỏ hương Hơn thiệt thôi đừng ai oán nữa Chờ ngày áo gấm lại hoàn hương.

Bài số 2:

Vương Tường Bái Yết Hán Vương
Từ nan khôn chối lệnh quân vương Rõi rõi thêm đau nỗi đoạn trường Khúm núm khấu đầu ngoài bệ ngọc Thẹn thùng ra mặt trước nhà vàng Mặt hoa dượi dượi chiều đeo tuyết Mày liễu rầu rầu dáng ủ sương Hang thẳm phen nầy xuân nở phụ Lòng quì khôn xiết ngóng về dương

Về Điêu Thuyền, trong “Thánh Thán Ngoại Thư”, Mao Tôn Cương bàn như sau:

“18 lộ quân chư hầu không giết nổi Đổng Trác, mà một thiếu nữ đào tơ liễu yếu như Điêu Thuyền lại giết nổi Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương hùng liệt không thắng nổi Lã Bố, mà chỉ một nàng Điêu Thuyền thắng nổi. Ôi, lấy chăn chiếu làm chiến trường, lấy son phấn làm khôi giáp, lấy mày ngài làm cung nỏ, lấy nước mắt nũng nịu làm tên đạn, lấy lời tình tứ ngọt ngào làm chiến lược mưu cơ. Xem thế thì cái bản lãnh của “nữ tướng quân” quả là tuyệt cao cường, đáng sợ thay!”

Khuyết điểm cua Điêu Thuyền là có hai tai nhỏ.

“Lữ Bố hí Điêu Thuyền” là một tuồng tích trong hát bộ được nhiều khán giả ưa thích.

Vương Doãn muốn trừ gian thần Đổng Trác bèn mượn tay Lữ Bố. Vương Doãn mở tiệc mời Đổng Trác đến dự, sai Điêu Thuyền ra múa hát. Sau Vương lại mời Lữ Bố tới, lại cho gặp Điêu Thuyền, âm mưu làm cho Lữ Bố yêu Điêu Thuyền rồi lại đem Điêu Thuyền dâng cho Đổng Trác, tạo thành mối hiềm khích giữa hai cha con là tay mê gái. Cha con cũng thành ra, “Sắc bất ba đào dị nịch nhân” vì gái mà chém giết lẫn nhau. Cả hai đều chết về tay Điêu Thuyền.

Tượng Dương Quí Phi mới được dựng ở Tây An. Người Tầu muốn tỏ lòng ngưỡng mộ thủ phạm đã gây nên cái loạn An Lộc Sơn vì Dương đã tư tình với tên tướng gốc Hung Nô nầy. [Nhà Đường cũng gốc từ Hung Nô, thuộc Cam Túc, ở phía Tây Bắc nước Tầu, giữa Thanh Hải, Nội Mông và cao nguyên Hoàng Thổ, phía Bắc giáp Mông Cổ, đa số dân chúng là người Hồi Nhĩ].

Khuyết điểm của Quí Phi là mồ hôi nặng mùi.

Có thể kể tên một “Đại Hán gian” là Ngô Tam Quế. Quế được vua nhà Minh cử làm tướng trấn giữ Sơn Hải Quan, ranh giới giữa Trung Nguyên với Mãn Châu. Bấy giờ Mãn Châu đã mạnh, muốn xâm lăng nước Tầu nhưng không qua được cửa ải do Ngô Tam Quế trấn giữ.

Ngô Tam Quế có người thiếp yêu tên là Trần Viên Viên, để lại ở Trường An. Khi Lý Tự Thành lật đổ nhà Minh, Ngô Tam Quế dự tính bỏ nhà Minh theo về với Lý Tự Thành. Bất đồ Quế nghe tin Lý Tự Thành [hay một tướng của Thành?] cướp mất người thiếp yêu của mình, y bèn hợp mưu với quân Mãn Châu, mở cửa Sơn Hải Quan cho quân Thanh tràn vào. Nhà Minh dứt nghiệp, người Mãn Thanh làm vua ở Trung nguyên, triều đại kéo dài 3 trăm năm.

Người Tầu khinh thị giới phụ nữ. Có lần Khổng Tử nói “Phụ nhân nan hóa”. Nhưng đàn bà Tầu không phải tay vừa. Võ Tắc Thiên, Từ Hy thái hậu, khó có ai bì.

Võ Tắc Thiên con nhà quí tộc, quê ở Sơn Tây [nước Tầu], 14 tuổi được đưa vào cung, một trong 9 người thiếp của vua. Ngay lúc đó Võ đã tư tình với thái tử. Vợ của cha mà là nhân tình của con! Khi vua Đường Thái Tông băng hà, đúng ra, Võ phải vào chùa. Nhưng thái tử Lý Trị lên ngôi, ông vua mới nầy lại đưa bà vào cung. Điều thương luân bại lý là vợ vua cha trở thành vợ vua con, sau Võ thị được phong làm hoàng hậu.

Khi vua Cao Tông già yếu, thái tử Lý Cường làm giám quốc, nhưng mọi việc đã bị Võ thâu tóm. Lý Hoằng muốn chống lại mẹ, liền bị đầu độc chết. Vì tham quyền lực mà mẹ giết con.

Trung Tông lên ngôi, chỉ làm vua, quyền hay trong tay Võ Tắc Thiên. Võ hậu cho xây dựng nhiều cung điện, lớn nhất là tòa Minh Đường cao ba trăm trượng, sau đổi là Vạn Tượng Thần Cung. Năm 690, Võ Tắc Thiên lên ngôi vua, vì nhờ có nhiều mưu mô xảo quyệt, chuyên quyền, hung bạo. Khi về già, Võ hậu sủng ái hai anh em họ Trương là hai kẻ bất tài nhưng đẹp trai.

Tháng 2 năm 705, tể tướng Trương Giản Chi giết hai anh em họ Trương, buộc Võ Tắc Thiên, bấy giờ đã 80 tuổi, truyền ngôi cho thái tử. Sau khi chết, bia mộ của bà để trống hoàn toàn, [vô tự bi] ý là để đời sau phán xét.

Từ Hi thái hậu là người không lên ngôi như Võ Tắc Thiên, nhưng quyền lực của bà còn hơn cả vua, độc ác và gian xảo cũng không kém chi! Bà nắm quyền lực trong tay gần 50 năm.

Từ Hi thuộc dòng quan lại nhà Thanh, là phi tần của vua Hàm Phong. Con trai của bà là con trai duy nhất của nhà vua. Khi vua Hàm Phong sức khỏe kém đi nhiều, bà bắt đầu tham gia chính sự.

Vua Hàm Phong băng hà [1861], để di chiếu cho hai bà thái hậu va triều đình hỗ trợ hoàng đế trị nước vì vua còn nhỏ tuổi.Không theo di chiếu, Từ Hi mưu với các quan đại thần, bỏ tù và giết hại các đại thần được vua Hàm Phong ủy nhiệm trong di chiếu. Việc nầy được coi như cuộc đảo chính năm Tân Dậu. Từ đó, mỗi khi thiết triều Từ Hi thái hậu ngồi sau rèm “thính chính”.

Trong suốt thời kỳ Từ Hi có quyền, hai ông vua Đồng Trị và Quang Tự là nạn nhân của bà, mặc dù cả hai ông đều chống lại Thái hậu nhưng không làm gì được. Việc làm của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu không giúp vua Quang Tự chống lại được thái hậu, nhưng phổ biến được những tư tưởng Dân Chủ, Tự do của người Âu Mỹ cho người Tầu.

Trong thời gian nầy, nước Tầu có nhiều cuộc nổi loạn, đáng kể nhất là “Thái Bình Thiên Quốc” và “Nghĩa Hòa Đoàn”.

Ngoài thì có “Nha phiến chiến tranh” đánh nhau với người Anh, “Bát Quốc Liên Minh” đánh vào tận Bắc Kinh, khiến Từ Hi cùng nhà vua phải chạy trốn. “Trung Nhật Chiến tranh”, một cuộc chiến làm cho người Tầu thức tỉnh.

Bà qua đời năm 1908, lịch sử coi là người chịu trách nhiệm về sự sụp đổ của nhà Thanh.

Ba người đàn bà họ Tống, tuy nổi tiếng thời Trung Hoa Dân Quốc nhưng không đến nỗi như những người đàn bà trước và sau họ. Ba bà đó thường được người Tầu gọi là “Tống thị tam tỉ muội”, là những người có chồng nổi tiếng trong lịch sử nước Tầu hồi đầu thế kỷ 20.

Đạc điểm của mỗi người là:

-Tống Ái linh, “người yêu tiền”. Chồng là Khổng Tường Hi, người giàu nhất nước Tầu hồi bấy giờ.

-Tống Mỹ Linh, “người yêu quyền”, trẻ nhất trong ba chị em, là vợ của Thống chế Tưởng Giới Thạch.

-Tống Khánh Linh, “người yêu nước”. Chồng là Tôn Văn, Tổng thống đầu tiên của nước Tầu.

Anh của ba bà là Tống Giáo Nhân, bị ám sát trước “Cách Mạng Tân Hợi”, thân phụ là Tống Gia Thụ, một mục sư, giàu có, kinh doanh trong ngành ngân hàng và ấn loát.

Thời kỳ “Cách Mạng Vô Sản”, nhiều bà rất nổi tiếng, thường can dự vào công việc của chồng. Đó là:

-Diệp Quần, vợ Lâm Bưu.

-Đặng Dĩnh Siêu, vợ Chu Ân Lai. Bà là người giới thiệu và chủ hôn đám cưới Hồ Chí Minh kết hôn với bà vợ Tầu Tăng Tuyết Minh. Lấy nhau chưa được bao lâu, Hồ Chí Minh, vì nhiệm vụ Cộng Sản, bỏ đi biệt. Sau năm 1955, khi Hồ Chí Minh trở về cầm quyền ở Bắc Việt Nam, Tăng Tuyết Minh, từ bên Tầu muốn qua VN chung sống với Hồ. Hồ Chí Minh không chịu, bởi vì ông chê “cỏ già” Tăng Tuyết Minh mà chịu “cỏ non” Nông Thị Xuân, mặc dù Hồ lúc đó đã ở tuổi 65.

-Vương Quang Mỹ, vợ Lưu Thiếu Kỳ, chủ tịch nước, bị hạ bệ thời kỳ “Cách mạng Văn Hóa” của Mao.

Mao thì có những bốn bà:

– Thứ nhất là La thị – 1889-1910 -[không rõ tên], do cha mẹ cưới cho, hồi Mao còn làm học trò. Tài liệu lịch sử Tầu Cọng nói hai người “chưa từng sống chung”. [Xem bộ sách “Mao Trạch Đông, tấn thảm kịch của đảng Cộng Sản Trung Quốc”.]

-Thứ hai là Dương Khai Tuệ, [1901-1930], con gái của giáo sư Dương Xương Tế, quản thủ thư viện Bắc Kinh, nơi Mao được ông giáo sư nầy hướng dẫn đọc và nghiên cứu nhiều sách vở. Dương Khai Tuệ bị Quốc Dân Đảng Trung Hoa giết năm 1930.

-Thứ ba là Hà Tử Trân,[1910-1984], không nổi tiếng lắm vì bị bệnh thần kinh.

-Thứ Tư là Giang Thanh [1938-1991]. Giang Thanh sinh tháng 3 năm 1915 tại Chư Thành, Sơn Đông, con một người thợ mộc. Sau khi theo học tại Đại học Thanh Đảo, bà trở thành diễn viên sân khấu và điện ảnh ở Thượng Hải, nghệ danh Lam Bình. Năm 1938, Giang Thanh gặp Mao Trạch Đông ở Diên An, hai người kết hôn.

Sau khi làm vợ Mao, thường gọi là “vợ thứ ba”, nếu không kể La thị, suốt trong thời kỳ Mao cầm quyền, Giang Thanh là trợ thủ đắc lực trong cái gọi là “Cách Mạng Văn Hóa”, thực chất để loại các phần tử bị tình nghi không trung thành hay chống Mao, đặc biệt các nhân vật nổi tiếng, phần nhiều bị giết là Nguyên soái Lâm Bưu, Nguyên soái Bành Chân, Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình.

Gần cuối đời, Mao không còn tin tưởng Giang Thanh, muốn Hoa Quốc Phong kế vị. Giang Thanh cùng ba người nữa chống lại. Ba người đó cùng Giang Thanh, thường đưọc gọi là “Bè lũ bốn tên” [tứ nhân bang], gồm có: Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn.

Lúc Mao Trạch Đông hấp hối, việc tranh giành quyền lực xảy ra giữa “Tứ Nhân Bang” và nhóm của Đặng Tiểu Bình, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh. Khi Chu Ân Lai mất năm 1976, Hoa Quốc Phong được cử giữ chức Thủ tướng Quốc vụ viện.

Năm 1981, “Tứ Nhân Bang” bị bắt đưa ra xét xử trước tòa với tội danh chống Đảng.

Bây giờ thì sao?

Vụ Bạc Hy Lai là bề mặt của việc tranh giành trong giới chóp bu của Cộng Sản Tầu hiện nay. Vợ ông, Cổ Khai Lai đang chịu án tử hình “giả” về việc giết doanh nhân người Anh. Người nầy cũng là tình nhân của bà trong khi bà có chồng.

Người ta không nghĩ tấn tuồng nầy đã hạ màn. Bên cạnh các nhân vật nầy, bà Lưu Diên Đông, Ủy viên bộ Chính trị càng ngày càng trở nên một nhân vật quan trọng, làm nảy sinh mâu thuẫn giữa những phụ nữ nầy với Bành Lệ Viên, vợ của Tập Cận Bình. Người đàn bà nầy càng ngày càng nổi tiếng.

Giới phụ nữ thống trị nước Tầu càng lúc càng mạnh, không mấy khi họchịu ngồi yên trong vị thế của mình. Tham vọng quyền lực của người đàn bà thường cao và mạnh hơn người đàn ông. Lịch sử phương Tây cũng y như thế. Tham vọng quyền lực của Cleopatra là một thí dụ.

Nhận xét chung

Có hai điều nên nói về nước Tầu, người Tầu.

Một là, kể từ khi Tần Thủy Hoàng “tóm thâu lục quốc” lập nên Đế quốc Trung Hoa đầu tiên, năm 246 trước CN, đến nay là hơn hai ngàn hai trăm năm. Trong suốt thời gian nầy, không phải bao giờ người Hán cũng cai trị người Hán. Ngoại nhân – không thuộc Hán tộc -, cai trị người Hán cũng không ít ỏi gì.

Ví dụ: Nhà Đường, như có nói ở trên, nguồn gốc thuộc giống Hung, triều đại kéo dài từ năm 618 đến 907, là gần 3 trăm năm. Nhà Nguyên, thuộc giống Mông Cổ, cai trị Trung Nguyên từ năm 1271 đến 1368, là gần một trăm năm. Nhà Thanh, thuộc giống Mãn Châu, cai trị từ năm 1644 đến cách mạng Tân Hợi [1911] cũng khoảng 3 trăm năm. Ba triều đại nầy cộng lại là một khoảng thời gian dài 7 trăm năm. Tính ra, đế quốc Trung Hoa dài hơn hai ngàn năm, bị ngoại tộc cai trị 7 trăm năm, mà chính sách cai trị tàn ác, người Hán phải cúi đầu chịu nhục, thì những “anh chàng Nam tử Hán” đâu có vẻ vang gì, đâu có đáng chi để tự hào.

Ấy là chưa kể, mấy bả Tầu làm nghiêng nước đổ thành, cai trị tàn ác, loạn luân, bất kể đạo lý thì người Hán chẳng có gì để khoe khoang cả.

Người Tầu, chẳng qua được cái số đông mà hiếp đáp các dân tộc khác ít dân hơn, chớ khi họở dưới “cơ” [queue] người khác thì nhủn lắm, vâng vâng, dạ dạ, cúi thấp đầu, “xuân thu nhị kỳ” để mua chuộc người quyền thế.

Hai là, nhìn chung, không có dân tộc nào chịu mình là những người hèn yếu. Ngày nay, dù có tàn mạt như thế nào, họ cũng ca ngợi rằng tổ tiên họ ngày xưa văn minh, tiến bộ, thông minh, tài ba hơn các dân tộc cùng thời. Người Ai Cập ngày nay tự hào về những Kim Tự Tháp; người Miên, tự hào về Đế Thiên Đế thích của họ vậy.

Thật ra, một dân tộc có được điều gì để tự tin, tự hào… là do ởchế độ cai trị, giáo dục hơn là do ở truyền thống.

Dân tộc Nam Bắc Triều Tiên bây giờ chẳng hạn. Tổ tiên của họ, Nam hay Bắc cũng đều là môt tổ tiên cả. Họ cũng có những trang sử hào hùng, chống Tầu, chống Nhựt, qua đó không ít công trạng của dòng dõi Lý Long Tường, là tôn thất nhà Lý nước ta, chạy loạn mà qua định cư bên đó.

Vậy mà bây giờ, chế độ cai trị miền Nam, nền giáo dục Nam Triều Tiên đã đào tạo nhiều người tài giỏi, tư cách, đạo đức, chí khí thật đáng nễ trọng. Trong khi đó, nhìn lên phía Bắc, cả một “dân tộc” đều khóc thảm thiết như nhau trước đám tang Kim Chính Nhứt, đều vỗ tay to và đều như nhau khi Kim Ủn Ỉn đọc diễn văn. Người ta tự hỏi, bao giờ thì người dân Bắc Triều Tiên thoát ra khỏi cảnh “khóc cười” đồng loạt như vậy.

Nhìn lại trong nước, người ta thấy gì?

Một chế độ Cộng Sản Hà Nội cai trị như vậy, một nền giáo dục như vậy, liệu con cháu chúng ta ở trong nước, mai đây sẽ trở nên cái giống gì?

Nghĩ không lo buồn sao được!!!

hoànglonghải

[1]-Tại một làng quê nhỏ vùng đồng bằng Bắc bộ [làng Diêm Tỉnh, xã Thụy Dũng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, Việt Nam] cũng có một Vương Chiêu Quân mà đền thờ còn hiển hiện và thần tích còn ghi rõ.

Đánh giá:

Chia sẻ:

  • Nhấn vào chia sẻ trên Facebook [Opens in new window]
  • Bấm để chia sẻ trên Twitter [Opens in new window]
  • Bấm để chia sẻ lên LinkedIn [Opens in new window]
  • Bấm để chia sẻ lên Reddit [Opens in new window]
  • Bấm để chia sẻ trên Tumblr [Opens in new window]
  • Bấm để chia sẻ trên Pocket [Opens in new window]
  • Bấm để chia sẻ trên Pinterest [Opens in new window]
  • Bấm để gửi cho bạn bè [Opens in new window]
  • Nhấn để chia sẻ lên Telegram [Opens in new window]
  • Nhấn để chia sẻ lên WhatsApp [Opens in new window]
  • Nhấn để chia sẻ lên Skype [Opens in new window]

Thích bài này:

Thích Đang tải...

Related

  • hoànglonghải

Quảng cáo/Rao vặt

  • Motel Nhi-Nhu-Yen nằm bên cạnh biển Nha Trang đón chào quý khách. Địa chỉ: Lô Số 7 Phạm Văn Đồng, Nha Trang – Khánh Hoà. Điện thoại: ... [Xem tiếp]

    Khuynh Thành là ai?

    Tính từ Nói người con gái có sắc đẹp làm cho mê mệt.

    Nhật có khuynh thành là gì?

    一顧傾人城, Nhất cố khuynh nhân thành, Ngoảnh lại một lần thì làm nghiêng thành của người ta, 再顧傾人國。

    Nhất Tiếu Khuynh Thành Tài Tiếu Khuynh Quốc là gì?

    Lí Diên Niên 李延年: Nhất tiếu khuynh nhân thành, Tái tiếu khuynh nhân quốc 一笑傾人城, 再笑傾人國 [Hiếu Vũ Lí phu nhân truyện 孝武李夫人傳] Cười lần thứ nhất khiến nghiêng thành của người, Cười lần thứ hai khiến nghiêng nước của người.

    Nghiêng thành đổ nước là gì?

    Nghĩa : Quay lại nhìn một lần thì làm nghiêng thành người, Quay lại nhìn lần nữa thì làm nghiêng nước người. Do đó, người sau thường dùng chữ "nghiêng nước" [khuynh quốc], "nghiêng thành" [khuynh thành] để chỉ sắc đẹp phi thường của người phụ nữ.

Chủ Đề