Khung chương trình đạo tạo ngành Quản trị khách sạn và các môn học tiên quyế ussh

GIỚI THIỆU VỀ FLEC- USSH

  1. Lịch sử thành lập Trung tâm

1998: Thành lập Trung tâm Ngoại ngữ trực thuộc Bộ môn Tiếng nước ngoài [Quyết định số 11566/GDTX ngày 31/12/1997 Bộ Giáo dục và Đào tạo và quyết định số 30/TC ngày 7/1/1998 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ]
2003: Thành lập Trung tâm Ngoại ngữ trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [Quyết định số 1041 QĐ/XHNV-TC của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.]
2006: Trung tâm Ngoại ngữ sáp nhập với Chương trình Du học đổi tên thành Trung tâm Ngoại ngữ và Xúc tiến Trao đổi Giáo dục Quốc tế [Quyết định số 971 QĐ/XHNV-TC 28/04/2006 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.]
2011: Trung tâm Ngoại ngữ và Xúc tiến Trao đổi Giáo dục Quốc tế được đổi tên thành Trung tâm Ngoại ngữ và Hợp tác Đào tạo của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Chức năng hoạt động chính của Trung tâm bao gồm:

  • Đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành cho sinh viên chính qui
  • Đào tạo ngoại ngữ [Tiếng Anh, Trung, Pháp, Nga, Hàn, Đức …] trình độ cơ bản, nâng cao và chuyên ngành 
  • Đào tạo tiếng Anh theo Khung năng lực 6 bậc dành cho người Việt Nam trình độ A1, A2, B1, B2, C1
  • Đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ: Kỹ năng giao tiếp và văn hóa Việt Nam dành cho người nước ngoài; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình…

2. Kinh nghiệm đào tạo

Từ năm 1998, trên cơ sở mục đích học tập và đặc điểm của từng đối tượng học viên, Trung tâm đã xây dựng hàng chục chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ  và kỹ năng mềm đáp ứng được mục đích đào tạo và phù hợp với từng đối tượng người học.

Các chương trình đào tạo ngoại ngữ [tiếng Anh, Pháp, Trung, Nhật, Hàn..] từ cơ bản đến nâng cao và chuyên ngành; tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho người Việt Nam [A1, A2, B1, B2, C1]  và luyện thi tiếng Anh theo chuẩn quốc tế [TOEFL ITP, IELTS, TOEIC…] nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học cho các cơ quan doanh nghiệp. Trung tâm đã tổ chức được hàng 100 khóa đào tạo cho cán bộ, công chức tại Hà Nội và các tỉnh. Các khóa học đều nhận được sự đánh giá cao của đối tác và học viên về chất lượng đào tạo. Hầu hết các đối tác vẫn duy trì đào tạo thường niên trong những năm qua.

 Dưới đây là một số đối tác đã ký hợp đồng đào tạo ngoại ngữ và kỹ năng mềm:

[ Lễ khai giảng lớp tiếng Anh giao tiếp trình độ B1 cho cán bộ công chức Bộ Khoa học và Công nghệ]

  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  •  Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Bộ Công thương
  • Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch
  • Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương, Học viện Báo chí & Tuyên truyền
  • Cục Hải quan Thành phố Hà Nội
  • Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
  • Khách sạn Fortuna, Khách sạn Intercontinental West Lake
  • Trường Nghiệp vụ quản lý khoa học và công nghệ – Bộ Khoa học và công nghệ
  • Trường Đào tạo cán bộ quản lý – Bộ Tài chính
  • Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
  • Trường Đại học Kinh tế
  • Trường Đại học Luật Hà Nội
  • Viện Địa lý, Viện Khoa học Nông nghiệp,Viện Văn hóa Nghệ Thuật Việt Nam
  • Học Viện Chính trị Hồ Chí Minh, Học viện Hậu cần, Học viện Chính trị
  • Công ty DICOM, Công ty vận tải hỗn hợp Việt Nhật số 1, Công ty FPT, Công ty Coralis, Công ty Sam sung, Công ty Canon Việt Nam, Công ty Jonker Hải Phòng…
  • Trung tâm ứng dụng công nghệ và bồi dưỡng nghiệp vụ khí tượng thuỷ văn môi trường

            ….

  • Kinh nghiệm tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ
    • + Tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A, B, C và chuyên ngành

Trung tâm thường xuyên tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ [tiếng Anh, Pháp, Trung, Nhật, Hàn…] trình độ A, B, C và chuyên ngành du lịch. Chứng chỉ do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cấp. 

+ Phối hợp tổ chức thi và cấp chứng chỉ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho người Việt Nam và chứng chỉ quốc tế

Trung tâm đã biên soạn đề thi và tổ chức kiểm tra trình độ tiếng Anh theo chuẩn TOEIC cho gần 1000 cán bộ, nhân viên của công ty FPT, 50 cán bộ công ty Jonker, 60 cán bộ, giảng viên của Trường ĐH Dân lập Hải Phòng, 30 cán bộ của Công ty K’Line tại Hải Phòng.

Trung tâm đã phối hợp với IIE Việt Nam [Viện Giáo dục Quốc tế] tổ chức thi TOEFL ITP cho học viên cao học và NCS của Học viện Chính Trị – Bộ Quốc Phòngvà tổ chức cho  học viên cao học của Trường ĐH KHXH&NV.

Trung tâm đã phối hợp với một số Trường tổ chức 18 kỳ thi tiếng Anh B1, B2, C1 cho hơn 1000 thí sinh là cán bộ, công chức, giáo viên, học viên sau đại học, sinh viên.

[ Tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ chuyên ngành du lịch năm 2017]

3. Đội ngũ giáo viên

Các giáo viên của Trung tâm là các giáo viên đang giảng dạy cho các trường Đại học lớn tại Hà Nội như Trường Đại học Ngoại ngữ [ĐHQG], Trường Đại học Hà Nội,  Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn…. Nhiều giáo viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, có tinh thần trách nhiệm cao. Nhiều giáo viên đã được đi tu nghiệp tại nước ngoài và qua các khoá đào tạo nghiệp vụ sư phạm. Các cộng tác viên là giáo viên nước ngoài đến từ các quốc gia khác nhau như Anh,  Mỹ, Australia, Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật..   đều đã được đào tạo chính quy về phương pháp giảng dạy ngoại ngữ cho người nước ngoài [Chứng chỉ TESOL- Teaching English to Speakers of Other Languages]. Các giáo viên đều có kinh nghiệm dạy ngoại ngữ, kỹ năng cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức.

4. Phương pháp đào tạo

Học viên được tham gia học tập trên lớp, một số chương trình đào tạo có thể được kết hợp với việc học theo chương trình đào tạo trực tuyến có sự hỗ trợ, hướng dẫn của giáo viên.

Học viên được dạy học theo phương pháp trải nghiệm [trao đổi kinh nghiệm, trò chơi, bài tập tình huống, bài tập đóng vai, thảo luận nhóm và giải quyết từng vấn đề cụ thể cùa học viên. Học viên sẽ được giáo viên giao nhiệm vụ và được giáo viên hướng dẫn thông qua các hoạt động, trong đó họ sẽ được đưa ra  ý kiến​​, suy nghĩ,  phân tích, phê bình …để đưa ra kết quả. Các học viên sẽ được cung cấp nhiều cơ hội để phản ánh về phương pháp học tập của mỗi cá nhân  cũng như những kinh nghiệm riêng của họ để chia sẻ với các học viên khác.

Giá trị cốt lõi của FLEC- USSH

Trân trọng quá khứ – Nắm giữ tương lai

Học ngành Quốc tế học để làm gì? + Để tìm hiểu và khám phá những điều mới lạ về các quốc gia và dân tộc trên thế giới. + Để biết được thế giới quanh bạn đang vận động như thế nào và có cách thức ứng xử phù hợp, hiệu quả. Khoa Quốc tế học sẵn sàng đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của bạn với 3 chuyên ngành chính là Quan hệ quốc tế, Châu Âu học và Châu Mĩ học. Tham gia học tập tại Khoa, bạn sẽ được cung cấp các kiến thức cơ bản về Quốc tế học như: Lí luận và Lịch sử Quan hệ quốc tế, Khu vực học, Kinh tế quốc tế, Luật pháp quốc tế, Lịch sử và văn hoá các quốc gia hàng đầu thế giới như Mĩ, Liên minh châu Âu – EU, và nhiều kĩ năng như Nghiệp vụ văn phòng đối ngoại, Báo chí truyền thông, Quản trị kinh doanh… Với kiến thức đa ngành và liên ngành, khi tốt nghiệp, bạn có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm rất đa dạng hoặc tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ Quan hệ quốc tế, thạc sĩ châu Mĩ học do Khoa tổ chức hoặc các cơ sở đào tạo khác trong nước hoặc ngoài nước.

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

- Tên ngành đào tạo: + Tiếng Việt: Quốc tế học + Tiếng Anh: International Studies - Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân - Thời gian đào tạo: 04 năm. - Tên văn bằng tốt nghiệp: + Tiếng Việt: Cử nhân ngành Quốc tế học + Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in International Studies - Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo:  Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

- Mục tiêu chung: Chương trình đào tạo bậc đại học ngành Quốc tế học có mục tiêu chung là đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, có kiến thức và kỹ năng căn bản cũng như chuyên sâu về nghiên cứu quốc tế/ quan hệ quốc tế. - Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu đào tạo cụ thể là trang bị cho sinh viên vừa có kiến thức đại cương về các ngành khoa học Xã hội và Nhân văn, vừa có kiến thức chuyên sâu về ngành Quốc tế học. Với 4 hướng chuyên ngành chính là Quan hệ quốc tế, Châu Âu học, Châu Mĩ học và Nghiên cứu phát triển Quốc tế, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức cơ bản về Quốc tế học như: Lí luận và Lịch sử Quan hệ quốc tế, Khu vực học, Kinh tế quốc tế, Luật pháp quốc tế, Lịch sử và văn hoá các quốc gia hàng đầu thế giới như Mĩ, Liên minh châu Âu – EU, và nhiều kĩ năng như Nghiệp vụ văn phòng đối ngoại, Báo chí truyền thông, Quản trị kinh doanh… Với kiến thức đa ngành và liên ngành, khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm rất đa dạng hoặc tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ Quan hệ quốc tế do Khoa tổ chức hoặc các cơ sở đào tạo khác trong nước hoặc ngoài nước.

3. Thông tin tuyển sinh

- Hình thức tuyển sinh: Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Mô tả chi tiết Chương trình đào tạo: XEM TẠI ĐÂY

Số TTTên học phầnSố tín chỉ    
I Khối kiến thức chung
[không bao gồm học phần 7 và 8]
16  
1 Triết học Mác - Lê nin 3  
2 Kinh tế chính trị Mác - Lê nin 2  
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2  
4 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2  
5 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2  
6 Tiếng Anh B1  
7 Giáo dục thể chất 4  
8 Giáo dục quốc phòng - an ninh 8  
II Khối kiến thức theo lĩnh vực 29  
II.1 Các học phần bắt buộc
[không bao gồm học phần 17]
23  
9 Các phương pháp nghiên cứu khoa học 3  
10 Nhà nước và pháp luật đại cương 2  
11 Lịch sử văn minh thế giới 3  
12 Cơ sở văn hoá Việt Nam 3  
13 Xã hội học đại cương 3  
14 Tâm lí học đại cương 3  
15 Lôgic học đại cương 3  
16 Tin học ứng dụng 3  
17 Kĩ năng bổ trợ 3  
II.2 Các học phần tự chọn 6/18  
18 Kinh tế học đại cương 2  
19 Môi trường và phát triển 2  
20 Thống kê cho khoa học xã hội 2  
21 Thực hành văn bản tiếng Việt 2  
22 Nhập môn năng lực thông tin 2  
23 Viết học thuật 2  
24 Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng 2  
25 Hội nhập quốc tế và phát triển 2  
26 Hệ thống chính trị Việt Nam 2  
III Khối kiến thức theo khối ngành 24  
III.1 Các học phần bắt buộc 15  
27 Khởi nghiệp 3  
28 Lịch sử Quan hệ quốc tế 3  
29 Quan hệ đối ngoại Việt Nam 3  
30 Nhập môn Quan hệ quốc tế 3  
31 Khu vực học đại cương 3  
III.2 Các học phần tự chọn 9/24  
32 Báo chí truyền thông đại cương 3  
33 Lịch sử Việt Nam đại cương 3  
34 Nhân học đại cương 3  
35 Tôn giáo học đại cương 3  
36 Chính trị học đại cương 3  
37 Phát triển cộng đồng 3  
38 Chính sách xã hội 3  
39 Các lý thuyết quản trị 3  
IV Khối kiến thức theo nhóm ngành 19  
IV.1 Các học phần bắt buộc 13  
40 Thể chế chính trị thế giới 3  
41 Kinh tế quốc tế 2  
42 Luật quốc tế 3  
43 Các tổ chức quốc tế 2  
44 Nhập môn kinh tế chính trị quốc tế 3  
IV.2 Các học phần tự chọn [chọn một trong hai định hướng sau]: 6  
  Định hướng kiến thức chuyên sâu của ngành 6/30  
45 Đặc trưng văn hóa Mỹ Latinh 3  
46 Các tổ chức khu vực châu Mỹ 3  
47 Tiếp xúc văn hóa giữa phương Đông và phương Tây 3  
48 Khu vực Bắc Âu và Đông Âu 3  
49 Ngoại giao công chúng 3  
50 Quan hệ Liên minh châu Âu-Việt Nam 3  
51 Các nhóm lợi ích ở Hoa Kì 3  
52 Phát triển bền vững 3  
53 Kỹ năng ứng tuyển bằng tiếng Anh 3  
54 Luật nhân đạo quốc tế 3  
  Định hướng kiến thức liên ngành 6/15  
55 So sánh văn hóa 3  
56 Quản trị kinh doanh 3  
57 Hệ thống pháp luật Việt Nam 3  
58 Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông 3  
59 Thiết kế và quản trị nội dung website 3  
V Khối kiến thức ngành 47  
V.1 Các học phần bắt buộc 26  
60 Tiếng Anh chuyên ngành 1 5  
61 Tiếng Anh chuyên ngành 2 5  
62 Tiếng Anh chuyên ngành 3 5  
63 Tiếng Anh chuyên ngành 4 5  
64 Nghiệp vụ công tác đối ngoại 2  
65 Niên luận 2  
66 Thực tập, thực tế 2  
V2 Hướng chuyên ngành 16  
  [Sinh viên  lựa chọn 1 trong 4 hướng chuyên ngành]    
V.2.1 Hướng chuyên ngành quan hệ quốc tế 16  
67 Quan hệ quốc tế ở châu Á - Thái Bình Dương 3  
68 Kinh doanh quốc tế 3  
69 Đàm phán quốc tế 2  
70 Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế 3  
71 Quan hệ công chúng 2  
72 Các vấn đề toàn cầu 3  
V.2.2 Hướng chuyên ngành Châu Mỹ học 16  
73 Hệ thống chính trị và pháp luật Hoa Kì 3  
74 Quan hệ đối ngoại Hoa Kì 2  
75 Lịch sử - văn hóa Hoa Kì 3  
76 Tổng quan kinh tế các nước Châu Mĩ 3  
77 Canada và các nước Mỹ Latinh 3  
78 Quan hệ Việt Nam-Hoa Kì 2  
V.2.3 Hướng chuyên ngành Châu Âu học 16  
79 Nhập môn châu Âu học 3  
80 Hệ thống chính trị và pháp luật châu Âu 2  
81 Lịch sử và văn hóa châu Âu 2  
82 Hệ thống kinh tế của Liên minh châu Âu 2  
83 Chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu 3  
84 Các cường quốc châu Âu 4  
V.2.4 Hướng chuyên ngành Nghiên cứu phát triển quốc tế 16  
85 Nhập môn Nghiên cứu Phát triển quốc tế 3  
86 Kinh tế phát triển 3  
87 An ninh con người 2  
88 Hỗ trợ quốc tế 3  
89 Quản lý dự án phát triển 3  
90 Thực tập Nghiên cứu phát triển quốc tế 2  
V.3 Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp 5  
91 Khóa luận tốt nghiệp 5  
  Các học phần thay thế khoá luận tốt nghiệp    
92 Pháp luật kinh tế quốc tế 2  
93 Tiếp xúc liên văn hóa 3  

- Nghiên cứu và giảng dạy về các vấn đề quốc tế tại các trường đại học, các viện nghiên cứu; - Làm công tác đối ngoại tại các cơ quan ngoại giao ở trung ương và địa phương, các vụ hợp tác quốc tế thuộc các bộ, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan an ninh, quốc phòng, các cơ quan truyền thông, báo chí; - Làm việc trong các cơ quan đại diện của nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài, các các loại hình doanh nghiệp khác nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh.

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp ngành học, sinh viên có thể tham gia học tập bậc sau đại học đúng chuyên ngành Quan hệ Quốc tế hoặc các ngành gần tại các cơ sở đào tạo trong nước và ngoài nước.

Video liên quan

Chủ Đề