Khủng hoảng kinh tế 2008 giá vàng

Lưu ý: Bài viết là sự nhìn nhận lại những gì đã xảy ra với vàng cách đây 5 năm sau khi thế giới rơi vào Khủng hoảng tài chính và cách Cục Dự trữ liên bang cứu vớt nền kinh tế ra khỏi vũng bùng suy thoái.

Giá vàng đã tăng trong năm 2009, một năm sau khi cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái diễn ra, đánh dấu mức chênh lệch giữa giá cuối năm và giá đầu năm là +24%.

Tuy nhiên, đã có rất nhiều yếu tố được thiết lập trong năm 2008 để tạo nên đà tăng của vàng trong năm 2009 – và trong vài năm sau đó – khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bước vào những ngày đen tối nhất của nó. Tóm tắt lại những gì đã xảy ra trong quý cuối cùng của năm 2008, Bộ Tài chính Mỹ nắm quyền kiểm soát cho vay thế chấp của hai đại gia ngân hàng đầu tư Fannie Mae và Freddie Mac vào tháng 9/2008 và cho biết họ sẽ bơm 200 tỷ USD cho các doanh nghiệp xử lý lỗ mặc định thế chấp.

Trong tháng 10/2008, tất cả các thị trường – bao gồm cả vàng – đều giảm mạnh bởi thị trường tín dụng đóng băng. Vào thời điểm đó, vàng đã được bán ra như một cách giúp các nhà đầu tư tìm kiếm nguồn tài trợ để chống đỡ thiệt hại tại các thị trường khác. Chính phủ Mỹ bắt đầu hành động cứu trợ tài chính trong tháng 10/2008 – đây cũng chính là dấu hiệu phản ánh độ tồi tệ của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cũng trong tháng 10, Quốc hội Mỹ đã phê duyệt Chương trình cứu trợ tài sản xấu [Troubled Asset Relief Program], một kế hoạch giải cứu nền kinh tế bằng 700 tỷ USD và do Bộ Tài chính Mỹ và Cục Dự trữ Liên bang thực hiện.

Khủng hoảng tài chính 2008 đã tạo nên thị trường giá lên đối với vàng như thế nào?

Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy, vàng giảm xuống mức $681/oz vào ngày 24/10/2008 và sau đó tăng trở lại. Quý kim hồi phục vào cuối năm 2008, đứng tại $884,30/oz, tăng khoảng 5% trong năm, ghi nhận là một trong số rất ít các thị trường tăng trong năm đó.

Tại cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 12/2008 của mình, Cục Dự trữ liên bang đã thực hiện một vài hành động để ổn định thị trường và nền kinh tế. Đầu tiên, các nhà thực thi chính sách bỏ phiếu cho việc giảm mục tiêu Federal Funds xuống phạm vi từ 0% đến 0,25%, và còn áp dụng cho tới hiện nay. [Ngân hàng Dự trữ Liên bang St Louis đã thiết lập chuỗi thời gian cho các sự kiện và hành động chính sách trong cuộc khủng hoảng tài chính từ năm 2007 đến giữa năm 2009].

Thứ hai, Fed chính thức ra mắt chương trình nới lỏng định lượng đầu tiên vào tháng 12, với kế hoạch dùng tới 600 tỷ USD để mua chứng khoán thế chấp và các khoản nợ do chính phủ đảm bảo. Tại cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang tháng 3/2009, Fed tiếp tục mở rộng bảng cân đối ngân sách của mình bằng cách mua thêm 750 tỷ USD chứng khoán thế chấp, nâng tổng số tiền mua chứng khoán thế chấp và nợ lên đến 1,25 nghìn tỷ USD vào thời điểm đó. Họ cũng tăng mua nợ đảm bảo từ 100 tỷ USD lên 200 tỷ USD và mua lên đến 300 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn trong vòng 6 tháng sau đó nhằm mục tiêu cải thiện thị trường tín dụng tư nhân.

Những năm sau đó, Fed sẽ tiếp tục mở rộng chương trình nới lỏng tiền tệ, mặc dù trong tháng 10/2014 này dự kiến sẽ là thời điểm kết thúc hoàn toàn chương trình mua tài sản.

Richard Baker, biên tập viên của Eureka Miner, cho biết chương trình nới lỏng tiền tệ đã giúp tạo ra một mức giá sàn đối với vàng, và thực sự là cho tất cả các tài sản khác nữa.

“Đó là sự bắt đầu của giai đoạn tạo lạm phát lớn!”, ông nói.

Ông đưa ra ví dụ của một mặt hàng khác được hưởng lợi từ nới lỏng tiền tệ.

“Ngay trước khi ngân hàng Lehman Brothers [phá sản vào ngày 15/9], kim loại đồng được giao dịch ở $2,50 [một pound trên sàn Comex], sau đó giảm xuống dưới $2 và đến tháng 12 thì giá rớt xuống chỉ còn gần $1,25. Đó là sự sụt giảm rất lớn. Nhưng nới lỏng tiền tệ đã đưa giá kim loại này tăng lên. Tôi không nghĩ rằng có bất cứ điều gì đặc biệt tốt đã xảy ra ở giai đoạn này, thực sự. Nới lỏng tiền tệ được thực hiện đã làm giá cả hàng hóa tăng cao.”

Trong một nghiên cứu hồi tháng 10/2009, Dundee Precious Metals đã trình bày một số lý do tại sao giá vàng dự kiến sẽ tăng lên trong những năm tới, bao gồm lạm phát tài chính và tiền tệ, nhu cầu đầu tư, chu kỳ tăng giá của vàng và những lo lắng về địa chính trị.

Baker cho biết, nhìn lại 5 năm trước đây, ông cho rằng chương trình nới lỏng tiền tệ đã tạo nên đà tăng giá của vàng nhiều hơn so với vai trò mua để làm tài sản an toàn.
Ví dụ, từ tháng 1 đến tháng 9, giá vàng được giữ trong biên độ khoảng 100 USD một ounce, trong vùng $900/oz – $1000/oz.

“Sự hấp dẫn trong vai trò trú ẩn an toàn quay trở lại và thời điểm đó họ cho rằng vàng chỉ là một giao dịch có tính an toàn. Sự thực là vàng đã đi lên nhưng sau đó nó lại đi xuống. Điều mà không ai thực sự nhớ là sau khi cuộc khủng hoảng tài chính, mọi người đã không xếp hàng để mua vàng. Kim quý được duy trì trong một phạm vi ổn định từ tháng 1 tới tháng 9!”, ông nói.

Vàng cuối cùng đã thoát ra khỏi phạm vi của nó vào ngày 1/10/2009 khi chính thức vượt ngưỡng $1000/oz và không hề đi xuống trong suốt phần còn lại của năm.
Vàng trên sàn Comex định ở mức $1096,20/oz vào ngày 31/12/2009, tăng 24% so với ngày 31/12/2008 tại mức giá $884,30/oz. Trong năm 2009, giá vàng tăng cao lên ngưỡng $1227,50/oz vào đầu tháng 12 trước khi trượt nhẹ vào cuối năm.

Baker đã chỉ ra rằng giá vàng giảm trong ngày mà chỉ số Standard & Poor 500 thiết lập mức đáy theo ngày tại 666 điểm tháng 3/2009.

“Điều đó làm tôi ngạc nhiên, vàng giảm ngày mà S&P rớt xuống mức đáy!” ông nói. “Một số người chỉ ra rằng ngày thứ Hai sau khi S & P đóng cửa ở mức thấp mới là mức thấp nhất, nhưng với tôi ngày khủng khủng hoảng của phố Wall là khi rớt xuống 666 điểm. Tôi nhớ đã cân nhắc con số này trong thời gian thực. Tôi nghĩ đó là đáng sợ hơn so với ngày thứ Hai mà mọi người thường nói!”, ông chia sẻ.

Vì vậy, ông nói, rất khả năng tất cả các chi tiêu chính phủ, bao gồm nới lỏng tiền tệ, cộng với những lo ngại về lạm phát vì mở rộng thanh khoản, đã không có tác dụng tích lũy sau này trong năm 2009.

Doanh số bán vàng-xu và đầu tư vào các quỹ giao dịch cũng tăng mạnh trong năm 2009, đặc biệt là trong thời điểm cuối năm. Trong cả năm 2009, tiền xu American Eagle được bán bởi U.S. Mint  đạt tổng cộng 1,82 triệu đồng tiền, với 1,33 triệu trong đó là đồng tiền vàng một ounce. Nhìn vào biểu đồ doanh số hàng tháng, khối lượng giao dịch cao hơn vào đầu năm, đây là xu hướng khá phổ biến, nhưng khối lượng tăng lên hàng năm. Khi so sánh, trong năm 2008, US Mint có tổng vàng xu American Eagle bán được là 1,17 triệu, với 794.000 là đồng tiền vàng một ounce.

SPDR Gold Trust ETF đã chứng kiến dòng vốn tăng trong năm 2009, với lượng nắm giữ tăng lên đến 1133,62 tấn tính đến ngày 31/12/2009, so với 780,23 tấn vào ngày 31/12/2008, lượng nắm giữ tăng vào giai đoạn cuối năm một lần nữa. Hiện tại, nắm giữ vàng ETF đang trở lại mức giữa năm 2008.

Giá vàng hiện vẫn còn cao hơn ngưỡng thiết lập tháng 12/2009, nhưng đã giảm đáng kể so với mức cao danh nghĩa thiết lập trong năm 2011 [mức đỉnh mọi thời đại]. Vàng đang dịch chuyển trong một xu hướng giảm tương tự như thị trường hàng hóa khác, thậm chí một số mặt hàng như ngô, đậu tương và bạch kim đang lao dốc về mức đáy 5 năm.

“Chúng ta dường như đã đi hết vòng tròn. Đó không chỉ là sự thật về giá đô la, mà còn là mối quan hệ của vàng với đồng, bạc, dầu khi chúng nắm tay nhau cùng xu hướng trong thời điểm bắt đầu năm 2009. Nó gần giống như một sự bình thường hóa lớn được diễn ra!”, Baker nói, khi Fed kết thúc chương trình nới lỏng định lượng.

Ví dụ, ông nói, khi chúng ta nhìn vào giá vàng so với một tập hơn đồng, bạc và dầu thô WTI từ 5 năm trước và đầu tháng này, giá trị không khác nhau nhiều.

Tính đến ngày 2/10/2014, chúng ta phải dành 404,4 pound đồng để mua một ounce vàng, và ngày 31/12/2009 chúng ta sẽ đổi 317,8 pound đồng để có được một ounce vàng. Tỷ lệ vàng/bạc ở mức 71.21 vào ngày 2/10, nhưng đứng ở mức 66,55 vào ngày 31/12,/2009. Tỷ lệ vàng/dầu thô là 13,40 vào ngày 02/10/2014, và đứng ở ngưỡng 14,02 vào cuối năm 2009.

Baker cung cấp đề nghị này là bởi nó có thể xảy ra: “Sự yêu thích đầu tư hàng hóa hiện rất thấp và bây giờ chúng ta đang trở lại nguyên tắc cơ bản cung/cầu làm di chuyển giá hàng hóa, vì vậy bạn có thể mong đợi sự ổn định của thị trường. Với nhu cầu đi xuống, giá sẽ giảm.”

Theo gia vang

Bài viết này xin đưa ra một số phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật mang tính tham khảo về triển vọng giá vàng trong thời gian sắp tới.

1. Các nguyên nhân khiến giá vàng tăng cao trong hai tháng đầu năm 2008:

Cung cầu: cung giảm, cầu tăng

Hiện tại, với tình hình kinh tế và thị trường tài chính thế giới ngày càng xấu đi thì nhu cầu đầu tư vào vàng sẽ ngày càng tăng lên. Như cựu chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ [FED], ông Alan Greenspan, nhận xét là việc chúng ta đang ở trong chu kỳ suy thoái là điều không cần bàn cãi, nhiều khả năng kinh tế toàn cầu sẽ còn diễn biến theo chiều hướng xấu đi hơn nữa trong trung hạn. Và vì vậy, nhu cầu đầu tư vào vàng sẽ không giảm đi. Theo dự đoán, nhu cầu này sẽ vẫn ở mức cao kỷ lục, trên 40 triệu ounce trong năm nay và năm tới.

Cung vàng, ngược lại lại đang sụt giảm. Hiện tại sản lượng nhiều mỏ vàng đang sụt giảm. Các nhà sản xuất vàng lớn như Nam Phi và Mali đang gặp nhiều trục trặc trong khai thác vàng và bạch kim. Sản lượng của các nước Tây Phi cũng giảm 9% trong năm 2007. Mặt khác, trái với giai đoạn những năm 1990 khi các Ngân hàng Trung ương [NHTƯ] đồng ý bán vàng ra để tăng cung vàng nhằm kiềm chế giá vàng tăng, thì hiện tại, các NHTƯ đang mua vàng vào để dự trữ trong tình huống đồng USD đang mất giá. NHTƯ Trung Quốc đã chuyển hóa một phần kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới của mình [hơn 1.400 tỉ đôla] từ đôla và các tài sản bằng đôla sang vàng.

Đồng USD: tiếp tục suy yếu

Những diễn biến trong thời gian gần đây trên thị trường thế giới không hề đưa ra bất kỳ thông tin nào cho thấy đồng USD sẽ hồi phục trong ngắn hạn. Kinh tế Mỹ suy thoái buộc FED phải cắt lãi suất, mà FED cắt lãi suất thì USD tiếp tục giảm giá. Trong vòng chưa đầy năm năm, đồng USD đã mất giá 50% so với đồng EUR! Đồng USD càng giảm thì vàng càng rẻ tương đối so với các kênh đầu tư khác, và là “thiên đường an toàn” trong tình huống các thị trường chứng khoán đi xuống còn lạm phát tăng cao. Vì vậy, đồng USD càng yếu thì giá vàng sẽ càng tăng trong tình hình hiện nay.

Các nhà đầu tư tổ chức vẫn đang đầu cơ vàng

Các tổ chức đầu tư vẫn đang tiến hành đầu cơ giá vàng ở mức rất cao. Điều này đẩy nhu cầu ngắn hạn của vàng lên ngày càng cao trong năm 2007 và đóng vai trò chính trong việc đẩy giá lên những mức cao kỷ lục. Với việc nhu cầu vàng nguyên liệu của Trung Quốc và Ấn Độ vẫn cao, các nhà đầu cơ này tiếp tục mong đợi những mức giá cao hơn rất nhiều, tạo sức ép rất lớn lên giá vàng.

Vàng và dầu “chạy” cùng chiều

Mối tương quan cùng chiều giữa vàng và dầu vẫn đang tiếp diễn giống như trong các năm trước. Theo số liệu quá khứ, tỉ số dầu/vàng thường xoay quanh mức 15:1, nghĩa là 15 thùng dầu bằng giá của một ounce vàng. Hiện tại, tỉ số này chỉ là 10:1 do giá dầu tăng quá nhanh. Nếu theo diễn biến quá khứ, tỉ số này sẽ điều chỉnh trở lại mức 15:1 khi nhà đầu tư nhận ra vàng đang rẻ tương đối so với dầu. Để tỉ số này trở lại mức đó, hoặc là giá dầu phải giảm xuống khoảng trên 50 USD hoặc giá vàng tăng lên 1.400 USD! Bạn sẽ tin vào kịch bản nào? Một trong những kịch bản trung dung mà người viết dự đoán là giá dầu giảm một phần xuống trung bình khoảng 80 USD và giá vàng sẽ nằm ở mức 1.100-1.200 USD trong năm nay.

Kinh tế vẫn bất ổn, lạm phát vẫn tăng cao

Cho đến bây giờ, các nền kinh tế chính của thế giới như Mỹ, châu Âu và Anh đều đang đương đầu với suy giảm kinh tế, lạm phát cao, thậm chí là khủng hoảng tín dụng tại các nước phương Tây. Nhật cũng đang cho thấy kinh tế của họ cũng không "khỏe" lắm và rủi ro giảm tăng trưởng không hề nhỏ. Nhiều người đang so sánh tình hình kinh tế hiện nay với việc suy thoái toàn cầu trong năm 1987.

Người ta nhận định rằng những gì diễn ra hiện tại đối với cuộc khủng hoảng tín dụng cũng không khác gì giai đoạn sụp đổ chứng khoán năm 1987, thậm chí tình hình hiện nay của Mỹ còn tệ hơn giai đoạn đó khi các số liệu bảng lương, việc làm và sản lượng công nghiệp đều giảm sút. Nhiều nhà phân tích cho rằng FED sẽ còn phải cắt giảm thêm 2% lãi suất nữa trong vòng 12 tháng tới để cứu nền kinh tế, còn NHTƯ châu Âu và Anh cũng khó tránh bài toán tương tự.

Yếu tố kỹ thuật ủng hộ

Quan sát trên đồ thị giá vàng theo tuần [xem hình], áp dụng phân tích về đường trung bình di động lẫn sóng Elliott, chúng ta có thể nhận ra giá vàng vào cuối tháng 10-2007 đã bắt đầu một giai đoạn tăng giá trung hạn mạnh khi đường bình quân di động ngắn hạn đã cắt đường bình quân di động dài hạn theo chiều từ dưới lên, mở ra một chu kỳ tăng giá trung hạn, tương ứng với bước sóng 3 theo chiều tăng của phân tích sóng Elliott.

Phóng to
Nguồn: Thebulliondesk.com

Bỏ qua các vấn đề kỹ thuật phức tạp trong phân tích này, chúng ta có thể kết luận rằng việc giá vàng tăng cao trong hai tháng đầu năm 2008 được hỗ trợ mạnh mẽ bởi những yếu tố tâm lý và kỹ thuật của thị trường xuất hiện từ cuối năm 2007.

2. Dự báo

Theo phân tích kỹ thuật mà nói, trong ngắn hạn, giá vàng sẽ bắt đầu một giai đoạn điều chỉnh giảm ngắn theo sóng 4 của phân tích sóng Elliott trước khi tăng trở lại [hiện tại giá vàng đang ở mức 974, hiện tại nhiều nhà đầu cơ quốc tế có thể sẽ bán kiếm lời ở mức này].

Khả năng giá vàng quốc tế quay lại giá dưới 890 USD trong ngắn hạn là không thấp, và chính những mức cản quá khứ xung quanh 890 và 850 sẽ là những mức giá hấp dẫn để nhà đầu cơ trên thế giới mua vào. Đây cũng là những mức giá gợi ý tốt cho nhà đầu tư trong nước thực hiện chiến lược kinh doanh của mình.

Về dài hạn, theo dự đoán tình hình kinh tế thế giới nhanh nhất chỉ có thể hồi phục vào quí 4 năm nay [mà triển vọng này cũng không sáng sủa]. Chính vì vậy khả năng vàng tiếp tục tăng giá trong trung hạn là khá rõ ràng, tương ứng với phân tích kỹ thuật là sau khi điều chỉnh giảm, giá vàng sẽ quay lại phá vỡ đỉnh 950 USD.

Dự báo của một số nhà phân tích ở Anh là giá vàng sẽ lên trên 1.200 USD trong năm 2008 thì có lẽ hơi quá lạc quan, nhưng theo người viết, có nhiều lý do để giá vàng lên đến mức 1.100 USD trong năm nay.

HỒ QUỐC TUẤN [ĐH Kinh Tế TP.HCM]

Video liên quan

Chủ Đề